connect-telegram

Thuế Paypal là gì? Tất tần tật về thuế PayPal bạn cần biết

Với sự tiện lợi và phổ biến của PayPal, nhiều người đã tận dụng nền tảng này để làm trung gian thanh toán cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng PayPal đi kèm với những nghĩa vụ về thuế mà không phải ai cũng nắm rõ. Trong bài viết này, cùng BurgerPrints tìm hiểu về thuế PayPal và các chi phí được áp dụng trên PayPal nhé.

Tổng quan về PayPal

PayPal là cổng thanh toán trực tuyến lớn nhất trên thế giới. Hiểu đơn giản, đây là một dịch vụ trung gian được người dùng sử dụng để thanh toán và nhận/gửi tiền quốc tế thông qua mạng Internet.

Với PayPal, người dùng có thể tạo tài khoản miễn phí, liên kết với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc tài khoản ngân hàng để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ tại các trang web chấp nhận PayPal, cũng như lưu trữ thông tin thanh toán và lịch sử giao dịch.

thuế paypal

Các loại tài khoản PayPal

Hiện nay, PayPal đang cung cấp hai loại tài khoản khác nhau, đó là PayPal cá nhân (PayPal Personal) và PayPal doanh nghiệp (PayPal Business).

PayPal cá nhân (PayPal Personal)

PayPal doanh nghiệp (PayPal Business)

Định nghĩa

Tài khoản PayPal Personal là loại tài khoản đơn giản và dễ đăng ký nhất của PayPal phù hợp với mua sắm trực tiếp mang tính cá nhân.

Tài khoản PayPal Business là loại tài khoản dành cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp có khối lượng giao dịch lớn.

Tính năng

  • Mua sắm trên hầu hết các nền tảng và sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Shopify, eBay… bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc tài khoản ngân hàng của mình.
  • Gửi và nhận tiền từ người dùng khác.
  • Chấp nhận thanh toán bằng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và tài khoản ngân hàng với mức phí thấp khi chủ tài khoản bán hàng trên các sàn TMĐT.
  • Tỷ lệ limit (giới hạn) thấp khi khối lượng giao dịch ít.
  • Chấp nhận thanh toán bằng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và tài khoản ngân hàng với mức phí thấp và không bị giới hạn tiền gửi/nhận.
  • Hoạt động với tên doanh nghiệp thay vì tên cá nhân.
  • Cấp quyền truy cập riêng biệt cho một số thành viên. Họ có thể đăng nhập tài khoản từ nhiều IP mà không sợ bị giới hạn.
  • Có thể thiết lập tài khoản PayPal con riêng cho từng dự án nếu doanh nghiệp có nhiều dự án kinh doanh khác nhau.
  • Tỷ lệ limit cao hơn khi tài khoản có khối lượng giao dịch lớn và tăng trưởng nhanh.

Thuế PayPal là gì?

Thuế PayPal là các loại thuế áp dụng cho những giao dịch quốc tế và thương mại khi sử dụng PayPal. Thuế PayPal chủ yếu áp dụng với công dân Mỹ hoặc những người có nghĩa vụ thuế tại Mỹ theo quy định của cơ quan thuế của chính phủ liên bang Hoa Kỳ IRS (Internal Revenue Service).

Cụ thể, IRS yêu cầu PayPal báo cáo thu nhập của người dùng Mỹ thông qua biểu mẫu 1099-K. Biểu mẫu này áp dụng cho những người nhận tiền từ giao dịch thương mại trên $600 một năm (kể từ năm 2023).

Nếu bạn là người dùng PayPal tại Việt Nam, các quy định của IRS sẽ không ảnh hưởng trực tiếp tới bạn. PayPal cũng không áp dụng thuế ở Việt Nam. Mặc dù vậy, bạn cũng cần tuân thủ quy định về thuế tại Việt Nam, bao gồm VAT và CIT nếu có giao dịch quốc tế.

Nội dung liên quan:  [:vi]Payoneer là gì? Cách tạo tài khoản Payoneer tại Việt Nam[:]

thuế paypal là gì

Giao dịch trên PayPal có phải đóng thuế không?

Câu trả lời là có, nhưng điều này phụ thuộc vào quốc gia mà bạn đang sinh sống và loại hình giao dịch. Như đã đề cập, nếu bạn là công dân Hoa Kỳ hoặc có nghĩa vụ thuế tại Mỹ, bạn sẽ phải đóng thuế theo quy định của IRS. Các quốc gia khác có thể có quy định riêng về việc đánh thuế giao dịch PayPal, đặc biệt là đối với các giao dịch thương mại và thu nhập từ nước ngoài.

Nếu bạn là công dân Việt Nam, các quy định về thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT) có thể áp dụng khi thực hiện các giao dịch qua PayPal. Nếu khoản thu nhập của bạn từ các giao dịch quốc tế cao hơn mức quy định, bạn sẽ phải khai báo và đóng thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam​.

Thuế PayPal đối với tài khoản doanh nghiệp Việt Nam

1. Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Loại thuế này áp dụng cho nhà thầu nước ngoài hoặc người nhận thanh toán cho dịch vụ cung cấp tại Việt Nam. Mức thuế phải đóng là 5% cho mỗi tài khoản doanh nghiệp.

Căn cứ vào Nghị định số 209/2013/NĐ-CP và Thông tư số 219/2013/TT-BTC, quy định về thuế GTGT, các doanh nghiệp cần lưu ý việc kê khai, nộp thuế đúng hạn để tuân thủ pháp luật và tránh các chế tài xử phạt không đáng có. 

2. Thuế Thu nhập doanh nghiệp (CIT)

Thuế Thu nhập doanh nghiệp (trong khuôn khổ Thuế nhà thầu nước ngoài) là khoản thuế đánh vào lợi nhuận của công ty. Loại thuế này áp dụng cho thu nhập từ nước ngoài khi cung cấp hàng hóa/dịch vụ tại Việt Nam. Mức thuế phải đóng là 5% cho mỗi tài khoản doanh nghiệp, theo quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP và Thông tư số 78/2014/TT-BTC.

giao dịch trên paypal có phải đóng thuế không

Thuế PayPal với tài khoản cá nhân Việt Nam

Tài khoản cá nhân không trực tiếp bị áp thuế cho các giao dịch nhỏ lẻ hoặc không có tính nhất thương mại. Nhưng nếu có hoạt động thương mại thường xuyên thì có thể phải khai báo. Cụ thể, khi khoản thu nhập từ các giao dịch thương mại qua PayPal vượt quá một mức nhất định, bạn cần phải kê khai và đóng thuế. Các quy định thuế thường được áp dụng khi:

1. Thu nhập vượt quá 100 triệu VND/năm

Nếu tổng thu nhập từ các giao dịch thương mại (bao gồm cả qua PayPal) vượt quá mức này, bạn có thể phải khai báo và đóng các loại thuế liên quan như:

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): Thường ở mức 5% cho dịch vụ quốc tế hoặc hàng hóa bán cho nước ngoài.
  • Thuế thu nhập cá nhân (PIT): Đối với cá nhân kinh doanh, mức thuế thu nhập cá nhân thường dao động từ 0.5% đến 2%, tùy vào loại hình thu nhập

2. Tính chất giao dịch thương mại

Ngoài ra, nếu bạn có hoạt động kinh doanh thường xuyên (ví dụ: bán hàng trực tuyến, cung cấp dịch vụ), thì cơ quan thuế sẽ yêu cầu bạn khai báo doanh thu và đóng thuế, ngay cả khi giao dịch qua PayPal. Các khoản thu nhập từ hoạt động này phải được kê khai đúng quy định để tránh vi phạm pháp luật về thuế.

thuế paypal với tài khoản cá nhân

Thời gian gần đây, Tổng cục thuế Việt Nam đẩy mạnh quản lý thuế với giao dịch qua PayPal. Trong đó, tăng cường rà soát, phối hợp cơ quan chức năng phát hiện hành vi kê khai, nộp thuế chưa đúng và các hành vi trốn thuế, gian lận liên quan đến các giao dịch trên cổng thanh toán quốc tế như PayPal.

Nội dung liên quan:  Hướng dẫn cách tạo tài khoản Paypal không cần thẻ Visa

Người dùng PayPal nên nắm bắt và hiểu rõ các loại thuế chính phải đóng. Đồng thời, thực hiện đóng thuế đầy đủ nếu sử dụng tài khoản doanh nghiệp cho giao dịch quốc tế để không phải vướng vào những rắc rối về mặt pháp lý.

Cập nhật các chi phí khác khi sử dụng PayPal tại Việt Nam

Tại Việt Nam, chi phi khi sử dụng PayPal bao gồm phí giao dịch, phí chuyển đổi ngoại tệ, phí rút tiền và các khoản chi phí khác.

1. Phí giao dịch

Phí giao dịch là khoản tiền mà PayPal thu để thực hiện các giao dịch trên nền tảng của họ. Mỗi khi thực hiện giao dịch như mua hàng, bán hàng, chuyển tiền, rút tiền… thì bạn sẽ phải trả một khoản phí nhất định.

Dưới đây là bảng phí giao dịch (chưa bao gồm phí chuyển đổi ngoại tệ) khi sử dụng PayPal:

Loại tài khoản

Phí giao dịch

Tài khoản cá nhân

Miễn phí cho giao dịch trong nước, 4.4% cho giao dịch quốc tế.
Tài khoản doanh nghiệp

4.4% và phí cố định trên mỗi giao dịch thương mại.

thuế paypal đối với tài khoản doanh nghiệp

Bảng phí cố định trên mỗi giao dịch thương mại

Phí cố định trên mỗi giao dịch thương mại qua PayPal thường do người bán (tài khoản doanh nghiệp) trả. Khi bạn nhận tiền từ khách hàng (ví dụ: khi bán hàng), PayPal sẽ trừ đi 4.4% cộng với một khoản phí cố định từ số tiền nhận được trước khi tiền về tài khoản của bạn. Khách hàng không phải trả khoản phí này, chỉ người bán chịu phí​.

Dưới đây là bảng phí cố định với mỗi loại tiền tệ:

Loại tiền tệ

Phí

Australian dollar (Đô la Úc)

0.30 AUD

Brazilian real (Real Brasil)

0.60 BRL

Canadian dollar (Đô la Canada)

0.30 CAD

Czech koruna (Koruna Séc)

10.00 CZK

Danish krone (Krone Đan Mạch)

2.60 DKK

Euro

0.35 EUR

Hong Kong dollar (Đô la Hồng Kông)

2.35 HKD

Hungarian forint (Forint Hungary)

90.00 HUF

Israeli new shekel (Shekel Israel)

1.20 ILS

Japanese yen (Yên Nhật)

40.00 JPY

Malaysian ringgit (Ringgit Malaysia)

2.00 MYR

Mexican peso (Peso Mexico)

4.00 MXN

New Taiwan dollar (Tân Đài tệ)

10.00 TWD

New Zealand dollar (Đô la New Zealand)

0.45 NZD

Norwegian krone (Krone Na Uy)

2.80 NOK

Philippine peso (Peso Philippine)

15.00 PHP

Polish zloty (Zloty Ba Lan)

1.35 PLN

Russian ruble (Rúp Nga)

10.00 RUB

Singapore dollar (Đô la Singapore)

0.50 SGD

Swedish krona (Krona Thụy Điển)

3.25 SEK

Swiss franc (Franc Thụy Sĩ)

0.55 CHF

Thai baht (Bạt Thái Lan)

11.00 THB

UK pounds sterling (Bảng Anh)

0.20 GBP

US dollar (Đô la Mỹ)

0.30 USD

2. Phí chuyển đổi ngoại tệ

Khi mua và bán qua PayPal, nếu có chuyển đổi ngoại tệ thì bạn sẽ phải trả phí chuyển đổi ngoại tệ. Cụ thể:

  • Mua hàng: Nếu bạn thanh toán bằng một loại tiền tệ khác với tiền trong tài khoản của bạn (ví dụ: tài khoản VND nhưng mua hàng bằng USD), PayPal sẽ tự động chuyển đổi tiền tệ và tính phí 3-4% trên tỷ giá hối đoái cơ bản.
  • Bán hàng: Nếu bạn nhận tiền từ khách hàng bằng ngoại tệ và muốn rút về tài khoản ngân hàng trong nước bằng VND, PayPal cũng áp dụng mức phí 3-4% khi chuyển đổi từ USD sang VND.

Tóm lại, bất kỳ giao dịch nào (áp dụng cho cả mua và bán) có liên quan đến chuyển đổi ngoại tệ đều sẽ bị tính phí này.

Dưới đây là bảng % phí chuyển đổi ngoại tệ khi thực hiện giao dịch:

Loại tiền tệ

% phí chuyển đổi Loại tiền tệ % phí chuyển đổi 

Australian dollar (AUD)

4% New Taiwan dollar (TWD)

4%

Mexican peso (MXN)

4% New Zealand dollar (NZD) 4%
Canadian dollar (CAD)

4%

Norwegian krone (NOK)

4%
Czech koruna (CZK) 4% Philippine peso (PHP)

4%

Danish krone (DKK)

4% Russian ruble (RUB) 4%
Euro (EUR) 4% Polish zloty (PLN)

4%

Hong Kong dollar (HKD)

4% Singapore dollar (SGD) 4%
Hungarian forint (HUF) 4% Swedish krona (SEK)

4%

Israeli new shekel (ILS)

4% Japanese yen (JPY) 4%
Swiss franc (CHF) 4% Thai baht (THB)

4%

Malaysian ringgit (MYR)

4% UK pounds sterling (GBP) 4%
Brazilian real (BRL) 4% US dollar (USD)

4%

Các loại tiền tệ còn lại: 3%

Nội dung liên quan:  Rút tiền PayPal về ngân hàng mất bao lâu?

các chi phí khi sử dụng paypal

Ví dụ 1: Giả sử bạn muốn mua một chiếc điện thoại trên một trang web của Mỹ với giá 500 USD. Tỷ giá hối đoái tại thời điểm giao dịch là 1 USD = 25.380 VND. Phí giao dịch của PayPal là 4.4% trên tổng số tiền giao dịch và phí chuyển đổi ngoại tệ là 4%.

=> Tổng số tiền bạn phải thanh toán cho người bán hàng là:

500 x 25.380 + 4.4% x (500 x 25.380) + 4% x 500 x 25.380 = 13.756.960 VND

Ví dụ 2: Giả sử khách hàng mua sản phẩm bộ quần áo nỉ của bạn với giá 200 USD. Tỷ giá hối đoái tại thời điểm giao dịch là 1 USD = 25.380 VND. Phí giao dịch của PayPal là 4.4% trên tổng số tiền giao dịch và phí chuyển đổi ngoại tệ là 4%.

=> Tổng số tiền bạn nhận được là:

200 x 25.380 – 4.4% x (200 x 25.380) – 7.608 – 4% x 200 x 25.380 = 4.642.008 VND

3. Phí rút tiền

Một khoản phí nữa bạn sẽ phải trả khi sử dụng Paypal là phí rút tiền về ngân hàng Việt Nam. Chi phí cho mỗi lần rút là 60.000 VNĐ.

thuế paypal

4. Các chi phí khác

4.1. Phí hoàn trả khi rút tiền/chuyển khoản thất bại

Phí hoàn trả khi rút tiền/chuyển khoản thất bại thường được áp dụng trong trường hợp giao dịch không thành công do thông tin không chính xác, chẳng hạn như thông tin tài khoản ngân hàng hoặc thông tin giao hàng sai.

Nếu một giao dịch rút tiền hoặc chuyển khoản bị thất bại, PayPal có thể tính phí hoàn trả cho người dùng. Mức phí cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào chính sách của PayPal và quốc gia của bạn. Tại Việt Nam, mức phía hoàn trả là 70.000 VND.

4.2. Phí liên kết và xác thực thẻ ngân hàng

Khi bạn liên kết thẻ ngân hàng (thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ) với PayPal, sẽ có một khoản phí nhỏ tạm thời để PayPal xác thực thẻ của bạn. Khoản phí này thường vào khoảng 1-2 USD, nhưng đây chỉ là khoản phí tạm thời.

Sau khi quá trình xác thực hoàn tất, PayPal sẽ hoàn lại số tiền này vào tài khoản của bạn. Mục đích của phí này là để đảm bảo thẻ liên kết là hợp lệ và thuộc quyền sở hữu của bạn​.

Vì vậy, khoản phí này không phải là chi phí thực sự vì nó sẽ được hoàn lại sau khi xác thực xong.

có phải đóng thuế paypal không

Dưới đây là bảng phí liên kết và xác thực thẻ ngân hàng của một số loại tiền tệ phổ biến:

Loại tiền tệ

Phí Loại tiền tệ Phí 

Australian dollar

2.00 AUD New Taiwan dollar

70.00 TWD

Mexican peso 20.00 MXN New Zealand dollar

3.00 NZD

Canadian dollar

2.45 CAD Norwegian krone 15.00 NOK
Czech koruna 50.00 CZK Philippine peso

100.00 PHP

Danish krone

12.50 DKK Russian ruble 60.00 RUB
Euro (EUR) 1.50 EUR Polish zloty

6.50 PLN

Hong Kong dollar

15.00 HKD Singapore dollar 3.00 SGD
Hungarian forint 400.00 HUF Swedish krona

15.00 SEK

Israeli new shekel

8.00 ILS Japanese yen (JPY) 200.00 JPY
Swiss franc 3.00 CHF Thai baht (THB)

70.00 THB

Malaysian ringgit

10.00 MYR UK pounds sterling (GBP) 1.00 GBP
Brazilian real 4.00 BRL US dollar (USD)

1.95 USD

5.3. Phí yêu cầu thông tin

Phí yêu cầu thông tin (record request fee) là khoản phí được tính khi bạn yêu cầu cung cấp tài liệu hoặc thông tin cụ thể liên quan đến tài khoản của mình. Phí này thường áp dụng trong trường hợp bạn yêu cầu thông tin về lý do từ chối một giao dịch hoặc lệnh thanh toán.

Hiểu đơn giản, PayPal sẽ tính phí nếu bạn muốn biết lý do tại sao họ từ chối giao dịch của bạn. Chi phí này rơi vào khoảng 10.00 SGD (tương đương 193.097 VND) trên mỗi thông tin. Tuy nhiên, nếu bạn cho rằng có lỗi trong tài khoản và yêu cầu PayPal kiểm tra, bạn sẽ không phải trả phí.

Lời kết

Trên đây là các thông tin cơ bản về thuế PayPal. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thuế PayPal và các chi phí khi sử dụng PayPal tại Việt Nam. Nếu bạn muốn tìm thêm về PayPal và các hình thức thanh toán khác thì hãy ghé BurgerPrints để đọc thêm nhé.

TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ CÙNG BURGERPRINTS!
BẮT ĐẦU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader