connect-telegram

Tại sao tài khoản Google Merchant Center bị suspend và xử lý như thế nào?

Một khi tài khoản Google Merchant Center bị suspend (tạm ngưng), có nghĩa là bạn cũng không thể sử dụng Google Shopping. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp trở nên khó khăn trong việc buôn bán. Đáng buồn là số lượng người phải đối mặt với thách thức này ngày càng tăng lên. Và hầu hết mọi người đều không biết lí do tài khoản của mình bị suspend, cũng như không biết cách xử lý thế nào cho đúng. 

Vậy nên trong bài viết dưới đây, BurgerPrints sẽ tổng hợp và chỉ ra những lý do thường gặp nhất khiến tài khoản Google Merchant Center của bạn bị suspend và một số cách để sửa chữa những lỗi lầm này.

1. Lý do tài khoản Google Merchant Center của bạn bị suspend

Hãy bắt đầu với câu hỏi đầu tiên xuất hiện trong đầu của bạn khi tài khoản bị suspend chính là tại sao việc này lại xảy ra. Câu trả lời rất đơn giản, đó là bởi vì bạn đã không tuân theo các quy tắc mà Google đặt ra. Có thể bạn sẽ thấy ngạc nhiên và bực bội bởi bạn không hề cố ý vi phạm quy tắc nào từ Google. 

Các quy tắc này thì đã có từ rất lâu rồi, tuy nhiên Google đang trở nên nghiêm ngặt hơn trong việc thực thi chúng kể từ năm 2020. Đặc biệt là đối với những tài khoản mới tạo, chúng rất dễ bị suspend một cách nhanh chóng. 

Đối với Google Shopping, Google có một bộ chính sách riêng được gọi là “Chính sách quảng cáo Mua sắm” (Shopping ads policies) mà tất cả người bán cần tuân theo. Chính sách này bao gồm 4 lĩnh vực chính là:

  • Nội dung bị cấm (Prohibited content): Nội dung mà bạn không được phép quảng cáo trên Mạng Google.
  • Hành vi bị cấm (Prohibited practices): Những việc mà bạn không được phép làm nếu muốn quảng cáo cùng Google. 
  • Nội dung bị hạn chế (Restricted content): Nội dung mà bạn có thể quảng cáo nhưng phải trong giới hạn cho phép.
  • Biên tập và kỹ thuật (Editorial and technical): Các tiêu chuẩn chất lượng đối với quảng cáo và trang web.

Vậy nên nếu tài khoản của bạn bị suspend, việc đầu tiên bạn cần làm là xem qua một lượt danh sách dưới đây để xem liệu có khả năng nào bạn đã vi phạm chính sách dẫn đến tài khoản Google Merchant Center bị suspend không. Đây là bảng mà bạn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo:

Nội dung bị cấm Hành vi bị cấm Nội dung bị hạn chế  Biên tập và kỹ thuật
– Hàng giả

– Sản phẩm nguy hiểm

– Sản phẩm tạo điều kiện cho hành vi bất chính

– Nội dung không phù hợp

– Nội dung không được hỗ trợ trong chương trình quảng cáo Mua sắm

– Lạm dụng mạng quảng cáo

– Thu thập và sử dụng dữ liệu thiếu trách nhiệm

– Xuyên tạc

– Nội dung hướng đến người lớn

– Đồ uống có cồn

– Nội dung có bản quyền

– Nội dung có liên quan đến cờ bạc

– Nội dung có liên quan đến việc chăm sóc sức khoẻ

– Nội dung chính trị

– Nhãn hiệu

– Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều muối, đường, chất béo

– Yêu cầu về việc biên tập và tính chuyên nghiệp

 

1.1. Nội dung bị cấm

Google muốn đảm bảo rằng nền tảng của họ là một thị trường an toàn. Để làm điều này, một số sản phẩm không được phép. Dưới đây là tổng quan về các loại nội dung bị cấm khác nhau :

  • Hàng giả: Google cấm bán hoặc quảng cáo cho việc bán hàng giả
  • Sản phẩm nguy hiểm: Google không cho phép quảng cáo một số sản phẩm gây thiệt hại, tổn hại hoặc chấn thương. Ví dụ như ma túy; vũ khí, đạn dược, pháo hoa…
  • Sản phẩm tạo điều kiện cho hành vi bất chính: Google không cho phép quảng bá sản phẩm được thiết kế để tạo điều kiện cho hành vi bất chính. Ví dụ phần mềm lấy cắp dữ liệu, tài liệu giả mạo…
  • Nội dung không phù hợp: Google không cho phép quảng cáo hoặc vị trí xuất hiện trình bày nội dung gây sốc hoặc kích động hành vi thù địch, không khoan dung, phân biệt đối xử hoặc bạo lực.
  • Nội dung không được hỗ trợ trong chương trình quảng cáo Mua sắm: Quảng cáo mua sắm và trang thông tin miễn phí về sản phẩm không cho phép quảng bá một số nội dung mà Google không cung cấp trải nghiệm người dùng tối ưu.

Trong đó sai lầm dễ mắc phải nhất là nhà quảng cáo vi phạm TM hoặc bán sản phẩm được cấp phép mà không có giấy phép. Ví dụ như bạn đang muốn bán móc khóa Marvel mà không có giấy phép, đừng làm như vậy. 

1.2. Hành vi bị cấm

Các chính sách xung quanh Hành vi bị cấm nhằm ngăn cản những nhà quảng cáo thực hiện các chiến thuật không minh bạch.

– Lạm dụng mạng quảng cáo: Google không cho phép quảng cáo bất kỳ nội dung nào sau đây: Nội dung độc hại; Trang web cung cấp ít giá trị khác biệt cho người dùng và tập trung vào việc tạo ra lưu lượng truy cập; Nhà bán lẻ tìm cách giành lợi thế không công bằng trong các chiến dịch Mua sắm; Nhà bán lẻ tìm cách tránh né quy trình xem xét của Google.

– Thu thập và sử dụng dữ liệu thiếu trách nhiệm: Google không cho phép thu thập thông tin nhằm mục đích không rõ ràng hay không có biện pháp bảo mật thích hợp.

– Xuyên tạc: Google không cho phép hiển thị những nội dung sau đây: Quảng cáo kêu gọi người dùng mua hàng, tải xuống hoặc thực hiện một cam kết khác mà không cung cấp trước tất cả thông tin liên quan và được sự đồng ý rõ ràng của người dùng; Quảng cáo miêu tả về bạn, sản phẩm của bạn theo cách không chính xác, không thực tế và không trung thực.

1.3. Nội dung bị hạn chế

Nội dung bị hạn chế liên quan đến những sản phẩm có thể được bán thông qua Google Shopping và nhiều quy tắc xung quanh chúng. Phần lớn điều này phụ thuộc vào quốc gia bán hàng và quy định khác có liên quan. 

  • Nội dung hướng đến người lớn
  • Đồ uống có cồn
  • Nội dung có bản quyền
  • Nội dung có liên quan đến cờ bạc
  • Nội dung có liên quan đến việc chăm sóc sức khoẻ
  • Nội dung chính trị
  • Nhãn hiệu
  • Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều muối, đường, chất béo

1.4. Biên tập và kỹ thuật

Google muốn phân phát quảng cáo phù hợp, hấp dẫn đến người dùng của mình, để đạt được điều này, họ đưa ra một số yêu cầu về Biên tập và kỹ thuật để hướng dẫn các nhà quảng cáo. Một số lỗi thường gặp nhất là URL hiển thị sai, sử dụng những thứ phô trương trong quảng cáo, trang đích hoặc tên miền của bạn không phù hợp với yêu cầu của Google.

2. Xử lý thế nào khi tài khoản Google Merchant Center bị suspend

Các quy tắc, chính sách có vẻ rất nhàm chán, nhưng bạn không thể sửa thứ gì đó nếu không biết nó đang lỗi ở đâu. Vì vậy hãy chắc chắn rằng mình đã đọc hết tổng quan về chính sách quảng cáo mua sắm của Google. Và nếu bạn đã tìm ra được điều gì sai, tiếp theo chúng ta sẽ cùng xem xét kĩ hơn về quy trình suspend và các bước để bạn có thể giải quyết vấn đề. 

2.1. Quy trình xem xét Google Merchant Center

Google sẽ xem xét định kỳ các sản phẩm và dữ liệu mà bạn có trong Google Merchant Center. Sau khi bị đình chỉ, bạn có cơ hội yêu cầu xem xét lại (Hãy đảm bảo rằng bạn đã khắc phục sự cố trước đó). Quá trình xem xét có thể diễn ra khá lâu và bạn không thể làm gì ngoài việc đợi Google liên hệ lại với bạn. 

Điều quan trọng cần lưu ý là quy trình xem xét lại hoàn toàn tự động, vì vậy mà người hỗ trợ của Google cũng không thể can thiệp theo cách thủ công. Giờ thì hạy xem quy trình đánh giá của Google:

2.1.1. Đánh giá ban đầu

Khi bạn tải nguồn cấp dữ liệu sản phẩm (product feed) của mình lên lần đầu tiên, các sản phẩm của bạn sẽ được xem xét để đảm bảo rằng chúng tuân thủ Chính sách quảng cáo mua sắm. Quy trình xem xét có thể mất tối đa 3 ngày làm việc và có thể bị trì hoãn thêm nếu bạn thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong quá trình này. 

Sau khi quá trình xem xét hoàn tất và nếu sản phẩm của bạn được phê duyệt, chúng sẽ đủ điều kiện để quảng cáo trong Goolge Shopping. Nếu bạn không tuân thủ chính sách của Google, tài khoản của bạn có thể bị suspend ngay lập tức. Sau đó bạn sẽ nhận được một email thông tin chi tiết về việc tài khoản của bạn bị tạm ngưng.

2.1.2. Đánh giá thường xuyên

Tất cả tài khoản GMC đều được xem xét thường xuyên, ngay cả khi bạn đã sử dụng Google Merchant Center trong một thời gian dài. Nếu sản phẩm của bạn vi phạm chính sách Google Shopping, bạn sẽ nhận được email cảnh báo có thông tin chi tiết về sự cố và thời hạn mà bạn cần khắc phục mọi thứ. 

Cho đến thời hạn đề cập trong email, các sản phẩm của bạn vẫn có thể hiển thị trong Google Shopping, tuy nhiên nếu bạn không giải quyết các vấn đề trước thời hạn đó, các sản phẩm của bạn sẽ bị gỡ xuống và thậm chí có thể bị áp dụng các biện pháp nghiêm trọng hơn như suspend tài khoản.

2.2. Không nên làm gì khi tài khoản Google Merchant Center bị suspend?

Có 2 sai lầm lớn mà nhiều nhà quảng cáo thường mắc phải khi cố gắng khắc phục việc tài khoản bị suspend. Đầu tiên là thử bỏ tài khoản Google Merchant Center đã bị tạm ngưng và tạo một tài khoản mới. Điều này chỉ khiến mọi thứ trở nên tệ hơn vì nó có thể bị Google gắn cờ là bạn cố gắng phá vỡ hệ thống của họ. Do đó, tài khoản mới tạo cũng sẽ bị treo. 

Lỗi phổ biến thứ hai là các nhà quảng cáo ngay lập tức yêu cầu xem xét mà không giải quyết các vấn đề tiềm ẩn. Google không cho biết là bạn nhận được bao nhiêu lần xem xét lại, nhưng chắc chắn là nó không vô hạn, vậy nên đừng vội lãng phí cơ hội. 

2.3. Phải làm gì khi tài khoản Google Merchant Center bị suspend?

Khi tài khoản Google Merchant Center bị tạm ngưng, bạn có thể yếu cầu Google xem xét lại tài khoản của mình. Để yêu cầu xem xét, bạn cần làm theo những bước sau:

  • Đầu tiên là đăng nhập vào tài khoản Google Merchant Center của bạn.
  • Trên menu điều hướng, chọn sản phẩm (Products) rồi nhấp vào Chẩn đoán (Diagnostics).
  • Tại trang hiển thị, nhấn chọn Vấn đề về tài khoản (Account issues).
  • Tiếp theo, tìm vấn đề mà bạn muốn Google xem xét và nhấp vào Yêu cầu xem xét (Request review).
  • Đọc thông tin trong cửa sổ bật lên để đảm bảo rằng bạn hiểu quy trình, các yêu cầu và giới hạn của việc xem xét.
  • Đánh dấu vào hộp rồi nhấp vào Yêu cầu xem xét.

Google-merchant-center-account-suspend-BurgerPrints-01

Quá trình xem xét có thể kéo dài đến bảy ngày. Sau khi hoàn tất, Google sẽ thông báo cho bạn qua email về kết quả. Nếu bạn không thể giải quyết vấn đề trong lần đầu tiên, bạn có thể gửi yêu cầu xem xét khác. Bạn sẽ phải đợi vài ngày nữa để nhận phản hồi. 

Tuy nhiên hãy nhớ đừng lãng phí các yêu cầu xem xét vì chúng có hạn. Cố gắng xác định và khắc phục vấn đề trước khi bạn yêu cầu Google xem xét lại. Nếu sau lần thử thứ hai mà vấn đề vẫn chưa được giải quyết, hệ thống sẽ tự động tắt nút xem xét và sẽ kích hoạt thời gian chờ một tuần trước khi bạn có thể yêu cầu xem xét lại.

2.4. Sử dụng trợ giúp từ bên ngoài

Với số lượng tài khoản Google Merchant Center bị suspend ngày càng tăng cao như hiện nay thì rất cần các nhà cung cấp dịch vụ hướng dẫn các nhà quảng cáo vượt qua mê cung chính sách của Google. Riêng đối với ngành Print on demand, BurgerPrints xin giới thiệu BurgerPrints platform POD mới nhất, nền tảng giúp bạn có thể dễ dàng tuỳ chỉnh gian hàng theo các quy tắc của Google. 

Google-merchant-center-account-suspend-BurgerPrints-02

Một số tính năng nổi bật liên quan đến tài khoản Google Merchant Center phải kể đến như auto feed các sản phẩm lên GMC một cách dễ dàng và chuẩn thông tin về thuế nhất mà không phải cài đặt phức tạp nhờ app Google Shopping được tích hợp sẵn trong platform. BurgerPrints Platform cũng đã được điều chỉnh để tối ưu nhất cho việc reg GMC. Và không thể thiếu đội ngũ support nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ bạn set up cửa hàng POD sao cho đúng chuẩn với những chính sách và quy định của Google Merchant Center. 

3. Lý do phổ biến nhất khiến tài khoản Google Merchant Center bị suspend và cách xử lý

Tài khoản bị tạm ngưng có thể xuất hiện ở cả tài khoản cũ lẫn mới, trong đó lý do mà nhiều nhà quảng cáo gặp phải nhất là: Trình bày sai về bản thân hoặc sản phẩm (Misrepresentation).

Google-merchant-center-account-suspend-BurgerPrints-03

Lý do đầu tiên khiến tài khoản bị tạm ngưng đó chính là vi phạm chính sách xuyên tạc của Google. Bạn sẽ biết mình gặp sự cố này nếu nhận được email từ Google với nội dung: “Tài khoản bị tạm ngưng do vi phạm chính sách: Xuyên tạc bản thân hoặc sản phẩm” (Account suspended due to policy violation: Misrepresentation of self or product).

Trong email này, Google cũng liệt kê 4 loại vi phạm chính sách xuyên tạc được áp dụng. Cùng tìm hiểu chi tiết về 4 loại vi phạm này, cũng như những gì bạn nên làm trong từng trường hợp.

3.1. Bỏ sót thông tin liên quan

Bỏ sót thông tin liên quan (Omission of Relevant Information) có nghĩa là bạn đã cung cấp không đủ thông tin chi tiết về sản phẩm của mình. Bạn có thể thực hiện khắc phục sự cố bằng các cách như sau:

  • Đảm bảo rằng thông tin chi tiết sản phẩm của bạn đã được cập nhật và phù hợp với thông tin được cung cấp trên trang web của bạn (giá cả, tình trạng còn hàng…).
  • Đảm bảo rằng thông tin về chính sách hoàn trả, thuế và giao hàng có sẵn trên trang web của bạn để tránh lỗi. 
  • Đảm bảo rằng URL sản phẩm của bạn chuyển hướng đến sản phẩm phù hợp. Người bán có sản phẩm với nhiều biến thể cần lưu ý điều này. 
  • Đảm bảo rõ ràng ai đang điều hành doanh nghiệp này: Tên, địa chỉ doanh nghiệp…
  • Cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ: số điện thoại, email, form liên hệ, địa chỉ…

Và như đã nói ở trên, BurgerPrints Platform có thể dễ dàng giúp bạn tải các sản phẩm trong gian hàng lên Google Merchant Center một cách tự dộng. Không chỉ tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà còn giúp tránh những lỗi như sai lệch thông tin, URL sai hướng… Ngoài ra, BurgerPrints platform cũng cung cấp sẵn các trang thông tin về chính sách hoàn trả, vận chuyển, thuế… Thông tin đã được tổng hợp đầy đủ và rõ ràng để bạn có thể yên tâm sử dụng ngay. 

3.2.  Khuyến mãi không khả dụng

Vi phạm quảng cáo không khả dụng (Unavailable Promotions) xuất phát từ việc quảng cáo các sản phẩm hết hàng hoặc giá được chỉ định không khớp với giá trên trang web của bạn. Để khắc phục điều này, bạn cần phải:

  • Kiểm tra tình trạng còn hàng của sản phẩm để đảm bảo bạn không quảng cáo những thứ mà bạn không còn nữa. 
  • Sử dụng chiến lược về số lượng hàng tồn kho có giới hạn, đặc biệt là khi bạn có nhiều kênh truyền thông quảng cáo, điều này sẽ giúp bạn không bán quá số lượng sản phẩm cho phép. 
  • Bật tính năng “Cập nhật mặt hàng tự động” (Automatic) trên tài khoản người bán của bạn để đảm bảo giá và tình trạng còn hàng của sản phẩm được cập nhật.

Google-merchant-center-account-suspend-BurgerPrints-04

3.3. Quảng cáo không đáng tin cậy

Vi phạm quảng cáo không đáng tin cậy (Untrustworthy Promotions) cho thấy Google đang đặt nghi vấn về độ tin cậy của các sản phẩm bạn đang bán. Điều này xảy ra có thể là do khả năng che giấu thông tin. 

  • Xem lại thông báo do Google gửi và tìm gợi ý về lý do bạn nhận được loại vi phạm này. Sản phẩm của bạn có thể bị hạn chế ở các quốc gia mục tiêu hoặc có thể là bất kỳ điều gì vi phạm chính sách Shopping Ads. 
  • Đảm bảo quy trình thanh toán sản phẩm của bạn được bảo vệ bằng chứng chỉ SSL hợp lệ để tránh bị gắn thẻ hoạt động đáng ngờ. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra xem quy trình này có đáp ứng tất cả các yêu cầu thanh toàn của Google hay không.

Google-merchant-center-account-suspend-BurgerPrints-05

3.4 Quảng cáo gây hiểu nhầm hoặc không thực tế

Với vi phạm chính sách quảng cáo gây hiểu nhầm hoặc không thực tế (Misleading or unrealistic promotions), Google đang cho rằng bạn tuyên bố sai sự thật về sản phẩm hoặc doanh nghiệp của mình chỉ để đạt được lợi thế. Hầu hết các trường hợp vi phạm thì vấn đề nằm ở phần mô tả sản phẩm. Hãy đảm bảo thông tin bạn cung cấp tuân thủ những điều sau đây: 

  • Đừng phóng đại mô tả sản phẩm của bạn, mà hãy đảm bảo các mô tả của bạn phù hợp với sản phẩm đang quảng cáo. 
  • Không tự nhận mình là doanh nghiệp được chứng nhận hoặc được cấp phép nếu điều đó không đúng sự thật. Ngoài ra, đừng tuyên bố rằng sản phẩm của bạn được công ty, tổ chức khác kiểm nghiệm, chứng thực nếu họ không phải như vậy. 

3.5. Một số lỗi thường gặp khác

3.5.1. Phá vỡ hệ thống 

Việc tài khoản Google Search Console bị suspend do lỗi Phá vỡ hệ thống (Circumventing Systems) xảy ra khi bạn vi phạm chính sách Lạm dụng mạng quảng cáo. Các hoạt động bị cấm bao gồm:

  • Kỹ thuật che giấu hoặc hoạt động mà trong đó bạn hiển thị các nội dung khác nhau cho những người dùng khác nhau, kể cả Google, nhằm tránh né quy trình xem xét của Google. 
  • Không tạo tài khoản hoặc tên miền mới chỉ để đăng quảng cáo gần đầy đã bị từ chối. 
  • Không tạo các biến thể của quảng cáo đã bị Google từ chối. 

3.5.2. Sự cố với tài khoản Google Merchant Center mới

Cho đến nay, phần lớn các tài khoản bị tạm ngưng đều là tài khoản mới. Lý do là bởi việc chuẩn bị và setup cửa hàng, sản phẩm chưa thực sự đầy đủ và đúng với quy định. Bạn có thể tham khảo checklist những gì cần chuẩn bị để reg GMC thành công. Trong quá trình xét duyệt tài khoản, Google chủ yếu sẽ quan tâm đến các vấn đề:

  • Phương thức thanh toán – Trang web của bạn phải có ít nhất một đại diện hoặc một hình ảnh của các hình thức thanh toán được chấp nhận.
  • Điều khoản thanh toán, Điều khoản vận chuyển, Chính sách hoàn trả, Chính sách bảo mật – Cần được cân nhắc kỹ lưỡng và xuất hiện rõ ràng trên trang web của bạn.
  • Trang liên hệ – Bạn nên có một trang riêng cho thông tin liên hệ của doanh nghiệp bao gồm địa chỉ, số điện thoại và email.

Chính sách mà Google đưa ra cho các nhà quảng cáo nhằm tạo ra trải nghiệm tốt và môi trường an toàn cho người dùng. Là một người quảng cáo, bạn có thể vô tình phạm phải các quy tắc này, mặc dù không cố ý nhưng những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. 

Vậy nên trong bài viết này, BurgerPrints đã đưa ra những nguyên nhân có thể khiến tài khoản Google Merchant Center của bạn bị suspend và giải pháp cho chúng. Bạn có thể thử áp dụng những cách này để khôi phục hoạt động cho tài khoản GMC của mình. Chúc bạn thành công!

———————————————————— 

Bán/Fulfill: https://dash.burgerprints.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/BurgerPrintsPOD

Group: https://www.facebook.com/groups/BurgerPrints 

Telegram: https://t.me/BurgerPrints

Youtube: https://www.youtube.com/@burgerprintsinc8975

Nội dung liên quan:  [:vi]Cách tạo Google Shopping chi tiết cho người mới[:]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader