connect-telegram

In DTG là gì? Những điều nhất định phải biết khi In DTG

In DTG (Direct to Garment) là một phương pháp in ấn hiện đại và là xu hướng trong giới Print on Demand (in ấn theo yêu cầu). Trong bài viết này, BurgerPrints sẽ cung cấp những thông tin cần biết về công nghệ in DTG!

In DTG là gì?

In DTG, hay in trực tiếp lên vải DTG (Direct to Garment), là công nghệ in hiện đại sử dụng kỹ thuật in phun với mực gốc nước để in hình ảnh trực tiếp lên bề mặt vải. Đặc điểm của phương pháp in ấn này là giúp hình ảnh được in sẽ bám chắc, giữ được độ tươi sáng và bền màu theo thời gian. Đồng thời mang độ chính xác và tính đồng nhất cao.

In DTG được ưa chuộng bởi khả năng in trên nhiều chất liệu vải khác nhau, không giới hạn số lượng in, và chi phí cạnh tranh, đặc biệt với các đơn hàng nhỏ lẻ.

Ứng dụng của in kỹ thuật số Direct to Garment

Phương pháp in kỹ thuật số DTG hiện đang được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt trong ba lĩnh vực chủ yếu sau:

  • Ngành thời trang may mặc: Máy in vải DTG được sử dụng để in trực tiếp lên vải và quần áo. Phương pháp này cho phép in toàn bộ thiết kế trong một lần mà không giới hạn số lượng màu. Người dùng chỉ cần cung cấp file thiết kế và yêu cầu in ấn là hoàn tất.
  • Ngành quảng cáo: Máy in phun màu Epson áp dụng công nghệ in kỹ thuật số DTG để in các sản phẩm như tờ rơi, thiệp cưới, poster, name card, biển quảng cáo, và nhiều vật liệu quảng cáo khác.
  • Ngành trang trí nội thất: Máy in phun màu khổ lớn DTG cũng được ứng dụng để in ấn các sản phẩm liên quan đến trang trí nội thất, mang lại khả năng tùy chỉnh thiết kế phong phú và sắc nét.

Ưu và nhược điểm khi in DTG

Ưu điểm

  • In trên đa dạng chất liệu: Có thể in trên nhiều loại vật liệu như vải, giấy, nhựa, thủy tinh, gốm sứ, cao su… mang lại sự linh hoạt cho người sử dụng.
  • Độ chính xác và sắc nét cao: Hình ảnh in có độ chân thực, sắc nét, màu chuyển sắc mượt mà, giúp các mẫu thiết kế trở nên sinh động và ấn tượng hơn. Hơn nữa, hình in bền màu, không bị phai sau nhiều lần giặt.
  • Tiết kiệm thời gian: Quy trình in nhanh chóng, đơn giản. Có thể in lấy ngay chỉ trong vài phút mà không cần chờ đợi lâu.
  • An toàn và thân thiện với môi trường: Công nghệ in hiện đại, không gây ô nhiễm, giảm thiểu lãng phí nguyên liệu, bảo vệ môi trường.
Nội dung liên quan:  Bỏ túi 7 sản phẩm POD “triệu đô” cho Gender Reveal Party

Nhược điểm

  • Chi phí cao: Giá in mỗi sản phẩm thường cao hơn so với các phương pháp in khác, đặc biệt khi sản xuất số lượng lớn.
  • Hạn chế trên chất liệu: Chỉ in tốt trên vải cotton hoặc cotton pha, không phù hợp với nhiều loại chất liệu khác.
  • Thời gian sản xuất chậm: So với các phương pháp in khác, in DTG có thể mất nhiều thời gian hơn cho từng sản phẩm, đặc biệt khi số lượng lớn.

Quy trình in áo với kỹ thuật in DTG

Quy trình in DTG đơn giản gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hình ảnh in

Sử dụng phần mềm đồ họa để chỉnh sửa kích thước, màu sắc và độ phân giải hình ảnh. Đảm bảo hình ảnh có độ phân giải cao và thiết kế theo không gian màu CYMK để phù hợp với máy in DTG.

Bước 2: Chuẩn bị vải in

Căng phẳng bề mặt vải, tránh nếp nhăn để hình in được mượt mà và chính xác.

Bước 3: Ép nhiệt vải

Dùng máy ép nhiệt làm phẳng và khô vải trong 10–20 giây, tùy vào chất liệu vải và nhiệt độ.

Bước 4: Đặt vải vào máy in DTG

Đưa khay in vào máy và chọn chế độ in phù hợp với loại vải và hình ảnh, dựa trên hướng dẫn từ nhà sản xuất.

Bước 5 Tiến hành in

Quan sát trong suốt quá trình in để kịp thời xử lý các sự cố như hết mực, kẹt vật liệu in, hay đầu phun bị nghẹt.

Bước 6: Xử lý áo sau in

Sau khi in, để mực khô tự nhiên hoặc dùng máy sấy để rút ngắn thời gian. Tiếp tục ép nhiệt lại áo trong 30–60 giây để mực bám chặt vào vải, tăng độ bền và thẩm mỹ cho hình in.

Nội dung liên quan:  [:vi]Print-On-Demand: Xu hướng kinh doanh bùng nổ dịp cuối năm[:]

Loại vải nào in DTG tốt nhất?

Về cơ bản, in kỹ thuật số Direct to Garment có thể áp dụng trên nhiều chất liệu vải khác nhau. Song, để đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất, vải cotton thường được sử dụng.

1. Vải Contton

Khi in DTG, vải cotton 100% là lựa chọn tốt nhất vì sợi cotton tự nhiên hấp thụ mực in tốt hơn, giúp hình ảnh in lên sắc nét và màu sắc trung thực. Ngoài ra, bề mặt vải cotton mịn màng giúp mực dễ dàng bám chặt hơn so với các loại vải tổng hợp.

Các loại cotton chải kỹ (combed cotton) và cotton dệt vòng (ring-spun cotton) thường cho chất lượng in cao hơn nhờ bề mặt mịn và độ bền cao. Các loại vải cotton pha (poly-cotton blends) vẫn có thể sử dụng để in DTG, tuy nhiên, hình ảnh in thường không sắc nét và màu sắc có thể nhạt hơn do tỷ lệ sợi tổng hợp làm giảm khả năng hấp thụ mực.

2. Vải lụa

Vải lụa cũng là một lựa chọn khả thi để in DTG, nhờ bề mặt mịn và khả năng giữ màu tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lụa là chất liệu nhạy cảm, đòi hỏi quy trình in và xử lý đặc biệt để tránh làm hỏng vải. Ngoài ra, không phải tất cả các loại máy in DTG đều hỗ trợ in trên vải lụa, và kết quả in có thể không đạt hiệu quả tối ưu so với cotton.

  • Chọn lụa có thành phần tự nhiên cao: Ưu tiên lụa tơ tằm hoặc lụa pha cotton để đảm bảo khả năng thấm mực tốt nhất.
  • Độ dày vừa phải: Lụa quá mỏng có thể khiến mực in dễ bị loang, trong khi lụa quá dày lại làm giảm độ mềm mại tự nhiên của hình in.
  • Bề mặt nhẵn, không xước: Kiểm tra kỹ bề mặt vải để tránh các lỗi làm ảnh hưởng đến chất lượng in.
  • Xử lý vải trước in: Chọn vải đã được xử lý chống co rút và làm sạch trước khi in để hình ảnh đạt chuẩn đẹp và đồng đều.

3. Vải Viscose

Vải viscose được sản xuất từ sợi cellulose tái sinh, chiết xuất từ các loại cây như đậu nành, mía, tre… Vải viscose có bề mặt mềm mại, độ thấm hút tốt và khả năng giữ màu khá ổn, làm cho nó trở thành một lựa chọn tương đối phù hợp để in DTG.

Nội dung liên quan:  Bundling là gì? Chiến lược tối đa hóa doanh thu với Bundling

Nhưng vì đặc tính dễ nhăn và nhạy cảm với độ ẩm, quá trình in DTG trên vải viscose cần được thực hiện cẩn thận để tránh làm hỏng vải hoặc ảnh hưởng đến chất lượng hình in. Đồng thời, màu sắc in trên viscose có thể không đậm và sắc nét như trên bề mặt vải cotton 100%.

Hướng dẫn chọn vải Viscose để đạt chất lượng in DTG tốt nhất:

  • Chọn Viscose có độ dày vừa phải: Vải mỏng sẽ khiến mực in dễ xuyên qua, trong khi vải quá dày làm giảm độ sắc nét của hình in.
  • Kiểm tra tỷ lệ pha sợi: Ưu tiên Viscose nguyên chất hoặc pha cotton để đảm bảo chất lượng in tốt nhất.
  • Bề mặt phẳng, không xơ: Vải cần có bề mặt trơn nhẵn để tránh hiện tượng mực in bị loang hay không đều.

Những lưu ý khi in DTG

Để có 1 sản phẩm in DTG đẹp và hoàn mỹ bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Lựa chọn máy sấy khô phù hợp: Chọn máy sấy đúng với loại vật liệu và mực in để tránh mực bị nhòe hoặc loang màu. Mỗi loại vải và mực yêu cầu nhiệt độ và thời gian sấy khác nhau để đảm bảo mực khô đều và hình ảnh sắc nét.
  • Tránh va chạm và sơ suất trong quá trình in: Cẩn thận khi thao tác để tránh vải bị lệch hoặc không phẳng, vì điều này có thể làm hình ảnh bị mờ hoặc sai lệch. Đảm bảo máy in được căn chỉnh chính xác để in rõ nét và chính xác.
  • Thông số kỹ thuật của bảng màu: Các thông số bảng màu có thể thay đổi tùy theo máy in và mực sử dụng. Cần điều chỉnh bảng màu cho phù hợp với máy và mực in để đảm bảo màu sắc cuối cùng chính xác và sắc nét.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về in DTG là gì và những yếu tố quan trọng cần lưu ý khi áp dụng công nghệ này. Đừng quên theo dõi BurgerPrints để xem thêm về các kỹ thuật in ấn trong POD nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader