Hệ màu CMYK được biết đến khi được ứng dụng trong các thiết kế in ấn và thuộc vào hệ màu trừ. Sẽ khá khó phân biệt đối với các Designer khi mới chập chững bước chân vào nghề khi nghe tới 2 khái niệm hệ màu CMYK và RGB nếu không nắm vững các kiến thức phối màu giữa 2 hệ màu này. Vậy hệ màu CMYK là gì? Giữa CMYK và RGB có gì khác biệt? Cần chú ý những gì khi phối màu và chuyển đổi hệ màu này trong quá trình thiết kế sản phẩm Print on Demand tại Platform của BurgerPrints, cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây!
1. Hệ thống màu sắc của CMYK và RGB
Nếu bạn đang làm trong lĩnh vực thiết kế, in ấn thì 2 hệ màu CMYK và RGB không còn xa lạ, mà ngược lại đối với những Newbie thì 2 khái niệm này còn khá mới và khá khó để phối màu nếu không biết cách ứng dụng.
1.2 Hệ màu CMYK là gì? Những đặc điểm của hệ màu CMYK
Để hiểu rõ về CMYK và những đặc điểm nổi bật của hệ màu này là gì trong thiết kế in ấn hay cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây:
1.2.1 Hệ màu CMYK là gì?
Hệ màu CMYK là từ viết tắt trong tiếng anh chỉ những màu sắc thuộc hệ màu trừ, đôi khi còn được gọi là YMCK. Đây là một hệ màu đặc trưng chủ yếu được sử dụng trong thiết kế in ấn với sự pha trộn của 4 màu sắc cơ bản gồm Xanh lơ (Cyan), màu hồng cánh sen (Magenta), màu vàng (Yellow) và màu đen (Black).
1.2.2 Những đặc điểm của hệ màu CMYK
Từ 4 màu sắc cơ bản của hệ màu CMYK đã tạo nên sự đa dạng của nhiều màu sắc khác nhau trong thiết kế in ấn. Một điều đặc biệt ở nguyên lý hoạt động của hệ màu này chính là dựa trên cơ sở hấp thụ ánh sáng, chính vì vậy màu sắc được in ấn ra trên các sản phẩm người nhìn sẽ thấy là từ phần ánh sáng không bị hấp thụ. Điểm thú vị kế tiếp ở hệ màu này chính là khi kết hợp 3 màu Cyan, Magenta và Yellow với nhau theo tỉ lệ 1:1:1 sẽ tạo nên màu đen tuyền (Black).
Trong thiết kế in ấn trên Platform POD của BurgerPrints hệ màu CYMK được ứng dụng với đa dạng các mẫu sản phẩm như: Cốc, áp T-Shirt, quần, mũ, túi, hay các Poster, Catalogue,….Việc lựa chọn hệ màu này trong thiết kế in ấn sẽ đem lại rất nhiều ưu điểm về độ phân giải màu sắc được chính xác nhất, tránh việc bị mất màu hay màu in ra nhạt hơn so với thiết kế ảnh ban đầu.
Có thể nhìn lại và thấy rằng CMYK đóng một vai trò quan trọng trong in ấn bởi từ bảng màu CMYK có thể áp dụng được với rất nhiều công nghệ in khác nhau với đa dạng sản phẩm. Các công nghệ tiêu biểu mà hệ màu này có thể áp dụng linh hoạt tạo ra các sản phẩm sắc nét từ thiết kế ra tới sản phẩm thực tế như: In laser, in offset hoặc in UV,…Việc sử dụng hệ màu CMYK sẽ tạo nên tính chân thực nhất cho sản phẩm của khách hàng và có thể lựa chọn, sáng tạo, phối hợp với rất nhiều màu sắc mới lạ khác nhau.
1.3 Hệ màu RGB là gì? Những đặc điểm của hệ màu RGB
Chuyển qua hệ màu RGB lại mang những đặc điểm riêng biệt. Vậy RGB là hệ màu như thể nào? Cùng BurgerPrints tiếp tục tìm hiểu ngay sau đây!
1.3.1 Hệ màu RGB là gì?
Hệ thống màu RGB là từ viết tắt trong tiếng anh của 3 loại màu sắc là Red (Màu đỏ), Green (Màu xanh lục) và Blue (Màu xanh lam), là hệ màu cộng; được biết đến 3 loại màu sắc này được lấy làm chuẩn mực và tạo nên từ ánh sáng trắng.
1.3.2 Những đặc điểm của hệ màu RGB
Hệ thống màu RGB có nguyên lý hoạt động dựa trên phát xạ ánh sáng, các màu được tạo ra từ 3 màu gốc đỏ, xanh lá, xanh dương sẽ có gam màu sáng hơn màu gốc và có chút bóng. Và khi kết hợp 3 gam màu gốc của hệ màu RGB với nhau theo tỉ lệ 1:1:1 sẽ cho ra màu trắng sáng. Một điều thú vị nữa trong hệ màu RGB là màu đen không được coi là một loại màu sắc bởi nó không đem lại ánh sáng phản chiếu, không đủ ánh sáng khi chúng ta nhìn vào.
Từ những đặc điểm riêng biệt này của hệ màu RGB mà chúng thường không được đánh giá cao trong thiết kế in ấn. Mà thay vào đó hệ thống màu này được ứng dụng nhiều hơn trong kỹ thuật số hay các món đồ công nghệ như: Máy tính, tivi, điện thoại,….
2. Sự khác biệt giữa hệ màu CMYK & RGB đối với nền tảng thiết kế in ấn theo yêu cầu POD của BurgerPrints
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hệ màu CMYK & RGB chính là mục đích sử dụng của từng hệ thống được ứng dụng khác nhau trong thiết kế in ấn. Và đó cũng chính là sự khác biệt to lớn của 2 hệ màu này trên nền tảng Print on Demand của BurgerPrints.
Như vậy, giữa CMYK và RGB sẽ có những điểm khác biệt như sau:
- CMYK là hệ màu được sử dụng cho thiết kế in ấn sản phẩm trên thực tế còn đối với hệ màu RGB thường chỉ áp dụng cho các thiết kế trên web và không in ấn.
- Đối lập giữa 2 hệ màu là CMYK thuộc hệ màu trừ còn RGB thuộc hệ màu cộng. Hệ màu trừ CMYK lấy nguồn phát sáng lên màu sắc từ ánh sáng bên ngoài tác động tới, đối với hệ màu cộng RGB lại ngược lại các tổ hợp màu phải được thực hiện trên các biến thể có khả năng phát sáng.
- Một điểm khác biệt nữa giữa 2 hệ màu CMYK và RGB chính là với các file của hệ màu RGB được kết hợp với các thiết bị phát sáng sẽ làm việc tốt hơn nên thường được ứng dụng cho các sản phẩm thiết bị điện tử như màn hình máy tính. Ngược lại, ở hệ màu CMYK lại phù hợp sử dụng cho hệ thống máy in hơn trong việc in ấn các vật phẩm đạt tỷ lệ chuẩn xác nhất sau khi in ra mà không bị lệch tông màu.
3. Những ưu điểm của bảng màu CMYK
Hệ thống màu CMYK ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực in ấn bởi mang đến màu sắc chuẩn nét hơn so với RGB. Đồng thời, hệ màu này cũng đem đến nhiều lợi ích cho các bên ứng dụng hệ màu này trong Print on Demand, tiêu biểu như:
3.1 Giúp tăng độ tương phản
Hệ màu CMYK này được bổ sung thêm màu Keyline nhờ đó mà có thể xử lý nhanh gọn các vùng có mức độ tương phản cao tạo cho bản in có độ sáng chuẩn đẹp và chân thực hơn.
3.2 Giúp tiết kiệm mực in
Thay vì sử dụng 3 màu Cyan + Magenta + Yellow theo tỉ lệ 1:1:1 để tạo ra màu đen nhưng rất tốn kém thì hệ màu CMYK được tạo nên hộp màu Keyline (hay còn gọi là Black) riêng biệt. Nhờ đó mà quy trình diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm được rất nhiều mực in, cũng đảm bảo độ chính xác trong việc in ấn chất lượng hơn.
3.3 Giảm thiểu sai sót
Việc giảm thiểu sai sót trong quá trình in ấn khi ứng dụng hệ màu CMYK tạo nên điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình thành phẩm. Được xem là ưu điểm lớn khi cải thiện được các lỗi cơ bản trước đây của những hệ thống máy cũ. Sự hiện diện của bảng màu CMYK đã giúp việc in ấn diễn ra chuẩn xác hơn và không còn những sai sót cơ bản như trước.
3.4 Tăng tính chân thực
Nếu như ở hệ màu RGB được thiết kế với màu sắc được hiển thị trong các thiết bị điện tử như TV, máy tính,…khi in ra sẽ tạo cho người nhìn cảm giác ức chế bởi sự chênh lệch màu sắc giữa bản thiết kế với bản in thực tế thì CMYK lại giải quyết được vấn đề này. Sử dụng hệ màu CMYK đảm bảo được tính thống nhất của màu sắc khi được in ấn ra và mang lại cho người nhìn cảm giác chân thực nhất.
4. Chuyển hệ màu RGB sang CMYK và ngược lại trong thiết kế đồ họa cho POD
Thiết kế in ấn trên hệ màu CMYK hay RGB rất quan trọng đối với các sản phẩm POD của BurgerPrints bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng màu sắc đầu ra. CMYK được chọn là hệ màu được sử dụng trong in ấn nên nếu như hệ thống máy vi tính, máy in của bạn đang được setup ở chế độ hệ màu RGB cần chuyển đổi lại về hệ màu CMYK.
Việc chuyển đổi từ CMYK sang RGB hiện nay luôn rất linh hoạt phục vụ cho từng trường hợp thiết kế in ấn. Cụ thể việc chuyển đổi qua lại hệ màu cho nhau giữa Photoshop và illustrator (2 phần mềm thông dụng trong thiết kế đồ họa) được ứng dụng chuyển đổi như sau:
- Chuyển đổi hệ màu qua lại đối với Photoshop: Chọn Menu Image → chọn Mode → Sau đó chọn Mode muốn chuyển về CMYK hoặc RGB.
- Chuyển đổi hệ màu qua lại đối với Illustrator: Mở Menu File → Chọn Document Color Mode → Chọn hệ màu cần chuyển đổi là CMYK Color hoặc RGB Color.
Khi chuyển đổi hệ màu sẽ khó tránh khỏi tình trạng bị lệch màu bởi hệ màu CMYK sử dụng là hệ màu trừ còn hệ màu RGB lại thuộc hệ màu cộng. Do vậy bạn cần điều chỉnh lại các thông số hệ màu cho phù hợp với yêu cầu mong muốn của thiết kế sản phẩm mà mình muốn in ấn ra.
5. CMYK được định dạng theo các kiểu nào là tốt nhất
Các định dạng tệp tốt nhất mà hệ màu CMYK có thể áp dụng lưu trữ để in ấn bao gồm: PDF, AI, EPS. Thông thường mỗi hệ thống in ấn sẽ tùy thuộc vào máy in được cài đặt dưới dạng phần mềm nào để lựa chọn tệp định dạng thích hợp. Và 3 dạng định dạng PDF, AI, EPS được xem là các kiểu định dạng phổ biến ở các loại máy in ấn.
- Định dạng PDF: Đây là kiểu định dạng phổ biến để lưu file ở hầu hết các phần mềm và được xem là tương thích khi dùng cho hệ màu CMYK.
- Định dạng AI: Tệp định dạng AI thường được hỗ trợ cho với phần mềm Adobe illustrator được xem là tệp định dạng tiêu chuẩn khi áp dụng in ấn theo hệ màu CMYK.
- Định dạng EPS: Kiểu định dạng này cho CMYK được xem như một sự lựa chọn thay thế cho AI bởi EPS tương thích với nhiều chương trình khác đặc biệt là chương trình vector.
6. Lời kết
Như vậy chúng ta có thể thấy được hệ màu CMYK đóng vai trò quan trọng trong thiết kế in ấn các sản phẩm POD của BurgerPrints. Cũng qua bài viết trên bạn có thể hiểu được hệ thống màu sắc CMYK được ứng dụng như thế nào và phù hợp cho từng hoàn cảnh nào. Và để các sản phẩm thiết kế in ấn của bạn trên các gian hàng bày bán tại nền tảng POD với BurgerPrints có được màu sắc chuẩn đẹp, sắc nét nhất thì nên chuyển đổi qua sử dụng gam màu trong hệ màu CMYK.