Upsell, hay Upselling, là chiến lược bán hàng giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và cải thiện trải nghiệm khách hàng một cách tối ưu. Hiện nay, upselling được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thương mại điện tử. Bạn quan tâm đến việc tìm hiểu upsell và cách áp dụng hiệu quả? Hãy cùng khám phá bài viết dưới đây!
Upsell là gì?
Upsell, hay còn gọi là Upselling, là phương pháp bán hàng nhằm khuyến khích khách hàng chọn mua phiên bản cao cấp hơn của sản phẩm. Nhiều cửa hàng áp dụng kỹ thuật này để gia tăng giá trị của mỗi đơn hàng và tối đa hóa lợi nhuận.
Ví dụ: Ban đầu, khách hàng chỉ định mua kem chống nắng loại thường, chỉ có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV. Tuy nhiên, với kỹ thuật upsell, cửa hàng sẽ gợi ý khách hàng đổi sang loại kem chống nắng tone up (vừa chống nắng, vừa nâng tone da, giúp tiết kiệm thời gian trang điểm khi đi làm). Nhờ đó, cửa hàng bán được sản phẩm có giá cao hơn và tăng doanh thu.
Vì sao cần áp dụng upsell trong kinh doanh online?
Upsell là một chiến lược thông minh, hiệu quả trong kinh doanh trực tuyến trên Internet. Upsell không chỉ giúp gia tăng được giá trị đơn hàng mà còn có nhiều lợi ích khác. Cụ thể, upsell cần được áp dụng trong kinh doanh online vì các lý do sau:
Tăng doanh thu hiệu quả: Mục tiêu của mọi doanh nghiệp là gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Với kỹ thuật upsell, bạn có thể khuyến khích khách hàng chọn các sản phẩm có giá trị cao hơn, từ đó tăng doanh số mà không phải tốn thêm quá nhiều chi phí. Điều này đòi hỏi việc tối ưu hóa liên tục quy trình bán hàng để phù hợp với mô hình kinh doanh.
Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Upsell không chỉ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu mà còn nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Khi bạn gợi ý những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng, họ sẽ cảm thấy giá trị mà họ nhận được xứng đáng với số tiền bỏ ra, từ đó tạo ấn tượng tốt và duy trì mối quan hệ lâu dài với thương hiệu.
Chọn lọc khách hàng tiềm năng: Khách hàng cũ, đã có trải nghiệm với sản phẩm, thường dễ dàng chấp nhận các đề xuất upsell hơn khách hàng mới. Việc áp dụng upsell với nhóm này không chỉ tăng giá trị đơn hàng mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng nhóm khách hàng thân thiết, tạo nền tảng cho các chương trình ưu đãi và duy trì mối quan hệ bền vững.
Phân biệt Upsell và Cross-sell
Cross-sell và Upsell đều là chiến lược bán hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhưng cách tiếp cận khác nhau. Upsell tăng doanh số bằng cách gợi ý sản phẩm “cao cấp” hơn, trong khi Cross-sell đề xuất các sản phẩm liên quan với những gì họ đang dự định mua.
Điểm khác biệt còn nằm ở ý định ban đầu của khách hàng. Khi khách hàng được gợi ý mua thêm sản phẩm bổ sung, họ thường không có ý định mua chúng từ trước, nhưng sau khi thấy phù hợp với đơn hàng chính, họ có thể xem xét. Trong trường hợp Upsell, khách hàng đã có nhu cầu về sản phẩm và chỉ cần người bán đề xuất một phiên bản tốt hơn.
Về cơ bản, Upsell giống như một bản nâng cấp cho giao dịch hiện tại, còn Cross-sell là một giao dịch mua bổ sung.
Thời điểm nên upsell là khi nào?
Thời điểm thích hợp để upsell là khi khách hàng đã có nhu cầu hoặc đang cân nhắc mua sản phẩm. Cụ thể:
- Trong quá trình thanh toán: Khi khách hàng đã quyết định mua, đây là cơ hội tốt để giới thiệu sản phẩm cao cấp hơn.
- Khi khách hàng quay lại mua sắm: Nếu khách hàng đã hài lòng với sản phẩm trước đó, bạn có thể đề xuất một phiên bản nâng cấp trong lần mua tiếp theo.
- Khi khách hàng đang dùng thử sản phẩm: Nếu họ đang trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí, bạn có thể gợi ý họ nâng cấp để tận hưởng nhiều lợi ích hơn.
- Trong các chương trình khuyến mãi: Khi có các ưu đãi đặc biệt, việc upsell trở nên hấp dẫn hơn đối với khách hàng nhờ giá trị gia tăng hoặc chi phí thấp hơn.
Điều quan trọng là phải đề xuất đúng lúc và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
7 cách upsell hiệu quả cho cửa hàng của bạn
Upsell là một trong những chiến lược quan trọng giúp cửa hàng tăng doanh thu và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, để upsell đạt hiệu quả tối đa, cần có cách tiếp cận khéo léo và đúng lúc. Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu 7 cách upsell hiệu quả, giúp cửa hàng của bạn không chỉ gia tăng giá trị đơn hàng mà còn xây dựng lòng tin và sự hài lòng từ khách hàng.
1. Tạo sự khan hiếm, nỗi sợ bị mất mát
Bạn có thể tạo cảm giác khan hiếm cho sản phẩm bằng cách cung cấp thông tin cập nhật theo thời gian thực về lượng hàng tồn kho (chẳng hạn: “chỉ còn 2 sản phẩm”) hoặc nhắc nhở rằng ưu đãi chỉ có trong một khoảng thời gian ngắn. Những thông báo này rất hiệu quả trong việc thúc đẩy quyết định mua hàng của khách.!
2. Tặng quà để khách trải nghiệm sản phẩm mới
Tặng quà trải nghiệm sản phẩm mới là một chiến lược hiệu quả trong quá trình upsell. Khi khách hàng nhận được sản phẩm dùng thử, họ có cơ hội trải nghiệm trực tiếp chất lượng và tính năng. Nếu họ cảm thấy hài lòng, khả năng cao họ sẽ chọn mua phiên bản đầy đủ hoặc nâng cấp lên sản phẩm cao cấp hơn.
Đây không chỉ là cách khuyến khích mua sắm mà còn giúp xây dựng lòng tin và gắn kết khách hàng với thương hiệu.
3. Nắm bắt đúng tâm lý của khách hàng
Để thực hiện upsell hiệu quả, việc nắm bắt chính xác tâm lý của khách hàng là rất quan trọng. Khi khách hàng đã quyết định mua hàng, họ đã đáp ứng nhu cầu của mình. Vì vậy, khi áp dụng chiến lược upsell, cần đảm bảo rằng đề xuất của bạn không chỉ đáp ứng mà còn nâng cao nhu cầu đó một cách tốt nhất.
Hiểu rõ tâm lý khách hàng giúp bạn đưa ra các gợi ý phù hợp và thuyết phục, từ đó tăng khả năng khách hàng sẵn sàng mua thêm.
4. Tặng mã voucher khi mua thêm
Sử dụng khuyến mãi như các mã voucher có thể thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. Những khuyến mãi này nên có thời hạn cụ thể và cần được thông báo rộng rãi để khách hàng dễ dàng nhận biết.
Khi áp dụng upsell trong thời gian khuyến mãi, quá trình này trở nên đơn giản hơn vì khách hàng thường có xu hướng muốn sở hữu sản phẩm khi nó đang khan hiếm. Khuyến mãi tạo cảm giác thỏa mãn và khuyến khích khách hàng sẵn sàng chi tiền nhiều hơn.
5. Tối ưu giao diện website, tăng trải nghiệm mua sắm
Website là phương thức giúp người mua thực hiện hành vi mua sắm của bản thân. Vì vậy, việc tối ưu giao diện website đối với upsell cực kì quan trọng. Khi tăng được trải nghiệm mua sắm, người bán sẽ có thêm cơ hội upsell dễ dàng.
Cụ thể, đó là các tối ưu giao diện sao cho khách hàng dễ dàng thấy được sự so sánh giữa hai biến thể sản phẩm về kích thước, bao bì, giá cả. Điều này có thể thể hiện ở trang giới thiệu sản phẩm, trang chủ, hoặc thậm chí là trang thanh toán trước khi khách hàng hoàn tất việc đặt hàng.
Và quan trọng trong việc tối ưu giao diện, đó là người bán không được nhồi nhét, hoặc lập trình để khó nhấp mua sản phẩm giá trị thấp hơn,… khiến khách hàng cảm thấy không thoải mái khi mua sắm.
6. Chăm sóc khách hàng cũ thật chu đáo
Chăm sóc khách hàng cũ một cách chu đáo là chiến lược quan trọng để thúc đẩy upsell. Khi khách hàng cảm thấy được quan tâm và đánh giá cao, họ có nhiều khả năng xem xét các sản phẩm hoặc dịch vụ cao cấp hơn.
Để làm được điều này, bạn nên:
- Duy trì liên lạc thường xuyên: Cung cấp thông tin cập nhật về sản phẩm mới, ưu đãi đặc biệt và các chương trình khuyến mãi dành riêng cho khách hàng cũ.
- Cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc: Đảm bảo rằng mọi nhu cầu và vấn đề của khách hàng được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.
- Lắng nghe và ghi nhận phản hồi: Lắng nghe ý kiến của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ, sau đó sử dụng thông tin đó để cải thiện và đưa ra các gợi ý upsell phù hợp.
- Tạo trải nghiệm cá nhân hóa: Cung cấp các gợi ý sản phẩm hoặc dịch vụ nâng cấp dựa trên lịch sử mua sắm và sở thích của khách hàng.
- Gửi lời cảm ơn và quà tặng: Gửi thư cảm ơn hoặc các phần quà nhỏ để thể hiện sự trân trọng và khuyến khích họ thử các sản phẩm mới.
Chăm sóc khách hàng cũ tốt không chỉ giữ chân họ mà còn mở ra cơ hội upsell hiệu quả.
7. Tôn trọng hiểu biết của người mua
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, người mua hoàn toàn có thể chủ động tìm kiếm thông tin và ra quyết định đúng với mong muốn hơn. Vì vậy, việc người bán cần làm nhất để phù hợp với kinh tế ngày nay, đó là người bán phải biết tôn trọng hiểu biết của người mua.
Khi khách hàng không biết hết công năng của một sản phẩm, hãy tỏ ra thân thiện và hướng dẫn. Khi khách hàng biết nhiều hơn hoặc biết chưa đúng về sản phẩm, hãy tỏ ra nhẹ nhàng, phân tích và công nhận hiểu biết của khách. Đây cũng là mấu chốt giúp người bán upsell thuận lợi.
Một số case study về Upselling hiệu quả
Trong lĩnh vực bán hàng và tiếp thị, Upselling là một kỹ thuật quan trọng giúp tối ưu hóa doanh thu và nâng cao giá trị đơn hàng. Trong phần nội dung này, chúng ta sẽ cùng khám phá một số case study nổi bật về Upselling hiệu quả, từ các doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều ngành khác nhau.
1. Look Fantastic – Upselling bằng các Voucher giảm giá
Một cách upselling hiệu quả khác là đưa ra các chương trình giảm giá được áp dụng vớ hoá đơn tối thiểu; ví dụ Look Fantastic áp dụng phương pháp này bằng cách khi khách hàng có hoá đơn từ 80 bảng Anh trở lên họ sẽ được giảm giá từ 10 đến 15%. .
Nếu khách hàng sắp đạt đến mức chi tiêu này, họ sẽ thấy tiếc nuối vì không sử dụng được ưu đãi. Và chính điều đó sẽ thôi thúc họ chi tiêu thêm cho các sản phẩm mà trước đó họ không nghĩ tới để có thể đạt được giới hạn của hoá đơn và nhận chương trình khuyến mãi.. Mặc dù những voucher khuyến mãi có thể sẽ làm giảm lợi nhuận của nhà bán lẻ, nhưng mục tiêu chính là khuyến khích khách hàng mua sản phẩm nhiều hơn để sử dụng ưu đãi này, từ đó tăng tổng số lượng đơn hàng.
2. Pro Flowers – Thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
Với đặc thù khác với các sản phẩm bán lẻ khác trên thị trường, khách hàng mua hoa thường sử dụng chúng để tặng cho 1 người khác, vì vậy họ luôn muốn tạo ấn tượng tốt thông qua những bó hoa.
Tận dụng điều này thương hiệu bán hoa trực tuyến Pro Flowers tối ưu hóa chiến lược bán thêm bằng cách cung cấp bốn combo hoa khác nhau để khách hàng lựa chọn. Đồng thời thương hiệu bán hoa này đã khéo léo setup để website tự động đưa combo với mức giá số 3 vào ô lựa chọn sản phẩm của khách hàng từ đó giúp tăng cơ hội bán thêm combo này.
Nếu như ở phần tự động tùy chọn này là combo thấp nhất, để tạo ấn tượng tốt khách hàng có thể chọn mức giá thứ hai thay vì mức giá thứ ba, và điều này sẽ dễ dẫn đến trường hợp rằng họ sẽ cảm thấy quá đắt cho 1 sản phẩm và chuyển hướng sang 1 thương hiệu khác rẻ hơn.
Pro Flowers cũng tận dụng cơ hội để Cross sell tại bước thanh toán, khi gợi ý thêm các sản phẩm bổ sung như thiệp chúc mừng để tăng giá trị đơn hàng.
Lưu ý khi áp dụng kĩ thuật upsell
Khi thực hiện upsell, việc chú ý đến một số yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến lược này. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
- Tư vấn sai sản phẩm: Đưa ra gợi ý sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thực sự của khách hàng có thể dẫn đến kết quả ngược lại, khiến khách hàng cảm thấy bị ép buộc hoặc không hài lòng. Đảm bảo rằng các sản phẩm hoặc dịch vụ được đề xuất phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng để tạo sự thuyết phục.
- Nắm bắt tâm lý khách hàng chưa đúng: Nếu không hiểu rõ tâm lý và động cơ của khách hàng, việc upsell có thể không đạt hiệu quả mong muốn. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng hành vi và mong đợi của khách hàng để đưa ra các gợi ý phù hợp và thuyết phục, nhằm tối đa hóa khả năng thành công.
- Đánh giá khả năng tài chính chưa đúng: Đề xuất sản phẩm hoặc dịch vụ cao cấp hơn mà không cân nhắc đến khả năng tài chính của khách hàng có thể khiến họ cảm thấy áp lực hoặc không thoải mái. Hãy đảm bảo rằng các gợi ý upsell được đưa ra phù hợp với ngân sách của khách hàng và thể hiện sự tôn trọng đối với khả năng chi trả của họ.
Việc chú ý đến những yếu tố này không chỉ giúp cải thiện hiệu quả của chiến lược upsell mà còn xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng, tạo nền tảng cho sự hài lòng và trung thành lâu dài.
Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược upsell, và có được hướng đi cho dự án kinh doanh của mình. Đừng quên theo dõi BurgerPrints để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích cho hoạt động kinh doanh POD của mình nhé.