connect-telegram

Quy tắc Quy định Sellers POD bán thị trường EU nhất định cần nắm rõ

Quy tắc Quy định Sellers POD bán thị trường EU nhất định cần nắm rõ

 

 

Nếu bạn muốn bán hàng POD ở Châu Âu, có một số quy tắc và quy định nhất định mà bạn cần phải nắm rõ. Việc không đáp ứng các yêu cầu nhất định có thể dẫn đến một số rủi ro cho doanh nghiệp của bạn, vì vậy, điều quan trọng là bạn phải tìm hiểu những quy tắc quy định cơ bản trước khi tiến đánh thị trường EU nhé. 

 

Tìm hiểu các quy tắc về Distance Selling của Nội Khối Liên Minh Châu Âu (EU)

 

 

Distance selling là hình thức bán hàng không gặp mặt trực tiếp (Print on demand chắc chắn trực thuộc hình thức này). Bạn có thể đặt hàng qua trang web, qua điện thoại hoặc qua sàn thương mại điện tử. Nếu bạn ở EU, có một số yêu cầu cần được xem xét. Đầu tiên là bạn phải bán cho một cá nhân, chứ không phải một tổ chức doanh nghiệp khác và hàng hóa phải vượt qua biên giới tiểu bang.

 

Ngoài ra còn có các quy định để bảo vệ người tiêu dùng khỏi những chiêu trò gian lận (scam). Ngay cả khi doanh nghiệp của bạn hoàn toàn trong sáng, bạn vẫn cần đáp ứng các quy định sau để bán hàng hợp pháp trong Liên minh Châu Âu. Một số quy định này cụ thể như sau:

Nội dung liên quan:  Business Email là gì? Cách tạo Email doanh nghiệp đơn giản

 

  1. Cung cấp thông tin chi tiết cho khách hàng trước khi khách hàng hoàn thành đơn hàng.
  2. Tất cả các khoản phí và lệ phí bổ sung phải được người tiêu dùng nhận biết và đồng ý rõ ràng.
  3. Người bán phải cung cấp chính sách Return and Refund, với thời hạn tối thiểu là 14 ngày.

 

Theo Europa (trang web chính thức của EU), từ thời điểm khách hàng mua hàng khách hàng đã có trong tay một quyền lợi gọi là “14 day cooling off period”. Giai đoạn này khách hàng có thể cancel hoặc return lại order mà hầu như không phải giải trình lý do nào. 

 

Các quy tắc này không quá khó để thực thi nhưng sẽ rất rắc rối nếu người bán thị trường EU chưa nắm được rõ để lường trước các rủi ro cho doanh nghiệp của mình.  

 

Đặc biệt, việc lựa chọn đơn vị fulfillment uy tín với chất lượng sản phẩm đảm bảo sẽ giúp giảm thiểu tỉ lệ bạn phải đôi co với khách hàng về quy định này. 

 

Thuế Giá trị Gia tăng (VAT) của EU

 

 

Thuế Giá trị Gia tăng (VAT), giống như thuế bán hàng ở EU. Với thuế bán hàng, người mua trả tiền khi hoàn thành việc mua hàng. Tuy nhiên, với thuế VAT, thuế được thu từ từng giai đoạn của chuỗi cung ứng – chẳng hạn như từ nhà cung cấp, nhà phân phối và nhà bán lẻ.

Bạn sẽ cần phải xem xét quy định cụ thể ở các quốc gia bạn sản xuất hàng, nơi khách hàng nhận hàng, và loại sản phẩm bạn đang bán. 

 

Nội dung liên quan:  [:vi]Crypto Niche - Hiểu rõ để vít campaign P.O.D bùng nổ[:]

Hãy đảm bảo rằng khách hàng của bạn có trải nghiệm mua hàng thuận tiện nhất bằng việc thông tin trao đổi trước về thuế nhé. 

Lưu ý: Quan tâm bán hàng tại thị trường EU, nhưng phân vân về thuế VAT, inbox Burgerprints để được tư vấn giải đáp nhé.

 

Đảm bảo bạn tuân thủ GDPR

 

 

Các quy tắc và quy định không chỉ xoay quanh VAT và Distance Selling nếu bạn muốn bán hàng ở Châu Âu. Bạn cũng sẽ cần tìm hiểu về GDPR (General Data Protection Regulation). GDPR, hay Quy định chung về bảo mật dữ liệu, là một loạt các quy tắc được thiết kế để bảo vệ dữ liệu trực tuyến của người mua hàng.

 

Khi bạn sở hữu một online store, bạn thu thập rất nhiều dữ liệu từ khách hàng của mình. Các thông tin từ địa chỉ nhận hàng, thông tin thanh toán hay hành vi của khách hàng trên trang online store đều được thu thập. Vậy nên, khách hàng rất muốn biết rằng thông tin này sẽ không đến tay kẻ xấu. GDPR được thiết kế để đảm bảo các doanh nghiệp đang tuân thủ quy tắc bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng.

 

Theo các điều khoản của GDPR, bất kỳ ai bán hàng trực tuyến sẽ phải đảm bảo rằng họ đang thu thập thông tin một cách hợp pháp và họ đang bảo mật thông tin đó. Nếu không làm như vậy có thể dẫn đến các rủi ro cho doanh nghiệp của bạn.

 

GDPR nghe có to tát, nhưng sự thật là nhiều quy định của nó đã được áp dụng chưa thành văn một thời gian, chỉ theo các quy ước đặt tên khác nhau. Tuy nhiên, với tư cách là một tổ chức, có một số bổ sung quan trọng mà bạn cần đảm bảo rằng mình đã nắm rõ. Trong trường hợp dữ liệu của bạn bị vi phạm – cho dù đó là do vô tình hoặc thông qua một cuộc tấn công mạng – bạn cần cảnh báo cho bất kỳ ai bị ảnh hưởng. Điều này bao gồm việc cho họ biết chính xác dữ liệu nào có thể đã bị lộ, số lượng người có thể bị lộ và hậu quả tiềm ẩn của việc vi phạm dữ liệu này (tức là gian lận danh tính). Cuối cùng, tổ chức sẽ cần cung cấp danh sách các bước họ đang thực hiện để khắc phục sự cố và ngăn nó xảy ra lần nữa.

Nội dung liên quan:  Hướng dẫn cách tạo Mockup trong Photoshop nhanh chóng, chi tiết

 

Trong thế giới trực tuyến ngày nay, bảo mật Internet là một trong những mối quan tâm cấp bách nhất. Để bán hàng ở Liên minh Châu Âu và thu thập thông tin về khách hàng của mình, bạn cần tuân thủ GDPR để khách hàng của bạn có thể cảm thấy an toàn hơn khi mua sắm trực tuyến, từ đó tỉ lệ chuyển đổi và quay lại mua hàng sẽ tăng trưởng dần lên. 

 

BurgerPrints tự hào cung cấp dịch vụ fulfill từ xưởng local tại Poland, đất nước nội khối EU. Với lợi thế địa điểm xưởng cùng nhiều năm kinh nghiệm sản xuất sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn khắt khe của khách hàng EU, BurgerPrints tin rằng khách hàng của bạn sẽ rất hài lòng khi nhận sản phẩm trên tay. 

TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ CÙNG BURGERPRINTS!
BẮT ĐẦU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader