Email Blast được hiểu đơn giản là một thuật ngữ Marketing sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo sản phẩm qua email. Từ đó có thể tiếp cận được lượng người dùng nhanh chóng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, không phải Marketer hay doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ bản chất của Email Blast là gì cũng như cách tạo Email Blast hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, BurgerPrints sẽ giúp bạn tìm hiểu về phương pháp này chi tiết nhất.
Email Blast là gì?
Email Blast còn được gọi với nhiều tên khác như Broadcast Email, Mass Email, Bulk Email hay E-Blast. Đây là một phương thức Marketing online qua email, trong đó một nội dung email duy nhất sẽ được gửi đến toàn bộ hoặc phần lớn danh sách khách hàng cùng một lúc mà không qua phân loại.
Khác với các chiến lược Email Marketing thông thường với những mục tiêu cụ thể, Email Blast được sử dụng để tiếp cận khách hàng rộng rãi. Doanh nghiệp sử dụng Email Blast với mục đích gửi quảng cáo sản phẩm, bản tin hoặc các chương trình khuyến mãi.
Ứng dụng của Email Blast trong Marketing
Email Blast không chỉ là một phương thức Marketing qua email đơn giản và phổ biến, nó còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận và xây dựng mối quan hệ khách hàng. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật khi sử dụng Email Blast trong Marketing:
- Tiết kiệm chi phí: Sử dụng Email Blast cho phép doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng mà không cần chi trả nhiều khoản phí như khi sử dụng các công cụ Email Marketing chuyên biệt khác.
- Tăng cường nhận diện thương hiệu: Tương tự như quảng cáo trên TV, Email Blast giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, gửi gắm thông điệp đến người dùng Email liên tục. Điều này sẽ gia tăng sự nhận diện và ghi nhớ thương hiệu trong tâm trí khách hàng tiềm năng.
- Tiếp cận khách hàng với quy mô lớn: Với khả năng gửi Email hàng loạt, Email Blast cho phép doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn. Điều này mở rộng khả năng tiếp cận, giúp doanh nghiệp dễ dàng gia tăng số lượng khách hàng tiềm năng cho những chiến dịch tiếp theo.
Tuy nhiên, khi sử dụng Email Blast, bạn cần tránh gửi quá nhiều email không mục tiêu hoặc không được cá nhân hóa, vì điều này dễ khiến email của bạn bị đánh dấu là spam. Hãy đảm bảo email có nội dung phù hợp, không lạm dụng tần suất gửi, và luôn tuân thủ các quy định pháp lý về quyền riêng tư nhằm tối ưu hiệu quả tiếp thị và gia tăng tương tác với khách hàng.
Cách bước thực hiện Email Blast đơn giản, hiệu quả và đúng cách
Để thực hiện Email Blast một cách đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao, các doanh nghiệp cần tuân theo các bước cụ thể. Dưới đây là các bước cơ bản để thực hiện Email Blast đúng cách:
1. Chọn dịch vụ tiếp thị qua email phù hợp
Đầu tiên, bạn cần chọn một dịch vụ tiếp thị qua email uy tín và chất lượng để hỗ trợ việc gửi email hàng loạt. Các dịch vụ như MailChimp, SendInBlue hay Mailsoftly đều cung cấp các tính năng giúp bạn tạo danh sách liên lạc, phân khúc đối tượng và theo dõi kết quả chiến dịch.
2. Xây dựng danh sách email của riêng mình
Khi đã chọn lựa được dịch vụ phù hợp, bước tiếp theo là tạo danh sách email của riêng bạn. Đây là danh sách những người đã đồng ý nhận thông tin từ doanh nghiệp của bạn, giúp đảm bảo bạn tiếp cận đúng đối tượng khách hàng.
Để xây dựng email list, bạn có thể thu thập thông tin liên hệ thông qua các hình thức như đăng ký trên website, tham gia sự kiện, hoặc cung cấp email qua các chiến dịch quảng cáo.Khi tạo, bạn cần chắc chắn rằng chỉ thêm những người đã đồng ý nhận email từ doanh nghiệp của mình để tuân thủ các quy định pháp luật và tăng tỷ lệ tương tác.
3. Phân đoạn đối tượng trong danh sách khách hàng
Sau khi có danh sách liên hệ, công việc tiếp theo cần làm là phân đoạn đối tượng. Việc chia nhỏ danh sách email theo các yếu tố như giới tính, độ tuổi, vị trí địa lý hoặc sở thích sẽ giúp bạn gửi những nội dung phù hợp đến đúng người, từ đó nâng cao hiệu quả cho chiến dịch.
Ví dụ, một cửa hàng thời trang có thể tạo các phân khúc khác như đồ nam, đồ nữ, đồ trẻ em để gửi những nội dung email khác nhau.
4. Tạo chiến dịch email có mục tiêu cụ thể
Khi đã chia danh sách thành các phân đoạn cụ thể, bạn cần tạo nội dung email phù hợp với từng nhóm đối tượng đó. Để làm được điều đó, bạn cần tạo tính cách người mua dựa trên đặc điểm nhân khẩu học và hành vi của khách hàng. Từ đó phát triển nội dung quảng cáo phù hợp, hấp dẫn và có giá trị cho từng phân khúc.
Ví dụ: Nhóm khách hàng trẻ tuổi có tính cách năng động, thích các sản phẩm độc đáo, cá tính, thường xuyên mua sắm vào các dịp giảm giá thì nội dung Email Blast nên bắt đầu với tiêu đề “Sản phẩm mới HOT nhất cho mùa này – Bạn đã sẵn sàng để bùng nổ phong cách?”. Tiếp đến là lời mở đầu, nội dung chính đề cập đến ưu đãi sốc, cuối cùng là CTA liên kết đến trang sản phẩm.
5. Đo lường và cải thiện kết quả
Sau khi gửi email, bạn hãy theo dõi kết quả của chiến dịch đó bằng cách đo lường các chỉ số như tỷ lệ mở, tỷ lệ nhấp, cũng như tỷ lệ không mở để hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng.
Theo dữ liệu từ Campaign Monitor năm 2023, tỷ lệ mở trung bình của các chiến dịch Email Blast là 18% – 25%, tỷ lệ nhấp chuột (CTR) dao động trong khoảng 2.5% đến 3.5%. Dựa vào các dữ liệu này, doanh nghiệp có thể điều chỉnh và tối ưu hóa cho các chiến dịch Email Blast sau này.
Email Blast có thực sự hiệu quả không?
Như đã đề cập ở trên, email blast mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích nếu khai thác đúng cách. Theo nghiên cứu của Litmus năm 2023, tiếp thị qua email trung bình có tỷ lệ ROI là $36 cho mỗi $1 chi tiêu, cao hơn nhiều so với các kênh khác như quảng cáo mạng xã hội ($28), Google Ads ($22), và quảng cáo hiển thị ($20).
Bên cạnh đó, báo cáo của HubSpot (2022) cho biết 99% người dùng email thường xuyên kiểm tra hòm thư của họ hàng ngày. Trong đó có đến 73% thế hệ gen Y thích nhận thông tin về các chương trình khuyến mại qua email.
Theo EmailMonday (2022), 80% các chuyên gia trong giới Marketing sử dụng email để giữ chân khách hàng, trong đó có 59% khách hàng cho biết rằng email có tác động đến quyết định mua hàng của họ.
Đâu là thời điểm tốt nhất để gửi Email Blast?
Thời điểm tốt nhất để gửi Email Blast phụ thuộc vào đối tượng và mục tiêu của chiến dịch. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, thời gian lý tưởng thường là giữa tuần (thứ Ba đến thứ Năm) và trong giờ hành chính (khoảng 9 giờ sáng đến 11 giờ sáng).
Điều này là do người nhận có xu hướng kiểm tra email thường xuyên vào đầu ngày và vào giữa tuần khi họ ít bị phân tâm hơn.
Những thời điểm không nên gửi Email Blast?
Thứ Hai, đây là thời điểm mọi người quay lại làm việc và sẽ phải lên kế hoạch cho tuần mới. Do đó, họ rất bận rộn và dường như không có thời gian để kiểm tra Email Blast.
Thứ Sau và thứ Bảy, là thời điểm mọi người kết thúc tuần làm việc mệt mỏi nên họ sẽ cố gắng hoàn thành nhanh công việc và sẽ không kiểm tra đến Email Blast.
Cuối cùng là Chủ nhật, là thời gian nghỉ ngơi và dành cho gia đình của người lao động, nên doanh nghiệp đừng gửi email vào ngày này nhé!
Ngoài ra, bạn nên kiểm tra A/B để xác định khung giờ tốt nhất cho đối tượng khách hàng cụ thể của mình nhằm tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch.
Một số ví dụ về Email Blast
Email Blast chỉ có thể được sử dụng với những mục đích cụ thể sau đây cho từng phân đoạn khách hàng. Dưới đây là một số ví dụ về Email Blast mà doanh nghiệp nên ứng dụng:
Thông báo về khuyến mãi và giảm giá
Nhiều doanh nghiệp như Amazon, Lazada, Shopee thường sử dụng Email Blast để thông báo về các đợt giảm giá lớn, khuyến mãi đặc biệt, hoặc chương trình sale theo mùa (Black Friday, Cyber Monday). Đây là cách hiệu quả để tiếp cận số lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn, thúc đẩy doanh số bán hàng.
Ra mắt sản phẩm mới
Apple thường gửi Email Blast để thông báo về các sản phẩm mới ra mắt của mình. Đây là cách để tạo sự chú ý và kích thích sự quan tâm của khách hàng trước khi sản phẩm chính thức được ra mắt trên thị trường.
Cập nhật tin tức và sự kiện
Các công ty như LinkedIn hoặc Eventbrite thường sử dụng Email Blast để cập nhật tin tức về các hội thảo, sự kiện online và offline, hoặc các buổi webinar.
Thông báo về chương trình khách hàng thân thiết
Starbucks hay các chuỗi bán lẻ khác thường sử dụng Email Blast để thông báo về các ưu đãi dành cho thành viên của chương trình khách hàng thân thiết. Cụ thể như tích điểm thưởng, nhận ưu đãi đặc biệt khi mua sắm, hay khuyến mãi sinh nhật.
Nhắc nhở giỏ hàng bị bỏ quên
Các trang thương mại điện tử thường gửi Email Blast nhắc nhở khách hàng về các sản phẩm còn trong giỏ hàng mà họ chưa hoàn tất giao dịch. Việc làm này nhằm mục đích thúc đẩy việc khách hàng quay lại và hoàn tất việc mua sắm.
Newsletters
Các tờ báo hoặc tạp chí như The New York Times thường gửi Email Blast dưới dạng bản tin định kỳ với các bài viết nổi bật, tin tức nóng hổi. Điều này giúp duy trì mối quan hệ với độc giả và xây dựng lòng tin với thương hiệu.
Chúc mừng sinh nhật
Một số thương hiệu như The Body Shop hoặc H&M sử dụng Email Blast để gửi chúc mừng sinh nhật khách hàng kèm theo mã giảm giá cho từng cá nhân. Hành động này giúp tăng cường sự gắn kết và khuyến khích khách hàng quay lại mua sắm.
Thư mời đánh giá sản phẩm/dịch vụ
TripAdvisor hay Amazon thường sử dụng Email Blast để mời khách hàng đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ sau khi đã mua hoặc sử dụng. Điều này giúp tạo dựng uy tín và cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng thông qua phản hồi.
Thông báo bảo trì hoặc thay đổi chính sách
Các công ty công nghệ như Google hay Facebook gửi Email Blast để thông báo cho người dùng về các đợt bảo trì hệ thống hay những thay đổi trong điều khoản dịch vụ và chính sách bảo mật. Điều này đảm bảo khách hàng luôn được cập nhật và tuân thủ đúng quy định.
Kết luận
Với những thông tin được đề cập trong bài viết trên hy vọng đã giúp doanh nghiệp hiểu hơn về Email Blast là gì, cũng như cách tạo email nhanh chóng và hiệu quả nhất. Nếu bạn cảm thấy nội dung này hữu ích, đừng ngại ghé BurgerPrints để đọc thêm các bài viết hữu ích về Email Marketing nhé!