connect-telegram

Wholesale là gì? Tất tần tật về khái niệm bán buôn

Trong giai đoạn thương mại phát triển mạnh mẽ, bán buôn (wholesale) trở thành một yếu tố không thể thiếu, đóng vai trò trung gian giữa sản xuất và tiêu thụ. Vậy wholesale là gì và wholesale mang lại những lợi ích như thế nào? Cùng BurgerPrints tìm hiểu trong bài viết nhé.

Wholesale là gì?

Wholesale (bán buôn) là hoạt động mua hàng hóa với số lượng lớn từ nhà sản xuất hoặc các nhà phân phối lớn để bán lại cho các đơn vị khác như cửa hàng bán lẻ, doanh nghiệp.

Wholesale không chỉ là một hình thức kinh doanh mua bán hàng hóa với số lượng lớn mà còn là một bộ phận quan trọng trong chuỗi cung ứng. Hoạt động này giúp đảm bảo việc lưu thông háng hóa một cách hiệu quả từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Dưới đây là một số đặc điểm của wholesale:

  • Giá cả: Nhà bán buôn nhập hàng với số lượng lớn và bán lại với giá chiết khấu cho các nhà bán lẻ.
  • Khách hàng: Khách hàng của các nhà bán buôn thường là nhà bán lẻ, các doanh nghiệp, tổ chức, chứ không phải người tiêu dùng cuối.
  • Mục đích: Các nhà bán buôn đóng vai trò trung gian trong chuỗi cung ứng, giúp đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.
  • Quan hệ với đối tác: Bán buôn thường “đặt nặng” việc xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với các đối tác cung ứng và khách hàng.
  • Tập trung vào tồn kho: Bán buôn yêu cầu quản lý tồn kho tốt để đáp ứng nhu cầu từ các đối tác kinh doanh.
  • Ít chú trọng đến marketing: So với bán lẻ, hoạt động marketing trong bán buôn thường ít được chú trọng hơn, vì khách hàng chủ yếu là các nhà bán lẻ hoặc doanh nghiệp, tổ chức đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài.

wholesale là gì

Phân biệt Distributor, Wholesaler và Retailer

Trong một chuỗi cung ứng sẽ có nhiều bên trung gian khác nhau giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Theo đó, 3 đối tượng đóng vai trò quan trọng nhất là Distributor (nhà phân phối), Wholesaler (nhà bán buôn) và Retailer (nhà bán lẻ). Vậy sự khác nhau của Distributor, Wholesaler và Retailer là gì?

1. Distributor (Nhà phân phối)

Distributor (nhà phân phối) thường chỉ làm việc trực tiếp với nhà sản xuất. Họ mua số lượng lớn hàng hóa từ nhà sản xuất, lưu trữ trong kho của mình, sau đó bán lại cho các đại lý, cửa hàng hoặc các nhà phân phối nhỏ hơn với giá cao hơn một chút so với giá mua vào.

2. Wholesaler (Nhà bán buôn)

Wholesaler (nhà bán buôn) là những người nhập hàng hóa từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối với lượng lớn, sau đó, bán lại cho các đơn vị bán lẻ khác. Người bán buôn không trực tiếp cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng mà làm việc trực tiếp với các cửa hàng bán lẻ (siêu thị, cửa hàng tiện lợi…) hoặc các doanh nghiệp (nhà hàng, khách sạn, công ty sản xuất…).

wholesale

3. Retailer (Nhà bán lẻ)

Retailer (nhà bán lẻ) là các doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. Họ chỉ mua hàng hóa với số lượng ít và bán lại cho người tiêu dùng.

Nội dung liên quan:  8 ý tưởng thiết kế Bachelorette party triệu đô cho cửa hàng

Hiện nay, hình thức kinh doanh này khá phổ biến, được nhiều cá nhân có ít vốn lựa chọn nên cạnh tranh cao. Do đó, nhà bán lẻ muốn có lợi nhuận cao thì phải tìm kiếm nhà cung cấp có giá cạnh tranh.

Để phân biệt 3 đối tượng này một cách rõ ràng hơn, bạn có thể tham khảo bảng tổng hợp dưới đây:

Nhà phân phối

Nhà bán buôn Nhà bán lẻ

Nguồn nhập hàng

Nhập hàng từ nhà sản xuất Nhập hàng từ nhà phân phối hoặc nhà sản xuất

Nhập hàng từ nhà bán buôn

Mức chiết khấu

Mức chiết khấu rất cao (vẫn có lợi nhuận sau khi chiết khấu lại cho nhà bán buôn) Mức chiết khấu cao do số lượng hàng hóa lớn

Mức chiết khấu thấp vì lượng hàng hóa mua vào không nhiều

Lượng hàng bán ra

Lượng hàng hóa bán ra rất lớn Lượng hàng hóa bán ra ở mức lớn

Lượng hàng hóa bán ít, nhỏ lẻ

Đầu ra

Bán hàng cho nhà bán buôn Bán hàng cho nhà bán lẻ

Bán hàng cho người tiêu dùng

Mô hình kinh doanh Quy mô kinh doanh lớn Quy mô kinh doanh vừa phải

Quy mô kinh doanh ở mức nhỏ

Distributor, Wholesaler và Retailer có mối quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau, tạo nên mộ chuỗi cung ứng hàng hóa hoàn chỉnh. Trong đó, nhà bán buôn là đối tượng có nhiều mối liên kết giữa các bên nhất. Họ vừa là bên mua hàng từ nhà phân phối vừa là nhà cung cấp hàng hóa cho nhà bán lẻ. Các nhà phân phối cũng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, giúp đưa sản phẩm của nhà sản xuất ra thị trường (đến tay khách hàng).

phân biệt wholesale là gì

Các hình thức bán buôn phổ biến nhất hiện nay

Hiện tại, có 2 hình thức bán buôn phổ biến là bán buôn hàng hóa qua kho và bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng. Trong mỗi hình thức này sẽ chia ra những hình thức nhỏ hơn.

1. Bán buôn hàng hoá qua kho

Với hình thức này, nhà bán buôn mua hàng hóa từ nhà sản xuất và lưu trữ tại kho của mình. 

Bán buôn hàng hóa qua kho được chia thành 2 hình thức chính là giao hàng trực tiếp và chuyển hàng.

  • Giao hàng trực tiếp: Bên mua (thường là nhà bán lẻ) cử người đại diện của mình tới kho của nhà bán buôn để nhận hàng. Nhà bán buôn sẽ xuất hàng và giao trực tiếp cho đại diện của bên mua. Sau đó, người đại diện thanh toán cho nhà bán buôn và đem hàng về kho của mình.
  • Chuyển hàng: Hình thức này sẽ hoạt động dựa trên hợp đồng đã ký kết giữa bên mua và nhà bán buôn. Khi hợp đồng được ký kết, nhà bán buôn có trách nhiệm xuất hàng ra khỏi kho và sử dụng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê một đơn vị khác để vận chuyển hàng hóa tới kho của bên mua.

Lợi ích của hình thức bán buôn hàng hóa qua kho là có thể kiểm soát chất lượng, số lượng hàng hóa một cách chặt chẽ. Hơn nữa, nhà bán buôn có thể lưu trữ nhiều loại sản phẩm khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Tuy nhiên, khi lựa chọn bán buôn hàng hóa qua kho, nhà bán buôn phải đầu tư vào kho bãi, nhân công và hệ thống quản lý kho. Trong trường hợp hàng hóa không bán được thì sẽ gây ra tồn kho, ảnh hưởng đến dòng tiền.

wholesale là gì

2. Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng

Với hình thức này, nhà bán buôn không cần lưu trữ hàng hóa. Nhà bán buôn sau khi nhận hàng từ nhà sản xuất sẽ bán thẳng cho bên mua chứ không phải nhập hàng vào kho.

Nội dung liên quan:  [:vi]Khám Phá 8 Điểm Khác Biệt giữa Print On Demand và Dropshipping[:]

Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng được chia thành 2 hình thức chính là giao hàng trực tiếp và chuyển hàng.

  • Giao hàng trực tiếp: Nhà bán buôn sau khi mua hàng sẽ giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho của họ.
  • Chuyển hàng: Hình thức này sẽ hoạt động dựa trên hợp đồng đã ký kết giữa bên mua và nhà bán buôn. Nhà bán buôn sau khi nhận hàng từ nhà sản xuất sẽ sử dụng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê một đơn vị vận chuyển bên ngoài để giao hàng hóa để kho của bên mua.

So với hình thức bán buôn qua kho, bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng sẽ giảm thiểu được rủi ro về hàng tồn kho. Nhà bán buôn cũng không cần đầu tư nhiều vào kho bãi hay nhân công.

Tuy nhiên, khi lựa chọn bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng, nhà bán buôn khó kiểm soát được chất lượng hay số lượng hàng hóa.

wholesale

Ưu điểm của wholesale

Wholesale mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp như khả năng mở rộng quy mô kinh doanh, đẩy mạnh dropshipping, giảm thiểu chi phí Marketing và CSKH, phát triển thị trường nước ngoài.

1. Khả năng mở rộng quy mô kinh doanh

Như đã đề cập, Wholesale (bán buôn) là hoạt động mua hàng hóa với số lượng lớn. Nghĩa là doanh nghiệp bán buôn có thể bán số lượng lớn hàng hóa trong mỗi giao dịch, cũng như, phục vụ nhiều khách hàng cùng lúc. Thay vì chỉ tập trung vào một thị trường nhỏ lẻ, nhà bán buôn có thể cung cấp sản phẩm cho nhiều nhà bán lẻ khác. 

Điều này không chỉ giúp gia tăng doanh số bán hàng mà còn nâng cao thị phần của doanh nghiệp (nhà bán buôn) mà không cần đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng hoặc cửa hàng.

ưu điểm của wholesale

2. Giảm thiểu chi phí Marketing và CSKH

Một trong những ưu điểm của bán buôn là giúp giảm thiểu chi phí Marketing và chăm sóc khách hàng. Nhà bán buôn thường không cần phải chi tiêu lớn cho quảng cáo hay khuyến mãi như các nhà bán lẻ. Bằng cách tập trung vào việc cung cấp sản phẩm cho nhà bán lẻ, nhà bán buôn có thể tiết kiệm chi phí marketing và để nhà bán lẻ chịu trách nhiệm trong việc quảng bá sản phẩm với người tiêu dùng.

3. Đẩy mạnh dropshipping

Mô hình bán buôn kết hợp với dropshipping giúp việc kinh doanh trở nên linh hoạt hơn. Thay vì phải lữu trữ hàng hóa và quản lý vận chuyển, nhà bán lẻ chỉ cần cung cấp thông tin đơn hàng và các bước còn lại như lên đơn hàng hay vận chuyển sẽ do nhà bán buôn phụ trách.

Đôi khi, nhà bán buôn cũng không cần lưu trữ hàng hóa nếu lựa chọn hình thức bán buôn vận chuyển thẳng. Điều này giúp nhà bán buôn mở rộng mạng lưới phân phối mà không cần phải đầu tư vào kho bãi. Các nhà bán lẻ có thể cung cấp đa dạng sản phẩm mà không phải quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu rủi ro.

wholesale là gì

4. Phát triển thị trường nước ngoài

Bán buôn tạo cơ hội cho doanh nghiệp bán buôn mở rộng ra thị trường quốc tế. Nhà bán buôn có thể thiết lập mối quan hệ với các nhà phân phối hoặc nhà bán lẻ ở nước ngoài, giúp tăng trưởng doanh số và xây dựng thương hiệu toàn cầu.

Nhược điểm của wholesale

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, hoạt động bán buôn cũng có một số nhược điểm.

  • Cạnh tranh gay gắt: Thị trường bán buôn thường có sự cạnh tranh rất cao, với nhiều nhà bán buôn cùng cung cấp các sản phẩm tương tự. Điều này có thể khiến việc duy trì lợi nhuận trở nên khó khăn, vì nhà bán buôn phải cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm với các đối thủ khác.
  • Phụ thuộc vào nhà sản xuất: Nếu nhà sản xuất gặp vấn đề về chất lượng, giao hàng không đúng hạn hoặc tăng giá thì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của nhà bán buôn.
  • Chi phí vận chuyển cao: Chi phí vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn thường cao hơn. Đặc biệt là khi vận chuyển hàng hóa ra quốc tế, chi phí này có thể làm giảm lợi nhuận của nhà bán buôn
  • Yêu cầu về vốn lớn: Để duy trì hoạt động bán buôn, doanh nghiệp thường cần một lượng vốn lớn để mua hàng từ nhà sản xuất và duy trì hàng tồn kho. Việc thiếu vốn có thể hạn chế việc mở rộng và phát triển kinh doanh của nhà bán buôn.
  • Ít tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối: Việc không trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng cuối cùng khiến doanh nghiệp bán buôn khó nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của họ. Hơn nữa, việc xây dựng thương hiệu cũng trở nên khó khăn hơn khi không có tương tác trực tiếp với người tiêu dùng.
Nội dung liên quan:  [:vi]Cinco de Mayo (5/5) - Những thông tin seller P.O.D cần biết[:]

Bí quyết để thành công với Wholesale

Theo một nghiên cứu của MarketResearch.com, thị trường bán buôn toàn cầu ước tính đạt khoảng 9,9 nghìn tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) khoảng 5,2% từ 2020 đến 2025. Sự tăng trưởng này chỉ ra rằng mô hình bán buôn vẫn luôn phát triển. 

Nhận ra tiềm năng của hình thức kinh doanh này, nhiều người quyết định chuyển sang bán buôn. Điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh trong ngành bán buôn ngày càng tăng. Do đó, nhà bán buôn cần có chiến lược để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình.

bí quyết thành công với wholesale

1. Xác định thị trường mục tiêu của ngành hàng

Để thành công với wholesale, việc xác định thị trường mục tiêu là vô cùng quan trọng. Nhà bán buôn sẽ tập trung nguồn lực vào những đối tượng khách hàng (nhà bán lẻ) tiềm năng nhất. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng về nhu cầu, sở thích, hành vi mua hàng của khách hàng mục tiêu giúp họ đưa ra những quyết định chính xác về sản phẩm, giá cả và kênh phân phối.

2. Tận dụng sức mạnh Internet

Hiện nay, việc tận dụng sức mạnh của Internet để mở rộng thương hiệu là không thể thiếu trong kinh doanh. Do đó, các nhà bán buôn nên đầu tư xây dựng thương hiệu, mở rộng quảng bá sản phẩm. Nếu bạn là một Wholesaler mới trên thị trường thì đây cũng là cách thức hiệu quả giúp định vị thương hiệu của bạn.

3. Đa dạng sản phẩm kinh doanh

Đa dạng hóa sản phẩm là một chiến lược quan trọng để thu hút khách hàng và gia tăng doanh thu. Bạn nên cung cấp nhiều loại sản phẩm từ các nhà sản xuất khác nhau để có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Việc này không chỉ giúp bạn giảm thiểu rủi ro nếu một sản phẩm không bán chạy mà còn tạo cơ hội cho khách hàng lựa chọn.

Tuy nhiên, việc lựa chọn sản phẩm cần dựa trên nguyên tắc bổ sung và phù hợp với thị trường mục tiêu. Đồng thời, nhà bán buôn cần xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp để đảm bảo nguồn hàng ổn định và chất lượng.

wholesale là gì

Lời kết

Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về wholesale và ưu nhược điểm của hình thức kinh doanh này. Bán buôn đóng vai trò là cầu nối quan trọng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nhờ hoạt động bán buôn, hàng hóa mới có thể tiếp cận được với người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách kinh doanh online thì hãy ghé BurgerPrints để đọc thêm nhé!

TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ CÙNG BURGERPRINTS!
BẮT ĐẦU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader