connect-telegram

Bundling là gì? Chiến lược tối đa hóa doanh thu với Bundling

Bạn đang kinh doanh Print-on-demand và muốn tăng doanh thu? Bundling chính là giải pháp thông minh giúp seller tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận một cách hiệu quả. Trong bài viết này, hãy cùng BurgerPrints tìm hiểu chi tiết hơn Bundling là gì? Các loại đóng gói sản phẩm và chiến lược tối đa hóa doanh thu với Bundling nhé!

Bundling là gì?

Bundling – Bán hàng theo gói là một chiến lược bán hàng hiệu quả trong lĩnh vực Print on Demand và thương mại điện tử, giúp tăng giá trị đơn hàng trung bình (AOV) bằng cách gộp nhiều sản phẩm lại thành một gói và bán với giá ưu đãi hơn so với mua lẻ. Bundle pricing là cách định giá cho các gói sản phẩm này, thường thấp hơn tổng giá của từng sản phẩm. Cách này thuyết phục khách hàng rằng những sản phẩm kết hợp với nhau mang lại giá trị tốt hơn khi mua riêng lẻ, nhằm khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn và tăng giá trị đơn hàng trung bình.

Bundling là gì?

Ví dụ, trong Print on Demand, bạn có thể gộp áo thun với cốc và túi in cùng thiết kế, tạo ra một gói sản phẩm liên quan, tăng khả năng khách hàng mua tất cả sản phẩm thay vì chỉ một.

Các hình thức Bundling phổ biến trong kinh doanh

Thực hiện chiến lược Bundling không chỉ giúp cải thiện doanh thu mà còn nâng cao trải nghiệm khách hàng, vì họ cảm thấy nhận được nhiều giá trị hơn khi mua các sản phẩm theo gói thay vì mua lẻ. Dưới đây là các loại đóng gói phổ biến mà seller nên cân nhắc khi kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử.

Các hình thức Bundling phổ biến trong kinh doanh

1. Pure Bundling

Sản phẩm chỉ được bán theo gói, không có tùy chọn mua riêng lẻ. Điều này thúc đẩy khách hàng mua nhiều sản phẩm cùng lúc. Ví dụ điển hình là gói phần mềm hoặc các dịch vụ số, nơi sản phẩm chỉ bán theo gói và không có tùy chọn mua riêng lẻ.

2. Mixed Bundling

Mixed Bundling cho phép khách hàng chọn giữa việc mua từng sản phẩm riêng lẻ hoặc mua cả gói. Thông thường, giá của gói sản phẩm sẽ rẻ hơn tổng giá các sản phẩm khi mua lẻ. Đây là hình thức phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thương mại điện tử, vì nó khuyến khích khách hàng mua cả gói để nhận được nhiều giá trị hơn.

Nội dung liên quan:  [:vi]Có nên bán áo thun trên shopify? Bật mí các bước bán hàng Shopify hiệu quả[:]

3. Cross-sell Bundling

Gợi ý sản phẩm bổ trợ liên quan đến sản phẩm chính mà khách hàng đang mua. Ví dụ, khi khách hàng mua áo thun, người bán có thể gợi ý mua kèm mũ in cùng thiết kế với giá ưu đãi hơn.

4. Upsell Bundling

Với loại Bundling này, một sản phẩm chủ đạo (leader) sẽ được kết hợp với một hoặc nhiều sản phẩm phụ trợ. Giá trị chính nằm ở sản phẩm chủ đạo, và các sản phẩm phụ trợ được thêm vào như một phần thưởng hoặc có giá trị thấp hơn. Ví dụ, khi mua một chiếc máy ảnh, người mua có thể nhận được gói phụ kiện như thẻ nhớ và túi đựng.

5. New Product Bundling

Đây là hình thức Bundling mà người bán kết hợp một sản phẩm mới với những sản phẩm đã có sẵn và bán chạy, nhằm giúp sản phẩm mới dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn. Điều này tạo ra cơ hội để giới thiệu sản phẩm mới mà không phải đầu tư quá nhiều vào quảng bá riêng lẻ.

5. Gift Bundles

Đóng gói các sản phẩm thành bộ quà tặng phù hợp cho các dịp đặc biệt như sinh nhật, ngày lễ, giúp tăng doanh thu và làm hài lòng khách hàng.

6. Subscription Bundling

Với hình thức này, khách hàng trả một khoản phí định kỳ để nhận được nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ liên tục. Đây là cách tốt để tăng khả năng giữ chân khách hàng và tạo nguồn thu ổn định.

7. Seasonal Bundles

Theo xu hướng mùa vụ, doanh nghiệp có thể tạo ra những gói sản phẩm phù hợp với các sự kiện hoặc thời điểm cụ thể trong năm, khi các sản phẩm trở nên phổ biến hơn. Ví dụ, vào mùa thu, những sản phẩm liên quan đến phong cách lễ hội Halloween hoặc thiết kế áo thun “Fall Vibes” sẽ có nhu cầu cao. Điều này giúp thúc đẩy động lực mua sắm của khách hàng nhờ sự kết nối phù hợp với thời gian và sự kiện.

8. BOGO Bundles (Buy-One-Get-One)

Mô hình “Mua 1 tặng 1” hoặc “Mua 1 nhận 1 giảm giá” đã trở nên cực kỳ phổ biến. Doanh nghiệp có thể tạo ra những ưu đãi hấp dẫn bằng cách tặng kèm sản phẩm hoặc giảm giá sản phẩm thứ hai. Đây là một cách tuyệt vời để kích thích việc mua hàng ngẫu hứng và tăng tốc độ xoay vòng hàng tồn kho.

Ví dụ khi khách hàng mua một chiếc áo thun in hình, họ có thể nhận được một chiếc nón/một mẫu áo in hình khác với giá giảm 50%, điều này làm tăng giá trị đơn hàng và tạo sự hứng thú khi mua sắm.

bundling-la-gi-5

9. Inventory Clearance Bundling

Đây là chiến lược giúp doanh nghiệp giảm bớt hàng tồn kho không bán chạy bằng cách kết hợp các sản phẩm này với những sản phẩm bán chạy trong cùng một gói. Điều này không chỉ giúp giải phóng kho hàng mà còn cung cấp nhiều giá trị hơn cho khách hàng.

Ví dụ kết hợp những mẫu áo thun có thiết kế cũ hoặc ít phổ biến với những mẫu thiết kế mới và bán chúng theo gói sẽ thu hút khách hàng muốn nhận được nhiều giá trị hơn trong một lần mua hàng.

10. Value Bundling

Chiến lược này là việc kết hợp các sản phẩm có giá trị cao và thấp vào một gói, nhằm tăng giá trị cảm nhận của khách hàng. Điều này khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn vì họ cảm thấy đang nhận được một giao dịch tốt.

Nội dung liên quan:  8 ý tưởng thiết kế Bachelorette party triệu đô cho cửa hàng

Ví dụ gói sản phẩm bao gồm một chiếc áo thun chất lượng cao cùng với một sticker hoặc cốc in có thể làm khách hàng cảm thấy được nhận nhiều giá trị hơn với mức giá đã trả.

11. Sample Bundling

Kết hợp những sản phẩm mới hoặc các phiên bản thử nghiệm của sản phẩm vào một gói, giúp khách hàng trải nghiệm và khám phá các sản phẩm mà họ có thể chưa biết đến trước đó. Ví dụ khi khách hàng mua 1 áo thun, seller sẽ tặng kèm một mẫu tất mới để khách hàng trải nghiệm.

  1. Build-your-own Bundles

Khách hàng có thể tự chọn những sản phẩm mà họ muốn để tạo ra một gói riêng. Đây là một cách tiếp cận cá nhân hóa, giúp khách hàng cảm thấy tự do lựa chọn và tăng sự hài lòng. Ví dụ khách hàng có thể tự tạo một gói bao gồm áo thun, nón và cốc in theo ý thích của họ.

Lợi ích của việc bán hàng theo gói

Việc bán hàng theo gói (Bundling) đã trở thành một chiến lược không thể thiếu trong thương mại điện tử. Đối với các seller, đặc biệt là trong mô hình Print on Demand, việc kết hợp các sản phẩm thành gói không chỉ mang lại lợi ích tài chính mà còn giúp tối ưu hóa quá trình vận hành và quản lý tồn kho.

Lợi ích của việc bán hàng theo gói

1. Tăng giá trị đơn hàng trung bình (AOV)

Bán hàng theo gói khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn trong một lần, từ đó làm tăng giá trị đơn hàng trung bình. Khi các sản phẩm được kết hợp lại thành một gói với mức giá ưu đãi, khách hàng sẽ cảm thấy “hời” khi mua theo gói, dẫn đến việc họ sẵn lòng chi tiêu nhiều hơn.

2. Khuyến khích mua hàng theo ý muốn (Impulse buying)

Các gói sản phẩm hấp dẫn, đặc biệt là những gói có giảm giá hoặc ưu đãi, dễ kích thích khách hàng mua sắm mà không lên kế hoạch trước. Điều này có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng tăng doanh số.

3. Tối ưu hóa tồn kho

Bằng cách kết hợp các sản phẩm bán chậm với các sản phẩm bán chạy, doanh nghiệp có thể giảm lượng hàng tồn kho mà không cần phải giảm giá quá sâu cho từng sản phẩm riêng lẻ. Điều này giúp giải phóng không gian kho bãi và cải thiện dòng tiền.

4. Tăng cường trải nghiệm khách hàng

Khi các sản phẩm trong gói bổ sung cho nhau hoặc mang lại trải nghiệm hoàn chỉnh, khách hàng sẽ có cảm giác họ đang nhận được một giá trị toàn diện. Điều này cải thiện mức độ hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.

Lợi ích của việc bán hàng theo gói

5. Giúp quảng bá sản phẩm mới

Việc kết hợp sản phẩm mới với các sản phẩm đã quen thuộc sẽ giúp khách hàng dễ dàng thử nghiệm sản phẩm mới, đồng thời tạo ra sự chú ý và tò mò cho những dòng sản phẩm mới của doanh nghiệp.

6. Tiết kiệm chi phí marketing và vận chuyển

Bán sản phẩm theo gói giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí marketing khi chỉ cần chạy một chiến dịch cho cả gói sản phẩm thay vì từng sản phẩm riêng lẻ. Hơn nữa, khi khách hàng mua gói sản phẩm, chi phí vận chuyển cũng sẽ được tối ưu hóa do việc gom nhiều sản phẩm vào cùng một đơn hàng.

Nội dung liên quan:  [:en]Where to sell your Print on Demand products[:vi]Các kênh bán sản phẩm in theo yêu cầu POD[:]

Chiến lược tối đa hóa doanh thu với Bundling

Khi kinh doanh Print on Demand, việc tối ưu hóa doanh thu là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ seller nào. Một trong những chiến lược hiệu quả để đạt được điều này là sử dụng kỹ thuật Bundling – gộp các sản phẩm lại thành một combo với mức giá ưu đãi. Để áp dụng thành công Bundling nhằm tối đa hóa doanh thu, seller có thể tham khảo một số chiến lược sau đây:

1. Xác định các sản phẩm phù hợp

Đối với seller Print on Demand (POD), các sản phẩm dễ dàng gộp lại thành gói có thể là áo thun, cốc in hình, hoặc poster cùng chủ đề. Gộp các sản phẩm tương tự hoặc bổ trợ cho nhau sẽ tăng khả năng khách hàng quan tâm đến toàn bộ gói sản phẩm.

2. Tạo giá trị vượt trội cho khách hàng

Khách hàng chỉ chọn mua một gói Bundling nếu họ nhận thấy lợi ích vượt trội so với việc mua từng sản phẩm riêng lẻ. Vậy nên seller nên giảm giá, tặng thêm sản phẩm miễn phí hoặc cung cấp các tính năng, dịch vụ bổ sung. Ví dụ, một thương hiệu mỹ phẩm có thể tạo ra một gói sản phẩm chăm sóc da bao gồm kem dưỡng, serum và sữa rửa mặt với một mức giá hấp dẫn hơn so với khi mua từng món.

Tạo giá trị vượt trội cho khách hàng

3. Thiết lập giá gói

Để áp dụng bundle pricing, seller cần tính toán mức giá sao cho gói sản phẩm hấp dẫn mà vẫn giữ được lợi nhuận. Ví dụ, nếu tổng giá trị của 3 sản phẩm là 30 USD, bạn có thể giảm giá gói xuống còn 25 USD. Điều này khiến khách hàng cảm thấy họ nhận được nhiều giá trị hơn, đồng thời giúp bạn bán được nhiều sản phẩm hơn trong một giao dịch.

4. Phân tích dữ liệu khách hàng để tối ưu gói sản phẩm

Sử dụng dữ liệu khách hàng và phân tích hành vi mua sắm để hiểu rõ sở thích và nhu cầu của họ. Điều này giúp doanh nghiệp xác định được những sản phẩm thường được mua cùng nhau, từ đó tạo ra các gói sản phẩm mang tính cá nhân hóa cao. Ví dụ, nếu một nhóm khách hàng thường mua áo sơ mi và cà vạt cùng nhau, doanh nghiệp có thể tạo gói Bundling bao gồm cả hai để thúc đẩy doanh số.

Phân tích dữ liệu khách hàng để tối ưu gói sản phẩm

5. Quảng cáo và giới thiệu gói sản phẩm

Khi triển khai gói sản phẩm, cần làm nổi bật giá trị mà khách hàng nhận được khi mua theo gói. Seller có thể sử dụng các kênh quảng bá trực tuyến, SEO và email marketing để tăng nhận thức và kích thích nhu cầu mua gói sản phẩm thay vì mua lẻ.

6. Theo dõi và điều chỉnh gói sản phẩm theo thời gian

Chiến lược Bundling không phải là cố định. Doanh nghiệp cần theo dõi hiệu quả của từng gói sản phẩm và thực hiện các thay đổi nếu cần thiết. Điều này có thể bao gồm điều chỉnh giá, thêm hoặc bớt sản phẩm trong gói, hoặc thậm chí tạo ra các gói theo mùa để phù hợp với nhu cầu của khách hàng vào từng thời điểm.

Ví dụ: Trong các dịp lễ lớn, các gói sản phẩm tặng kèm quà hoặc gói dùng thử có thể được triển khai để thu hút khách hàng mới.

Theo dõi và điều chỉnh gói sản phẩm theo thời gian

Tổng kết

Bundling là một chiến lược kinh doanh thông minh giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận một cách hiệu quả. Bài viết trên đây BurgerPrints đã chia sẻ chi tiết Bundling là gì? Và nhưng chiến lược tối đa hóa doanh thu với Bundling. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, seller có thểkết hợp các sản phẩm/dịch vụ liên quan thành các gói hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và tạo ra giá trị gia tăng. Đừng quên thường xuyên ghé blog của BurgerPrints để đọc thêm các bài viết thú vị của chúng tôi nhé!

TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ CÙNG BURGERPRINTS!
BẮT ĐẦU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader