Trong thế giới ngày nay, email marketing không chỉ là công cụ để truyền tải thông điệp mà còn là một chiến lược tối ưu hóa tương tác với khách hàng. Giữa hàng triệu đối thủ cạnh tranh khốc liệt, các nhà bán hàng cần đồng bộ hóa chiến lược của mình với thiết kế email marketing. Vậy làm thế nào để thiết kế email đẹp và chuyển đổi cao? Cùng BurgerPrints tìm hiểu trong bài viết nhé!
Thiết kế email marketing là gì?
Thiết kế email marketing là quá trình tạo ra các thông điệp email hấp dẫn và hiệu quả về mặt hình ảnh để đạt được các mục tiêu tiếp thị (marketing). Điều này đòi hỏi phải lựa chọn phông chữ, màu sắc, hình ảnh và bố cục để tăng mức độ tương tác và tỷ lệ nhấp chuột. Nếu thiết kế email hiệu quả thì sẽ thu hút sự chú ý và truyền tải thông điệp một cách rõ ràng.
Chẳng hạn, khi trang trí một ngôi nhà, thiết kế nội thất sẽ tìm kiếm tỷ lệ kích thước, cách phối màu, phong cách, cách bố trí sắp xếp đồ đạc… Thiết kế một email chính xác là một quá trình như vậy.
Tại sao nên thiết kế email?
Thiết kế email đóng vai trò then chốt trong việc thu hút sự chú ý của người đọc và nâng cao hiệu quả chiến dịch Email Marketing. Dù nội dung email có chất lượng cao đến đâu, nếu không được trình bày một cách bắt mắt và chuyên nghiệp, khả năng cao người đọc sẽ bỏ qua email của bạn.
Một thiết kế email hấp dẫn với bố cục rõ ràng, định dạng dễ theo dõi và sử dụng màu sắc phù hợp sẽ giúp:
- Truyền đạt thông điệp một cách rõ nét và lôi cuốn: Khi bạn thiết kế email cẩn thận, mọi thông điệp bạn muốn gửi đi sẽ trở nên sống động và thú vị hơn. Một tiêu đề đầy sức hút, nội dung sắp xếp gọn gàng, cùng với việc sử dụng hình ảnh và màu sắc hài hòa, giúp thu hút sự chú ý của người đọc ngay từ cái nhìn đầu tiên.
- Tạo trải nghiệm người dùng tốt: Một email không chỉ cần đẹp về mặt hình thức mà còn phải dễ dàng tương tác. Khi email của bạn thân thiện với người dùng, tương thích với điện thoại di động và các thiết bị khác, bạn đang tạo điều kiện cho người đọc dễ dàng khám phá nội dung, từ đó nâng cao trải nghiệm của họ.
- Tăng cường tỷ lệ mở và tương tác: Một email được thiết kế đẹp mắt sẽ khiến tỷ lệ mở email và mức độ tương tác tăng lên đáng kể. Một tiêu đề thú vị cùng với các yếu tố khiến người đọc muốn khám phá thêm và một lời kêu gọi hành động mạnh mẽ sẽ khích lệ họ không chỉ mở email mà còn tham gia vào nội dung bạn cung cấp.
Ngoài ra, thiết kế email hiệu quả cũng giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và tăng hiệu quả chiến dịch Marketing.
Do vậy, đầu tư vào thiết kế email là một bước quan trọng để nâng cao hiệu quả chiến dịch marketing của bạn.
Các thành phần của thiết kế email
Thiết kế email cơ bản thường tập trung vào bốn thành phần chính để tạo nên sự hấp dẫn và tính chuyên nghiệp cho email:
1. Căn chỉnh (Alignment): Đây là yếu tố quan trọng giúp cân đối nội dung email, bao gồm lựa chọn căn trái, căn giữa hoặc căn phải. Việc sử dụng căn chỉnh phù hợp tạo ra sự hài hòa và dễ đọc cho người nhận.
2. Độ rộng viền (Border Width): Độ rộng của viền xung quanh nội dung cũng góp phần vào việc tạo ra vẻ đẹp cho email. Điều chỉnh độ rộng viền phù hợp cho cả bốn cạnh: trái, phải, trên và dưới, giúp làm nổi bật nội dung và tạo ra ranh giới rõ ràng.
3. Bán kính viền (Border Radius): Thêm bán kính viền giúp điều chỉnh độ tròn của các góc, mang lại vẻ mềm mại và thân thiện cho thiết kế. Việc tăng giá trị bán kính sẽ làm cho các góc càng tròn và mềm mại hơn.
4. Khoảng cách giữa khung viền và nội dung (Padding): Khoảng cách này tạo nên không gian giữa viền bao và nội dung bên trong, giúp nội dung không bị chật chội và dễ đọc hơn. Padding được tính bằng pixel (px) và có thể điều chỉnh để phù hợp với thiết kế tổng thể.
5 yếu tố quan trọng khi thiết kế email marketing
Trong thiết kế Email Marketing, 5 yếu tố hàng đầu để gây ấn tượng và thu hút người đọc đó là bố cục email, phông chữ, hình ảnh, nút kêu gọi hành động và màu sắc. Cùng tìm hiểu chi tiết nhé!
1. Bố cục email
Bố cục email không chỉ là giao diện tổng thể mà còn là cách trình bày nội dung của email. Với sự gia tăng việc sử dụng thiết bị di động, bố cục email cần phải thân thiện với cả điện thoại di động và máy tính để đảm bảo nội dung được hiển thị một cách tối ưu nhất trên mọi nền tảng.
Các kiểu bố cục phổ biến bao gồm:
1.1 Tam giác ngược (inverted pyramid)
Tam giác ngược (inverted pyramid) là bố cục email với 3 phần chính, trong đó tập trung sự chú ý vào thông tin quan trọng nhất ở đầu email. Ví dụ như logo, tiêu đề, mô tả sản phẩm hoặc sự kiện.
Kiểu bố cục này thích hợp cho email giới thiệu sản phẩm mới, thông báo sự kiện, hoặc kêu gọi hành động.
1.2 Biểu đồ Gunterberg (Gutenberg diagram)
Biểu đồ Gunterberg chia bố cục thành 4 khu vực chính dựa trên sự chú ý ít hay nhiều của tầm mắt người đọc. 4 khu vực này bao gồm trên cùng bên trái, trên cùng bên phải, dưới cùng bên trái và dưới cùng bên phải.
Kiểu bố cục này thích hợp cho email chứa nhiều nội dung và hình ảnh. Ví dụ: khu vực đầu tiên cho logo và tiêu đề, khu vực thứ hai cho nội dung chính, khu vực thứ ba cho hình ảnh minh họa, khu vực cuối cùng cho thông tin liên hệ.
1.3 Chữ Z (Z-pattern email)
Bố cục chữ Z dẫn dắt nội dung theo hình chữ Z từ trái sang phải và xuống dưới. Kiểu bố cục này thích hợp cho email dài với nhiều thông tin, những trang nhiều hình ảnh và nội dung để họ đọc nhanh mà không bỏ sót thông tin.
Ví dụ, bạn có thể thiết kế một email marketing bắt đầu với tiêu đề hấp dẫn, sau đó di chuyển sang nội dung chính và kết thúc bằng nút kêu gọi hành động.
1.4 Chữ F (F-pattern email)
Bố cục Chữ F là cách bố cục hướng người xem lướt qua ở phía trên từ trái sang phải, xuống dòng và lặp lại quá trình (như hình chữ F). Bố cục chữ F thường được sử dụng khi muốn hướng sự chú ý của người nhận vào phần đầu và bên trái của email. Kiểu bố cục này thích hợp cho email ngắn gọn với thông tin quan trọng ở đầu email. Ví dụ: logo, tiêu đề, nội dung chính được đặt ở đầu email, thông tin liên hệ được đặt bên trái.
Chọn lựa kiểu bố cục cho email marketing cần căn cứ vào mục đích cụ thể, nội dung bạn muốn truyền đạt, và đối tượng mục tiêu của email. Bạn nên thử nghiệm với nhiều kiểu bố cục khác nhau để xác định phương pháp tối ưu nhất cho mục tiêu của mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo và sử dụng linh hoạt các bố cục khác như bố cục cột đơn, bố cục nhiều cột, bố cục kết hợp hình ảnh và nội dung, v.v.
2. Phông chữ
Phông chữ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp và tạo ấn tượng cho email marketing. Lựa chọn phông chữ phù hợp sẽ giúp email của bạn dễ đọc, thu hút và thể hiện được tính cách thương hiệu.
Thông thường, phông chữ có thể được phân loại thành phông chữ web và phông chữ an toàn trên web. Cụ thể:
- Phông chữ web là những phông chữ được cài đặt sẵn trên hệ điều hành của người nhận, ví dụ như Arial, Helvetica, Times New Roman.
- Phông chữ an toàn cho web là những phông chữ được tải xuống từ máy chủ web của bạn và có thể không được cài đặt trên hệ điều hành của người nhận. Một số ví dụ về phông chữ an toàn trên web là Baskerville, Courier New, Georgia.
Việc lựa chọn phông chữ phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính cách thương hiệu và tính dễ đọc. Nếu tính cách thương hiệu của bạn là truyền thống và hơi hướng cổ điển thì nên chọn các font chữ như Times New Roman hoặc Helvetica. Nếu thương hiệu của bạn mang phong cách trẻ trung, bạn có thể chọn phông chữ Open Sans.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc tới độ dễ đọc. Độ dễ đọc của một email được quyết định bởi phông chữ rõ ràng và dễ nhìn và kích thước và độ đậm phù hợp. Để người đọc có thể dễ dàng hiểu được thông điệp mà không mất nhiều công sức, bạn nên tránh các phông chữ quá mảnh, quá dày hoặc quá cầu kỳ. Kích thước phông chữ lý tưởng được khuyến nghị là ít nhất 14px cho người dùng máy tính để bàn và 16px cho những người sử dụng thiết bị di động.
Lưu ý, khi sử dụng phông chữ, bạn chỉ nên dùng tối đa 2-3 phông chữ cho một email để đảm bảo tính nhất quán. Đồng thời đảm bảo sự tương phản tốt giữa phông chữ và màu nền để người nhận dễ dàng đọc nội dung. Bằng cách tập trung vào tối ưu hóa phông chữ của email, bạn không chỉ nâng cao trải nghiệm của người đọc mà còn tăng khả năng thông điệp của bạn được tiếp nhận một cách hiệu quả.
3. Hình ảnh
Trong lĩnh vực email marketing, việc sử dụng hình ảnh và nội dung trực quan khéo léo có thể tạo ra sự khác biệt lớn, làm cho email của bạn không chỉ thu hút hơn mà còn truyền tải giá trị thương hiệu một cách hiệu quả.
3.1 Định dạng hình ảnh
Để đảm bảo hình ảnh trong email hiển thị đúng cách trên mọi thiết bị và nền tảng email, bạn nên sử dụng các định dạng hình ảnh phổ biến như JPEG, PNG (ảnh tĩnh) hoặc GIF, APNG (ảnh động).
- JPEG: Định dạng hình ảnh này phù hợp với các hình ảnh có màu sắc phức tạp, gradient và chuyển động. Hơn nữa, định dạng JPEG cũng giúp giảm kích thước tệp và tối ưu hóa chất lượng hình ảnh.
- PNG: Định dạng hình ảnh này phù hợp cho các hình ảnh đơn giản, logo và hình ảnh với nền trong suốt. PNG cung cấp một chất lượng hình ảnh tốt hơn so với JPEG, tuy nhiên, kích thước tệp có thể lớn hơn.
- GIF: Định dạng hình ảnh này thường được sử dụng cho các hình ảnh động như logo hoặc banner quảng cáo. Bên cạnh đó, GIF hỗ trợ các tính năng động và các vùng không có màu sắc trong hình ảnh.
3.2 Dung lượng hình ảnh
Hình ảnh trong email nên được giữ ở mức dung lượng thấp nhất có thể. Bạn có thể sử dụng các phần mềm thiết kế như Adobe Photoshop hoặc các công cụ trực tuyến miễn phí như TinyPNG và TinyJPG để giảm kích thước hình ảnh.
Hãy chắc chắn rằng hình ảnh bạn chọn mang lại giá trị cho nội dung và có quyền sử dụng hợp pháp. Một quy tắc chung là hình ảnh không nên chiếm quá 20% đến 50% nội dung email để tránh bị phân loại là spam bởi Gmail.
3.3 Biểu tượng và emoji
Cùng với hình ảnh, bạn có thể thêm các biểu tượng để làm nội dung email trở nên hấp dẫn hơn. Việc sử dụng emoji không chỉ giúp email của bạn nổi bật trong hộp thư đến, thu hút sự chú ý và kích thích sự tò mò của người nhận, mà còn có thể tăng tỷ lệ mở email lên đến 56%.
Ngoài ra, bạn có thể bắt gặp các biểu tượng sau trong email marketing:
Loại Biểu Tượng | Ví dụ |
---|---|
Biểu tượng cảm xúc | 😊 Mặt cười, 😂 Cười lớn, 😉 Nháy mắt, 😘 Gửi nụ hôn, 😍 Mắt tim, 😞 Mặt buồn, 😠 Mặt tức giận |
Biểu tượng hành động | ➡️ Mũi tên sang phải, ⬇️ Mũi tên xuống, ⬆️ Mũi tên lên, ↗️ Mũi tên chéo lên trên, ↘️ Mũi tên chéo xuống dưới, ✉️ Biểu tượng email, ☎️ Biểu tượng điện thoại |
Biểu tượng đồ vật | 🎁 Hộp quà, 🎈 Bong bóng bay, 🌸 Hoa giấy, 🎄 Cây thông Noel, 🏖️ Bãi biển |
Lưu ý, khi thiết kế email marketing, bạn nên biểu tượng và emoji phù hợp với ngữ cảnh và nội dung. Tránh lạm dụng hoặc sử dụng các biểu tượng và emoji quá đà. Đồng thời đảm bảo các biểu tượng và emoji này hiển thị tốt trên mọi thiết bị.
4. Nút kêu gọi hành động (CTA)
Nút kêu gọi hành động (CTA) đóng vai trò quan trọng trong email marketing, là yếu tố thúc đẩy người đọc thực hiện hành động mong muốn như mua hàng, đăng ký nhận tin, hay tìm hiểu thêm về sản phẩm dịch vụ. Việc thiết kế nút CTA thu hút và hiệu quả sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và thành công của chiến dịch email marketing.
Vậy làm thế nào để nút CTA thu hút người đọc? Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý:
4.1 Vị trí đặt nút kêu gọi hành động
Thực tế không có quy định về vị trí đặt nút CTA. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của nút này, bạn nên đặt nút CTA ở vị trí dễ nhìn thấy. Các vị trí lý tưởng bao gồm đầu email, sau phần nội dung chính hoặc ngay trước kết luận, giúp nút CTA dễ dàng thu hút sự chú ý mà không cần người đọc phải tìm kiếm.
4.2 Thiết kế
Một nút CTA được thiết kế đơn giản nhưng nổi bật sẽ thu hút sự chú ý của người đọc và khuyến khích họ thực hiện hành động. Về hình dạng, bạn nên sử dụng hình chữ nhật hoặc hình tròn với góc bo. Các hình dạng này đơn giản, dễ nhìn và tạo cảm giác thân thiện.
Bên cạnh đó là sử dụng các màu sắc tương phản mạnh với màu nền email cho nút CTA để thu hút thêm sự chú ý của người đọc. Nút CTA cũng cần có kích thước vừa phải, dễ nhìn trên cả thiết bị di động. Font chữ của nút CTA nên tối thiểu là 16px để đảm bảo người đọc có thể dễ dàng đọc và hiểu nội dung.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc hiệu ứng hover để làm nổi bật thêm cho nút CTA khi người nhận di chuột qua.
4.3 Sử dụng từ khóa ngắn gọn trong CTA
Để thiết kế CTA hiệu quả, bạn cần sử dụng từ khóa ngắn gọn, súc tích (khoảng 3-7 từ). Những từ ngữ này cần mang tính chất quan trọng, có tính tức thời và tạo cảm giác cấp bách, thu hút người đọc. Ví dụ như “Mua ngay”, “Đăng ký nhận bản tin miễn phí”, “Tải xuống ebook miễn phí”…
4.4 Không lạm dụng quá nhiều CTA
Ngoài việc sử dụng từ khóa ngắn gọn, bạn cũng cần hạn chế số lượng CTA trong email marketing. Lạm dụng quá nhiều CTA trong một email có thể khiến người đọc phân tâm và không thực hiện bất kỳ hành động nào.
Lời khuyên dành cho bạn khi thiết kế email marketing ở đây là hãy tập trung vào hành động quan trọng nhất mà bạn muốn người đọc thực hiện. 1-2 nút CTA trong một email là vừa đủ để giúp người đọc dễ dàng xác định hành động mà bạn muốn họ thực hiện.
5. Màu sắc
Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng và làm tăng tỷ lệ chuyển đổi trong email marketing. Màu sắc có thể gợi lên phản ứng cảm xúc và gửi tín hiệu đến não bộ. Ví dụ, màu vàng có thể làm dịu tâm trí trong khi màu đỏ có thể cảnh báo người đọc.
Dưới đây là một số mẹo sử dụng màu sắc hiệu quả trong email marketing:
Hiểu về tâm lý học màu sắc:
Màu sắc không chỉ là một phần quan trọng trong thiết kế mà còn có tác động mạnh mẽ đến tâm lý và hành vi của người nhận khi thực hiện các chiến dịch email marketing. Hiểu biết về tâm lý học màu sắc cho phép các nhà tiếp thị sử dụng màu sắc một cách có chiến lược để tạo ra những ấn tượng và cảm xúc nhất định.
Ví dụ, màu đỏ thường gắn liền với cảm giác cấp bách, khuyến khích hành động ngay lập tức, trong khi màu xanh lam tạo nên cảm giác tin cậy và ổn định, và màu xanh lá mang lại cảm giác thư giãn và tươi mới.
Sử dụng màu sắc phù hợp với thương hiệu:
Xác định màu sắc phù hợp cho chiến dịch email marketing đòi hỏi một sự cân nhắc kỹ lưỡng, phản ánh đặc điểm và bản sắc thương hiệu. Mỗi thương hiệu có cách tiếp cận riêng biệt trong việc sử dụng màu sắc, từ những gam màu nhẹ nhàng, đơn sắc đến các tông màu đậm và rực rỡ, tùy thuộc vào loại chiến dịch và thông điệp muốn truyền đạt.
Sử dụng màu sắc một cách nhất quán:
Để tối đa hóa hiệu quả của chiến dịch, việc sử dụng màu sắc cần phải nhất quán trong suốt email. Việc chọn một màu chủ đạo và sử dụng các màu bổ sung hoặc tương phản để tạo điểm nhấn sẽ giúp thông điệp của bạn trở nên nổi bật và dễ dàng tiếp nhận hơn.
Sự nhất quán trong việc sử dụng màu sắc được thể hiện qua việc chọn một màu chủ đạo phản ánh thương hiệu và thông điệp. Đồng thời áp dụng nó với các yếu tố chính như tiêu đề và nút CTA. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp các màu tương phản để tạo điểm nhấn cho thông tin quan trọng.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc chọn màu sắc email theo dịp lễ. Ví dụ, Ví dụ, khi thiết kế email marketing nhân dịp Giáng sinh, bạn có thể sử dụng gam màu đỏ và xanh lá cây. Hoặc Email Black Friday thì lấy màu đen làm chủ đạo.
3 mẹo thiết kế email marketing tối ưu chuyển đổi
1. Thiết kế email responsive
Email responsive là email có thể tự động điều chỉnh bố cục và hiển thị đẹp mắt trên mọi thiết bị, từ máy tính để bàn, laptop đến điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Với hơn một nửa số người dùng mở email trên thiết bị di động, việc không tối ưu hóa email cho di động có thể khiến bạn mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Email responsive không chỉ giúp tăng tỷ lệ mở email, tỷ lệ click chuột và tỷ lệ chuyển đổi mà còn nâng cao trải nghiệm người dùng và tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho thương hiệu.
Một số lưu ý khi thiết kế email responsive:
- Lựa chọn hình ảnh: Ảnh co theo chiều dài và chiều rộng của các thiết bị di động, ảnh chất lượng (không bị bể) và không vượt qua lề của table trong HTML.
- Thiết kế chữ: Chữ không tràn lên ảnh, chữ rõ nét và phông đều.
- Kích thước email: Tự động thay đổi co giãn kích thước trên các thiết bị di động và màu nền chuẩn.
2. Độ tương phản màu sắc
Độ tương phản màu sắc là sự khác biệt về độ sáng giữa các màu sắc. Một email marketing có độ tương phản màu sắc không chỉ nâng cao giá trị thẩm mỹ mà còn cải thiện hiệu suất của chiến dịch email marketing thông qua việc tăng cường sự tương tác và hành động từ người đọc.
Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản về độ tương phản màu sắc trong email marketing:
- Sử dụng tỷ lệ tương phản tối thiểu 4,5:1 cho văn bản: Theo Web Content Accessibility Guidelines (WCAG), tỷ lệ tương phản tối thiểu cho văn bản là 4,5:1. Điều này đảm bảo người đọc có thể dễ dàng nhìn thấy và đọc nội dung email.
- Sử dụng màu sắc tương phản cho các yếu tố quan trọng: Nên sử dụng màu sắc tương phản cho các yếu tố quan trọng như tiêu đề, CTA, và các thông tin quan trọng khác để thu hút sự chú ý của người đọc.
- Tránh sử dụng quá nhiều màu sắc: Việc sử dụng quá nhiều màu sắc có thể khiến email trở nên rối mắt và khó đọc. Nên sử dụng tối đa 3 màu sắc chính cho email.
Bạn cũng có thể tham khảo các công cụ như WebAIM Contrast Checker, Contrast Ratio Calculator và Adobe Color CC để kiểm tra độ tương phản màu sắc của email.
3. Tính dễ đọc
Độ dễ đọc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của email marketing. Một email dễ đọc sẽ thu hút sự chú ý của người nhận, giúp họ dễ dàng tiếp thu thông tin và thực hiện hành động mong muốn.
Dưới đây là một số yếu tố bạn cần lưu ý khi thiết kế email marketing để email dễ đọc hơn:
- Căn lề trái để tạo trải nghiệm đọc thuận tiện, phù hợp với xu hướng đọc từ trái sang phải.
- Độ dài email nên nằm trong khoảng 1500px – 2000px, đủ cho việc trình bày nội dung và thuận tiện khi cuộn.
- Ngắt đoạn và trình bày thành các đoạn văn ngắn giúp người đọc dễ theo dõi và không cảm thấy nhàm chán.
- Đặt khoảng cách giữa các dòng ở mức 1,5 – 2 lần kích thước của văn bản.
- Sử dụng cỡ chữ tối thiểu 14-16px cho nội dung và 20-24px cho tiêu đề để tối ưu hóa độ rõ ràng.
Một số công cụ hỗ trợ thiết kế email miễn phí
Nếu bạn chưa biết phải làm thế nào để tạo ra các nội dung email chuyên nghiệp và ấn tượng thì có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ thiết kế email. Dưới đây là 5 công cụ giúp bạn tạo email marketing với nội dung hay, giao diện đẹp và hoạt động hiệu quả.
1. Canva
Canva được biết đến là công cụ thiết kế đồ họa trực tuyến dễ sử dụng trên điện thoại và máy tính với nguồn tài nguyên phong phú. Bạn có thể thiết kế mọi thứ bạn cần với Canva từ bản thuyết trình, CV, thư mời, biểu đồ, bài đăng trên mạng xã hội… và không thể thiếu thiết kế email. Tất cả những gì bạn phải làm là chọn một trong các mẫu có sẵn hoặc tạo mẫu theo ý muốn.
Nhìn chung, Canva chỉ là công cụ dùng để thiết kế email marketing chứ không có các tính năng gửi thư như nền tảng khác. Tuy nhiên, kho tàng thiết kế của Canva là vô hạn để bạn sáng tạo. Bạn chỉ cần tìm từ khóa về phong cách email mà bạn muốn trong mục “Style” là sẽ có hàng chục, hàng trăm mẫu email marketing đẹp. Chẳng hạn, bạn tìm từ khóa “business” hoặc “basic” sẽ thấy những mẫu email đơn giản theo kiểu kinh doanh.
Phiên bản miễn phí sẽ giới hạn một số mẫu nên để trải nghiệm Canva thoải mái nhất bạn có thể nâng cấp gói Pro với giá US$119,40 khi thanh toán hàng năm hoặc US$12,95 khi thanh toán hàng tháng.
2. MailChimp
MailChimp là trang web thiết kế email marketing miễn phí, sở hữu những tính năng nổi trội như khả năng gửi lên tới 12.000 email, kho giao diện email sinh động và phong phú cùng chức năng kéo thả linh hoạt cho người dùng. Người dùng có thể tạo nên một email như mong muốn chỉ trong vài giây.
Tuy nhiên, trong giao diện MailChimp miễn phí sẽ giới hạn một số tính năng như phản hồi email tự động… Bạn có thể mua bản full để trải nghiệm toàn bộ tính năng trên MailChimp với chi phí chỉ từ 10$/tháng. Cách đăng ký cũng khá đơn giản, bạn có thể dùng email hoặc kết nối tài khoản Facebook để đăng nhập và trải nghiệm.
3. Madmimi
Madmimi cho phép người dùng lưu trữ tối đa 2.500 contact liên lạc (đối với tài khoản miễn phí) và có thể gửi đến hơn 12.000 email marketing trong một tháng. Nền tảng này cung cấp những mẫu email hấp dẫn, dễ tiếp cận và thân thiện với khách hàng.
Với giao diện dễ sử dụng, Madmimi là công cụ thiết kế email marketing cho phép bạn tham khảo và chỉnh sửa hơn 1.000 mẫu email có sẵn trong nhiều lĩnh vực. Bạn có thể sử dụng Madmimi phiên bản miễn phí với nhiều tính năng như lưu trữ email, xem tỷ lệ mở mail…
4. VerticalResponse
VerticalResponse cũng là một trong những công cụ thiết kế email marketing hiệu quả cho phép bạn gửi 4.000 email mỗi tháng và lưu trữ trong hệ thống 1.000 địa chỉ liên lạc. So với MailChimp, số lượng email được gửi của VerticalResponse hạn chế hơn, do đó, nó phù hợp với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các công ty mới khởi nghiệp.
5. Aweber
Aweber là phần mềm quản lý email phù hợp với các doanh nghiệp, cửa hàng nhỏ ít nhân sự và không thể dành nhiều thời gian vào chiến dịch email marketing. Bạn sẽ có 30 ngày miễn phí để trải nghiệm nhiều tiện ích như giao diện thiết kế rõ ràng với tính thẩm mỹ cao. Hơn thế, phần mềm cung cấp hơn 700 giao diện mẫu của email cho bạn thoải mái lựa chọn.
Lời kết
Thiết kế email marketing hiệu quả là một trong những phương thức giúp doanh nghiệp có thêm khách hàng tiềm năng, nhận thức về thương hiệu cũng như xây dựng mối quan hệ và giữ chân khách hàng. Mong rằng bài viết của BurgerPrints đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong hành trình kinh doanh của mình.
Và nếu bạn là seller kinh doanh sản phẩm Print on Demand và đang tìm kiếm một đơn vị fulfillment uy tín thì BurgerPrints là giải pháp tuyệt vời. BurgerPrints cung cấp dịch vụ fulfillment trọn gói, giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và tối ưu hóa lợi nhuận.
Chúng tôi cung cấp hơn 400 sản phẩm POD thuộc nhiều ngành hàng khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Hệ thống xưởng và kho hàng đặt tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, Trung Quốc, Việt Nam đảm bảo thời gian sản xuất nhanh chóng và vận chuyển ổn định. BurgerPrints cam kết chất lượng sản phẩm cao cấp, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Để nhận tư vấn và hỗ trợ sớm nhất, hãy liên hệ với BurgerPrints ngay hôm nay!