Sapo: Bạn đang phân vân giữa dropshipping và thương mại điện tử? Cả hai đều là những mô hình kinh doanh online tiềm năng, nhưng cả dropshipping và thương mại điện tử đều có những ưu và nhược điểm riêng. Bài viết này của BurgerPrints sẽ giúp bạn so sánh dropshipping với thương mại điện tử, từ đó đưa ra quyết định phù hợp với nguồn lực và mục tiêu kinh doanh của mình.
Tổng quan về Dropshipping
Dropshipping là một mô hình kinh doanh bán lẻ trực tuyến cho phép nhà bán lẻ bán các sản phẩm mà không cần phải sở hữu hoặc lưu trữ hàng hóa. Khi có khách hàng đặt mua sản phẩm, bạn sẽ chuyển đơn hàng đó cho nhà cung cấp. Nhà cung cấp sẽ đóng gói và vận chuyển sản phẩm trực tiếp đến tay khách hàng.
Mô hình dropshipping hoạt động như sau:
- Chọn sản phẩm để bán.
- Tìm một nhà cung cấp dropshipping phù hợp nhất.
- Xây dựng một cửa hàng trực tuyến bằng Shopify hoặc các giải pháp thay thế dropshipping khác của Shopify.
- Tạo những chiến dịch để quảng cáo sản phẩm, tiếp cận khách hàng.
- Mua sản phẩm từ nhà cung cấp từng đơn khi có khách đặt hàng, khi khách hàng đặt mua sản phẩm, bạn sẽ đặt hàng từ nhà cung cấp theo từng đơn lẻ.
- Trả tiền cho nhà cung cấp và thu lợi nhuận dropshipping từ chênh lệch giá bán.
Ưu điểm
Hiện nay, dropshipping đang trở thành một xu hướng kinh doanh được nhiều người quan tâm với những ưu điểm nổi bật như:
- Vốn đầu tư thấp, ít rủi ro: Người kinh doanh không cần bỏ quá nhiều vốn để mua hàng hóa, không lo hàng tồn và không có chi phí kho bãi. Đồng thời việc này giúp cắt giảm nhiều chi phí đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh.
- Linh hoạt tối đa: Dễ dàng bán đa dạng sản phẩm mà không bị giới hạn mặt hàng, đồng thời làm việc mọi lúc, mọi nơi chỉ với thiết bị kết nối Internet.
- Đơn giản hóa vận hành: Không phải quản lý kho, vận chuyển hay các công việc hậu cần phức tạp.
- Mở rộng kinh doanh dễ dàng: Bạn có thể dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh mà không cần phải lo lắng về việc quản lý hàng hóa.
- Giao hàng nhanh: Dropshipping bỏ qua những khâu vận chuyển trung gian không cần thiết, từ đó hàng hóa nhanh chóng đến tay khách hàng.
Nhược điểm
Mặc dù dropshipping mang đến nhiều lợi ích hấp dẫn nhưng mô hình kinh doanh này cũng đi kèm với một số hạn chế nhất định như:
- Lợi nhuận thấp hơn: Lợi nhuận của dropshipping đến từ việc chia hoa hồng với nhà cung cấp nên lợi nhuận của bạn có thể thấp hơn so với các mô hình kinh doanh khác.
- Không kiểm soát chất lượng sản phẩm: Do không trực tiếp kiểm tra hàng hóa nên khó đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn ổn định. Điều này có thể dẫn đến khách hàng nhận được sản phẩm không đúng như mô tả.
- Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Nếu nhà cung cấp gặp vấn đề về nguồn hàng, chất lượng sản phẩm, tình hình kinh doanh dẫn đến việc ngừng hợp tác, hoạt động kinh doanh của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Cạnh tranh cao: Hiện nay, thị trường dropshipping rất cạnh tranh, đòi hỏi bạn phải có chiến lược marketing hiệu quả.
Tổng quan về thương mại điện tử
Thương mại điện tử (E-commerce hay TMĐT) là hình thức mua bán hàng hóa, dịch vụ qua các nền tảng trực tuyến như Shopee, Lazada, ASOS, Alibaba, Amazon… Thông qua thương mại điện tử, các doanh nghiệp và cá nhân có thể kinh doanh dễ dàng từ mua bán sản phẩm, dịch vụ, thanh toán và trao đổi thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Cách hoạt động của thương mại điện tử như sau:
- Bạn mua hoặc sản xuất số lượng lớn sản phẩm của mình.
- Lưu trữ sản phẩm tại kho hoặc cửa hàng.
- Đóng gói và vận chuyển sản phẩm khi khách hàng đặt hàng tại cửa hàng trên sàn thương mại điện tử.
- Công ty giao hàng sẽ gửi sản phẩm đến khách hàng.
Ưu điểm
Hiện nay, song song với việc bán hàng truyền thống tại các cửa hàng, nhiều doanh nghiệp phát triển sàn thương mại điện tử với nhiều ưu điểm nổi trội như:
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Giúp khách hàng không cần đi lại, mua sắm trực tuyến ngay tại nhà, đồng thời doanh nghiệp giảm chi phí mặt bằng, nhân sự…
- Tự do lựa chọn sản phẩm và mô hình kinh doanh: Bạn có thể kinh doanh bất kỳ sản phẩm nào phù hợp với thế mạnh cũng như xu thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự sản xuất sản phẩm, hợp tác với nhà bán buôn hoặc áp dụng mô hình dropshipping.
- Xây dựng thương hiệu riêng: Bạn sẽ chủ động thiết kế hình ảnh, nội dung, lên thông điệp riêng cho thương hiệu để tạo sự khác biệt, nổi bật so với đối thủ.
- Tăng lợi nhuận: Khi tự sản xuất hoặc xây dựng thương hiệu riêng, bạn có thể định giá sản phẩm cao hơn, không cần chia hoa hồng, phù hợp với giá trị mà khách hàng nhận được.
Nhược điểm
Cũng như những mô hình kinh doanh khác, thương mại điện tử cũng có 1 số hạn chế mà người bán hàng cần lưu ý như:
- Cạnh tranh cao: Hiện nay, các sàn thương mại điện tử khá phổ biến, tập trung nhiều người bán dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ sản phẩm, giá đến ưu đãi…
- Chi phí phát sinh cao: Các sàn thương mại thường sẽ có những mức phí dịch vụ, phí sàn, phí giao dịch, quảng cáo cùng nhiều mức phí khác làm giảm lợi nhuận của người bán.
- Phụ thuộc vào sàn: Người bán hàng phải tuân theo các chính sách của sàn bao gồm cả những quy định phí sàn tăng, chính sách đổi trả hàng hóa, thời gian đóng gói… Nếu bạn vi phạm chính sách, tài khoản sẽ bị khóa và doanh thu có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Rủi ro về hàng hóa: Người bán dễ gặp phải tình trạng đổi trả hàng hóa, phản hồi tiêu cực từ khách hàng ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng.
So sánh Thương mại điện tử so với Dropshipping
Điểm giống nhau
Cả dropshipping và thương mại điện tử đều hướng tới mục tiêu chung là mang đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến hấp dẫn, thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh số.
Trong thời đại số, cả hai mô hình đều trở thành những kênh bán hàng trực tuyến phổ biến. Cả hai đều tận dụng sức mạnh của internet để tạo ra các cửa hàng trực tuyến, tiếp thị sản phẩm và xây dựng tệp khách hàng trung thành.
Ngoài ra, các nguyên tắc chung về bán hàng trực tuyến như tiếp thị nội dung, quảng cáo, chăm sóc khách hàng… đều có thể áp dụng linh hoạt cho cả dropshipping và thương mại điện tử.
Điểm khác biệt
Đối với những người mới bắt đầu kinh doanh trực tuyến, dropshipping là một lựa chọn hấp dẫn nhờ vào chi phí khởi đầu thấp, rủi ro thấp và quy trình vận hành đơn giản.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn xây dựng một thương hiệu lâu dài và có nguồn vốn ổn định, TMĐT sẽ là phương án tốt hơn. TMĐT giúp bạn kiểm soát tốt hơn về chất lượng sản phẩm, thương hiệu, và dịch vụ khách hàng, từ đó tạo dựng uy tín và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất, hãy cùng BurgerPrints so sánh dropshipping với thương mại điện tử dựa trên các yếu tố như chi phí, lợi nhuận, rủi ro, khả năng kiểm soát… từ đó giúp bạn tìm ra mô hình kinh doanh phù hợp nhất.
Yếu tố | Thương mại điện tử (E-commerce) | Dropshipping |
Vốn ban đầu | Cao hơn do cần mua và lưu trữ hàng. | Thấp hơn vì không cần đầu tư vào hàng hóa. |
Quản lý hàng tồn kho | Phải lưu trữ và quản lý kho hàng. | Không cần lưu kho, giao trực tiếp từ nhà cung cấp. |
Thực hiện đơn hàng | Thủ công, cần nhiều nhân lực hơn. | Tự động hóa, nhà cung cấp xử lý đơn hàng. |
Tốc độ giao hàng | Tối ưu hơn nhờ kho hàng gần khách. | Phụ thuộc vào nhà cung cấp, khó kiểm soát. |
Rủi ro tồn kho | Cao, có thể tồn hàng không bán được. | Không có rủi ro tồn kho. |
Lợi nhuận | Cao hơn nhờ mua sỉ và kiểm soát sản phẩm. | Thấp hơn vì phụ thuộc giá nhà cung cấp. |
Rủi ro kinh doanh | Cao hơn với nhiều chi phí cố định. | Thấp hơn nhờ chi phí cố định ít hơn. |
Dropshipping và Thương mại điện tử: Nên chọn mô hình nào?
Khi so sánh dropshipping với thương mại điện tử, nhiều người thường phân vân nên chọn mô hình nào để kinh doanh? Để trả lời thắc mắc này, trước tiên bạn cần nhìn vào tình hình thực tế và khả năng của mình. Hai mô hình này có những điểm mạnh và hạn chế riêng biệt, và sự lựa chọn phụ thuộc vào các yếu tố như tài chính, thời gian và mục tiêu kinh doanh của bạn.
Bạn hãy đặt những câu hỏi về bản thân trước khi lựa chọn 1 trong 2 mô hình kinh doanh, cụ thể:
- Tôi có sản phẩm riêng để bán và có thể xây dựng thương hiệu phát triển lâu dài không?
- Tôi có đủ tiền để đầu tư, mạo hiểm mà không chắc chắn thành công hay không?
- Tôi có đủ thời gian để quản lý kho, đóng gói và vận hành một doanh nghiệp lớn không?
- Tôi có thể dành hơn một nửa thời gian trong ngày cho doanh nghiệp mới không?
Nếu câu trả lời cho hầu hết hoặc tất cả câu hỏi này là Có, thì Thương mại điện tử sẽ là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu câu trả lời cho hầu hết các câu hỏi này là Không, dropshipping sẽ là giải pháp tối ưu.
Trên đây là những phân tích về 2 mô hình kinh doanh “hot” nhất hiện nay đồng thời là những so sánh dropshipping với thương mại điện tử. Hy vọng những thông tin so sánh dropshipping với thương mại điện tử trong bài viết của sẽ giúp bạn chọn lựa được mô hình kinh doanh phù hợp nhất. Đừng quên theo dõi BurgerPrints để xem thêm các thông tin hữu ích về Dropshipping nhé!