Instagram là một công cụ mạnh mẽ để phát triển kinh doanh dropshipping, giúp bạn tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng thông qua các tính năng như Reels, Stories, Product Tags… Tuy nhiên, để tận dụng tối đa nền tảng này, bạn cần có một chiến lược marketing hiệu quả. Trong bài viết này, BurgerPrints sẽ hướng dẫn bạn cách làm Instagram Marketing cho Dropshipping.
Instagram Marketing cho Dropshipping là gì?
Instagram Marketing là việc sử dụng nền tảng Instagram để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của mình. Đây được coi là một công cụ không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị của các nhà bán hàng và doanh nghiệp, đặc biệt là kinh doanh dropshipping.
Đặc điểm nổi bật của Instagram Marketing là khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả thông qua nội dung hình ảnh và video hấp dẫn. Mạng xã hội này cho phép kết nối trực tiếp với khách hàng tiềm năng qua các tính năng như Stories, Reels, Product Tags, và quảng cáo PPC, giúp gia tăng tương tác, xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Theo Demandsage, Instagram hiện có 2,4 tỷ người dùng đang hoạt động, chiếm khoảng ¼ người dùng Internet đang hoạt động trên toàn thế giới mỗi tháng. Trong đó, chủ yếu là nhóm tuổi từ 18-34. Đây là đối tượng có sức mua lớn và có xu hướng quyết định chi tiêu nhanh chóng khi được truyền cảm hứng từ hình ảnh hoặc video hấp dẫn.
Các hình thức Instagram Marketing cho Dropshipping
Trong chiến lược Instagram Marketing cho dropshipping, hai hình thức phổ biến và hiệu quả nhất là Influencer Marketing và Instagram Ads.
1. Influencer Marketing
Influencer Marketing là hình thức tiếp thị qua người có ảnh hưởng (thường là quảng cáo trả phí). Hiểu đơn giản, bạn sẽ hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng lớn trên Instagram, trả tiền cho họ để quảng bá sản phẩm hoặc thương hiệu của bạn.
2. Instagram Ads
Instagram Ads là một hình thức quảng cáo trả phí giúp các nhà bán hàng tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể. Quảng cáo có thể xuất hiện trong feed, stories, Reels, hoặc IGTV của người dùng Instagram.
Các loại Instagram Ads phổ biến như quảng cáo trong Feed, quảng cáo trong Stories, Carousel Ads, Reels Ads và Explore Ads.
- Quảng cáo trong Feed: Quảng cáo xuất hiện trong dòng thời gian của người dùng, có thể là ảnh hoặc video. Đây là cách truyền tải thông điệp sản phẩm đến người theo dõi của bạn.
- Quảng cáo trong Stories: Quảng cáo xuất hiện giữa các stories của người dùng, là một dạng quảng cáo ngắn gọn và dễ thu hút sự chú ý. Quảng cáo trong Stories có thể là ảnh hoặc video dài tối đa 15 giây.
- Carousel Ads: Đây là dạng quảng cáo cho phép bạn hiển thị nhiều hình ảnh hoặc video trong một bài đăng duy nhất, người dùng có thể lướt qua các hình ảnh/video để xem nhiều sản phẩm hoặc nội dung khác nhau.
- Reel Ads: Reels Ads là quảng cáo xuất hiện trong video Reels, là các video ngắn (15-60 giây) được người dùng Instagram tạo và chia sẻ. Với sự phổ biến của video ngắn, quảng cáo trên Reels sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý của người dùng, đặc biệt là những người yêu thích các nội dung sáng tạo và giải trí.
- Explore Ads: Quảng cáo xuất hiện trong phần Explore (khám phá) của Instagram, nơi người dùng tìm kiếm nội dung mới dựa trên sở thích của họ. Quảng cáo này giúp bạn tiếp cận người dùng ngoài vòng kết nối bạn bè và người dùng trên Instagram.
Cách thiết lập hồ sơ Instagram doanh nghiệp
Nếu như không thiết lập hồ sơ Instagram doanh nghiệp thì bạn cũng không thể kinh doanh dropshipping trên Instagram. So với tài khoản cá nhân, tài khoản Instagram doanh nghiệp cung cấp nhiều tính năng bổ ích hỗ trợ các hoạt động marketing, bán hàng và tương tác với khách hàng hiệu quả hơn.
Dưới đây là các bước thiết lập hồ sơ Instagram doanh nghiệp:
1. Tạo tài khoản Instagram
Đầu tiên, bạn cần tài và cài đặt ứng dụng Instagram trên điện thoại từ Google Play (Android) hoặc App Store (iOS). Bạn mở ứng dụng và đăng ký tài khoản Instagram mới bằng email, số điện thoại hoặc tài khoản Facebook.
Sau khi tạo tài khoản, hãy cập nhật các thông tin cơ bản như tên, ảnh đại diện và mô tả ngắn gọn.
2. Tạo trang doanh nghiệp (Business Page) trên Facebook
Instagram không có công cụ quản lý quảng cáo riêng mà được tích hợp trong Facebook Ads Manager (Instagram và Facebook thuộc sở hữu của Meta). Vì vậy, để tạo và quản lý quảng cáo trên Instagram, bạn cần có một Trang doanh nghiệp trên Facebook. Tài khoản Facebook sẽ là cầu nối để bạn thiết lập chiến dịch quảng cáo, chọn đối tượng mục tiêu, ngân sách và theo dõi hiệu quả chiến dịch quảng cáo trên cả Instagram và Facebook.
Để tạo trang doanh nghiệp (Business Page) trên Facebook, bạn hãy thực hiện các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào Facebook và đăng nhập vào tài khoản cá nhân của bạn.
Bước 2: Nhấp vào mục Menu ở góc dưới bên phải màn hình và chọn Trang (Page). Nhấn vào Tạo để tạo trang doanh nghiệp mới.
Bước 3: Lựa chọn Trang công khai – Phát triển với vai trò doanh nghiệp, người sáng tạo nội dung hoặc tổ chức. Nhấn vào Tiếp để tiến hành bước nhập thông tin trang.
Bước 4: Nhập đầy đủ các thông tin về tên trang, hạng mục, tiểu sử, thông tin liên hệ, vị trí và giờ mở cửa.
Bước 5: Thêm Ảnh hồ sơ (Avatar) và Ảnh bìa (Cover) cho trang Doanh nghiệp theo hướng dẫn.
Bước 6: Thêm nút Hành động cho trang Doanh nghiệp (Facebook Business) nằm dưới ảnh bìa. Bạn có thể tùy chỉnh nút này để dẫn khách hàng truy cập đến trang web, đặt lịch hẹn hoặc liên hệ trực tiếp.
3. Kích hoạt hồ sơ doanh nghiệp
Sau khi tạo tài khoản Instagram và Trang Facebook, bạn có thể kết nối và chuyển đổi tài khoản Instagram sang chế độ doanh nghiệp.
Để kích hoạt hồ sơ doanh nghiệp, bạn hãy thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nhấn vào biểu tượng 3 dấu gạch ở góc trên bên phải màn hình để vào phần cài đặt.
Bước 2: Nhấp vào Công cụ và loại tài khoản trong mục Dành cho chuyên gia và chọn Chuyển sang tài khoản công việc.
Instagram sẽ yêu cầu bạn kết nối với trang Facebook mà bạn đã tạo trước đó. Bạn nhấn vào Kết nối Trang Facebook và chọn trang doanh nghiệp của bạn.
Lúc này, bạn đã có thể bắt đầu các chiến lược marketing trên Instagram. Bạn có thể tận dụng các công cụ dành cho tài khoản Instagram Business như Instagram Insights để theo dõi hiệu quả bài đăng, Instagram Shopping để gắn thẻ sản phẩm trực tiếp trong bài viết, và Instagram Ads để tiếp cận đối tượng mục tiêu thông qua quảng cáo tối ưu hóa. Đồng thời, sử dụng Meta Business Suite để quản lý toàn diện các hoạt động trên Facebook và Instagram.
Một số công cụ Instagram Marketing hiệu quả
Instagram Marketing tận dụng các công cụ của nền tảng này như Stories, Reels, Hashtag, Product Tags/Shop Now và DM để xây dựng thương hiệu, thu hút người theo dõi và tương tác với khách hàng.
1. Reels
Instagram Reels là một tính năng cho phép người dùng tạo nội dung dưới định dạng video ngắn và chia sẻ trong phần Reels, Stories hoặc News feed. Với Reels, nhà sáng tạo có thể quay, chỉnh sửa và thêm hiệu ứng sáng tạo vào video ngắn (tối đa 90 giây) và chia sẻ với người dùng.
Reels là một công cụ Instagram Marketing hiệu quả, giúp cửa hàng của bạn tiếp cận đối tượng rộng lớn thông qua nội dung ngắn gọn, dễ tiêu thụ và dễ lan tỏa. Các video Reels không chỉ thu hút sự chú ý nhanh chóng mà còn được ưu tiên hiển thị trên Instagram Explore và cùng với Facebook Reels, tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng.
2. Hashtag
Hashtag là một công cụ phân loại nội dung, giúp bài đăng dễ dàng được tìm thấy trên các nền tảng mạng xã hội. Cách thức vận hành của Hashtag có thể khó hiểu với người mới, song về cơ bản, nó hoạt động như một từ khóa, gắn thẻ nội dung để người dùng có thể tìm kiếm hoặc theo dõi một chủ đề nhất định.
Một số mẹo tận dụng hashtag hiệu quả là sử dụng dưới 30 hashtags cho một bài đăng, tối ưu nhất là từ 5-10 hashtag phù hợp. Bạn nên chọn những hashtag có lượng người theo dõi vừa phải (dưới 100 triệu người) để tăng khả năng tiếp cận và tương tác khi người dùng tìm kiếm nội dung liên quan.
Việc kết hợp hashtag phổ biến và hashtag cụ thể sẽ giúp bài đăng nổi bật hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
3. Stories
Công cụ Instagram Marketing tiếp theo là Stories. Với gần 1 tỷ người sử dụng tính năng này mỗi ngày, Stories là cách hoàn hảo để dropshipper kết nối với khách hàng bằng nội dung nhanh, hấp dẫn và mang tính tương tác cao.
Có hai kiểu Stories là Stories tự nhiên (organic) và chạy quảng cáo PPC (Pay-per-Click). Với hình thức thứ nhất, bạn sẽ chủ động đăng nội dung sáng tạo như trả lời câu hỏi, sử dụng ảnh chất lượng cao, chơi các trò chơi trên Stories để tăng tương tác, tạo khảo sát hoặc thậm chí đưa ra các ưu đãi đặc biệt. Các nội dung trên Stories thường chỉ tồn tại trong 24 giờ, nên nếu muốn lưu giữ, bạn có thể thêm vào phần Highlights.
Với PPC, bạn có thể chạy quảng cáo để đưa Stories của mình đến với đối tượng khách hàng mục tiêu, giúp tăng nhận diện thương hiệu, lượt truy cập website hoặc chuyển đổi đơn hàng. Quảng cáo Stories thường hiệu quả vì chúng xuất hiện xen kẽ tự nhiên giữa các Stories mà người dùng đang xem, giúp nội dung không bị bỏ qua dễ dàng.
Ngoài ra, live trên Stories cũng là một tính năng tuyệt vời để bạn kết nối trực tiếp với người theo dõi. Bạn có thể sử dụng Live để trả lời câu hỏi trực tiếp từ người theo dõi, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới…
4. Video
Video xen kẽ giữa các ảnh trong bài post Instagram là một dạng nội dung kết hợp giữa hình ảnh tĩnh và video trong một bài đăng duy nhất. Khi bạn đăng một bài viết trên Instagram, bạn có thể lựa chọn nhiều ảnh và video khác nhau (lên đến 10 ảnh/video), cho phép bạn tạo ra một bài đăng theo dạng album với sự kết hợp giữa ảnh và video. Video trong bài đăng này có thể là một đoạn video ngắn với chuyển động, hiệu ứng hoặc âm thanh.
Video có sức hút mạnh mẽ hơn hình ảnh tĩnh, giúp thu hút sự chú ý ngay lập tức. Trên Instagram, khi người dùng thấy một video thú vị, họ sẽ chia sẻ nó, giúp tăng khả năng tiếp cận và lan tỏa thông điệp của thương hiệu.
Để tận dụng tối đa công cụ này trong Instagram Marketing, bạn hãy tạo và đăng tải các video khác nhau như giới thiệu sản phẩm, behind-the-scenes, tutorial… để thu hút sự quan tâm của người xem. Đảm bảo video của bạn có chất lượng hình ảnh tốt, âm thanh rõ ràng và độ dài phù hợp với nội dung.
5. Product Tags/Shop Now
Các quảng cáo có gắn Product Tag (thẻ sản phẩm) được cho là giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng và thúc đẩy hành động mua sắm. Với Product Tag, người dùng có thể truy cập trực tiếp vào cửa hàng của bạn để mua sản phẩm mà không cần thực hiện nhiều thao tác tìm kiếm phức tạp.
Bạn cũng có thể thêm nút “Shop Now” để hướng khách hàng đến website của mình một cách nhanh chóng và tiện lợi. Shop Now hoạt động giống như một CTA (lời kêu gọi hành động), cho phép bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách đưa khách hàng từ Instagram đến trang bán hàng chỉ với một cú nhấp chuột.
6. DM
DM (Direct Message) là tính năng nhắn tin trực tiếp trên Instagram, cho phép người dùng gửi tin nhắn riêng tư cho nhau. Thông qua DM, bạn có thể tương tác trực tiếp với khách hàng, người theo dõi hoặc influencers (người ảnh hưởng) để triển khai các chiến lược marketing hiệu quả.
Một trong những chiến lược phổ biến nhất là sử dụng DM để tiếp cận những influencer có lượng theo dõi lớn. Bạn có thể gửi lời mời hợp tác, thảo luận về chiến dịch quảng cáo hoặc đề nghị họ thử nghiệm sản phẩm. Việc tiếp cận trực tiếp qua DM giúp bạn tiết kiệm thời gian và gia tăng cơ hội nhận được sự phản hồi ngay lập tức từ các influencer.
Bạn cũng có thể sử dụng DM để phản hồi feedback của khách hàng. DM giúp bạn trả lời khách hàng một cách nhanh chóng để hỗ trợ khách hàng giải quyết vấn đề của họ kịp thời.
Một số Dropshipping Store áp dụng Instagram Marketing thành công
Với những người mới bắt đầu kinh doanh dropshipping, việc triển khai chiến lược Instagram sẽ không dễ dàng. Bạn có thể tham khảo một số Dropshipping Store áp dụng Instagram Marketing thành công để tìm hiểu cách làm của họ và áp dụng cho cửa hàng của bạn.
1. Notebook Therapy
Sở hữu 1.6 triệu người theo dõi, Notebook Therapy là một thương hiệu chuyên dropshipping các sản phẩm sổ tay và đồ văn phòng phẩm. Tài khoản Instagram của họ được xây dựng với Feed tinh tế, đẹp mắt, tập trung xung quanh chính sản phẩm của họ, sử dụng các công cụ như Instagram Reels, Stories và Highlights.
Bí kíp thành công của Notebook Therapy nằm ở hình ảnh đẹp, bắt mắt, cùng các video sáng tạo và chỉn chu. Họ cũng tận dụng hiệu quả hashtag liên quan như #notebooktherapy, #bulletjournal, #planneraddict để tăng lượt reach và tương tác từ cộng đồng yêu thích văn phòng phẩm.
2. Cats on Catnip
Cats on Catnip là một cửa hàng chuyên về đồ dùng cho mèo. Thương hiệu này lựa chọn chiến lược Instagram Marketing khá thú vị với những nội dung hài hước. Lướt xem các bài đăng trên Instagram của Cats on Catnip, bạn sẽ thấy những hình ảnh chế meme vui nhộn, lầy lội và đáng yêu của mèo.
3. Meowingtons
Tương tự Cats on Catnip, Meowingtons cũng cung cấp các sản phẩm thiết kế riêng dành cho mèo. Trên trang Instagram, thương hiệu chia sẻ những hình ảnh dễ thương, hài hước của mèo. Đồng thời, sáng tạo câu chuyện riêng về cô chủ và chú mèo cô ấy. Điều này tạo nên cảm giác chờ đợi và sự thích thú với người theo dõi, giúp gia tăng tương tác cho Meowingtons.
Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về Instagram Marketing cho Dropshipping. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu cách làm Instagram Marketing hiệu quả và áp dụng vào thực tế. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Dropshipping thì hãy ghé BurgerPrints nhé!