connect-telegram

Những điều cần biết trước khi làm Dropshipping Amazon

Dropshipping Amazon đang trở thành xu hướng kinh doanh bùng nổ trong thời gian gần đây, thu hút đông đảo người tham gia bởi mô hình đơn giản, ít vốn đầu tư và tiềm năng lợi nhuận cao. Theo thống kê, số lượng nhà bán hàng dropshipping trên Amazon đã tăng gấp 3 lần trong giai đoạn 2021-2023, cho thấy sức hút mãnh liệt của hình thức này.

Tuy nhiên, Dropshipping Amazon cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu Seller không thực hiện một cách cẩn thận. Do đó, người bán cần nắm rõ các quy định của Amazon và tuân thủ nghiêm ngặt để tránh những rủi ro không đáng có. Vậy những lưu ý đó là gì, hãy cùng BurgerPrints tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây!

Về sàn thương mại điện tử Amazon

Amazon (Amazon.com) là gã khổng lồ thống trị cả hai lĩnh vực thương mại điện tử và điện toán đám mây trên toàn cầu. Xuất phát từ một công ty bán sách trực tuyến khiêm tốn, Amazon đã bứt phá mạnh mẽ trở thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành, tập trung vào 4 lĩnh vực chính: Thương mại điện tử, điện toán đám mây (Amazon Web Services), phát trực tuyến kỹ thuật số (Amazon Prime Video) và trí tuệ nhân tạo (AI).

Thế mạnh lớn nhất, đồng thời cũng là “gốc rễ” từ ngày đầu phát triển Amazon chính là thương mại điện tử. Amazon là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, sở hữu một kho tàng sản phẩm khổng lồ với 12.2 triệu sản phẩm, đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm cao cấp, trang sức, sách, phim ảnh, đến đồ điện tử, đồ dùng cho thú cưng, đồ nội thất, đồ chơi, đồ dùng cho sân vườn và đồ gia dụng, tất cả đều có thể được tìm thấy trên Amazon.

Hiện nay, Amazon có hơn 310 triệu người dùng hoạt động (active users) và nhận hơn 2.72 tỷ lượt ghé mỗi tháng. Theo báo cáo gần nhất, doanh thu của Amazon đạt hơn $590 tỷ USD, bỏ xa đối thủ và trở thành nền tảng thương mại hàng đầu thế giới.

Những điều cần biết về Dropshipping Amazon

Dropshipping Amazon là gì?

Dropshipping nói chung, Dropshipping Amazon nói riêng đang trở thành một xu hướng kinh doanh thu hút trên thị trường thương mại điện tử. Người bán (dropshipper) không cần dự trữ hàng hóa, mà chỉ đóng vai trò trung gian kết nối giữa khách hàng và nhà cung cấp. Khi có đơn hàng, dropshipper sẽ chuyển thông tin khách hàng và sản phẩm đến nhà cung cấp, sau đó nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm đóng gói, giao hàng trực tiếp đến tay khách mua.

Lợi nhuận của dropshipper đến từ chênh lệch giữa giá bán buôn (mua từ nhà cung cấp) và giá bán lẻ (đã được điều chỉnh) cho khách hàng. Trung bình, seller dropshipping có thể kiếm được 20-30% lợi nhuận cho mỗi sản phẩm bán ra.

Hiện nay, tổng doanh thu từ việc bán hàng trên Amazon đạt tới 85 tỷ USD, tương đương gần 23% tổng doanh số bán hàng online. Trong khi đó, Dropshipping chiếm tới 34% doanh số.

Những điều cần biết về Dropshipping Amazon

Đặc điểm nổi bật của Dropshipping trên Amazon?

Mô hình Dropshipping nói chung cho phép bạn vận chuyển sản phẩm đến khách hàng mà không cần tự mình lưu trữ hàng hóa, hạn chế rủi ro hàng tồn kho và tránh tình trạng sản phẩm lỗi mốt hoặc ế ẩm. Bên cạnh đó, Dropshipping trên Amazon còn mang lại nhiều lợi ích khác cho người bán như:

  • Lượng khách hàng tiềm năng lớn: Amazon phục vụ hơn 300 triệu người dùng hoạt động, hơn 2 tỷ lượt truy cập mỗi tháng và là một trong những sàn thương mại điện tử có lượt truy cập hàng đầu thế giới. Dropshipping trên Amazon cho phép bạn tiếp cận một lượng lớn khách hàng có nhu cầu mua cao.
  • Nhiều ngành hàng đa dạng: Nền tảng Amazon cung cấp hơn 30 danh mục sản phẩm khác nhau, cho phép bạn thử nghiệm nhiều mặt hàng và tìm kiếm thị trường ngách phù hợp.
  • Nhận diện thương hiệu: Khách hàng tìm tới Amazon như một nền tảng tin cậy với các sản phẩm uy tín. Làm dropshipping trên Amazon cho phép bạn tận dụng nhận diện thương hiệu này và tăng chuyển đổi.
  • Giao diện thân thiện: Giao diện Amazon tương đối thân thiện và dễ sử dụng cho cả người mua và người bán.
  • Chi phí Marketing thấp: Khi bán hàng trên Amazon, bạn không cần tốn nhiều chi phí cho các chiến dịch quảng bá. Giống như một công cụ tìm kiếm, Amazon sẽ tự động sắp xếp và hiển thị sản phẩm của bạn đến những khách hàng tiềm năng, giúp bạn tiết kiệm ngân sách.
  • Tối ưu hóa kho bãi và vận chuyển: Amazon cung cấp dịch vụ Amazon FBA hỗ trợ xử lý và vận chuyển đơn hàng, giúp tiết kiệm thời gian giao hàng ngay cả khi làm dropshipping.

Dưới đây là những đặc điểm của Dropshipping trên Amazon so với các sàn thương mại điện tử khác:

Nội dung liên quan:  [:vi]15+ ý tưởng kinh doanh ít vốn, lợi nhuận cao mà bạn không thể bỏ qua[:]
Tiêu chí Amazon Etsy eBay
Lượng người truy cập Hơn 2 tỷ lượt truy cập mỗi tháng Khoảng 300 triệu lượt truy cập mỗi tháng Hơn 1 tỷ lượt truy cập mỗi tháng
Đặc thù sản phẩm Sản phẩm mới, hàng tiêu dùng, điện tử, sách, v.v. Hàng thủ công, vintage, đồ handmade Hàng mới và đã qua sử dụng, đấu giá
Mức độ cạnh tranh Cực kỳ cao, nhiều thương hiệu và người bán Cao với thị trường niche Cao, nhiều người bán với mô hình đấu giá
Chi phí Phí niêm yết (~$0.99/sản phẩm), phí bán hàng (~15%) Phí niêm yết (~$0.20/sản phẩm), phí bán hàng (~5%) Phí niêm yết (~$0.30/sản phẩm), phí bán hàng (~10%)
Giao diện Chuyên nghiệp và hướng đến hiệu suất Dễ sử dụng, thiết kế hấp dẫn, hướng đến cộng đồng Có tính năng đấu giá, hơi phức tạp nhưng linh hoạt

Những lưu ý về quy định của Amazon

Trước khi bắt đầu làm Dropshipping, bạn cần đảm bảo nắm vững bộ quy tắc của Amazon nếu không muốn bị vô hiệu hoá tài khoản bán hàng.

Thể hiện thông tin người bán: Trên bao bì bên ngoài, phiếu đóng gói, hóa đơn hoặc bất kỳ thông tin nào khác đi kèm sản phẩm, bạn phải ghi rõ mình là người bán chính thức của sản phẩm. Thông tin người bán cần được thể hiện rõ ràng và dễ nhận diện để khách hàng không nhầm lẫn với nhà sản xuất, nhà cung cấp hoặc bên thứ ba khác.

Loại bỏ thông tin nhà sản xuất/nhà cung cấp không liên quan: Phần này bạn cần lưu ý trước với nhà cung cấp, tránh đề cập đến nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp trong bao bì đóng gói, giấy tờ liên quan đến sản phẩm hoặc mô tả sản phẩm trên cửa hàng Amazon. Việc này nhằm đảm bảo tính minh bạch và tránh gây hiểu lầm cho khách hàng về nguồn gốc sản phẩm.

Chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại: Là người bán chính thức, bạn có trách nhiệm hoàn toàn cho việc xử lý các đơn hàng bị khiếu nại, bao gồm đổi trả, hoàn tiền và giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm. Người bán cần đảm bảo cung cấp dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp và chu đáo để giải quyết khiếu nại nhanh chóng và hiệu quả.

Tuân thủ Điều khoản dịch vụ của Amazon: Luôn cập nhật và tuân thủ đầy đủ các Điều khoản dịch vụ mà Amazon quy định cho người bán, nắm rõ các quy tắc về bán hàng, quảng cáo, chính sách sản phẩm và các yêu cầu khác liên quan đến hoạt động kinh doanh trên Amazon.

Việc vi phạm các quy định này có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt từ Amazon, bao gồm cảnh cáo, đình chỉ hoặc khóa tài khoản vĩnh viễn.

Những điều cần biết về Dropshipping Amazon

>> Tìm hiểu thêm chi tiết về chính sách Dropshipping trên Amazon tại đây.

Hướng dẫn cách bán hàng dropshipping trên Amazon

Sau khi đã nắm rõ những quy định bán hàng trên Amazon, giờ là lúc bạn có thể bắt tay vào xây dựng cửa hàng dropshipping của mình.

1. Tìm kiếm thị trường ngách (Niche)

Tìm kiếm thị trường ngách (Niche) tiềm năng là bước đầu tiên và có lẽ là quan trọng nhất trong hành trình Dropshipping trên Amazon của bạn. Việc lựa chọn sai ngách có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc mà không thu được lợi nhuận. Ngược lại, một thị trường ngách tiềm năng sẽ mở ra cơ hội thành công và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn.

Hãy ưu tiên những ngách có nhu cầu cao nhưng độ cạnh tranh thấp, mức độ tiêu thụ trung bình từ 100 đến 300 sản phẩm mỗi tháng, cho thấy tiềm năng phát triển và khả năng sinh lời. Nếu có thể, hãy chọn ngách mà bạn có hiểu biết cơ bản hoặc có sự yêu thích, đam mê nhất định, bởi đây sẽ là đòn bẩy giúp bạn dễ dàng thu hút khách hàng và tạo dựng thương hiệu uy tín.

Để tìm kiếm thị trường ngách, bạn có thể xem xét độ phổ biến của sản phẩm trong kết quả tìm kiếm Amazon, đánh giá lượng bán hàng của các sản phẩm bestseller Amazon trong ngách và phân tích giá bán, số lượng đánh giá của các sản phẩm.

Ngoài ra, người bán có thể sử dụng các công cụ miễn phí như Google Trends, Keyword Tool, Niche Finder… hoặc đầu tư vào các công cụ chuyên dụng như Jungle Scout, AMZscout, Helium 10… để lấy dữ liệu chi tiết về các niche, bao gồm khối lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh, xu hướng thị trường và đánh giá lợi nhuận.

2. Tìm nhà cung cấp sản phẩm Dropshipping

Sau khi xác định thị trường ngách tiềm năng, bước tiếp theo vô cùng quan trọng là tìm kiếm nhà cung cấp sản phẩm dropshipping uy tín.

Nhiều người bán thường lựa chọn nguồn hàng từ Trung Quốc qua các trang thương mại điện tử như AliExpress, Taobao, 1688… bởi giá thành tương đối rẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến thị trường đích như Mỹ, Anh, Châu Âu… có thể mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Một cách lựa chọn khác là tìm nhà cung cấp gần thị trường mục tiêu. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp với các gian hàng Amazon Prime (miễn phí vận chuyển 2 ngày), lựa chọn này mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể, giúp doanh nghiệp:

  • Giảm thời gian vận chuyển
  • Tăng khả năng cạnh tranh
  • Giảm thiểu rủi ro, hạn chế nguy cơ thất lạc hàng hóa
Nội dung liên quan:  [:vi]Các cách kiếm tiền online không cần vốn và kiếm tiền onl trên nền tảng BurgerPrints hiệu quả cao[:]

3. Đăng ký tài khoản người bán trên Amazon

3.1. Hồ sơ cần chuẩn bị trước khi đăng ký tài khoản Amazon

Để chuẩn bị cho việc đăng ký tài khoản Amazon, bạn cần:

  • Hộ chiếu/CMND/CCCD (bản dịch tiếng Anh có công chứng, ưu tiên dùng hộ chiếu).
  • Sao kê ngân hàng (song ngữ, có dấu đỏ, chữ ký ngân hàng) – Sao kê Payoneer hoặc ngân hàng Việt Nam đều được chấp nhận.
  • Thẻ Visa (debit/credit) thanh toán quốc tế.
  • Số điện thoại và email chưa sử dụng để đăng ký Amazon trước đây.

Lưu ý, các giấy tờ cần được scan rõ ràng, chụp không bị mất góc, cấp mới trong 90 ngày gần nhất.

3.2. Đăng ký tài khoản bán hàng trên Amazon

Trong phần này, BurgerPrints sẽ hướng dẫn bạn đăng ký tài khoản Amazon Seller đối với người bán cá nhân.

Bước 1: Truy cập website https://www.amazon.com/ và kéo xuống cuối trang, click vào “Sell on Amazon“.

Những điều cần biết về Dropshipping Amazon

Bước 2: Tại cửa sổ mới, bạn chọn  “Sign up” > “Create your Amazon account“. Sau đó nhập các thông tin cần thiết như:

  • Your name: Họ và tên
  • Email: Địa chỉ email của bạn
  • Password: Mật khẩu, tối thiểu 6 ký tự
  • Re-enter password: Nhập lại mật khẩu

Sau khi hoàn thiện thông tin, bạn chọn “Next” và xác nhận email bằng cách điền mã xác thực gồm 6 chữ số được gửi về email đăng ký của bạn rồi tiếp tục chọn “Next”.

Bước 3: Điền số điện thoại của bạn để bật xác minh 2 bước. Đổi US +1 thành Vietnam +84 > “Send OTP”. Tại đây, bạn nhập mã OTP được gửi về điện thoại của bạn và chọn “Continue”.

Khi đó, bạn sẽ được chuyển hướng tới màn hình sau.

Những điều cần biết về Dropshipping Amazon

Bước 4: Chọn “Begin”, chọn địa điểm kinh doanh mong muốn và hình thức kinh doanh cụ thể. Nếu bạn là cá nhân, chọn “Không, tôi là một cá nhân” và cung cấp đầy đủ các thông tin bao gồm:

  • Tên: Tên của bạn không dấu. Ví dụ, bạn tên là Nguyễn Văn A thì ở trường này, bạn điền là A.
  • (Các) tên đệm: Các tên đệm của bạn không dấu. Với ví dụ trên, tên đệm ở đây sẽ là “Van”.
  • Họ: Họ của bạn không dấu. Với ví dụ trên, trường này bạn sẽ điền là “Nguyen”.

Sau đó tích chọn “Tôi xác nhận địa điểm kinh doanh và hình thức kinh doanh của tôi là chính xác và tôi hiểu rằng không thể thay đổi thông tin này sau này.” Bạn nhấp chọn “Đồng ý và tiếp tục”. Lưu ý, để đảm bảo tính pháp lý và các hoạt động liên quan, hãy điền chính xác thông tin của mình.

Bước 5: Khi đó, bạn sẽ được chuyển hướng tới một cửa sổ gồm 4 tab là Thông tin người bán, thông tin thanh toán, cửa hàng và xác minh. Điền đầy đủ các thông tin được yêu cầu và khớp với giấy tờ của mình.

Những điều cần biết về Dropshipping Amazon

Ở mục Xác minh danh tính, Amazon sẽ yêu cầu chọn hình thức kinh doanh, lúc này bạn có thể tích chọn dạng tài khoản cá nhân hoặc doanh nghiệp phù hợp.

Loại tài khoản Tài khoản cá nhân
Tài khoản chuyên nghiệp
Đối tượng phù hợp Những người mới bắt đầu, đang tìm hiểu về Dropshipping hoặc có số lượng sản phẩm ít
Các Seller có nhiều sản phẩm, có kinh nghiệm và mong muốn phát triển doanh nghiệp lớn
Giới hạn sản phẩm bán mỗi tháng Tối đa 40 sản phẩm Không giới hạn
Phí đăng ký hàng tháng Miễn phí $39.99
Phí bán $0.99/sản phẩm Không mất phí
Hạn chế về loại sản phẩm ✔️ Không
Công cụ quảng cáo nâng cao Không cho phép Có thể sử dụng
Khả năng bán trong nhiều danh mục Hạn chế Không giới hạn
Đăng ký Amazon Prime Không cho phép Được phép

Nếu bạn là newbie và chưa có kinh nghiệm dropshipping, tài khoản cá nhân là lựa chọn phù hợp hơn. Lý do là chi phí đăng ký tài khoản thấp hơn, số lượng sản phẩm bán hạn chế hơn, nhờ đó, bạn có thể làm quen và quản lý shop tốt hơn. Khi đã tích lũy kinh nghiệm và có mong muốn phát triển doanh nghiệp, bạn có thể nâng cấp tài khoản để tận hưởng nhiều ưu đãi và tính năng nâng cao.

4. Liệt kê sản phẩm

Khi đã hoàn thành đăng ký tài khoản, bạn cần liệt kê và đăng tải sản phẩm mình định bán lên Amazon.

Bước 1: Truy cập vào Inventory > Add a product > Create a new product listing.

Bước 2: Tiếp theo lựa chọn danh mục sản phẩm, đăng tải hình ảnh, điền mô tả sản phẩm và những thông tin cần thiết.

Ở bước này, cần lưu ý tối ưu SEO để tăng khả năng hiển thị của sản phẩm trên trang kết quả tìm kiếm một cách tự nhiên. Bởi tương tự Google, người mua Amazon sẽ nhập từ khóa để tìm kiếm sản phẩm họ muốn, và thường người sẽ nhấp vào những kết quả hiển thị đầu tiên.

Shop mới mở đồng nghĩa với việc chưa có lượt truy cập tự nhiên, xếp hạng thấp, lúc này bạn cần tối ưu SEO (nhất quán từ khóa ở tiêu đề, mô tả, giới thiệu sản phẩm) để có cơ hội xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm, gia tăng traffic và tiềm năng chuyển đổi.

Bước 3: Đặt giá sản phẩm. Lưu ý, Amazon thu 8-15% phí giới thiệu đối với mỗi đơn hàng thành công. Mức phí này sẽ thay đổi tùy thuộc vào danh mục sản phẩm và áp dụng với cả tài khoản cá nhân và chuyên nghiệp. Do đó, bạn cần lưu ý tính toán các loại chi phí này để không bị ảnh hưởng tới lợi nhuận.

Nội dung liên quan:  [:vi]Hướng dẫn đăng ký và cách sử dụng Netsale làm Dropshipping[:]

Những điều cần biết về Dropshipping Amazon

5. Quảng bá sản phẩm

Quảng cáo sản phẩm là hoạt động nhằm giới thiệu sản phẩm đến khách hàng tiềm năng, thu hút sự chú ý của họ và thúc đẩy họ mua hàng. Trong dropshipping, quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng doanh số bán hàng và thúc đẩy lợi nhuận.

Hiện nay, Amazon cung cấp nhiều hình thức quảng cáo khác nhau để seller có thể lựa chọn. Tùy vào sản phẩm, mục tiêu kinh doanh và ngân sách mà bạn có thể chạy quảng cáo trên Amazon bằng nhiều loại hình khác nhau như Sponsored Products, Sponsored Brands, và Sponsored Display.

  • Sponsored Products: Đây là quảng cáo cho sản phẩm cụ thể, giúp tăng khả năng hiển thị của sản phẩm khi khách hàng tìm kiếm từ khóa liên quan. Quảng cáo này xuất hiện trong kết quả tìm kiếm và trên trang chi tiết sản phẩm.
  • Sponsored Brands: Loại hình này nhằm quảng bá thương hiệu của bạn, không chỉ một sản phẩm đơn lẻ. Nó hiển thị ở đầu trang kết quả tìm kiếm với logo của thương hiệu, một tiêu đề tùy chỉnh, và một số sản phẩm của bạn.
  • Sponsored Display: Quảng cáo này cho phép bạn nhắm mục tiêu khách hàng dựa trên hành vi và quá trình mua sắm của họ trên Amazon. Nó có thể hiển thị bên trong và bên ngoài Amazon, bao gồm các trang web và ứng dụng khác.

Ngoài ra, bạn cũng có thể quảng bá sản phẩm của mình qua các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, và Pinterest để quảng bá sản phẩm. Sử dụng quảng cáo trả phí hoặc tạo nội dung hấp dẫn có thể thu hút sự chú ý và dẫn dắt khách hàng tới trang sản phẩm của bạn trên Amazon.

Những điều cần biết về Dropshipping Amazon

6. Vận hành quy trình bán hàng

Ở bước cuối cùng này, khi có khách đặt mua sản phẩm bạn đăng tải lên Amazon, bạn sẽ chuyển tiếp thông tin người mua đến nhà phân phối Dropshipping, họ sẽ chịu trách nhiệm đóng gói và vận chuyển sản phẩm đến cho khách hàng. Có nhiều công cụ có thể tự động hóa quy trình này, tiếc là bạn cần phải trả phí để sử dụng chúng.

Nếu mới bắt đầu và chưa có lượng đơn nhiều thì bạn có thể thực hiện quá trình xử lý đơn hàng một cách thủ công. Cho đến khi bắt đầu thu hút được nhiều khách hàng hơn thì bạn mới cần tính đến việc đầu tư những công cụ tự động hoá giúp đẩy nhanh quá trình này.

Có một lưu ý nhỏ là đối với những sản phẩm bị trả lại, bạn sẽ phải chấp nhận đưa ra phương án xử lý chúng, vậy nên hãy tìm kiếm nhà cung cấp uy tín với sản phẩm chất lượng để không phải tốn công sức, tiền bạc vào những lỗi không đáng có.

Lời kết

Trên đây là những lưu ý bạn cần biết trước khi làm dropshipping trên Amazon. Nhìn chung, Dropshipping Amazon là một mô hình kinh doanh cần rất ít vốn đầu tư ban đầu, và hầu như không có rào cản để gia nhập. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để làm Dropshipping thành công là bạn cần tìm ra thị trường ngách tiềm năng, nhà cung cấp uy tín và có chiến lược quảng cáo phù hợp.

Trong các hình thức dropshipping trên Amazon, Print on Demand là một mô hình tiềm năng được nhiều người bán lựa chọn. Thay vì cung cấp những sản phẩm đại trà, rập khuôn, xu hướng mua sắm hiện nay đang hướng đến việc cá nhân hóa sản phẩm theo sở thích và nhu cầu riêng biệt của mỗi khách hàng.

Nắm bắt xu hướng này, mô hình kinh doanh Dropshipping kết hợp với Print-on-Demand (POD) đang bùng nổ với tiềm năng vô cùng to lớn. Tất cả những gì bạn cần làm là thiết kế và quảng cáo sản phẩm, còn lại những vấn đề về sản xuất, đóng gói và vận chuyển thì các đơn vị POD fulfillment sẽ thay bạn đảm nhận.

Nếu vẫn đang tìm kiếm đơn vị fulfillment chất lượng và uy tín thì BurgerPrints chính là câu trả lời dành cho bạn. BurgerPrints tự hào là một trong những đơn vị fulfillment hàng đầu hiện nay với khả năng:

  • Sản xuất nhanh – Ship ổn định: Thời gian fulfill sản phẩm 2D sản xuất và vận chuyển từ US lần lượt là 2.9 và 3.89 ngày làm việc, từ xưởng EU lần lượt là 1.36 và 5.03 ngày làm việc. Với fulfill sản phẩm 3D, thời gian sản xuất và vận chuyển từ xưởng Trung lần lượt là 7.6 và 9.3 ngày làm việc, từ xưởng EU lần lượt là 4.83 và 5.03 ngày làm việc.
  • Nhận fulfill tới 300+ sản phẩm đa dạng
  • Hệ thống mạng lưới fulfillment trải dài trên khắp các thị trường trọng điểm như US, EU…
  • Sản phẩm chất lượng cao, công nghệ in ấn hiện đại, hình in sắc nét
  • Hệ thống xử lý đơn hàng được tự động hoá
  • Liên tục đánh giá các nhà xưởng với bộ quy chuẩn khắt khe
  • Dịch vụ Order With Label phù hợp với các nền tảng yêu cầu dán nhãn sản phẩm như Walmart, Poshmark, TikTok Shop…
  • Đội ngũ support nhiệt tình, sẵn sàng tư vấn 24/7

Hãy liên hệ ngay với BurgerPrints để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng, đồng thời có cơ hội trải nghiệm trực tiếp dịch vụ của chúng tôi.

Kinh doanh Dropshipping POD cùng BurgerPrints

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader