connect-telegram

Tại sao quảng cáo Facebook không cắn tiền? 3 cách kiểm tra và khắc phục

Đổ ngân sách hàng triệu nhưng quảng cáo Facebook không cắn tiền là nỗi lo của rất nhiều người chạy ads. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến kết quả của chiến dịch quảng cáo mà doanh nghiệp đang khởi chạy. Vậy có những cách kiểm tra, xử lý như thế nào với những quảng cáo Facebook không cắn tiền? Bài viết dưới đây của BurgerPrints sẽ giải đáp thắc mắc đó cho bạn.

Quảng cáo Facebook không cắn tiền là gì?

Quảng cáo Facebook không cắn tiền được hiểu đơn giản là quảng cáo không thể phân phối và đạt đến ngân sách như người chạy mong muốn. 

Ví dụ: Ban đầu doanh nghiệp chạy quảng cáo với ngân sách 100,000 đồng/ngày thì quảng cáo chạy rất ổn định và tiêu hết đúng số tiền đề ra. Tuy nhiên, sau khi nâng ngân sách lên 1 triệu/ngày thì quảng cáo không chạy tốt như trước nữa, và cũng chỉ tiêu tốn số tiền khoảng 400,000 đồng. Sự thay đổi về ngân sách không được Facebook đáp ứng, mặc dù người chạy đã trả tiền cho Facebook và không vi phạm điều khoản chính sách nào.

Việc quảng cáo Facebook không phân phối ảnh hưởng trực tiếp đến chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp. Đặc biệt là khi doanh nghiệp muốn đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bán hàng trên Facebook, hoặc số lượng hàng trong kho mới nhập về quá nhiều. Do đó, các nhà chạy quảng cáo cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra phương án khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân và cách khắc phục quảng cáo Facebook không cắn tiền

Quảng cáo Facebook không cắn tiền đã trở thành nỗi lo ngại của nhiều người chạy ads. Để hạn chế sự cố này, bạn hãy lưu lại các nguyên nhân cùng cách khắc phục dưới đây:

1. Quảng cáo bị kiểm duyệt ngẫu nhiên

Nguyên nhân này đã quá phổ biến khi 1 năm, Facebook sẽ kiểm duyệt khoảng 2-3 lần về BM, tài khoản quảng cáo hay Fanpage. Tuy nhiên, thời gian gần đây tình trạng chạy bùng tại Việt Nam diễn ra quá nhiều nên Facebook bắt đầu quét hàng tháng.

Nội dung liên quan:  3 cách khắc phục vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng Messenger đơn giản, nhanh chóng

Đỉnh điểm vào tháng 4/2022, hàng loạt Fanpage, BM bị hạn chế, tài khoản quảng cáo cũng bị Facebook treo cờ, báo khóa liên tục mà không có một lý do nào được đưa ra từ Facebook. Kể cả những tài khoản không chạy bùng, không có dấu hiệu vi phạm chính sách vẫn bị Facebook kiểm duyệt như thường.

Chính vì vậy, bạn cần liên tục theo dõi và cập nhật các thông tin mới về quảng cáo Facebook trên các hội nhóm. Hàng ngày cần kiểm tra các chiến dịch quảng cáo thường xuyên để tránh tình trạng này xảy ra.

Giải pháp: Doanh nghiệp nên chuẩn bị một vài Fanpage kháng và một số tài khoản quảng cáo để phòng ngừa bất chắc và đảm bảo quá trình chạy ads được ổn định.

2. Lệch múi giờ tài khoản quảng cáo

Một nguyên nhân tiếp theo cũng khá phổ biến đó chính là lệch múi giờ tài khoản quảng cáo. Tài khoản của bạn không khớp với múi giờ +07 ở Việt Nam, dẫn đến quảng cáo không cắn được tiền.

Giải pháp: Để đổi lại múi giờ, bạn hãy vào phần “Lập hóa đơn và thanh toán”, chọn “Cài đặt thanh toán”. Sau đó, bạn kéo xuống phần thông tin doanh nghiệp, bấm chỉnh sửa và chọn lại múi giờ. Tuy nhiên, không phải tất cả tài khoản đều có thể chỉnh sửa múi giờ, nếu tài khoản của bạn không đổi được thì cách tốt nhất là sử dụng một tài khoản khác nhé!

3. Target đối tượng quá sâu

Không phải cứ target đối tượng càng chi tiết càng tốt bởi chúng sẽ khiến quy mô đối tượng của bạn bị hẹp đi. Dẫn đến việc quảng cáo Facebook không cắn tiền hoặc chồng chéo đối tượng khiến chi phí quảng cáo đội lên nhiều lần.

Giải pháp: Người chạy quảng cáo nên target vào từ khóa chính của ngành nghề kinh doanh vừa đủ, để quảng cáo dễ phân bổ và cắn tiền nhanh hơn.

4. Đặt giá thầu quảng cáo quá thấp

Khi bắt đầu tạo chiến dịch trên trình quản lý quảng cáo, người chạy sẽ phải đặt giá thầu cho từng nhóm quảng cáo. Việc làm này sẽ giúp Facebook đấu giá tin nhắn của bạn. Do đó, nếu đặt giá thầu quá thấp thì Facebook sẽ không thể đấu giá tin nhắn của bạn ở mức giá bạn mong muốn. Dẫn đến quảng cáo khó phân phối được và chiến dịch sẽ không cắn tiền.

Giải pháp: Khi đặt giá thầu cho quảng cáo, bạn có thể đặt giá thầu ở mức tối thiểu theo gợi ý của Facebook hoặc đặt giá thầu tự động.

5. Tài khoản quảng cáo không đủ uy tín (độ trust không cao)

Với những tài khoản có độ trust không cao do nhiều lần bị gắn cờ hoặc từ chối quảng cáo thì việc không cắn tiền rất dễ xảy ra. Facebook khi nhận quảng cáo từ những tài khoản đó sẽ phải kiểm duyệt lâu hơn, hạn chế quyền nhiều hơn. Việc làm đó cũng có thể dẫn đến quảng cáo chạy với chi phí hoặc giá thầu rất cao so với mặt bằng chung.

Nội dung liên quan:  A-Z cách Livestream bán mỹ phẩm hiệu quả trên Facebook

Giải pháp: Đầu tiên bạn cần tuân thủ, không vi phạm các chính sách của Facebook. Cách thứ hai, bạn có thể sử dụng một tài khoản chưa vi phạm hoặc thuê tài khoản từ những đơn vị chạy quảng cáo uy tín.

6. Quảng cáo ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng

Khi doanh nghiệp tiến hành chạy ads, đồng nghĩa với việc quảng cáo sẽ được hiển thị lên newsfeed của người dùng. Tuy nhiên, không phải quảng cáo nào cũng được người dùng chấp nhận, một số quảng cáo có nội dung gây nhàm chán, không mang lại giá trị sẽ bị người dùng báo xấu.

Nội dung bị báo xấu sẽ không được Facebook phân bổ nhiều nữa, điều này dẫn đến việc quảng cáo Facebook cắn tiền kém hoặc không cắn tiền. Nếu trường hợp này xảy ra thường xuyên, nội dung quảng cáo đó sẽ bị Facebook “ban án tử” và ảnh hưởng rất xấu đến tài khoản quảng cáo.

Giải pháp: Tuân thủ các chính sách quảng cáo của Facebook. Đồng thời xây dựng những nội dung quảng cáo ý nghĩa, bắt trend, thu hút người dùng.

7. Tài khoản có dấu hiệu vi phạm chính sách

Vi phạm thường gặp nhất ở đây phải kể đến vấn đề hình ảnh hoặc nội dung chứa từ ngữ không được Facebook cho phép.

Theo quy định của Facebook, họ sẽ ưu tiên phân phối hình ảnh có tỷ lệ văn bản dưới 20%. Do đó, nếu hình ảnh của bạn vượt ngưỡng trên thì tùy vào mức độ mà quảng cáo sẽ bị hạn chế ít hay nhiều, hoặc có thể quảng cáo không được phân phối nữa.

Một loại vi phạm nữa là mẫu quảng cáo của bạn chứa các từ ngữ trong danh sách bị cấm của Facebook như điều trị, tăng-giảm cân, chữa bệnh… Thêm vào đó, hình ảnh so sánh trước sau, chiếu cận cảnh, hở hang, bán hàng giả… cũng bị cho là vi phạm chính sách.

Giải pháp:

  • Kiểm tra text trên mọi hình ảnh chuẩn bị được đăng tải lên quảng cáo.
  • Tìm hiểu thật kĩ các chính sách của Facebook để tránh mắc phải những sai lầm nghiêm trọng.

8. Ngân sách thấp nhưng quy mô đối tượng quá lớn

Trái ngược lại với target đối tượng sâu thì quy mô đối tượng quá lớn cũng khiến quảng cáo Facebook không cắn tiền. Ví dụ, bạn đặt ngân sách cho nhóm quảng cáo chỉ 100,000 đồng nhưng lại chạy trên tệp đối tượng lên đến vài triệu người. Điều này khiến quảng cáo không thể tiếp cận toàn bộ tệp đối tượng đó, cũng như không đáp ứng được quá trình học máy của Facebook.

Nội dung liên quan:  Hướng dẫn cách ghim nhiều bài viết trên Facebook cực đơn giản

Giải pháp: Bạn cần giảm quy mô đối tượng tại mục “Xác định đối tượng” khi set quảng cáo. Khi đó, Facebook sẽ tự động tính toán và đưa ra cho bạn ước tính tham khảo, bạn hãy dựa vào thông tin này để đặt tệp đối tượng phù hợp.

Làm sao để kiểm tra quảng cáo Facebook có cắn tiền hay không?

Việc quảng cáo Facebook không phân phối sẽ không có thông báo. Do đó, để kiểm tra xem quảng cáo của bạn có cắn tiền hay không, bạn có thể tham khảo 3 cách sau đây:

1. Kiểm tra lại xem quảng cáo đã được phê duyệt chưa

Bước 1: Tại trình quản lý quảng cáo Facebook, nhấn chọn biểu tượng Chiến dịch.

Bước 2: Nhấn chọn “Chiến dịch”, sau đó chọn “Nhóm quảng cáo” hoặc “Mẫu quảng cáo” bạn muốn kiểm tra trạng thái quảng cáo.

Bước 3: Tại cột “Trạng thái”, bạn sẽ thấy được quảng cáo của mình đã được phê duyệt chưa. Những trạng thái thường gặp bao gồm: Bị từ chối, Chưa hoàn tất giai đoạn máy học, Đã lên lịch, Đang xét duyệt, Hoạt động, Máy học…

2. Kiểm tra lại số tiền tối đa được chi tiêu cho một chiến dịch

Bước 1: Truy cập Trình quản lý quảng cáo, nhấn chọn phần “Lập hóa đơn”.

Bước 2: Nhấn vào menu thả xuống phần “Giao dịch”, chọn tiếp “Giới hạn chi tiêu cho tài khoản”.

Bước 3: Tại đây, bạn có thể xem lịch sử giới hạn chi tiêu cho tài khoản quảng cáo, bao gồm: Ngày bắt đầu, ngày kết thúc, Hoạt động.

Khi đã cập nhật giới hạn chi tiêu cho tài khoản, phần tiền giới hạn sẽ được hiển thị tại phần lịch sử chi tiêu. Bạn có thể theo dõi để biết tài khoản của mình có thể chi tiêu với số tiền bao nhiêu.

3. Kiểm tra lại số tiền hiện có trong thẻ thanh toán có đáp ứng được quá trình chạy chiến dịch không

Bước 1: Truy cập Trình quản lý quảng cáo, chọn “Cài đặt”.

Bước 2: Nhấn chọn “Tín dụng của Phương thức thanh toán” để xem tổng số dư của thẻ. Nếu bạn có nhiều khoản tín dụng quảng cáo trên tài khoản, bạn nhấn chọn “Xem thêm” ở trên cùng bên phải của mục “Tín dụng”. Tại đây, bạn sẽ nhìn thấy tổng số dư cũng như ngày hết hạn của thẻ.

Kiểm tra số dư thẻ thanh toán từ Trang Fanpage:

Bước 1: Truy cập Fanpage của bạn, nhấn chọn “Trung tâm quảng cáo”.

Bước 2: Tại mục “Công cụ”, nhấn chọn “Cài đặt thanh toán”.

Bước 3: Trong phần “Phương thức quảng cáo”, bạn sẽ nhìn thấy số dư hiện có trong thẻ thanh toán.

Như vậy, bài viết trên của BurgerPrints đã giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân quảng cáo Facebook không cắn tiền cùng cách khắc phục. Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã lưu lại cho mình nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu, giúp quá trình chạy quảng cáo hiệu quả hơn. Đừng quên truy cập blog BurgerPrints để đón đọc những bài viết tiếp theo về Facebook Ads nhé!

TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ CÙNG BURGERPRINTS!
BẮT ĐẦU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader