Dropshipping và Drop Surfing đều là mô hình kinh doanh trực tuyến phổ biến, tuy nhiên có sự khác biệt rõ rệt về cách vận hành. Dropshipping tập trung vào việc bán hàng, còn Drop Surfing tập trung tối ưu hóa nguồn cung. Trong bài viết này, BurgerPrints sẽ so sánh Drop Surfing và Dropshipping cụ thể.
Dropshipping vs Drop Surfing là gì?
Drop Surfing là mô hình tối ưu hóa từ Dropshipping về nguồn cung ứng. Vì thế, hai mô hình có những điểm tương đồng nhất định và cũng có điểm khác nhau.
Tổng quan về mô hình Dropshipping
Dropshipping là mô hình kinh doanh trực tuyến, trong đó người bán không lưu trữ hàng hóa. Khi có đơn hàng, người bán chuyển thông tin đến nhà cung cấp, và nhà cung cấp chịu trách nhiệm đóng gói, vận chuyển hàng trực tiếp đến khách hàng.
Ưu điểm của Dropshipping: Chi phí đầu tư thấp vì không phải lưu trữ hàng hóa. Đồng thời, người bán bán các sản phẩm sẵn có từ nhà cung cấp, nên dễ dàng kinh doanh, tính linh hoạt cao hơn. Vì không tồn hàng sẵn, cũng như không chịu trách nhiệm giao hàng nên rủi ro của mô hình này thấp, tránh lỗ khi không bán được.
Nhược điểm của Dropshipping: Lợi nhuận thấp, vì bán sản phẩm đại trà, không có tính cá nhân cao như Print on Demand. Ngoài ra, người bán cũng không kiểm soát được chất lượng, số lượng cũng như thời gian giao hàng được giao đến người mua, dễ bị ảnh hưởng đến uy tín người bán khi có sự cố xảy ra.
Tổng quan về mô hình Drop Surfing
Drop Surfing là chiến lược kinh doanh nâng cao từ mô hình Dropshipping. Người bán không cố định với một nhà cung cấp mà liên tục tìm kiếm và chọn nhà cung cấp có giá tốt nhất, chất lượng phù hợp cho từng đơn hàng. Sự đa dạng nguồn cung ứng có thể cho cùng một sản phẩm hoặc sản phẩm thay thế có tính năng tương tự cũng đáp ứng được đơn hàng từ khách mua.
Ưu điểm của Drop Surfing: Khắc phục được một số hạn chế của mô hình Dropshipping. Đó là tối ưu được lợi nhuận khi người bán có được nhiều sự lựa chọn nguồn cung hơn. Thêm vào đó, nguồn hàng cung ứng cũng được đảm bảo hơn, giảm được rủi ro hết hàng hoặc chất lượng, số lượng không đảm bảo cho đơn hàng khách đặt.
Nhược điểm của Drop Surfing: Mô hình này đòi hỏi người bán phải có quy trình quản lý chặt chẽ, phức tạp các nguồn cung. Vì vị trí cũng như quy trình xử lý đơn của các nhà cung ứng khác nhau, nên người bán cần nắm rõ để đảm bảo thời gian hàng đến tay người mua. Bên cạnh đó, mỗi nhà sản xuất có tiêu chuẩn hàng xuất kho khác nhau, vì vậy sẽ có rủi ro hàng mà khách đặt lại nhận lần sau sẽ không giống với hàng nhận lần trước.
Sự khác biệt cơ bản giữa Drop Surfing và Dropshipping
Hiện nay, có nhiều nền tảng kinh doanh trực tuyến hỗ trợ cả hai mô hình Drop Surfing và Dropshipping. Ví dụ như Shopify, WooCommerce, AliExpess,… Mặc dù Drop Surfing được tối ưu hóa nhằm có lợi hơn cho người bán, tuy nhiên, vì độ quản lý phức tạp nên mô hình Dropshipping được hỗ trợ nhiều hơn trên các nền tảng hiện nay.
Dưới đây là bảng review điểm khác biệt cơ bản giữa hai mô hình:
Tiêu chí | Dropshipping | Drop Surfing |
Nhà cung cấp | Ít và cố định | Linh hoạt |
Đặc tính sản phẩm | Sản phẩm có vòng đời dài, ổn định | Phù hợp với sản phẩm thời vụ, xu hướng |
Tối ưu chi phí | Khó kiểm soát | Linh hoạt |
Độ phức tạp quản lý | Đơn giản | Phức tạp |
Thời gian giao hàng | Ổn định | Kém ổn định hơn |
Kiểm soát chất lượng | Đồng đều | Thay đổi linh hoạt |
Rủi ro | Cao | Thấp hơn |
Nhìn chung, mô hình kinh doanh Dropshipping phù hợp với người mới bắt đầu, không yêu cầu kỹ năng quản lý phức tạp. Còn Drop Surfing hợp với người đã có kinh nghiệm, muốn tối ưu hóa lợi nhuận và chất lượng dịch vụ.
So sánh Drop Surfing và Dropshipping: Nên chọn mô hình nào?
Khi chọn mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp thương mại điện tử, hãy chọn mô hình phù hợp với phong cách và mục tiêu của người bán. Đồng thời cân nhắc thời gian có thể dành cho việc vận chuyển đơn hàng.
Về khả năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Dropshipping có lợi thế lớn nhất là xây dựng được các mối quan hệ lâu dài hơn với nhà cung cấp và khách hàng. Mặc dù quá trình phát triển có thể chậm và lợi nhuận thấp khiến người bán phải cạnh tranh nhiều.
Drop Surfing, ngược lại, mang tính rủi ro cao hơn vì người bán khó tạo các mối quan hệ dài hạn. Người bán chỉ tìm kiếm các xu hướng, lựa chọn sản phẩm phù hợp và xây dựng chiến lược marketing. Đồng thời, người bán cũng làm việc với nhiều nhà cung cấp cho mỗi sản phẩm và thường xuyên yêu cầu họ giảm giá để cạnh tranh. Vì vậy, mối quan hệ giữa người bán và nhà cung cấp không bền vững, có tính thời vụ.
Về vận hành
Với dropshipping truyền thống, nếu người bán làm việc với một nhóm nhà cung cấp nhỏ lâu dài, quy trình có thể tự động hóa nhiều phần cũng như tăng thêm một số lợi ích đi kèm. Người bán có thể thiết lập hệ thống để tự động đặt hàng ngay khi khách hàng thanh toán thành công, giúp tập trung vào việc tiếp thị cho các sản phẩm đã có sẵn.
Mô hình Drop Surfing khó tự động hóa vận hành vì người bán phải tìm kiếm sản phẩm mới một cách thủ công khi phát hiện xu hướng, và phải so sánh giá của các nhà cung cấp cho từng đơn hàng. Việc đánh giá nhà cung cấp phù hợp đơn hàng cũng khó theo danh sách tiêu chí cụ thể, chi tiết. Khi doanh nghiệp phát triển và có nhiều đơn hàng, điều này có thể tiêu tốn rất nhiều thời gian lựa chọn mà đơn hàng không được xử lý để giao cho khách.
Về mục tiêu dài hạn
Mục tiêu dài hạn của Dropshipping là xây dựng một cơ sở khách hàng ổn định và các đối tác đáng tin cậy. Khi doanh nghiệp phát triển, nhiều người bắt đầu tạo ra và bán sản phẩm riêng. Mục tiêu dài hạn của Drop Surfing là tối ưu hóa lợi nhuận, không lưu trữ hàng hóa và bán được nhóm sản phẩm có tính thời vụ, xu hướng.
Tạm kết
Tóm lại, mỗi mô hình có những ưu điểm, nhược điểm nhất định, phù hợp với chiến lược kinh doanh và mục tiêu dài hạn của người bán. Dropshipping nhờ ưu điểm dễ quản lý và chi phí đầu tư thấp nên thích hợp cho người mới bắt đầu kinh doanh trực tuyến hơn. Drop Surfing đòi hỏi sự chọn lựa nhà cung ứng phù hợp đơn hàng nên phù hợp với người bán đã có kinh nghiệm. Theo dõi BurgerPrints ngay để có thêm nhiều kiến thức về các mô hình kinh doanh trực tuyến hiện đại nhé!