connect-telegram

So sánh Shopee, Lazada và TikTok: Nên bán hàng trên nền tảng nào?

Với sự phát triển của công nghệ và thay đổi trong hành vi tiêu dùng, các sàn thương mại điện tử đã trở thành “mỏ vàng” cho các nhà bán hàng kinh doanh. So sánh Shopee, Lazada và TikTok, nên bán hàng trên nền tảng nào? Trong bài viết này, BurgerPrints sẽ đánh giá khách quan từng nền tảng.

Tổng quan về Shopee, Lazada và TikTok Shop

TikTok Shop, Shopee và Lazada là ba nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam, mỗi nền tảng đều có những đặc điểm nổi bật và đối tượng khách hàng riêng. Dưới đây là cái nhìn tổng quan về ba nền tảng này giúp bạn hiểu rõ hơn về ưu, nhược điểm của từng nền tảng để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Shopee

Tính đến thời điểm hiện tại, Shopee đang là nền tảng thương mại điện tử quy mô lớn  nhất tại nước ta. Sàn Shopee được thành lập vào năm 2015 và đến nay đã thu hút tới hơn 200 triệu người dùng tại 8 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. 

Shopee đang là nền tảng thương mại điện tử có quy mô lớn nhất nước ta
Shopee đang là nền tảng thương mại điện tử có quy mô lớn nhất nước ta

Theo như tổng kết từ Metric đến nửa đầu năm 2023, Shopee đã thu tới 59 nghìn tỷ đồng, cùng với hơn 667 triệu sản phẩm đã được bán ra. Không dừng lại ở đó, cộng đồng nhà bán hàng Việt Nam trên nền tảng này lên tới 254.000 người.

Có thể thấy, Shopee đã và đang chứng kiến mức tăng trưởng vượt bậc về số lượng người dùng, cũng như mức doanh số bán hàng. Điều này khẳng định về tiềm năng phát triển của nền tảng này đối với các nhà kinh doanh online.

Lazada

Lazada vốn là thành viên trực thuộc tập đoàn Alibaba – Đây là một trong những sàn thương mại điện tử có quy mô lớn nhất thế giới. Nền tảng này không chỉ sở hữu hệ thống phân phối rộng lớn, mà còn cung cấp danh mục sản phẩm vô cùng đa dạng, bao gồm đồ điện tử, thời trang,… cho đến các sản phẩm gia dụng.

Lazada là sàn thương mại điện tử trực thuộc tập đoàn Alibaba
Lazada là sàn thương mại điện tử trực thuộc tập đoàn Alibaba

Theo đó, Lazada hoạt động theo mô hình kinh doanh Marketplace – Nơi trung gian trao đổi các loại hàng hóa. Điểm đặc trưng của mô hình này chính là mối liên kết chặt chẽ hai chiều giữa người mua và người bán, giúp thúc đẩy hành vi mua hàng một cách hiệu quả.

Ngoài ra, Lazada cũng luôn đảm bảo mang tới những dịch vụ tốt nhất dành cho nhà bán hàng, cũng như người tiêu dùng, với giao diện bắt mắt, các phương thức thanh toán đơn giản, hình thức vận chuyển linh động,… Nhờ vậy mà Lazada vẫn luôn là một trong những sàn thương mại điện tử được ưa chuộng nhất hiện nay.

TikTok

Ban đầu, TikTok được biết tới như một nền tảng chia sẻ những video ngắn, nơi người dùng có thể sáng tạo ra những clip và đăng tải trên kênh của mình. Sau đó, tận dụng lượng người dùng khổng lồ, nền tảng đã cho ra mắt TikTok Shop – Một tính năng cho phép người dùng có thể tiến hành mua sắm trực tuyến trên ứng dụng.

Nội dung liên quan:  [:vi]Tất tần tật về chạy quảng cáo TikTok cá nhân[:]
TikTok Shop - “Tân binh” đáng gờm trong thị trường thương mại điện tử
TikTok Shop – “Tân binh” đáng gờm trong thị trường thương mại điện tử

Điều này đã tạo ra sự kết hợp giữa giải trí và mua sắm, mang đến trải nghiệm shopping đầy mới mẻ cho người dùng. Tại nước ta, TikTok Shop đã ghi nhận được mức tăng trưởng đầy ấn tượng.

Dựa theo báo cáo Metric vào khoảng nửa đầu năm 2023, thì TikTok Shop đã bán ra tới hơn 117 triệu sản phẩm, cùng với trên 107 nghìn nhà bán hàng đã tham gia vào nền tảng này.

Ưu và nhược điểm của từng nền tảng

Việc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử luôn tồn tại song song cả những cơ hội và thách thức. Do đó, trước khi bắt đầu mở gian hàng, người bán cần phải tìm hiểu thông tin chi tiết về từng sàn, đặc biệt là những ưu và nhược điểm của 3 sàn lớn hiện nay như sau:

Tiêu chí Shopee Lazada TikTok Shop
Ưu điểm – Chính sách quảng cáo, marketing tốt.

– Miễn phí vận chuyển, hỗ trợ livestream.

– Không giới hạn sản phẩm.

– Ít bóp tương tác, nhiều gói phí sàn.

– Sản phẩm đảm bảo chất lượng, thương hiệu uy tín.

– Chăm sóc khách hàng tốt, kinh doanh ổn định.

– Miễn phí mở cửa hàng ban đầu.

– Tiếp cận khách hàng tiềm năng dễ dàng.

– Tỷ lệ chuyển đổi cao.

– Nội dung sáng tạo giúp tăng tương tác.

Nhược điểm – Không kiểm soát chất lượng sản phẩm.

– Phí sàn tăng cao.

– Tỉ lệ hoàn đơn lớn, kháng nghị phức tạp.

– Đăng ký phức tạp, cần giấy tờ.

– Ưu đãi không cá nhân hóa.

– Chính sách tập trung vào người mua.

– Quảng cáo phức tạp, cần nghiên cứu chuyên sâu.

– Tuân thủ các điều khoản riêng biệt của TikTok.

Những ưu và nhược điểm nổi bật của Shopee, Lazada và TikTok
Những ưu và nhược điểm nổi bật của Shopee, Lazada và TikTok

So sánh TikTok Shop với Shopee

So sánh TikTok với Shopee giúp người bán lựa chọn kênh bán hàng phù hợp
So sánh TikTok với Shopee giúp người bán lựa chọn kênh bán hàng phù hợp

1. Đối tượng khách hàng

  • Tik Tok Shop: Chủ yếu thu hút tệp khách hàng trẻ, thường tập trung ở độ tuổi từ 13 đến 24, thậm chí có thể lên đến 30. Họ là những người yêu thích các trào lưu mới. Độ tuổi trung bình của người dùng trên nền tảng này thường trẻ hơn so với các sàn thương mại điện tử khác.
  • Shopee: Phạm vi khách hàng rộng lớn, bao gồm nhiều độ tuổi, từ giới trẻ đến người trung niên. Tuy nhiên, cũng vì tệp khách hàng đa dạng nên người bán sẽ khó tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể.

2. Đa dạng mặt hàng

Cả TikTok Shop và Shopee đều là những sàn thương mại điện tử lớn và đang phát triển mạnh mẽ, mỗi nền tảng có những thế mạnh riêng về đa dạng mặt hàng, cụ thể:

  • Shopee: Với hơn 4 triệu sản phẩm, bạn có thể tìm thấy mọi thứ trên Shopee, từ quần áo, mỹ phẩm, đồ gia dụng đến các sản phẩm công nghệ, đồ chơi và thậm chí cả thực phẩm tươi sống. Đồng thời, nền tảng có hệ thống phân loại sản phẩm rõ ràng, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm những gì họ cần.
  • TikTok Shop: Các mặt hàng bán trên TikTok Shop, ngược lại, thường tập trung vào thời trang, phụ kiện, phù hợp với sở thích của giới trẻ. 

Nhìn chung, Shopee vẫn đang là nền tảng có đa dạng mặt hàng hơn, đáp ứng được nhu cầu mua sắm đa dạng của người dùng. Tuy nhiên, TikTok Shop có điểm mạnh là khai thác tốt các sản phẩm phù hợp với đối tượng người dùng trẻ tuổi.

3. Phạm vi tiếp cận

  • Tik Tok Shop: Phạm vi rộng, người bán có thể tiếp cận khách hàng thông qua nhiều hình thức như video ngắn, livestream, hashtag,.. Chú ý, phạm vi tiếp cận có thể bị giới hạn nếu như người bán không biết cách tận dụng các tính năng của nền tảng.
  • Shopee: Có lượng người dùng lớn, với nhiều công cụ quảng cáo, giúp người bán tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả. Song tính cạnh tranh trên nền tảng này tương đối cao.

4. Chi phí bán hàng

  • TikTok Shop: Bao gồm phí giao dịch 4% trên tổng giá trị đơn hàng, áp dụng cho tất cả các nhà bán hàng, bất kể là cá nhân hay doanh nghiệp.
  • Shopee: Bao gồm phí thanh toán 5% trên tổng giá trị thanh toán của người mua cho mỗi đơn hàng, bao gồm cả phí vận chuyển sau khi áp dụng khuyến mãi (nếu có). Ngoài ra, Shopee áp dụng phí cố định 4% trên tổng giá trị sản phẩm cho mỗi đơn hàng thành công. 

5. Chính sách hỗ trợ

  • Tik Tok Shop: Các chính sách hỗ trợ cho người bán luôn được cải thiện liên tục. Nền tảng này thường xuyên cung cấp cho các chủ shop những voucher ưu đãi hấp dẫn, thông qua những chiến dịch như: Voucher chiến dịch live, những chiến dịch đồng tài trợ,…
  • Shopee: Có hệ thống hỗ trợ người bán chuyên nghiệp, nhiều chính sách ưu đãi và bảo vệ người bán. Ví dụ, nền tảng cung cấp cho người bán những gói freeship với mức phí 6% giá trị đơn hàng, gói ưu đãi nhiệm vụ chào mừng,…

6. Công cụ dành cho người bán

  • Tik Tok Shop: Cung cấp các công cụ hỗ trợ người bán như Trung tâm Người Bán, giúp quản lý cửa hàng, dịch vụ khách hàng, phân tích hiệu suất và cập nhật chính sách. Ngoài ra, TikTok Shop cung cấp các giải pháp quảng cáo như Quảng cáo mua sắm qua video (VSA), Quảng cáo mua sắm qua LIVE (LSA) và Quảng cáo mua sắm sản phẩm (PSA), giúp người bán quảng bá sản phẩm hiệu quả và tăng doanh số.
  • Shopee: Cung cấp nhiều công cụ bán hàng chuyên nghiệp như quản lý đơn hàng, phân tích dữ liệu, quảng cáo,… giúp tối ưu hoạt động kinh doanh trên sàn cho người bán.

So sánh TikTok Shop với Lazada

So sánh TikTok với Lazada giúp người bán lựa chọn kênh bán hàng phù hợp
So sánh TikTok với Lazada giúp người bán lựa chọn kênh bán hàng phù hợp

1. Đối tượng khách hàng

Nhìn chung thì tệp khách hàng của TikTok Shop trẻ hơn so với Lazada. Phân khúc khách hàng chính của Lazada tập trung ở độ tuổi từ 16 đến 40, là lứa tuổi có thu nhập ổn định, thường xuyên sử dụng internet và có nhu cầu mua sắm trực tuyến tương đối cao.

2. Đa dạng mặt hàng

Trong khi TikTok Shop tập trung vào các sản phẩm như thời trang, phụ kiện và mỹ phẩm phù hợp với giới trẻ, Lazada chủ yếu khai thác các mặt hàng chính hãng, chất lượng cao như đồ gia dụng, điện tử và công nghệ. Giống Shopee, Lazada cũng cung cấp đa dạng các sản phẩm trong nhiều danh mục.

3. Phạm vi tiếp cận

Phạm vi tiếp cận của TikTok Shop được cho là rộng hơn so với Lazada. Bởi nền tảng này kết hợp giữa mạng xã hội và sàn thương mại điện tử, với cộng đồng người dùng hoạt động, tương tác sôi nổi qua những video ngắn và các phiên livestream.

Trong khi đó, Lazada có những điểm tương đồng với Shopee, tập trung vào tiếp thị thông qua hình thức quảng cáo truyền thống, như các chương trình khuyến mãi lớn, banner trên ứng dụng và gói quảng cáo nội sàn. Tuy nhiên, hiệu quả của các hình thức này không quá nổi bật khi so sánh với TikTok Shop.

Phạm vi tiếp cận của TikTok Shop bao phủ hơn so với Lazada
Phạm vi tiếp cận của TikTok Shop bao phủ hơn so với Lazada

4. Chi phí bán hàng 

Chi phí bán hàng trên TikTok Shop là 4% phí giao dịch trên tổng giá trị đơn hàng, không có phí cố định. Trong khi đó, Lazada áp dụng phí thanh toán 3.993% (đã bao gồm VAT) và phí cố định từ 1.496% (đối với LazMall và Shop Xịn). Nhìn chung, tổng chi phí trên Lazada thường cao hơn TikTok Shop nếu tính cả các khoản phí bổ sung.

Chi phí bán hàng trên TikTok Shop khá linh hoạt
Chi phí bán hàng trên TikTok Shop khá linh hoạt

5. Chính sách hỗ trợ

Lazada có chính sách hỗ trợ khá hoàn thiện với nhiều ưu đãi và dịch vụ toàn diện cho người bán. Nền tảng cung cấp chương trình trợ giá vận chuyển, hỗ trợ tham gia các chiến dịch khuyến mãi lớn như Lazada Sale và hệ thống Lazada University. Người bán còn được hưởng chính sách bảo vệ như xử lý khiếu nại từ khách hàng và hỗ trợ thanh toán nhanh chóng.

Điểm này vẫn vượt trội hơn so với TikTok Shop. Nền tảng này chủ yếu hỗ trợ các nhà bán hàng có nội dung sáng tạo mạnh mẽ, trong khi hệ thống đào tạo và chính sách bảo vệ người bán chưa đồng đều như Lazada.

6. Công cụ dành cho người bán

Với Lazada, người bán có thể tận dụng các công cụ khuyến mãi như LazFlash Sale và Voucher gian hàng để thu hút người mua và tăng doanh số. Bên cạnh đó, Lazada cung cấp ứng dụng Seller Center, giúp người bán quản lý sản phẩm, đơn hàng và tương tác với khách hàng một cách hiệu quả.

So sánh với TikTok Shop, nền tảng này hỗ trợ người bán thông qua Trung tâm Người Bán, cho phép quản lý cửa hàng, đăng sản phẩm và theo dõi hiệu suất kinh doanh. Cả hai nền tảng đều cung cấp các công cụ hỗ trợ người bán hiệu quả đồng đều.

Lazada cung cấp cho người bán nhiều công cụ khuyến mãi
Lazada cung cấp cho người bán nhiều công cụ khuyến mãi

Shopee với Lazada vs TikTok: Người mới nên chọn sàn nào?

Như bạn đã thấy, mỗi sàn thương mại điện tử sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định. Việc lựa chọn sàn nào để kinh doanh sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

TikTok Shop: Nếu sản phẩm của bạn hướng đến giới trẻ và bạn có khả năng tạo nội dung video hấp dẫn, TikTok Shop là lựa chọn phù hợp. Về chi phí bán hàng, TikTok Shop có lợi thế với mức phí giao dịch chỉ 4%, thấp hơn so với Shopee.

Shopee: Nếu bạn muốn tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng với nhiều loại sản phẩm, Shopee sẽ là kênh bán hàng hiệu quả hơn. Shopee lại vượt trội nhờ hệ thống hỗ trợ người bán chuyên nghiệp, với nhiều ưu đãi như freeship, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và bảo vệ người bán.

Lazada: Riêng Lazada, nền tảng này cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ người bán như quảng cáo, quản lý kho và vận chuyển. Tuy nhiên, lượng truy cập của Lazada thấp hơn so với Shopee, và phí dịch vụ cao hơn, có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của người bán. 

Những yếu tố giúp người bán xác định nên lựa chọn Shopee, Lazada hay TikTok
Những yếu tố giúp người bán xác định nên lựa chọn Shopee, Lazada hay TikTok

Hy vọng những thông tin so sánh Shopee với Lazada vs TikTok ở trên của BurgerPrints sẽ giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp. Hãy chú ý rằng, thị trường thương mại điện tử sẽ luôn thay đổi, do đó bạn sẽ cần thường xuyên cập nhật những thông tin mới để duy trì hoạt động kinh doanh ổn định cho cửa hàng online của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader