connect-telegram

Cách đặt giá chênh lệch trong Dropshipping cho người mới

Hiểu rõ cách đặt giá chênh lệch trong Dropshipping là yếu tố then chốt để tối ưu hóa doanh thu, cạnh tranh trên thị trường và thu hút khách hàng. Việc đặt giá sản phẩm không chỉ đơn thuần là cộng dồn chi phí và thêm lợi nhuận, mà còn là cả một nghệ thuật kết hợp giữa tính toán và chiến lược .Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước xác định giá bán hiệu quả, đảm bảo vừa sinh lời vừa phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Tổng quan về chiến lược giá trong Dropshipping

Chiến lược giá (Pricing Strategy) là phương pháp mà bạn có thể áp dụng để thiết lập mức giá cho sản phẩm nhằm hỗ trợ đạt được các mục tiêu như mở rộng thị phần, tăng doanh thu, gia tăng lợi nhuận hoặc nâng cao giá trị thương hiệu khi làm Dropshipping.

Chiến lược giá là trong những yếu tố đầu tiên tác động đến quyết định mua sắm khách hàng. Do đó, việc đặt giá chệnh lệch cần được xác định chính xác.

12 cách đặt giá chênh lệch trong Dropshipping phổ biến

Làm sao để tối ưu hóa lợi nhuận mà vẫn thu hút khách hàng? Cùng tham khảo 12 cách đặt giá chênh lệch trong Dropshipping phổ biến cùng BurgerPrints ngay sau đây nhé.

1. Định giá dựa trên chi phí (Cost-Based Pricing)

Định giá dựa trên chi phí (Cost-Based Pricing) là phương pháp định giá sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên tổng chi phí sản xuất và phân phối, sau đó cộng thêm một khoản lợi nhuận mong muốn.

Chi phí này được tính với công thức:

CHI PHÍ + LỢI NHUẬN = GIÁ BÁN

Trong đó, chi phí chính là tổng chi phí sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, lao động, vận chuyển, và các chi phí cố định hoặc biến đổi khác. Lợi nhuận là mức lợi nhuận mong muốn để đạt mục tiêu kinh doanh.

Ví dụ, nếu một sản phẩm có chi phí sản xuất là 100.000 đồng, doanh nghiệp mong muốn lợi nhuận 20%, thì giá bán sẽ được định ở mức 120.000 đồng.

Về cách đặt giá chênh lệch trong Dropshipping, phương pháp định giá dựa trên các chi phí cố định sẽ có  hai hình thức:

Chiến lược cộng giá cố định Chiến lược cộng giá theo phần trăm
Là thêm một khoản tiền cụ thể vào giá nhập sản phẩm từ nhà cung cấp. là đặt giá bán lẻ bằng một tỷ lệ phần trăm cố định của giá nhập.
ví dụ: Sản phẩm giá 5 đô la, bạn thêm lợi nhuận 10 đô la, giá bán lẻ là 15 đô la. ví dụ: giả sử bạn mua sản phẩm với giá 5 đô la. Khi bạn áp dụng biên lợi nhuận của mình vào giá của nhà cung cấp, bạn sẽ nhận được giá bán lẻ là 15 đô la. Để khiến giá trông thấp trong mắt khách hàng, bạn sử dụng giá làm tròn, như 14,99 đô la

Với phương pháp này, bạn nên chọn biên lợi nhuận cao để đảm bảo lợi nhuận và cạnh tranh. Ngoài ra để giữ mức giá cạnh tranh các doanh nghiệp có thể thêm một khoản phụ phí cố định để trang trải chi phí trong khi vẫn duy trì mức giá cạnh tranh.

2. Định giá theo bậc (Tiered Markup on Cost)

Chiến lược định giá theo bậc là phương pháp phổ biến khi nhà cung cấp có danh mục sản phẩm trải dài từ giá trị thấp đến cao. Phương pháp này giúp doanh nghiệp cân đối giá bán, tránh định giá quá cao cho các sản phẩm đắt tiền, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận từ các sản phẩm giá rẻ.

Với chiến lược định giá theo bậc, doanh nghiệp phân chia sản phẩm thành nhiều cấp độ dựa trên giá nhập và áp dụng mức lợi nhuận khác nhau:

  • Sản phẩm giá nhập thấp (dưới 10 đô la): Áp dụng lợi nhuận cao hơn, ví dụ 50%, để tối ưu hóa doanh thu.
  • Sản phẩm giá nhập trung bình (300-500 đô la): Áp dụng lợi nhuận thấp hơn, chẳng hạn 15%, để giữ giá bán hợp lý và cạnh tranh.
  • Tùy chỉnh nhiều bậc khác nhau: Linh hoạt điều chỉnh cho từng phân khúc để phù hợp với đặc điểm sản phẩm và thị trường.

Ưu điểm của chiến lược định giá theo bậc là giúp đảm bảo giá bán hợp lý và phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng ở từng phân khúc sản phẩm. Việc linh hoạt áp dụng cho từng phân khúc giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Nội dung liên quan:  (Tiếng Việt) Những điều cần biết trước khi làm Dropshipping Amazon

3. Định giá theo giá bán lẻ đề xuất của nhà sản xuất (Manufacturer Suggested Retail Price – MSRP)

MSRP là mức giá do nhà sản xuất đề xuất cho sản phẩm, thường được áp dụng để tạo sự đồng nhất về giá bán trên thị trường. Chiến lược này giúp các nhà bán lẻ duy trì lợi nhuận ổn định và tránh cạnh tranh giá không cần thiết và thường được sử dụng trong các ngành hàng như thiết bị điện tử, thời trang, hoặc hàng tiêu dùng.

Đối với người mới bắt đầu kinh doanh dropshipping, MSRP là một giải pháp đơn giản và hiệu quả để thiết lập giá bán, vì bạn có thể dựa trên mức giá đã được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi nhà sản xuất. Đồng thời đảm bảo sự cân bằng giữa giá cả và lợi nhuận.

4. Chiến lược định giá tâm lý (Psychological Dropshipping Pricing Strategy)

Định giá tâm lý, là phương pháp “định giá lẻ,” có hiệu quả cao trong việc thu hút người tiêu dùng. Thay vì niêm yết mức chính thức của sản phẩm với các con số “ tròn”, bạn đặt giá thấp hơn giá thực tế, sử dụng giá trị kết thúc là 5,7 hoặc 9. Cách định giá này giúp giá các sản phẩm thông dụng trông thấp hơn và gợi lên sự sang trọng và chất lượng cao với mặt hàng xa xỉ.

Chẳng hạn, nếu bạn bán đồ trang trí nhà cửa, thay vì định giá một chiếc bình là 50 đô la, hãy thử 49,99 đô la. Điều này không chỉ khiến sản phẩm trông “vừa túi tiền” hơn mà còn tạo cảm giác giá trị lớn hơn.

Ưu điểm của cách đặt giá chênh lệch trong Dropshipping này là tính linh hoạt. Nếu nhận thấy đối thủ thường sử dụng mức giá kết thúc bằng 99 hoặc 95 xu, bạn có thể đi trước bằng cách giảm xuống 85 hoặc thậm chí 55 xu. Chỉ một thay đổi nhỏ cũng có thể giúp bạn tăng doanh số đáng kể.

Một case study điển hình là thương hiệu thời trang Zara. Bằng cách áp dụng chiến lược giá chẵn-lẻ, Zara có thể “thao túng” tâm lý khách hàng, đặc biệt là những người mua sắm tiết kiệm.

5. Định giá gói sản phẩm (Bundle Pricing)

Định giá gói sản phẩm là một chiến lược bán hàng thông minh, trong đó nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ, thường là các sản phẩm có sự liên kết hoặc bổ trợ nhau, được kết hợp thành một gói với mức giá ưu đãi hơn so với mua lẻ từng món. Phương pháp này không chỉ giúp khách hàng cảm thấy mình nhận được giá trị lớn mà còn gia tăng doanh thu và khuyến khích họ mua nhiều hơn.

Ví dụ: Một cửa hàng mỹ phẩm có thể kết hợp son, phấn mắt và nước hoa mini thành một gói “Trang điểm hoàn hảo” với giá 1.200.000 VNĐ thay vì mua riêng lẻ từng món với tổng giá 1.500.000 VNĐ. Khách hàng sẽ cảm nhận được sự tiết kiệm và tiện lợi khi mua cả gói.

Định giá gói sản phẩm hợp lý có thể giúp tăng doanh số, vì khách hàng thường dễ bị thuyết phục để chi tiêu nhiều hơn khi nhận thấy mình có thể nhận lại nhiều lợi hơn khi mua combo. Từ đó giúp xử lý hàng tồn kho, các sản phẩm bán chậm có thể được gộp chung với các mặt hàng bán chạy.

6. Định giá thâm nhập thị trường (Penetration Pricing)

Định giá thâm nhập là chiến lược hiệu quả dành cho người mới khởi nghiệp, đặc biệt là các dropshipper. Bằng cách đưa ra mức giá thấp hơn đối thủ, bạn có thể nhanh chóng thu hút khách hàng và mở rộng thị phần. Khi đã xây dựng được giá trị thương hiệu và có nguồn khách hàng trung thành, bạn có thể từ từ điều chỉnh giá để tăng lợi nhuận mà vẫn duy trì nguồn khách hàng ổn định.

Netflix là một ví dụ điển hình của chiến lược định giá thâm nhập thị trường (Penetration Pricing). Khi mới ra mắt, họ đưa ra thông điệp hấp dẫn: “Nếu bạn có thể chờ một hoặc hai ngày để nhận DVD, bạn sẽ được truy cập vào thư viện phim khổng lồ mà không phải lo lắng về phí trả chậm.”

Năm 2000, Netflix cho phép người dùng thuê tối đa 4 bộ phim cùng lúc, không giới hạn ngày trả, với chi phí chỉ 15,95 đô la/tháng. Điều này tạo ra một mức giá cực kỳ cạnh tranh, đặc biệt khi so sánh với đối thủ lớn như Blockbuster, vốn thu 4,99 đô la cho một lần thuê DVD trong ba ngày.

Dropshippers cũng có thể áp dụng chiến lược này bằng cách đưa ra mức giá thấp để thu hút khách hàng mới, sau đó dần nâng cấp sản phẩm hoặc dịch vụ để tăng giá trị và lợi nhuận.

7. Chiến lược “Miễn phí nhưng tính phí vận chuyển” (Free Plus Shipping Strategy)

Chiến lược “Miễn phí cộng phí vận chuyển” là cách đặt giá chênh lệch trong Dropshipping phổ biến, trong đó bạn cung cấp sản phẩm miễn phí nhưng tính phí vận chuyển cho khách hàng. Điều này giúp bạn thu hút khách hàng với một sản phẩm có giá cực kỳ hấp dẫn trong khi vẫn đảm bảo được lợi nhuận.

Nội dung liên quan:  Banggood là gì? Ưu nhược điểm của sàn TMĐT Banggood

Chiến lược “Miễn phí nhưng tính phí vận chuyển” đặc biệt phù hợp với những mặt hàng giá rẻ. Giá trị mà khách hàng nhận được từ sản phẩm sẽ bù đắp cho chi phí vận chuyển cao hơn.

Giả sử bạn bán một chiếc ốp điện thoại có giá 2 đô la. Thay vì bán với mức giá 2 đô la, bạn sẽ tạo deal 0 đồng, nhưng tính phí vận chuyển là 7 đô la. Nhờ đó, tôi vừa có thể trang trải chi phí sản phẩm, vừa kiếm được 5 đô la lợi nhuận cho mỗi đơn hàng.

Một ví dụ điển hình về việc áp dụng chiến lược này để thu hút lượng khách hàng lớn hơn là AliExpress. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm giá rẻ được quảng cáo theo hình thức này, chẳng hạn như phụ kiện điện thoại, mỹ phẩm nhỏ gọn hay các mặt hàng khuyến mại.

8. Định giá cao cấp (Premium Pricing)

Chiến lược định giá cao cấp là cách bạn đặt giá sản phẩm cao hơn mức giá thông thường để phản ánh giá trị và chất lượng vượt trội của nó. Phương pháp này giúp tạo dựng hình ảnh thương hiệu sang trọng, đồng thời thu hút khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn để sở hữu sản phẩm độc đáo và chất lượng cao.

Ví dụ: Bạn dropshipping mặt hàng đồng hồ với giá sản xuất là 100 đô la. Thay vì bán với mức giá này, bạn có thể định giá lên 500 đô la. Mức giá cao này không chỉ giúp nhấn mạnh sự độc đáo, mà còn phản ánh chất liệu cao cấp và tay nghề thủ công tinh xảo của từng chiếc đồng hồ.

Các lĩnh vực như hàng xa xỉ, đồ điện tử cao cấp, và quần áo thiết kế đều áp dụng chiến lược định giá cao cấp (Premium Pricing) để thu hút đối tượng khách hàng sẵn sàng chi trả cho giá trị vượt trội.

9. Định giá dựa trên giá trị cảm nhận (Perceived Value Pricing)

Chiến lược định giá dựa trên giá trị cảm nhận (Perceived Value Pricing) dựa trên giá trị mà khách hàng cảm nhận về sản phẩm, chứ không phải là giá thực tế mà bạn phải chi trả để sản xuất nó. Nói cách khác, bạn định giá sản phẩm cao hơn vì khách hàng tin rằng sản phẩm đó mang lại giá trị đặc biệt.

Giả sử, cửa hàng của bạn dropshipping sản phẩm bình nước thân thiện với môi trường. Chi phí sản xuất của sản phẩm này chỉ 5 đô la. Lúc này, bạn có thể đặt giá chênh lệch lên 30 đô la .Bởi giá trị cảm nhận mà khách hàng có được từ tính thân thiện với môi trường và chất lượng sản phẩm lại rất cao.

Cách định giá chênh lệch trong dropshipping này rất hiệu quả với những sản phẩm có câu chuyện thương hiệu mạnh, tính năng sáng tạo hoặc lợi ích độc đáo mà khách hàng đánh giá cao. Nó phù hợp với các sản phẩm như vật dụng thân thiện với môi trường, tiện ích sáng tạo hay các sản phẩm chăm sóc sức khỏe

10. Chiến lược định giá cho sản phẩm giá rẻ (Low-Ticket Product Dropshipping Pricing Strategy)

Chiến lược định giá cho sản phẩm giá rẻ đặc biệt hiệu quả với các mặt hàng mà khách hàng có thể dễ dàng mua mà không cần suy nghĩ nhiều, như phụ kiện nhỏ, đồ mới lạ và đồ dùng giá rẻ. Đặc điểm của các sản phẩm này là giá thấp, biên lợi nhuận khiêm tốn nhưng số lượng bán ra lớn. Từ đó đảm bảo được biên lợi nhuận ổn định.

Ví dụ, nếu bạn bán móc khóa độc đáo với chi phí sản xuất chỉ 1 đô la, tôi có thể bán với giá 5 đô la, thu được lợi nhuận 4 đô la cho mỗi sản phẩm. Wish là một thương hiệu áp dụng chiến lược định giá này rất thành công bằng cách tập trung vào các mặt hàng dưới 10 USD. Nhờ mô hình dropshipping và hợp tác trực tiếp với nhà sản xuất, Wish duy trì chi phí thấp, thúc đẩy số lượng giao dịch lớn và tối ưu lợi nhuận.

11. Chiến lược định giá cho sản phẩm giá trung bình (Medium-Ticket Product Dropshipping Pricing Strategy)

Chiến lược định giá cho sản phẩm giá trung bình (Medium-Ticket Product Dropshipping Pricing Strategy) là một phương pháp định giá tập trung vào các sản phẩm có mức giá vừa phải, không quá cao cũng không quá thấp, khoảng từ 20-100 USD. Mục đích là duy trì sự cân bằng giữa tính cạnh tranh và biên lợi nhuận.

Chiến lược này phù hợp với tâm lý khách hàng mục tiêu là muốn mua sản phẩm giá trị nhưng không muốn chi tiêu quá cao. Các sản phẩm thuộc nhóm này thường được yêu thích nhờ tính hữu dụng và chất lượng tốt.

Cách đặt giá chênh lệch theo giá trung bình áp dụng cho các mặt hàng hữu dụng, chất lượng tốt nhưng không quá đắt. Ví dụ điển hình bao gồm các sản phẩm gia dụng thông minh như máy xay sinh tố cầm tay, nồi chiên không dầu mini, hoặc đèn bàn cảm ứng tích hợp sạc không dây. Các phụ kiện công nghệ như tai nghe không dây, bộ sạc dự phòng cũng thường được định giá trong khoảng này.

12. Chiến lược định giá cho sản phẩm giá cao (High-Ticket Product Dropshipping Pricing Strategy)

Chiến lược định giá cho sản phẩm giá cao (High-Ticket Product Dropshipping Pricing Strategy) tập trung vào việc bán các sản phẩm đắt tiền, mang lại biên lợi nhuận lớn. Nó nhắm tới những khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn để đổi lấy chất lượng vượt trội và tính năng hiện đại của sản phẩm. 

Nội dung liên quan:  [:vi]Nguồn hàng Dropshipping để kinh doanh quốc tế tại Việt Nam[:]

Cùng là định giá sản phẩm cao nhưng so với chiến lược định giá cao cấp, cách đặt giá chênh lệch trong Dropshipping này tập trung vào việc bán ít sản phẩm nhưng thu lợi nhuận lớn trong mô hình dropshipping Trong khi đó, Premium Pricingg nhấn mạnh việc định vị sản phẩm/dịch vụ là xa xỉ và độc quyền để tạo giá trị thương hiệu vượt trội.

Ví dụ: Nếu bạn nhập một camera an ninh gia đình tiên tiến với giá 50 USD và bán lẻ với giá 150 USD, biên lợi nhuận đạt 100 USD. Đây là mức lợi nhuận đáng kể trên mỗi đơn hàng, dù số lượng giao dịch có thể thấp hơn.

Chiến lược định giá sản phẩm cao lý tưởng cho các sản phẩm cao cấp như:

  • Đồ điện tử tiên tiến (camera an ninh, thiết bị thông minh).
  • Đồ gia dụng cao cấp (máy pha cà phê, máy hút bụi tự động).
  • Thời trang cao cấp (quần áo, phụ kiện, nước hoa thương hiệu).

Làm sao để đặt giá chênh lệch tốt nhất cho cửa hàng Dropshipping?

Việc tìm được mức giá chênh lệch tối ưu đòi hỏi sự thử nghiệm và điều chỉnh liên tục dựa trên phản hồi thị trường và hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, để giảm rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận, bạn cần lưu ý các yếu tố quan trọng như chi phí nhập hàng, đối thủ cạnh tranh, phân khúc khách hàng, và giá trị mà sản phẩm mang lại.

Hiểu khách hàng

Lợi nhuận của bạn phụ thuộc rất nhiều vào việc hiểu rõ khách hàng và thói quen mua sắm của họ. Khi bắt đầu kinh doanh dropshipping, bạn cần xác định rõ khách hàng mục tiêu là ai, họ quan tâm đến điều gì và cách họ chi tiêu tiền.

Hãy xây dựng chân dung khách hàng dựa trên thông tin nhân khẩu học, sở thích và các vấn đề họ gặp phải, tâm lý và thói quen mua sắm. Đây là cơ sở giúp bạn đưa ra mức giá phù hợp và thu hút đúng đối tượng.

Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Analytics hoặc Facebook Insights để thu thập những dữ liệu trên. Những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng, xác định đúng tệp khách hàng và định giá hiệu quả hơn.

Nghiên cứu đối thủ

Phân tích đối thủ cạnh tranh là bước quan trọng khi nghiên cứu cách đặt giá chênh lệch trong dropshipping. Bạn cần xem cách đối thủ của mình định giá sản phẩm và chiến lược họ đang áp dụng. Tuy nhiên, đừng chỉ sao chép họ, mà hãy tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của họ để tạo ra sự khác biệt.

Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như SimilarWeb để tham khảo thông tin về lưu lượng truy cập, từ khóa và chiến lược quảng cáo của đối thủ. Dựa vào đó, bạn có thể đưa ra mức giá cạnh tranh và thu hút khách hàng bằng cách cung cấp giá trị vượt trội, điều này là yếu tố quan trọng để thành công khi định giá dropshipping.

Chi phí vận hành

Để thiết lập giá sản phẩm hiệu quả, bạn cần nắm rõ các chi phí kinh doanh của mình. Xác định các chi phí cố định như phí nền tảng, lương nhân viên và tiền thuê, cũng như các chi phí biến đổi như vận chuyển, giá sản phẩm và chi phí tiếp thị.

Hãy tính toán tất cả những chi phí này để đảm bảo giá bán của bạn không chỉ bao gồm chi phí mà còn có thêm biên độ lợi nhuận.

Cảm nhận của khách hàng về giá trị sản phẩm

Giá trị cảm nhận của sản phẩm là yếu tố quan trọng khi định giá. Điều này có nghĩa là bạn cần hiểu rõ tính độc đáo của sản phẩm và lý do tại sao khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn. Uy tín thương hiệu, chất lượng, tính năng và đánh giá của khách hàng đều ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận này.

Để tăng trải nghiệm tốt của khách hàng về sản phẩm, bạn có thể sử dụng phản hồi từ khách hàng và các nền tảng truyền thông xã hội để hiểu cách khách hàng đánh giá sản phẩm. Khi giá trị cảm nhận cao, bạn sẽ dễ dàng biện minh cho mức giá cao hơn và đạt được biên lợi nhuận lớn hơn cho cửa hàng dropshipping của mình.

Biên lợi nhuận

Khi định giá sản phẩm trong dropshipping, bạn cần tính toán đầy đủ các chi phí, bao gồm giá mua, vận chuyển, phí nền tảng và quảng cáo, để đảm bảo biên lợi nhuận hợp lý. Biên lợi nhuận quá thấp có thể giảm khả năng sinh lời, trong khi biên lợi nhuận quá cao có thể khiến khách hàng không muốn mua. Vì vậy, việc tìm mức giá hợp lý là rất quan trọng để cân bằng giữa lợi nhuận và sức hấp dẫn đối với khách hàng.

Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi thường xuyên và điều chỉnh chiến lược giá khi cần thiết để tối ưu hóa lợi nhuận. Một yếu tố quan trọng nữa là giá trị cảm nhận của khách hàng – nếu sản phẩm mang lại giá trị cao và khách hàng nhận thấy chất lượng tốt, bạn có thể thiết lập biên lợi nhuận lớn hơn, giúp cửa hàng dropshipping của bạn phát triển bền vững.

Vậy là bạn đã nắm được cơ bản về cách đặt giá chênh lệch trong dropshipping. Đây là bước đầu quan trọng để giúp bạn xây dựng chiến lược giá hiệu quả. Trong các bài viết tiếp theo, BurgerPrints sẽ chia sẻ thêm những tips nâng cao giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận. Đừng quên đón đọc những bài viết mới tại BurgerPrints để biết thêm những thông tin hữu ích khi kinh doanh Dropshipping nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader