connect-telegram

Tổng hợp các chi phí bán hàng trên TikTok mhiện nay

Để kinh doanh thành công trên TikTok, người bán cần phải hiểu rõ các khoản chi phí liên quan nhằm chủ động quản lý chúng. Và chi phí bán hàng trên TikTok là yếu tố then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, hãy cùng đón đọc bài viết dưới đây của BurgerPrints để hiểu rõ hơn về chi phí bán hàng trên nền tảng này nhé!

Chi phí bán hàng trên TikTok là gì?

TikTok Shop, một tính năng nổi bật trên ứng dụng TikTok, kết hợp nội dung giải trí và thương mại điện tử. Thông qua TikTok Shop, người bán có thể trực tiếp quảng bá và bán sản phẩm của mình bằng cách đăng tải các video hoặc livestream, nhanh chóng trở thành một công cụ thiết yếu trong chiến lược bán hàng và marketing của nhiều thương hiệu, từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các công ty lớn.

 

Chi phí bán hàng trên TikTok là khoản chi phí mà các doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng TikTok Shop phải trả cho TikTok khi bán hàng. Khoản phí này được TikTok sử dụng để hỗ trợ các hoạt động vận hành của nền tảng, như xử lý các giao dịch thanh toán, tổ chức vận chuyển hàng hóa, cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng, cũng như các hoạt động truyền thông và quảng bá.

Theo cập nhật mới nhất của TikTok Shop ngày 26/03/2024, mức phí giao dịch trên TikTok Shop là 4% tính trên tổng giá trị của mỗi đơn hàng, bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT). Mức phí này được tăng từ mức 3% trước đó và áp dụng thống nhất đối với tất cả các nhà bán hàng trên nền tảng TikTok Shop, không phân biệt đó là cá nhân hay doanh nghiệp.

Việc tăng phí giao dịch lên 4% có thể ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của nhà bán cũng như tạo áp lực về chi phí bán và tăng tính cạnh tranh. Tuy nhiên, việc này cũng khuyến khích các nhà bán hàng tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình.

Chi phí bán hàng trên TikTok

Cấu trúc chi phí bán hàng trên TikTok

Chi phí bán hàng trên TikTok hiện nay được cấu thành từ 4 loại phí chính: phí hoa hồng thị trường, phí giao dịch, phí vận chuyển và các loại chi phí khác. 

Các loại phí Mô tả
Phí hoa hồng thị trường Đây là loại phí được tính dựa trên giá của sản phẩm và sẽ được trừ tự động từ khoản thanh toán cuối cùng sau khi đơn hàng giao thành công.
Phí giao dịch Khoản phí này sẽ được áp dụng cho tất cả các nhà bán hàng khi có đơn hàng được hoàn tất trên TikTok Shop và cũng tự động khấu trừ.
Phí giao dịch Đây là khoản phí mà TikTok Shop thu từ các nhà bán hàng để trả cho các nhà cung cấp dịch vụ kho vận, cho mỗi đơn hàng được giao đến khách hàng. Việc TikTok Shop hợp tác với các bên kho vận để hoàn thành giao hàng cho khách được coi là dịch vụ hoàn thành đơn đặt hàng, và khoản phí vận chuyển này là để bù đắp chi phí cho dịch vụ này.
Các loại chi phí khác Hoa hồng affiliate, trợ cấp phí vận chuyển, phí dịch vụ SFP, khoản bồi hoàn, khoản bồi thường dịch vụ khách hàng,…
Nội dung liên quan:  [:vi]Thời gian xử lý đơn hàng TikTok Shop là bao lâu?[:]

Chi phí bán hàng trên TikTok

Các loại chi phí bán hàng trên TikTok hiện nay

Tại đây, BurgerPrints sẽ tiếp tục đi chi tiết hơn về chi phí bán hàng trên TikTok để các bạn nắm rõ hơn về các loại chi phí này.

1. Phí hoa hồng thị trường

Phí hoa hồng thị trường là một khoản phí mà TikTok Shop sẽ tự động khấu trừ từ khoản thanh toán cuối cùng của mỗi đơn hàng được giao thành công cho khách hàng. Giá trị của khoản phí này được tính dựa trên giá bán của sản phẩm trừ đi phần chiết khấu nếu có.

Đây là một chi phí bắt buộc mà các nhà bán hàng phải chịu khi bán hàng trên TikTok Shop. Mục đích của khoản phí này là để TikTok Shop có thể duy trì và phát triển nền tảng, đồng thời cung cấp các dịch vụ hỗ trợ bán hàng cho các nhà bán hàng.

Hiện nay, TikTok khấu trừ 2% phí hoa hồng cố định sàn. Công thức tính: Phí hoa hồng cố định = (Giá mặt hàng – Chiết khấu của nhà bán hàng) x Tỷ lệ phí.

Để hình dung rõ hơn về cách tính loại phí này, BurgerPrints sẽ đưa ra 1 ví dụ cụ thể. Giả sử bạn bán một cái áo hết 500.000 VND, chiết khấu của nhà bán hàng là 50.000 VND. Vậy phí hoa hồng bạn phải trả là: (500.000-50.000) x 2% = 9.000 VND.

2. Phí giao dịch

Ngoài phí hoa hồng cố định, TikTok Shop cũng sẽ áp dụng khoản phí bổ sung, hay còn gọi là phí giao dịch/phí sàn. Phí giao dịch được tính trên tổng giá trị đơn hàng, bao gồm giá sản phẩm, phí vận chuyển, và các khoản phí khác (nếu có). Khoản phí này nhằm bù đắp chi phí mà TikTok phải chịu trong các giao dịch thanh toán, xử lý đơn hàng và các dịch vụ hỗ trợ khác.

Hiện nay, chi phí sàn trên TikTok Shop là 4%. Đây cũng là một khoản phí bắt buộc mà các nhà bán hàng phải trả khi sử dụng dịch vụ của TikTok Shop.

3. Phí vận chuyển

Phí vận chuyển trên TikTok Shop là khoản phí mà TikTok Shop thu từ các nhà bán hàng để trả cho các nhà cung cấp dịch vụ kho vận. Mức phí vận chuyển sẽ thay đổi tùy thuộc vào kích thước, trọng lượng của sản phẩm cũng như địa điểm giao hàng. Do đó, phí vận chuyển sẽ không có tỷ lệ phần trăm cố định như phí hoa hồng thị trường và phí giao dịch.

Nội dung liên quan:  [:vi]TikTok Shop là gì? Đánh giá Tiềm năng của TikTok Shop[:]

Để tính chính xác phí vận chuyển, bạn có thể tham khảo cách tính tại đây.

4. Các loại chi phí khác

Bên cạnh 3 loại chi phí bắt buộc nêu trên, nhà bán hàng cũng có thể cân nhắc các loại chi phí khác để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.

Một số chi phí phổ biến mà các nhà bán hàng thường chi là:

4.1 Chi phí thuê livestream bán hàng

Chi phí thuê livestream cũng là một khoản chi phí bán hàng trên TikTok không bắt buộc. Một số nhà bán hàng có thể lựa chọn thuê các KOL hoặc người nổi tiếng để thực hiện các buổi livestream bán hàng.

Khoản chi phí này sẽ tùy thuộc vào uy tín, followers của KOL và thời lượng livestream. Thông thường, để thuê người livestream hiện nay, nhà bán hàng sẽ phải chi trả từ 300.000 đến 1 triệu đồng/ buổi.

4.2 Chi phí Marketing

Chi phí Marketing là mức giá tài khoản quảng cáo phải trả cho nền tảng khi triển khai chiến dịch quảng cáo. Nhiều nhà bán hàng trên TikTok hiện nay có xu hướng chạy quảng cáo nhằm tiếp cận được với nhiều khách hàng mục tiêu hơn, tăng lượt tương tác và số lượng đơn hàng.

Hiện nay, TikTok cung cấp nhiều gói quảng cáo khác nhau, như quảng cáo dựa trên dữ liệu của cửa hàng, quảng cáo hiệu ứng thương hiệu, và quảng cáo thẻ hashtag bắt đầu bằng tên thương hiệu. Mỗi gói quảng cáo đều có cấu trúc riêng, có thể bao gồm các yếu tố như đặt giá thầu, ngân sách hàng ngày, và chi phí sáng tạo nội dung.

Nhà bán có thể tự chạy quảng cáo hoặc thuê dịch vụ chạy quảng cáo TikTok. Chi phí chạy quảng cáo TikTok sẽ bắt đầu ở mức 10 đô la mỗi CPM (chi phí cho 1000 lượt xem), hoặc có thể lên đến 300.000 đô la so với tổng ngân sách cho các chiến dịch lớn.

4.3 Chi phí cho tiếp thị liên kết

Một loại chi phí khác trên TikTok Shop là chi phí cho tiếp thị liên kết. Đây là khoản tiền hoa hồng mà cửa hàng sẽ trả cho các KOL, KOC và Influencer khi họ hợp tác làm Affiliate với các sản phẩm của cửa hàng. Khoản phí này chỉ được thanh toán khi có đơn hàng được giao thành công.

Ngoài các loại chi phí nêu trên còn có các khoản điều chỉnh khuyến mại, khoản bồi thường dịch vụ khách hàng, phí đền bù cho trải nghiệm tiêu cực, mức phạt của nền tảng,…

Chi phí bán hàng trên TikTok

Các câu hỏi thường gặp về chi phí bán hàng trên TikTok

Bán hàng trên TikTok có mất phí không?

Bạn sẽ phải trả phí khi bán được hàng. Như đã đề cập ở trên, các chi phí bắt buộc áp dụng cho mỗi đơn hàng trên TikTok là phí hoa hồng cố định của sàn, phí giao dịch và phí vận chuyển.

Nội dung liên quan:  [:vi]12 quy định TikTok Shop cần lưu ý khi bán hàng trên nền tảng[:]

Cần làm gì để tối ưu lợi nhuận khi TikTok tăng phí?

Việc TikTok Shop tăng phí giao dịch từ 3% lên 4% có thể mang lại nhiều ảnh hưởng tới lợi nhuận và thu nhập của nhà bán hàng. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để bạn tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Để tối ưu lợi nhuận khi TikTok tăng phí, bạn có thể thay đổi chiến lược giá, tăng cường chạy các hoạt động khuyến mãi, marketing hay tập trung vào sản phẩm mang lại doanh thu cao nhất của shop. Cụ thể:

  • Xây dựng chiến lược giá bán hợp lý, phù hợp với mức phí mới: Việc này không chỉ đơn thuần là tăng giá, mà còn cần xem xét tối ưu hóa chi phí và cải thiện giá trị sản phẩm, nhằm đảm bảo khách hàng vẫn nhận được lợi ích xứng đáng với số tiền họ bỏ ra.
  • Tăng cường các chương trình khuyến mãi, giảm giá: Việc triển khai các chiến dịch khuyến mãi và giảm giá có thể là một cách hiệu quả để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại. Những chương trình này giúp tăng cường doanh số bán hàng, đồng thời cũng góp phần cải thiện hình ảnh thương hiệu.
  • Tăng cường hoạt động marketing, quảng bá: Đầu tư vào các hoạt động marketing và quảng bá là cách để mở rộng tầm ảnh hưởng và tiếp cận những khách hàng tiềm năng. Việc sử dụng các kênh truyền thông xã hội, quảng cáo trực tuyến, và chiến dịch email marketing sẽ giúp nâng cao nhận thức của thị trường về các sản phẩm.

Thông qua việc thực hiện những giải pháp này, các nhà bán hàng có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực từ việc tăng phí, và thậm chí còn cải thiện lợi nhuận trên TikTok Shop.

Chi phí bán hàng trên TikTok

3. Bán hàng trên TikTok có phải trả thuế không?

Bán hàng trên TikTok có phải trả thuế. Theo thông tin mới nhất, kể từ ngày 1/1/2022, TikTok sẽ chịu trách nhiệm nộp thuế tại Việt Nam với các khoản phí mà TikTok thu khi Nhà bán hàng sử dụng TikTok Shop, bao gồm phí hoa hồng cố định, Phí giao dịch và Phí vận chuyển.

Tuy nhiên, nhà bán hàng vẫn có trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho doanh thu bán hàng của mình trên TikTok Shop. Điều kiện nộp thuế TNCN và GTGT là doanh thu trên 100 triệu đồng trong năm dương lịch.

Chi phí bán hàng trên TikTok

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản và cực kỳ hữu ích cho những nhà bán hàng trên TikTok về chi phí bán hàng trên TikTok. Hy vọng bài viết mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Đừng quên theo dõi blog của BurgerPrints để xem thêm các chia sẻ hữu ích khác liên quan đến TikTok Shop và các mẹo bán hàng online hiệu quả nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader