Snapchat là một trong những nền tảng quảng cáo đầy tiềm năng. Song, nên chạy quảng cáo Snapchat như thế nào để hiệu quả hay loại quảng cáo nào chạy trên Snapchat đang thịnh hành thì không phải Seller nào cũng biết. Trong bài viết này, BurgerPrints sẽ giải đáp tất tần tật về quảng cáo Snapchat!
Quảng cáo Snapchat là gì?
Quảng cáo Snapchat là hình thức quảng cáo trực tuyến, cho phép các Seller tiếp cận đến đối tượng người dùng có mặt trên nền tảng này. Với những định dạng quảng cáo đa dạng, đầy sức sáng tạo, Snapchat đang trở thành kênh Marketing được nhiều Seller hướng tới.
Tại sao bạn nên chạy quảng cáo Snapchat
Snapchat là một nền tảng tiềm năng cho các Seller Print on Demand (POD) khai thác vì nhiều lý do:
Tệp người dùng đa dạng
Snapchat là nền tảng thu hút tới trên 280 triệu người dùng mỗi ngày trên toàn thế giới, trong đó tệp đối tượng từ 18-34 tuổi chiếm tới 75%, với sự góp mặt của đông đảo nhóm đối tượng gen Z và Millennials.
Phân loại khách hàng cụ thể
Ngoài tệp người dùng đa dạng, Snapchat còn phân loại khách hàng tiềm năng theo Lifestyle (lối sống), giúp các nhà quảng cáo xác định chân dung về khách hàng mục tiêu chuẩn hơn. Dưới đây là những phân loại người dùng tiêu biểu trên Snapchat:
- Parents & Family focused.
- Automotive.
- Cosmetic.
- Sport
- …
Không những thế, Snapchat còn hỗ trợ tối ưu quảng cáo thông qua những khoảng thời gian nhất định trong năm, đặc biệt phù hợp cho các Seller POD khai thác chiến dịch kinh doanh theo mùa như Summer Holiday, Valentine, Back to School, Christmas,…
Hình thức quảng cáo đa dạng và chi phí tiết kiệm
Snapchat cung cấp nhiều hình thức quảng cáo đa dạng và những tính năng cài đặt chiến dịch linh hoạt. Điều này mang tới cho Seller nhiều sự lựa chọn, từ quảng cáo video, quảng cáo địa phương,quảng cáo tự động…
Ngoài ra, chi phí quảng cáo tối thiểu của Snapchat tương đối thấp, khoảng $5. Seller có thể dễ dàng tối ưu hóa chiến dịch mà không cần phải đầu tư quá lớn vào ngân sách.
Tỷ lệ cạnh tranh thấp
Snapchat chưa phổ biến rộng rãi trong cộng đồng quảng cáo như Facebook hay Instagram. Điều này tạo ra tỷ lệ cạnh tranh thấp hơn, giúp các nhà quảng cáo tiếp cận đối tượng mục tiêu dễ dàng hơn với chi phí quảng cáo thấp.
Sức mua sắm cao
Theo thống kê, khách hàng trên Snapchat đã bỏ ra số tiền lên tới 4,4 nghìn tỷ đô cho mục đích mua sắm, trong đó hơn 1 nửa doanh thu này đến từ khu vực Bắc Mỹ. Số liệu này đã chứng minh Snapchat chính là lãnh địa hoàn hảo để các Seller POD tiếp cận khách hàng và tăng trưởng doanh thu thông qua những hoạt động tiếp thị.
Tổng hợp những loại quảng cáo Snapchat phổ biến
Để chạy quảng cáo Snapchat hiệu quả, các Seller POD cần phải nắm rõ những loại quảng cáo thịnh hành trên nền tảng này, từ đó lựa chọn được hình thức quảng cáo phù hợp với sản phẩm, hình ảnh thương hiệu mà mình đang xây dựng. Dưới đây là các dạng quảng cáo phổ biến trên Snapchat để bạn tham khảo:
1. Single Ads / Video (những hình ảnh hoặc video đơn lẻ)
Single Ads / Video là dạng quảng cáo Snapchat mà 1 video hoặc là 1 hình ảnh sẽ xuất hiện khi khách hàng của bạn đang lướt xem stories. Quảng cáo này thuộc định dạng tràn màn hình, có thể gắn đường link website, hay ứng dụng mà bạn muốn khách hàng click vào đó. Dưới đây là những thông số cơ bản về Single Ads / Video:
- Kích thước: 1080 x 1920 px.
- Tỷ lệ của khung hình: 9:16.
- Độ dài: 3-180 giây.
- Định dạng: Video, hình ảnh, hoặc GIF thuộc những định dạng như .png, .jpg, .mp4, hay .mov.
Nếu bạn đang có ý định sản xuất Single Ads / Video, hãy xây dựng nội dung quảng cáo tiếp cận vấn đề nhanh chóng, đảm bảo nội dung xúc tích, luôn sử dụng CTA để kêu gọi khách hàng thực hiện hành động chuyển đổi tiếp theo.
2. Lens
Lenses là một định dạng quảng cáo mới mẻ trên Snapchat, khai thác công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) để tạo ra các hiệu ứng đặc biệt, sống động và thú vị cho người dùng. Với Lenses, các nhãn hàng có thể thiết kế hiệu ứng AR tùy chỉnh, cho phép người dùng tương tác trực tiếp với thương hiệu một cách tự nhiên và thú vị.
Thống kê đến từ Deloitte cho thấy, những sản phẩm sử dụng AR cho tỷ lệ chuyển đổi cao hơn đến 95%. Việc vận dụng công nghệ AR vào kinh doanh thương mại điện tử chính là chiến lược thông minh để các Seller POD tăng cường trải nghiệm khách hàng, ngay cả khi họ không ghé thăm trực tiếp của hàng.
Muốn tạo ra Lens dành riêng cho cửa hàng của mình, bạn có thể tận dụng Lends Web Builder trên Snapchat. Tại đây có thư viện 3D với vô số hiệu ứng, cùng hình động cho bạn thỏa sức sáng tạo. Tuy nhiên, khi tạo dựng hiệu ứng Lense, bạn cần chú ý tới những quy định sau:
- Lense mà bạn tạo dựng phải chứa logo / tên thương hiệu ở những vị trí dễ nhìn (ví dụ như góc phải / góc trái màn hình, tránh để chúng trùng với những vị trí thuộc thành phần giao diện của ứng dụng).
- Hãy chú ý rằng yếu tố về thương hiệu chính là điều bắt buộc với cả World Lenses và Face Lense.
3. Stories
Stories sẽ xuất hiện tại phần “Khám phá” thuộc Snapchat và bạn có thể tiến hành upload tối đa là 20 snap cho mỗi lần. Trong đó, nội dung của Stories sẽ mang những định dạng giống như Single Ads / Video. Song, với những hình ảnh nằm ngoài danh mục “Khám phá” sẽ cần thỏa mãn những điều kiện sau:
- Hình ảnh hiển thị: Kích thước tiêu chuẩn là 360 x 600 px, đuôi là “.png”.
- Logo: Kích thước tiêu chuẩn là 993 x 284 px, đuôi là “.png”.
4. Collection Ads
Các Seller POD có thể tận dụng Collection Ads để quảng bá nhiều sản phẩm của thương hiệu bạn cùng lúc, phù hợp cho những doanh nghiệp e-commerce. Đây là định dạng quảng cáo được phân chia thành 4 ô nhỏ. Theo đó, bên cạnh hình ảnh lớn, thì nhà quảng cáo sẽ cần phải chuẩn bị những hình ảnh riêng biệt cho từng sản phẩm, kèm theo đường link liên kết đến sản phẩm.
Dưới đây là thông số của hình ảnh nhỏ trong Collection Ads:
- Định dạng: Có thể là “.png” hoặc là “.jpg”.
- Kích thước hình ảnh: 160 x 160 px.
5. Commercial Ads
Commercial Ads là định dạng quảng cáo Snapchat có thể kéo dài lên tới 3 phút, nhưng các nhà quảng cáo cần phải đặc biệt chú ý tới 6 giây đầu tiên để thu hút khách hàng. Loại quảng cáo này thường phù hợp cho những nội dung chứa thông điệp dài, hay những nội dung nhằm mục đích giáo dục khách hàng.
Đặc điểm kỹ thuật của các nội dung Commercial Ads gồm có:
- Kích thước: 1080 x 1920 px (hay có thể hiểu là dạng khung 9:16).
- Định dạng: Dạng “.mov” hoặc là “.mpv”.
6. Dynamic Ads
Dynamic Ads là một dạng quảng cáo tùy biến trên Snapchat. Nó có thể xuất hiện dưới những định dạng như Single Images / Video, Collection, hay Story. Tuy nhiên, điểm khác biệt của loại quảng cáo này chính là nó sẽ chỉ hiển thị cho những đối tượng khách hàng đã từng truy cập vào website của thương hiệu bạn.
Kinh nghiệm chạy quảng cáo Snapchat hiệu quả
Muốn khai thác quảng cáo Snapchat hiệu quả, tạo cơ hội tiếp cận hàng triệu người dùng trẻ và thu về tỷ lệ chuyển đổi lý tưởng, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ không bỏ qua những kinh nghiệm đặc biệt dưới đây:
1. Tạo dựng nội dung quảng cáo thu hút
Nếu đối tượng mục tiêu của bạn là người dùng trẻ, thì bạn nên ưu tiên chuẩn bị những nội dung súc tích, ngắn gọn, thông điệp thu hút, để tạo dấu ấn mạnh mẽ với khách hàng.
Đối với tệp khách hàng trẻ, bạn không cần phải sử dụng văn phong quá nghiêm túc. Thay vào đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những nội dung mang ngôn ngữ trẻ trung, bắt trend để tạo sự gần gũi với người xem.
2. Thực hiện A / B Testing
Dù là quảng cáo trên Snapchat hay bất kỳ nền tảng nào khác, thì A / B Testing vẫn là bước đặc biệt quan trọng để có thể tối ưu quảng cáo. Mục đích của việc thử nghiệm này chính là tìm ra được những phiên bản quảng cáo tốt nhất.
Từ đó giúp nhà quảng cáo nắm bắt được insight khách hàng, những keyword liên quan đến sản phẩm có khả năng thu hút người dùng, hay sở thích, hành vi của họ. Để từ đó bạn có thể tối ưu những quảng cáo Snapchat sau này, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Lưu ý, hiện nay Snapchat đang cho phép người dùng điều chỉnh những biến như Creative, đối tượng quảng cáo, mục tiêu, vị trí đặt quảng cáo. Trong đó, phiên bản tố nhất sẽ là phiên bản cho cost per goal (chi phí / mục tiêu) thấp nhất.
3. Nắm bắt thông tin của đối tượng mục tiêu
Các nhà quảng cáo nên truy cập Audience Insights nhằm khai thác những dữ liệu liên quan tới khách hàng mục tiêu của bạn. Thông qua những dữ liệu được tổng hợp, bạn có thể nắm bắt các thông số quan trọng về khách hàng mục tiêu, từ đó điều chỉnh các chiến dịch quảng cáo Snapchat sao cho phù hợp.
4. Tận dụng Retargeting
Chiến dịch Retargeting là giải pháp tuyệt vời để bạn thu hút sự chú ý của những khách hàng cũ, những người đã từng tương tác với các bài quảng cáo Snapchat của bạn. Các nhà quảng cáo có thể thiết lập trong Ad Engagement Audience để sử dụng tính năng này.
Đừng quên nghiên cứu hành vi của những khách hàng cũ để tạo ra những nội dung phù hợp với đặc điểm của họ, giúp thúc đẩy hoạt động mua sắm. Ví dụ, nếu như khách hàng đã từng biết đến thương hiệu của bạn thông qua một bài tương tác nào đó về lĩnh vực kinh doanh của thương hiệu, thì tiếp theo bạn có thể tạo những bài quảng cáo liên quan đến sản phẩm của thương hiệu.
Nếu khách hàng tiếp tục bị thu hút, bạn có thể tạo ra quảng cáo thứ 2, với thông tin nổi bật hơn nữa, định vị chất lượng sản phẩm. Tiến trình này sẽ nằm ở giai đoạn 2 thuộc phễu chuyển đổi Consideration.
Nếu như áp dụng thành công, bạn sẽ đi tới bước tiếp theo chính là “chuyển đổi” (Conversion). Tại đây, bạn sẽ khiến khách hàng chốt đơn bởi những ưu đãi hấp dẫn, chương trình giảm giá đặc biệt,…
Đây chính là ví dụ điển hình để các nhà quảng cáo tận dụng Retargeting thành công. Thực tế, việc xây dựng kịch bản remarketing cho các chiến dịch quảng cáo Snapchat là không hề đơn giản, đòi hỏi cần có sự thấu hiểu hành vi khách hàng, khả năng phân tích insight khách hàng, kỹ thuật viết quảng cáo thu hút,…
5 yếu tố tác động tới chi phí quảng cáo Snapchat
Tối ưu chi phí quảng cáo Snapchat là điều kiện cần để gia tăng hiệu suất cho những chiến dịch quảng cáo trên nền tảng này. Để làm được điều đó, các Seller POD cần lưu tâm tới 5 yếu tố tác động tới chi phí quảng cáo Snapchat như sau:
1. Mục tiêu chiến dịch
Người quản lý các chiến dịch quảng cáo Snapchat cần phải nắm rõ được mục tiêu chiến dịch mà mình thực hiện, tập trung phân tích kết quả, thấu hiểu chi phí phân bổ phù hợp cho mỗi mục tiêu chuyển đổi.
Ví dụ, nếu mục tiêu chiến dịch là tăng lượng khách mua mặt hàng quần áo trên cửa hàng trực tuyến của bạn, thì chi phí sẽ cao hơn so với chiến dịch có mục tiêu tăng lượt xem video. Do đó, số tiền bạn cần chi trả cho quảng cáo Snapchat tùy theo từng mục tiêu sẽ thay đổi.
2. Chiến lược đấu thầu
Chiến lược đấu thầu sẽ cho phép nhà quảng cáo đặt ra mục tiêu cụ thể cho chiến dịch của mình. Điều bạn cần làm chính là tối ưu chi phí để đạt được mục tiêu đó, ví dụ như mục tiêu tăng lượt cài đặt, tăng lượt chuyển đổi, tăng lượt tương tác,… Có 3 loại chiến lược đấu thầu mà bạn cần quan tâm chính là:
- Giá thầu tự động: Snapchat sẽ tự điều chỉnh giá thầu giúp bạn đạt được mục tiêu đã đề ra. Đây là lựa chọn an toàn và được nhiều người mới chạy quảng cáo Snapchat lựa chọn.
- Giá thầu tối đa: Tức là mức giá tối đa mà bạn có thể thanh toán cho mỗi lần hiển thị. Snapchat sẽ cố gắng để quảng cáo của bạn được hiển thị với chi phí thấp hơn giá thầu tối đa.
- Chi phí mục tiêu: Nhà quảng cáo sẽ đặt mức chi phí mục tiêu nhất định cho mỗi hành động chuyển đổi mà bạn mong muốn, ví dụ như mua hàng, cài đặt ứng dụng,… và hệ thống sẽ tự động điều chỉnh giá thầu để bạn đạt được mục tiêu chi phí này.
Để lựa chọn được chiến lược đấu thầu phù hợp, bạn cần cân nhắc dựa trên ngân sách chạy, mục tiêu chạy và thời gian có thể quản lý được chiến dịch.
Lời khuyên của các chuyên gia: Nếu bạn là người mới, hãy bắt đầu với giá thầu tự động. Sau đó thường xuyên theo dõi và điều chỉnh giá thầu khi cần thiết.
3. Loại quảng cáo
Như đã phân tích, Snapchat hiện đang cung cấp rất nhiều loại hình quảng cáo khác nhau, giúp Seller dễ dàng lựa chọn được loại phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn.
Trong đó, những loại hình quảng cáo dạng ảnh, video, hay stories thường sẽ quen thuộc hơn với các Seller POD, vì chúng có nhiều nét tương đồng với quảng cáo Facebook,… Song, các loại quảng cáo trải nghiệm AR, Filters cũng là hình thức khá mới với thị trường POD mà các Seller hoàn toàn có thể khai thác.
Ví dụ, các Seller bán mũ có thể tạo ra những quảng cáo Filter với các sản phẩm mũ được design khác nhau, để người dùng trải nghiệm sản phẩm, quay story và đăng tải lên kênh Snapchat của họ, từ đó giúp bạn quảng bá sản phẩm tới nhiều người hơn.
Hay với quảng cáo AR, Seller nào bán áo có thể sử dụng loại hình này để tạo phòng thay đồ ảo ngay trên Snapchat, giúp khách thử sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Những hình thức quảng cáo này sẽ giúp các Seller tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn trên Snapchat.
4. Chỉ số quảng cáo
Dù có khá nhiều chỉ số quan trọng để xác định hiệu quả quảng cáo, song các Seller cần chú ý tới các chỉ số sau khi chạy quảng cáo trên Snapchat:
- Chi tiêu: Tổng số tiền bạn chi trả cho các chiến dịch quảng cáo.
- Số lần hiển thị: Tức số lần mà quảng cáo của bạn được khách hàng nhìn thấy.
- eCPM: Là giá trung bình trên mỗi nghìn lượt xem.
- Số lần hoàn thành: Là số lượng quảng cáo mà khán giả xem tới cuối ít nhất 97%.
- Thời gian xem trung bình: Cho biết mọi người trung bình dành bao lâu để xem quảng cáo của bạn.
- eCPV: Đây là giá cho mỗi lần xem video trung bình (sẽ từ 2 giây trở lên).
- Vuốt lên: Là số lần khách hàng vuốt lên để có thể xem tệp đính kèm trong bài quảng cáo.
- Tỷ lệ vuốt: Là số lần trung bình khách hàng vuốt lên để có thể xem tệp đính kèm trong bài quảng cáo.
- eCPSU: Là chi phí trung bình cho mỗi lượt khách vuốt lên.
Hãy theo dõi các chỉ số này thường xuyên để tối ưu quảng cáo hợp lý. Ví dụ, néu như bạn thấy số lần hiển thị quảng cáo cao, song tỷ lệ vuốt thấp thì hãy xem lại cách tạo cảm hứng để kích thích khách hàng tương tác.
5. Chất lượng quảng cáo
Cần biết, Snapchat không cung cấp chỉ số cụ thể cho biết chất lượng quảng cáo. Song, yếu tố này vẫn ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí quảng cáo. Ví dụ, nếu khách hàng không tương tác với quảng cáo của bạn thì chứng tỏ quảng cáo đó có chất lượng thấp, gây ảnh hưởng tới khả năng hiển thị quảng cáo trên Snapchat, nên các Seller cần đánh giá thường xuyên về chất lượng quảng cáo trên kênh của mình.
Tổng kết lại, khi mà chi phí cho quảng cáo tại những nền tảng khác đang ngày càng gia tăng, thì Snapchat chính là sân chơi triển vọng hơn cho các Seller POD khai thác. Hy vọng những cách chạy quảng cáo Snapchat ở trên sẽ giúp bạn tham gia vào thị trường ecommerce một cách dễ dàng.