Trong thời đại số, việc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để tiếp cận và tương tác với khách hàng trở nên ngày càng phổ biến. Trong số đó, Messenger – ứng dụng nhắn tin của Facebook – đang trở thành một kênh quảng cáo hấp dẫn và hiệu quả cho các doanh nghiệp. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về chiến dịch quảng cáo trên Messenger, bao gồm các loại hình quảng cáo, quy trình thiết lập và một số lưu ý quan trọng cần biết.
Quảng cáo trên Messenger là gì?
Quảng cáo trên Messenger là một loại quảng cáo trực tuyến được hiển thị trên nền tảng Messenger của Facebook. Chúng cho phép bạn tạo các quảng cáo nhắm mục tiêu đến những người dùng Messenger, thu hút họ vào cuộc trò chuyện và dẫn dắt họ đến hành động mong muốn, chẳng hạn như mua hàng, đăng ký dịch vụ, đặt lịch hẹn hoặc nhận thông tin bổ sung.
Facebook Messenger là một ứng dụng nhắn tin được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, có hơn 1,3 tỷ người dùng hàng tháng và 10 tỷ tin nhắn được gửi hàng ngày. Với số liệu ấn tượng như vậy, quảng cáo trên Messenger trở thành một kênh quảng cáo vô cùng hấp dẫn cho các doanh nghiệp muốn tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình.
Đặc điểm của quảng cáo trên Messenger
Tính tương tác cao
Quảng cáo trên Messenger tạo cơ hội tương tác trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua các tin nhắn. Khách hàng có thể trò chuyện, đặt câu hỏi và nhận được phản hồi ngay lập tức từ doanh nghiệp.
Theo một khảo sát quốc tế, hơn 69% người dân Mỹ cho biết việc gửi tin nhắn đến các doanh nghiệp và người bán hàng giúp họ cảm thấy tin tưởng hơn về sản phẩm hay dịch vụ mà họ đang xem xét của doanh nghiệp đó. Chính vì thế, sử dụng quảng cáo trên Messenger khuyến khích khách hàng liên hệ, tìm hiểu về sản phẩm / dịch vụ và từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Khả năng tiếp cận rộng
Theo thống kê của năm 2021, lượng người dùng Facebook hằng ngày đạt 1,929 tỉ người, với khoảng 47% người dùng Messenger.
Hơn nữa, quảng cáo trên Messenger có thể được hiển thị trong ứng dụng Messenger, cũng như trên các bản tin, trang web và ứng dụng khác thuộc hệ sinh thái Facebook. Vì thế, bạn có thể phủ sóng dịch vụ của mình tới toàn bộ tệp khách hàng phù hợp.
Tính cá nhân hóa
Hiện nay, Facebook cung cấp rất nhiều cách để tiếp cận những nhóm người cụ thể dựa trên những hành vi mà họ thực hiện trên website hoặc trang Fanpage Facebook của bạn bao gồm lượt thích, lượt xem, bình luận,… Từ đó, quảng cáo messenger có thể được thiết kế và gửi một cách riêng biệt cho từng người dùng, dựa trên các thông tin về hành vi, sở thích và nhu cầu của họ. Điều này giúp tăng độ liên quan và hiệu quả của chiến dịch.
Các loại quảng cáo Messenger trên Facebook
Trên nền tảng quảng cáo của Facebook, có ba loại quảng cáo trên Messenger chính là: quảng cáo Click-to-Messenger, tin nhắn tài trợ (Sponsored Messages) và Messenger Stories.
Quảng cáo Click-to-Messenger
Quảng cáo Click-to-Messenger là loại quảng cáo cho phép bạn tạo ra một cuộc trò chuyện trực tiếp với khách hàng thông qua ứng dụng Messenger. Khi khách hàng nhấp vào quảng cáo, họ sẽ được chuyển đến một cuộc trò chuyện trực tiếp với doanh nghiệp trên Messenger, nơi họ có thể giao tiếp và nhận được hỗ trợ trực tiếp về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Quảng cáo Click-to-Messenger là một cách tiếp cận hiệu quả để tạo sự gần gũi và thúc đẩy khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp của bạn.
Ngoài ra, quảng cáo Click-to-Messenger còn có tính năng tự động trả lời tin nhắn, giúp giải đáp các câu hỏi đơn giản của khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Tin nhắn tài trợ – Sponsored Messages
Tin nhắn tài trợ là loại quảng cáo trên Messenger cho phép bạn gửi tin nhắn trực tiếp đến người dùng Messenger đã từng giao tiếp với doanh nghiệp của bạn trước đó.Với tính năng này, bạn có thể gửi các thông báo về sản phẩm mới, khuyến mãi, sự kiện hoặc nhắc nhở về việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của khách hàng. Điều này giúp tăng cường mối quan hệ và ghi nhớ thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
Lưu ý, khi sử dụng hình thức quảng cáo này, bạn chỉ nên gửi những tin nhắn có giá trị và hữu ích đến khách hàng, tránh gửi những nội dung spam hoặc quá tải thông tin.
Messenger Stories
Facebook Stories là một tính năng của Facebook Messenger, cho phép người dùng chia sẻ các video và ảnh tương tự như tính năng Stories trên Instagram và Snapchat.
Quảng cáo Messenger Stories thường xuất hiện một cách ngẫu nhiên khi người dùng lướt xem story. Bạn có thể sử dụng Messenger Stories để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thông qua video và ảnh động thu hút. Với tính năng này, bạn có thể giới thiệu thương hiệu, tạo sự tò mò và gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng, đồng thời kết nối trực tiếp với họ thông qua tính năng bình luận và trò chuyện.
Cần chuẩn bị những gì trước khi chạy quảng cáo trên Messenger?
Để triển khai quảng cáo trên Facebook Messenger, bạn cần chuẩn bị các tài nguyên sau:
- Một hoặc nhiều tài khoản quảng cáo Facebook.
- Một Fanpage trên Facebook để thực hiện chiến dịch quảng cáo.
- Nội dung quảng cáo bao gồm: bài viết, hình ảnh, video thu hút và lời kêu gọi hành động (CTA) mạnh mẽ.
- Thẻ Visa thanh toán quốc tế.
Các bước chạy quảng cáo Facebook Messenger
Bước 1: Đăng nhập vào trang tài khoản Facebook của bạn. Vào “Trình quản lý quảng cáo” rồi chọn nút “Tạo” để tạo chiến dịch quảng cáo mới.
Bước 2: Chọn mục tiêu chiến dịch là “Tin nhắn” trong mục “Cân nhắc” rồi đặt tên cho chiến dịch và nhấn “Tiếp tục”.
Bước 3: Tại đây, có hai loại hình thức quảng cáo mà bạn có thể chọn:
- Nhấp để mở tin nhắn (Click-to-messenger): khi bạn muốn khách hàng mới click vào mẫu quảng cáo thì ngay lập tức sẽ hiển thị ra cuộc trò chuyện mới giữa bạn và khách hàng với nội dung do bạn biên tập sẵn.
- Tin nhắn tài trợ (Sponsored messages): quảng cáo đến những khách hàng đã inbox trước đó với page.
Riêng quảng cáo trên Messenger Story không thể được chọn làm vị trí độc lập. Hiện tại, cách duy nhất để chạy quảng cáo là chọn “vị trí tự động” (Automatic Placements) và chọn mục tiêu mà Facebook Stories hỗ trợ. Các mục tiêu có thể là: Traffic, chuyển đổi, lượt tiếp cận, khách hàng tiềm năng,…
Bước 4: Nhấp vào “Nhóm quảng cáo” để thiết lập các thông số quảng cáo bao gồm:
- Tên nhóm: Bạn đã đặt thành công trước đó.
- Tài khoản chạy quảng cáo: Chọn đúng Fanpage mà bạn muốn bắt đầu chạy quảng cáo
- Ngân sách:
-
- Ngân sách theo ngày: Facebook sẽ sử dụng trong vòng 24h (thường dao động khoảng 100.000 – 300.000 VNĐ).
- Ngân sách trọn đời: Cho phép bạn chọn ngày bắt đầu và kết thúc và chạy trong khoảng thời gian đó.
- Đối tượng: Nhóm người mà quảng cáo hướng đến (giới tính, độ tuổi, sở thích, hành vi, …).
Sau cùng nhấp “Tiếp” để hoàn tất thao tác.
Bước 5: Bạn sẽ tiến hành tạo nội dung tin nhắn quảng cáo, tiêu đề và miêu tả về sản phẩm quảng cáo, nút CTA (Call to action). Sau khi đã hài lòng, nhấn “Lưu và hoàn tất” để lưu mẫu tin nhắn này. Cuối cùng nhấn “Đăng” để bắt đầu chạy quảng cáo tin nhắn.
Thông số quảng cáo Facebook Messenger
Việc sử dụng hình ảnh quảng cáo hiệu quả lại mang lại nhiều lợi ích, bao gồm tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR), cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và tối ưu hóa chi phí quảng cáo. Do đó, việc nắm được kích thước hình ảnh quảng cáo là vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian trong việc nghiên cứu và thiết kế hình ảnh mà còn đảm bảo hiệu quả truyền tải ý tưởng đến khách hàng.
Kích cỡ quảng cáo Messenger Ads cho Stories
Đối với ảnh | Đối với video |
|
|
Kích cỡ ảnh quảng cáo Sponsored Messages
- Kích thước hiển thị: 1200 x 628 pixel.
- Chiều rộng tối thiểu là 254 pixel và chiều cao 133 pixel.
- Tỷ lệ khung hình được đề xuất là từ 9:16 đến 16: 9, nhưng cắt thành 1,91: 1 với liên kết.
- Các định dạng hình ảnh được đề xuất là JPG và PNG.
Kích cỡ quảng cáo Click-to-Messenger
Đối với ảnh | Đối với video |
|
|
Một số mẹo giúp quảng cáo trên Messenger hiệu quả
Khi thực hiện quảng cáo trên Facebook Messenger, bạn nên áp dụng một số “thủ thuật” nhỏ để nâng cao hiệu quả. Cụ thể:
- Sử dụng CTA hợp lý trong tiêu đề để tối đa hóa tỷ lệ chuyển đổi; đảm bảo yếu tố: đơn giản và dễ hiểu, cụ thể và mạnh mẽ (sử dụng các tính từ mạnh như: “ngay hôm nay”, “miễn phí”, “hoàn toàn”, “ngay tức khắc”, “triệt để”,…).
- Sử dụng chatbot để phản hồi một cách tự động và nhanh chóng các câu trả lời mà bạn đã thiết lập.
- Sử dụng các target được đề xuất từ Facebook như đặc điểm nhân khẩu học, sở thích, thói quen để tối ưu hóa chiến dịch. Không target đến những người đã thích trang bởi khi họ đã thích trang thì quảng cáo của bạn sẽ tự động xuất hiện đến họ.
Trên đây là tổng quan về chiến dịch quảng cáo trên Messenger Facebook, từ đặc điểm, loại hình quảng cáo, các bước chạy quảng cáo, thông số quan trọng và kích cỡ ảnh/video đề xuất. Hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức quảng cáo trên Messenger và áp dụng hiệu quả cho chiến dịch tiếp thị của mình. Bạn đừng quên theo dõi BurgerPrints để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về Facebook nhé!