connect-telegram

e-Commerce platform là gì? Những điều doanh nghiệp cần biết về nền tảng TMĐT

Bạn đang tìm kiếm cách để mở rộng kinh doanh trực tuyến và thu hút thêm nhiều khách hàng? “e-Commerce platform” chính là chìa khóa giúp bạn thực hiện điều đó. Trong bài viết này, BurgerPrints sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi e-Commerce platform là gì? và giải đáp chi tiết về các nền tảng Thương mại điện tử (TMĐT), từ cách thức hoạt động đến những ưu điểm và hạn chế, để bạn có thể chọn lựa giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.

e-Commerce platform là gì?

e-Commerce platform (Nền tảng thương mại điện tử) là các hệ thống phần mềm hoặc công cụ cho phép các doanh nghiệp xây dựng và quản lý cửa hàng trực tuyến. Các nền tảng TMĐT này cung cấp các tính năng quan trọng để quản lý tất cả các khía cạnh của việc bán hàng trực tuyến, bao gồm: Tạo ra gian hàng trực tuyến, trưng bày và quản lý sản phẩm, quản lý quy trình bán hàng (đặt hàng, giao hàng,…), xử lý thanh toán, quản lý khách hàng và tiếp thị.

Các nền tảng này thường đi kèm với các công cụ quản lý nâng cao như quản lý kho, báo cáo và phân tích, tích hợp với các dịch vụ bên thứ ba, và hỗ trợ các kênh bán hàng trực tuyến khác nhau như website, di động, mạng xã hội và thị trường trực tuyến.

e-commerce-platform-la-gi

Ưu điểm:

  • Dễ dàng thiết lập và quản lý cửa hàng trực tuyến mà không cần nhiều kỹ năng kỹ thuật.
  • Tích hợp sẵn với các cổng thanh toán (PayPal, Stripe) và các dịch vụ vận chuyển (FedEx, UPS), giúp quy trình bán hàng và giao hàng trở nên dễ dàng hơn.
  • Cho phép tùy chỉnh cao với hàng ngàn plugin và ứng dụng, giúp doanh nghiệp điều chỉnh và mở rộng tính năng theo nhu cầu cụ thể.
  • Cung cấp các công cụ quản lý sản phẩm, kho hàng và đơn hàng giúp theo dõi và quản lý cửa hàng dễ dàng.
  • Có khả năng mở rộng quy mô để phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp, từ các cửa hàng nhỏ đến các doanh nghiệp lớn.
  • Cung cấp các công cụ SEO tích hợp và các tính năng marketing, giúp tăng cường hiển thị và thu hút khách hàng trực tuyến.

Nhược điểm:

  • Các nền tảng thương mại điện tử thường đi kèm với chi phí hàng tháng và chi phí cho các plugin, ứng dụng, tính năng bổ sung.
  • Một số nền tảng áp dụng phí giao dịch cho mỗi đơn hàng, điều này có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt là với các cửa hàng có doanh thu thấp.
  • Một số nền tảng SaaS có khả năng tùy chỉnh giới hạn so với các nền tảng mã nguồn mở, yêu cầu kiến thức lập trình để tùy chỉnh sâu hơn.
  • Nhiều tính năng cần thiết chỉ có thể thực hiện được thông qua các ứng dụng bên thứ ba, điều này có thể làm tăng chi phí và độ phức tạp trong quản lý.
  • Các vấn đề bảo mật vẫn có thể phát sinh và yêu cầu doanh nghiệp phải đầu tư thêm vào các biện pháp bảo mật nâng cao.
  • Một số nền tảng có thể gặp khó khăn khi doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, đòi hỏi các giải pháp tùy chỉnh hoặc chuyển đổi sang nền tảng mạnh mẽ hơn.

Các loại nền tảng thương mại điện tử phổ biến

Nhìn chung, các nền tảng thương mại điện tử có thể được phân loại thành ba loại: SaaS (Phần mềm dưới dạng dịch vụ), mã nguồn mở và các giải pháp được xây dựng tùy chỉnh.

1. SaaS (Phần mềm dưới dạng dịch vụ)

Với các nền tảng SaaS, người dùng chỉ cần đăng ký và bắt đầu sử dụng dịch vụ mà không cần quan tâm đến việc cài đặt, bảo trì hoặc cập nhật phần mềm. Các nền tảng SaaS thường đi kèm với hỗ trợ khách hàng và các tính năng tích hợp sẵn để giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý cửa hàng trực tuyến.

e-commerce-platform-la-gi-1

2. Mã nguồn mở

Các nền tảng mã nguồn mở cung cấp nhiều tùy chọn tùy chỉnh hơn nhưng yêu cầu hiểu biết kỹ thuật. Người dùng có thể tải xuống, cài đặt và tùy chỉnh phần mềm theo nhu cầu của mình. Tuy nhiên, người dùng cũng phải tự mình quản lý các vấn đề liên quan đến bảo mật, cập nhật và bảo trì hệ thống. Các nền tảng mã nguồn mở thường phù hợp với các doanh nghiệp có đội ngũ kỹ thuật hoặc thuê ngoài dịch vụ kỹ thuật.

e-commerce-platform-la-gi-2

3. Giải pháp được xây dựng tùy chỉnh

Các nền tảng thương mại điện tử được xây dựng tùy chỉnh được thiết kế riêng cho nhu cầu kinh doanh của bạn. Bạn sẽ làm việc với một đội ngũ phát triển để tạo ra một hệ thống hoàn toàn phù hợp với yêu cầu cụ thể. Mặc dù các giải pháp tùy chỉnh có thể cung cấp độ linh hoạt và khả năng mở rộng tối đa, nhưng chúng cũng có thể tốn kém và mất thời gian để phát triển.

e-commerce-platform-la-gi-3

Mỗi loại nền tảng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, và việc lựa chọn loại nền tảng nào phù hợp nhất phụ thuộc vào quy mô, ngân sách và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp.

Tính năng của các nền tảng thương mại điện tử

Nền tảng thương mại điện tử không chỉ là bán sản phẩm trực tuyến mà còn tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch và hiệu quả cho người mua và giúp các doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho, xử lý đơn hàng, xử lý dịch vụ khách hàng và phân tích xu hướng bán hàng,… tốt hơn. Dưới đây là một số tính năng nổi bật của các nền tảng thương mại điện tử hiện nay:

Đối với người bán

  • Quản lý sản phẩm: Dễ dàng thêm, chỉnh sửa và xóa sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến. Ngoài ra, các nền tảng thương mại điện tử còn hỗ trợ nhà bán hàng theo dõi số lượng hàng tồn và nhận thông báo khi hàng sắp hết.
  • Quản lý đơn hàng: Theo dõi trạng thái đơn hàng từ khi đặt hàng đến khi giao hàng và xử lý các yêu cầu trả hàng và hoàn tiền (nếu có).
  • Thanh toán: Hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán như thẻ tín dụng, PayPal, chuyển khoản ngân hàng. Đồng thời bảo mật thông tin thanh toán của khách hàng giúp quá trình thanh toán trở nên tiện lợi và an toàn.
  • Phân tích và báo cáo:  Cung cấp các báo cáo chi tiết về doanh thu, sản phẩm bán chạy, lượng truy cập và các chỉ số kinh doanh khác nhằm giúp nhà bán hàng theo dõi và phân tích hành vi mua sắm của khách hàng để tối ưu hóa chiến lược bán hàng.
  • Tiếp thị và quảng cáo: Công cụ SEO, tích hợp với mạng xã hội, và các chương trình khuyến mãi giúp tăng cường hiệu quả tiếp thị.
Nội dung liên quan:  [:vi]Teechip là gì? Hướng dẫn đăng ký và kiếm tiền với Teechip[:]

e-commerce-platform-la-gi-4

Đối với người mua

  • Tìm kiếm và duyệt sản phẩm: Hỗ trợ tìm kiếm sản phẩm nhanh chóng và dễ dàng với các bộ lọc chi tiết. Đồng thời hiển thị thông tin chi tiết, hình ảnh và đánh giá của sản phẩm.
  • Giỏ hàng và thanh toán: Giỏ hàng trực quan, dễ dàng thêm các sản phẩm vào giỏ hàng để lưu lại và tiện so sánh. Quy trình thanh toán đơn giản và đa dạng tùy chọn thanh toán để người mua có thể chọn theo nhu cầu.
  • Theo dõi đơn hàng: Cập nhật nhanh chóng và chính xác thông tin chi tiết về trạng thái và lịch sử đơn hàng thông qua ứng dụng, email hoặc SMS giúp khách hàng có thể theo dõi được hành trình của đơn hàng. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể xem lại lịch sử đơn hàng đã mua của mình.
  • Đánh giá và nhận xét: Khách hàng có thể để lại đánh giá và nhận xét về sản phẩm đã mua, cũng như xem nhận xét từ những người mua khác để đưa ra quyết định mua hàng.
  • Chăm sóc khách hàng: Tích hợp chatbot AI và hỗ trợ trực tuyến giúp giải đáp thắc mắc và hỗ trợ khách hàng kịp thời​. Quy trình trả hàng và hoàn tiền dễ dàng và minh bạch.

e-commerce-platform-la-gi-5

Các tính năng trên đây của các nền tảng thương mại điện tử giúp tạo ra một trải nghiệm mua sắm trực tuyến tiện lợi và an toàn cho cả người bán và người mua, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường thương mại điện tử.

Tại sao nên chọn eCommerce platform?

Khi muốn tham gia vào thị trường thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể lựa chọn các sàn thương mại điện tử (marketplace) hoặc các nền tảng thương mại điện tử (eCommerce platform). Tùy vào mục tiêu kinh doanh, nguồn lực và chiến lược phát triển mà bạn có thể lựa chọn một nơi để phát triển doanh nghiệp của mình.

Song, các nền tảng thương mại điện tử thường được yêu tích bởi khả năng tùy chỉnh cao, quản lý sản phẩm hiệu quả, và dễ dàng mở rộng quy mô.

e-commerce-platform-la-gi-6

Đối với doanh nghiệp nhỏ

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc xây dựng cửa hàng trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử thường là bước đầu tiên để tham gia thị trường kinh doanh trực tuyến.

eCommerce platform đóng vai trò như một công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp nhỏ dễ dàng khởi động mà không cần nhiều vốn đầu tư ban đầu. Với khả năng tùy chỉnh cao, các doanh nghiệp có thể tạo ra một cửa hàng trực tuyến độc đáo, phù hợp với thương hiệu riêng của mình mà không bị ràng buộc bởi các hạn chế của sàn thương mại điện tử.

Hơn nữa, eCommerce platform còn cung cấp các công cụ quản lý sản phẩm và đơn hàng hiệu quả, giúp các doanh nghiệp nhỏ theo dõi và điều hành hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ khi họ cần tối ưu hóa nguồn lực và tập trung vào việc phát triển kinh doanh mà không phải lo lắng về các vấn đề kỹ thuật phức tạp.

Đối với doanh nghiệp tầm trung

Đối với doanh nghiệp tầm trung, các nền tảng thương mại điện tử hỗ trợ rất tốt khi họ cần một giải pháp linh hoạt để quản lý một danh mục sản phẩm đa dạng và phức tạp. Các doanh nghiệp tầm trung thường có nhu cầu cao về khả năng tùy biến để phản ánh thương hiệu riêng biệt và đáp ứng các yêu cầu đặc thù của khách hàng.

Bên cạnh đó, nền tảng thương mại điện tử cung cấp các công cụ mạnh mẽ để phân tích dữ liệu, theo dõi hiệu suất bán hàng và tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị. Điều này giúp doanh nghiệp không chỉ duy trì mà còn phát triển mạnh mẽ trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Khả năng mở rộng của các nền tảng này cũng đảm bảo rằng khi doanh nghiệp phát triển, hệ thống có thể dễ dàng thích ứng mà không cần phải thay đổi nền tảng kỹ thuật.

Đối với doanh nghiệp lớn

Đối với các doanh nghiệp lớn, các nền tảng thương mại điện tử mang lại nhiều lợi thế đặc thù và thiết yếu. Các doanh nghiệp này thường cần quản lý một lượng lớn sản phẩm và dịch vụ, yêu cầu sự linh hoạt cao trong việc tích hợp các đơn vị tiền tệ, ngôn ngữ và phương thức thanh toán khác nhau để phục vụ khách hàng quốc tế.

Nền tảng thương mại điện tử cho phép tùy chỉnh giao diện và trải nghiệm người dùng, đồng thời hỗ trợ tích hợp với các hệ thống quản lý vận chuyển phức tạp. Điều này giúp doanh nghiệp lớn dễ dàng theo dõi và quản lý các đơn hàng, tối ưu hóa quy trình giao hàng và nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Việc có một hệ thống mạnh mẽ và linh hoạt như vậy giúp các doanh nghiệp lớn duy trì hiệu quả hoạt động và mở rộng quy mô một cách dễ dàng và bền vững trên thị trường quốc tế.

Các yếu tố cần cân nhắc khi chọn nền tảng TMĐT

Bất kể quy mô doanh nghiệp là gì, việc chọn một eCommerce platform phù hợp là cực kỳ quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh trực tuyến diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, đồng thời tránh các rủi ro như phải chuyển đổi (migrate) sang nền tảng khác.

Dưới đây là một số yếu tố cần cân nhắc khi chọn nền tảng TMĐT:

1. Thân thiện với người dùng

Nghiên cứu của PwC cho thấy 73% người tiêu dùng nói rằng trải nghiệm khách hàng là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định mua hàng của họ. Trong một nghiên cứu của HubSpot, 76% người tiêu dùng đánh giá yếu tố quan trọng nhất của một trang web là tính dễ sử dụng.

Một nền tảng eCommerce tốt nên đáp ứng được đa dạng tính năng và có giao diện dễ sử dụng, thân thiện với cả chủ doanh nghiệp và khách hàng. Một trải nghiệm người dùng tốt có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 400%.

e-commerce-platform-la-gi-11
Shopify là một trong những nền tảng nổi bật với giao diện người dùng thân thiện, cho phép doanh nghiệp mới dễ dàng tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến của mình.

2. Linh hoạt và dễ tùy chỉnh

Một nghiên cứu của BigCommerce cho thấy 80% người mua sắm trực tuyến coi trọng trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa. Một nền tảng linh hoạt cho phép doanh nghiệp có thể thay đổi giao diện, thêm hoặc bớt các tính năng theo ý muốn và tối ưu hóa trải nghiệm với tệp khách hàng mục tiêu, tăng tính cạnh tranh.

Vậy nên doanh nghiệp của bạn yêu cầu một nền tảng có thể điều chỉnh theo sự phát triển, cung cấp nhiều tùy chọn tùy chỉnh khác nhau, từ mẫu thiết kế đến các plugin chức năng.

Nội dung liên quan:  [:vi]BigCommerce là gì? Tính năng, ưu điểm, chi phí và cách sử dụng[:]

Ví dụ, bạn là một thương hiệu quần áo đang phát triển. Bạn có thể chọn nền tảng có khả năng tùy chỉnh cao như Magento để xử lý các biến thể sản phẩm phức tạp và tự động hóa tiếp thị.

e-commerce-platform-la-gi-12

3. Khả năng tích hợp đa ứng dụng

Khả năng tích hợp với các hệ thống quản lý quan trọng của doanh nghiệp như CRM, ERP, hệ thống quản lý kho hàng (WMS), phần mềm tiếp thị qua email và công cụ phân tích là rất cần thiết. Khả năng này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Tích hợp hệ thống CRM với các công cụ tiếp thị qua email cho phép thực hiện các chiến dịch email được cá nhân hóa tự động dựa trên dữ liệu khách hàng, thúc đẩy tỷ lệ tương tác và chuyển đổi. Tương tự, việc đồng bộ hóa phần mềm kế toán với hệ thống quản lý hàng tồn kho của bạn, đảm bảo quản lý tài chính minh bạch và kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả.

4. Khả năng mở rộng quy mô

Theo Statista, doanh số bán hàng thương mại điện tử toàn cầu dự kiến ​​sẽ đạt 5,5 nghìn tỷ USD vào năm 2027. Thử tưởng tượng, vào những đợt mua sắm cao điểm như Black Friday, hàng triệu khách truy cập vào nền tảng của bạn. Điều này đòi hỏi trang web của bạn phải có khả năng mở rộng quy mô tốt sẽ giúp doanh nghiệp duy trì hiệu suất và tốc độ trang web ngay cả khi lưu lượng truy cập tăng cao, từ đó cải thiện trải nghiệm người dùng và giữ chân khách hàng.

Vậy nên, khả năng mở rộng quy mô của nền tảng thương mại điện tử là yếu tố quan trọng. Nó cho phép doanh nghiệp phát triển và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng mà không gặp các vấn đề kỹ thuật hoặc phải thay đổi nền tảng. Bởi, khi doanh nghiệp phát triển, số lượng sản phẩm, lưu lượng truy cập và đơn hàng sẽ tăng lên.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp của bạn có mong muốn mở rộng quy mô kinh doanh sang thị trường quốc tế thì bạn cần một nền tảng có khả năng đa ngôn ngữ, đa tiền tệ và tích hợp các phương thức thanh toán quốc tế.

e-commerce-platform-la-gi-14

5. Bảo mật

Bảo mật là một yếu tố không thể thiếu để bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp và khách hàng. Một nền tảng thương mại điện tử an toàn cần tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật cao, như: mã hóa SSL và tuân thủ PCI DSS, để đảm bảo an toàn cho các giao dịch và thông tin cá nhân của khách hàng.

6. Hỗ trợ và tài liệu hướng dẫn

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt và tài liệu hướng dẫn chi tiết là yếu tố quan trọng để giải quyết các vấn đề kỹ thuật và tận dụng tối đa các tính năng của nền tảng. Nền tảng thương mại điện tử cần hỗ trợ khách hàng qua nhiều kênh như email, điện thoại và chat trực tuyến. Ngoài ra, nền tảng cũng cần cung cấp thư viện tài liệu phong phú, giúp doanh nghiệp dễ dàng vượt qua các khó khăn về kỹ thuật và vận hành cửa hàng trực tuyến của mình một cách hiệu quả.

Ví dụ: Shopify cung cấp dịch vụ hỗ trợ 24/7 qua nhiều kênh khác nhau và có thư viện tài liệu phong phú, bao gồm các hướng dẫn và video tutorial, giúp người dùng dễ dàng tìm hiểu và giải quyết vấn đề.

Top 5 nền tảng TMĐT phổ biến hiện nay

1. Shopify

Shopify có lẽ là nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay với hơn 4.6 triệu trang web đang hoạt động trên nền tảng này. Đây là một nền tảng Thương mại điện tử dưới dạng dịch vụ (SaaS), tương tự như BigCommerce,và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Hiện tại, Shopify cung cấp 4 gói dịch vụ: phù hợp với mọi doanh nghiệp: Basic (phù hợp với nhà bán hàng cá nhân), Shopify (phù hợp với doanh nghiệp nhỏ), Advanced (phù hợp khi doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh), Plus (gói chuyên nghiệp).

e-commerce-platform-la-gi-16

Ưu điểm:

  • Giao diện thân thiện, dễ dàng thiết lập và quản lý.
  • Từ quản lý sản phẩm, đơn hàng đến tích hợp các công cụ Marketing và thanh toán.
  • Shopify có thể mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu của các cửa hàng từ nhỏ đến lớn.
  • Cung cấp tài liệu hướng dẫn chi tiết và dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7.

Nhược điểm:

  • Shopify có phí thường niên và phí giao dịch nếu bạn không sử dụng Shopify Payments.
  • Mặc dù có nhiều ứng dụng và theme, nhưng tính linh hoạt của Shopify vẫn có hạn và cần có kiến thức về mã hóa
  • Khả năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm không mạnh mẽ như một số nền tảng khác.

2. Magento

Magento là một nền tảng Thương mại điện tử mã nguồn mở, được phát triển bởi Adobe. Đây là một trong những nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay, được hàng nghìn doanh nghiệp trên toàn thế giới sử dụng. Với lượng người dùng đông đảo và cộng đồng phát triển mạnh mẽ, Magento cung cấp nhiều tính năng phong phú và khả năng tùy biến cao.

Chính vì vậy, nền tảng này phù hợp với các doanh nghiệp tầm trung đến lớn, những đơn vị cần một nền tảng TMĐT mạnh mẽ và có khả năng tùy biến cao. Magento đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp có yêu cầu phức tạp về quản lý sản phẩm, đơn hàng, và tích hợp với các hệ thống khác.

e-commerce-platform-la-gi-17

Ưu điểm:

  • Hỗ trợ nhiều tính năng từ quản lý sản phẩm, đơn hàng, thanh toán đến phân tích dữ liệu.
  • Cho phép tùy chỉnh giao diện và chức năng theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.
  • Dễ dàng tích hợp với các hệ thống và dịch vụ khác.
  • Có sự hỗ trợ lớn từ cộng đồng người dùng và nhà phát triển.

Nhược điểm:

  • Việc cài đặt và tùy chỉnh Magento cần kiến thức về lập trình và quản trị server.
  • Chi phí cho việc duy trì và phát triển trên Magento có thể cao, đặc biệt với các phiên bản doanh nghiệp.
  • Cần hệ thống server mạnh mẽ để đảm bảo hiệu suất tốt.

3. WooCommerce

WooCommerce là một plugin thương mại điện tử mã nguồn mở dành cho WordPress, được phát triển bởi Automattic. Đây là một trong những nền tảng TMĐT phổ biến nhất hiện nay, với hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. WooCommerce cho phép các trang web WordPress dễ dàng biến thành cửa hàng trực tuyến với nhiều tính năng phong phú và khả năng tùy biến cao.

Nền tảng này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, những ai đã quen thuộc với WordPress, không yêu cầu quá nhiều tính năng phức tạp và muốn một tận dụng lợi thế của hệ sinh thái WordPress.

e-commerce-platform-la-gi-18

Ưu điểm:

  • Cài đặt và cấu hình đơn giản, thân thiện với người dùng, đặc biệt là những ai đã quen thuộc với WordPress.
  • Hỗ trợ nhiều tính năng như quản lý sản phẩm, đơn hàng, thanh toán, và giao hàng.
  • Có hàng ngàn plugin và theme có sẵn để mở rộng chức năng và giao diện của cửa hàng.
  • Sử dụng cùng một hệ quản trị nội dung, giúp quản lý dễ dàng hơn.

Nhược điểm:

  • WooCommerce có thể làm chậm trang web nếu không được tối ưu hóa đúng cách, đặc biệt là với số lượng sản phẩm lớn.
  • Mặc dù plugin cơ bản là miễn phí, nhưng nhiều tính năng nâng cao yêu cầu mua thêm plugin hoặc dịch vụ trả phí.
  • Như mọi nền tảng mã nguồn mở, WooCommerce cần được cập nhật thường xuyên để đảm bảo an ninh.
Nội dung liên quan:  [:vi]Teespring là gì? 4 bước kiếm thu nhập "triệu đô" với Teespring[:]

4. BigCommerce

BigCommerce là một nền tảng thương mại điện tử dựa trên đám mây, được thiết kế để giúp các doanh nghiệp xây dựng và mở rộng cửa hàng trực tuyến một cách dễ dàng. Với hàng nghìn người dùng trên toàn thế giới, BigCommerce cung cấp nhiều tính năng mạnh mẽ và tích hợp sẵn sàng giúp các doanh nghiệp bán hàng hiệu quả.

BigCommerce đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp vừa và lớn, những đơn vị cần một e-Commerce platform toàn diện, dễ sử dụng, muốn tập trung vào bán hàng mà không cần phải lo lắng về các vấn đề kỹ thuật và bảo mật. Nền tảng này cũng thích hợp cho các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng và tích hợp đa kênh bán hàng.

e-commerce-platform-la-gi-19

Ưu điểm:

  • Hỗ trợ quản lý sản phẩm, đơn hàng, thanh toán, giao hàng, và nhiều tính năng Marketing tích hợp.
  • Giao diện quản trị thân thiện với người dùng, không đòi hỏi kiến thức kỹ thuật cao.
  • Dễ dàng tích hợp với các ứng dụng và dịch vụ bên thứ ba, hỗ trợ đa kênh bán hàng.
  • Hệ thống dựa trên đám mây đảm bảo hiệu suất tốt và khả năng mở rộng theo nhu cầu.
  • Được xây dựng với các tiêu chuẩn bảo mật cao, bao gồm chứng chỉ SSL, tuân thủ PCI.

Nhược điểm:

  • Gói dịch vụ của BigCommerce có thể khá cao, đặc biệt là đối với các tính năng cao cấp và yêu cầu tùy biến.
  • So với các nền tảng mã nguồn mở, khả năng tùy chỉnh của BigCommerce có thể bị hạn chế hơn.
  • Một số gói dịch vụ có thể áp dụng phí giao dịch dựa trên doanh thu.

5. Salesforce Commerce Cloud

Salesforce Commerce Cloud là một e-Commerce platform dựa trên đám mây, thuộc hệ sinh thái của Salesforce. Nền tảng này được thiết kế để cung cấp trải nghiệm mua sắm đa kênh, hỗ trợ các doanh nghiệp quản lý và mở rộng cửa hàng trực tuyến một cách hiệu quả. Với nhiều tính năng tiên tiến và khả năng tích hợp mạnh mẽ, nền tảng này được nhiều doanh nghiệp lớn tin dùng.

Salesforce Commerce Cloud đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp muốn tận dụng tối đa sức mạnh của hệ sinh thái Salesforce, từ quản lý khách hàng đến tiếp thị và bán hàng đa kênh. Nền tảng này lý tưởng cho những doanh nghiệp có nhu cầu cao về tùy chỉnh và tích hợp sâu với các hệ thống khác.

e-commerce-platform-la-gi-20

Ưu điểm:

  • Hỗ trợ bán hàng trên nhiều kênh khác nhau như website, di động, mạng xã hội và cửa hàng thực tế.
  • Được kết nối liền mạch với các sản phẩm khác của Salesforce như CRM và Marketing automation, giúp quản lý khách hàng và tiếp thị hiệu quả hơn.
  • Sử dụng trí tuệ nhân tạo để cung cấp trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa cho khách hàng.
  • Hạ tầng đám mây mạnh mẽ, đảm bảo hiệu suất và bảo mật hàng đầu.
  • Dễ dàng tùy chỉnh và mở rộng với hệ sinh thái ứng dụng phong phú của Salesforce.

Nhược điểm:

  • Chi phí sử dụng Salesforce Commerce Cloud có thể rất cao, phù hợp hơn với các doanh nghiệp lớn.
  • Việc cài đặt và quản lý có thể phức tạp, yêu cầu kiến thức kỹ thuật và chuyên môn về Salesforce.
  • Nền tảng này có thể không phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ do chi phí và độ phức tạp.

Phân biệt nền tảng thương mại điện tử và sàn thương mại điện tử

Nhiều người thường nhầm lẫn nền tảng thương mại điện tử và sàn thương mại điện tử là một. chúng khác biệt nhau về mô hình hoạt động, quyền kiểm soát và các dịch vụ cung cấp.

Sàn thương mại điện tử (marketplace) là một nền tảng trực tuyến nơi nhiều người bán có thể đăng bán sản phẩm của họ và người mua có thể tìm kiếm, so sánh và mua các sản phẩm đó. Sàn thương mại điện tử hoạt động như một bên trung gian, cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ để kết nối người bán và người mua. Ví dụ: Shopee, Lazada, Tiki, Amazon,…

Trong khi đó, nền tảng thương mại điện tử (e-Commerce platform), như đã đề cập ở trên, là một hệ thống phần mềm cho phép doanh nghiệp tự xây dựng và quản lý cửa hàng trực tuyến của riêng mình. Với nền tảng này, doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát từ giao diện, chức năng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng, ví dụ như Magento, WooCommerce, và Shopify.

e-commerce-platform-la-gi-10

Để giúp bạn có thể phân biệt được nền tảng thương mại điện tử và sàn thương mại điện tử thì BurgerPrints đã giúp bạn tổng hợp thông tin chi tiết trong bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chí Nền tảng thương mại điện tử (eCommerce platform) Sàn thương mại điện tử (Marketplace)
Định nghĩa Nền tảng kỹ thuật số cho phép doanh nghiệp xây dựng và quản lý cửa hàng trực tuyến của riêng mình.

Ví dụ: Shopify, Magento, WooCommerce

Nền tảng trực tuyến cho phép nhiều người bán đăng bán sản phẩm của họ trên cùng một trang web.

Ví dụ: Shopee, Lazada, Amazon, eBay,…

Đối tượng sử dụng Phù hợp với các doanh nghiệp muốn có sự kiểm soát toàn diện đối với thương hiệu, trải nghiệm người dùng và các quy trình kinh doanh của mình. Phù hợp với doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu kinh doanh trực tuyến, muốn nhanh chóng tiếp cận với lượng khách hàng lớn mà không cần đầu tư nhiều vào hạ tầng kỹ thuật và Marketing.
Phí sử dụng Thường có phí duy trì và chi phí phát triển riêng. Có thể áp dụng phí đăng bán hoặc phí hoa hồng trên mỗi giao dịch.
Tùy chỉnh Cao, cho phép tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Hạn chế, phải tuân theo quy định và giao diện chung của sàn.
Khả năng mở rộng Linh hoạt, có thể mở rộng và tích hợp với nhiều dịch vụ khác. Hạn chế bởi quy định và khả năng của sàn.
Thương hiệu riêng Doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển thương hiệu riêng. Thương hiệu bị phụ thuộc vào sàn, khó xây dựng thương hiệu riêng.
Hỗ trợ khách hàng Doanh nghiệp tự quản lý và hỗ trợ khách hàng. Sàn cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng trung gian.

Việc lựa chọn giữa nền tảng thương mại điện tử và sàn thương mại điện tử phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, nguồn lực và chiến lược của doanh nghiệp. Nền tảng TMĐT mang lại sự tự do và kiểm soát nhưng đòi hỏi đầu tư lớn hơn, trong khi sàn TMĐT cung cấp sự tiện lợi và tiếp cận khách hàng nhanh chóng nhưng hạn chế về quyền kiểm soát và có chi phí giao dịch cao.

Lời kết

Như vậy, chúng tôi đã giải thích rất chi tiết và kỹ lưỡng về định nghĩa về e-Commerce platform là gì. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn một cái nhìn đầy đủ về e-Commerce platform, hiểu được các tính năng, đối tượng sử dụng các nền tảng thương mại điện tử, và có thể phân biệt được nền tảng thương mại điện tử và sàn thương mại điện tử. Ngoài ra, bài viết cũng đã gợi ý 5 nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay giúp các doanh nghiệp có thể lựa chọn dễ dàng hơn.

Đừng quên thường xuyên ghé blog của BurgerPrints để đọc thêm các bài viết thú vị khác về các nền tảng thương mại điện tử nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader