connect-telegram

Cách chạy chiến dịch quảng cáo Facebook hiệu quả với Meta

Chạy quảng cáo Facebook là một trong những hoạt động marketing online tốn khá nhiều chi phí của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay vì có thể giúp các doanh nghiệp/cá nhân nhắm mục tiêu và thu hút đúng đối tượng khách hàng của mình. Chạy quảng cáo Facebook thực chất không phải quá khó, song các nhà quảng cáo cũng phải hiểu bài bản các bước để tạo các chiến dịch quảng cáo Facebook hiệu quả. Hãy cùng BurgerPrints tìm hiểu cách chạy chiến dịch quảng cáo Facebook hiệu quả với Meta trong bài viết này nhé!

Cấu trúc của một chiến dịch quảng cáo Facebook

Chiến dịch quảng cáo Facebook là chương trình quảng cáo được tạo trên nền tảng Facebook nhằm mục tiêu tiếp cận và tương tác với đối tượng khách hàng cụ thể, từ đó thúc đẩy nhận diện thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.

Facebook sắp xếp quảng cáo theo cấu trúc có 3 cấp độ: cấp chiến dịch (campaign), cấp nhóm quảng cáo (ad set), quảng cáo (ad). Trong API, nhà phát triển có quyền truy cập vào cấp độ thứ tư là nội dung quảng cáo (ad creative).

chien-dich-quang-cao-facebook-hieu-qua
Sơ đồ cấu trúc

Chiến dịch (Campaign)

Chiến dịch quảng cáo Facebook là một tập hợp các quảng cáo được liên kết với nhau nhằm đạt được mục tiêu marketing chung (như tăng nhận thức thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng, thúc đẩy doanh số bán hàng,…). Mỗi chiến dịch có thể bao gồm nhiều nhóm quảng cáo, mỗi nhóm quảng cáo lại bao gồm nhiều quảng cáo riêng lẻ. Các đối tượng này chứa mục tiêu quảng cáo của bạn và một hoặc nhiều nhóm quảng cáo. Nhờ vậy, bạn có thể tối ưu hóa và đo lường kết quả cho từng mục tiêu quảng cáo.

Nhóm quảng cáo (Ad set)

Nhóm quảng cáo Facebook (Ad Set) là một tập hợp các quảng cáo được tạo ra với cùng một mục tiêu nhưng khác nhau về tập hợp các từ khóa, tiêu đề, nội dung, hình ảnh hay video. Nhóm quảng cáo nằm trong chiến dịch quảng cáo Facebook và giúp nhà quảng cáo phân chia và tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo của mình cho từng đối tượng mục tiêu cụ thể.

chien-dich-quang-cao-facebook-hieu-qua-1

Giả sử bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo Facebook để quảng cáo sản phẩm quần áo mới của mình. Bạn có thể tạo các nhóm quảng cáo khác nhau cho từng đối tượng mục tiêu, ví dụ như: nhóm quảng cáo cho phụ nữ từ 25-35 tuổi, nhóm quảng cáo cho nam giới từ 35-45 tuổi, nhóm quảng cáo cho học sinh sinh viên,… Mỗi nhóm quảng cáo có thể có các tiêu đề, nội dung, hình ảnh và video khác nhau để phù hợp với sở thích và hành vi của từng đối tượng mục tiêu.

Quảng cáo (Ad)

Quảng cáo (Ad) là nội dung cụ thể được hiển thị cho người dùng trên nền tảng Facebook, bao gồm hình ảnh, video, văn bản, liên kết, và nút kêu gọi hành động (CTA). Đây là yếu tố trực tiếp mà người dùng nhìn thấy và tương tác khi tham gia vào chiến dịch quảng cáo. Nhà quảng cáo hãy tạo nhiều quảng cáo trong từng nhóm quảng cáo để tối ưu hóa hoạt động phân phối quảng cáo dựa trên các hình ảnh, liên kết, video, văn bản hoặc vị trí quảng cáo khác nhau.

Nội dung quảng cáo

Nội dung quảng cáo Facebook (Facebook Ads Content) là tất cả các yếu tố tạo nên một quảng cáo trên Facebook, bao gồm: tiêu đề, mô tả, hình ảnh hoặc video, lời kêu gọi hành động (CTA),… và nhà quảng cáo không thể thay đổi những thành phần này sau khi tạo. Mỗi tài khoản quảng cáo có một thư viện nội dung nhằm lưu trữ nội dung để sử dụng lại trong quảng cáo.

Mục tiêu Lịch chạy Ngân sách Đặt giá thầu Nhắm mục tiêu Nội dung
Chiến dịch
Nhóm quảng cáo
Quảng cáo

5 bước chạy chiến dịch quảng cáo Facebook hiệu quả

1. Chọn mục tiêu chiến dịch

Mục tiêu quảng cáo chiến dịch quảng cáo Facebook (Facebook campaign objective) được thiết lập ở cấp chiến dịch, tùy vào từng mục đích của doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn mục tiêu khác nhau.

Từ năm 2022, Facebook đã có cập nhật mới nhất về quảng cáo nhằm đơn giản hóa trải nghiệm của nhà quảng cáo. Đồng thời, cho phép các nhà quảng cáo phân phối chiến dịch qua đa nền tảng như Facebook và Instagram. Theo mô hình ODAX (trải nghiệm quảng cáo dựa trên kết quả cuối cùng), các mục tiêu quảng cáo có 6 mục tiêu là:

  • Mức độ nhận biết (Awareness)
  • Tăng lưu lượng truy cập (Traffic)
  • Tăng tương tác (Engagement)
  • Thu hút khách hàng tiềm năng (Leads)
  • Quảng cáo ứng dụng (App Promotion)
  • Tăng doanh số (Sales)

2. Hiểu rõ đối tượng

Đối tượng mục tiêu là nhóm người mà bạn muốn hiển thị quảng cáo của mình. Họ có thể được xác định dựa trên các yếu tố nhân khẩu học, sở thích, hành vi và các yếu tố khác. Hiểu rõ đối tượng mục tiêu (target audience) là bước vô cùng quan trọng trong việc tạo một chiến dịch quảng cáo Facebook hiệu quả. Việc này giúp bạn tiếp cận đúng người, truyền tải thông điệp phù hợp và đạt được mục tiêu kinh doanh mong muốn.

Lựa chọn đối tượng mục tiêu được thực hiện ngay sau khi bạn xác định được mục tiêu chiến dịch quảng cáo. Trong đây, bạn có thể thiết lập các tiêu chí phân khúc đối tượng: Độ tuổi, giới tính, địa lý, sở thích, hành vi, nhân khẩu học (bao gồm các yếu tố như tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp,…).

Để bắt đầu chọn và hiểu rõ đối tượng, nhà quảng cáo hãy chú ý đến những đặc điểm chung của nhóm khách hàng hiện tại, chẳng hạn như thông tin nhân khẩu học, vị trí và sở thích. Sau đó, mở rộng hoặc thu hẹp đối tượng đó dựa trên quy mô quần thể.

Nội dung liên quan:  [:vi]Các ngưỡng thanh toán Facebook Ads mọi nhà quảng cáo cần nắm rõ[:]

5-buoc-chay-chien-dich-quang-cao-facebook-hieu-qua-2

3. Chọn vị trí chạy quảng cáo

Vị trí quảng cáo là nơi mà quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị trên Facebook, Instagram và Audience Network và bước này sẽ được thực hiện ở cấp độ nhóm quảng cáo. Việc chọn vị trí phù hợp giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu và tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo.

Ở cấp độ nhóm quảng cáo, bạn đi đến Vị trí quảng cáo. Vị trí quảng cáo Advantage+ (khuyên dùng) sẽ được chọn theo mặc định. Nếu không muốn chọn vị trí Advantage+ bạn có thể chọn Vị trí quảng cáo thủ công bằng cách bỏ chọn ô bên cạnh vị trí quảng cáo mà bạn muốn gỡ.

Hiện nay Facebook cung cấp rất nhiều vị trí mà quảng cáo có thể hiển thị như là: bảng feed, story, reels, quảng cáo trong luồng đối với video và thước phim, tìm kiếm, tin nhắn, ứng dụng và trang web. Bạn cũng có thể chọn thiết bị Di động hoặc Máy tính để giới hạn vị trí quảng cáo của mình. 

4. Thiết lập ngân sách

Thiết lập ngân sách quảng cáo Facebook là bước quyết định số tiền mà bạn muốn chi cho quảng cáo của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Có hai loại ngân sách trên Facebook là:

  • Ngân sách hàng ngày: Loại ngân sách này cho phép nhà quảng cáo chi tiêu một số tiền nhất định mỗi ngày.  Lưu ý ngân sách hàng ngày tối thiểu cho một quảng cáo là $ 1,00 USD và ít nhất phải gấp 2 lần CPC (Cost Per Click) của bạn.
  • Ngân sách trọn đời: Cho phép nhà quảng cáo chi tiêu một số tiền nhất định cho quảng cáo của mình trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như 1 tuần, 1 tháng hoặc 1 năm.

Sau khi thiết lập ngân sách, quảng cáo sẽ được chuyển đến quy trình đấu giá quảng cáo của Facebook để xác định quảng cáo nào sẽ được hiển thị cho người dùng khi họ truy cập Facebook.

5-buoc-chay-chien-dich-quang-cao-facebook-hieu-qua-4

5. Đo lường và cải thiện

Sau khi quảng cáo của bạn bắt đầu chạy, bạn có thể theo dõi hiệu quả của quảng cáo này và chỉnh sửa chiến dịch trong Trình quản lý quảng cáo. Cụ thể, Facebook cho phép nhà quảng cáo đo lường các chỉ số như:

Chỉ số Mô tả Ý nghĩa
Reach (Lượt tiếp cận) Số người nhìn thấy quảng cáo của bạn Cho biết số lượng người duy nhất đã xem quảng cáo ít nhất một lần.
Impressions (Số lần hiển thị) Số lần quảng cáo của bạn được hiển thị Thể hiện tổng số lần quảng cáo xuất hiện trên màn hình người dùng, bao gồm cả những người đã xem nhiều lần.
Engagement (Tương tác) Số lượng tương tác với quảng cáo Bao gồm các hành động như thích, bình luận, chia sẻ, click vào liên kết, xem video, v.v.
Clicks (Số lần nhấp) Số lần người dùng nhấp vào quảng cáo Chỉ số này bao gồm click vào liên kết, hình ảnh, video hoặc bất kỳ phần nào của quảng cáo dẫn đến trang đích hoặc tương tác với quảng cáo.
CTR (Click-Through Rate – Tỷ lệ nhấp) Tỷ lệ giữa số lần nhấp và số lần hiển thị Đánh giá mức độ hấp dẫn của quảng cáo đối với người xem. Tính bằng CTR = Clicks / Impressions.
CPC (Cost Per Click – Chi phí mỗi lần nhấp) Chi phí trung bình cho mỗi lần nhấp vào quảng cáo Cho biết bạn phải trả bao nhiêu cho mỗi lần người dùng click vào quảng cáo.
CPM (Cost Per Mille – Chi phí trên 1000 lần hiển thị) Chi phí trung bình cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo Giúp bạn hiểu chi phí hiệu quả của quảng cáo dựa trên số lần nó được hiển thị.
Conversions (Chuyển đổi) Số lượng chuyển đổi mà quảng cáo tạo ra Chuyển đổi có thể là bất kỳ hành động có giá trị nào bạn xác định, như mua hàng, đăng ký, tải ứng dụng, v.v.
CPA (Cost Per Acquisition – Chi phí mỗi lần chuyển đổi) Chi phí trung bình cho mỗi chuyển đổi Cho biết chi phí bạn phải trả để có được mỗi chuyển đổi từ quảng cáo.
ROAS (Return on Ad Spend – Lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo) Tỷ lệ doanh thu thu được so với chi phí quảng cáo Đánh giá hiệu quả chi tiêu quảng cáo bằng cách so sánh doanh thu tạo ra với chi phí bỏ ra cho quảng cáo.
Video Views (Lượt xem video) Số lần video trong quảng cáo của bạn được xem Bao gồm số lần video được xem ít nhất 3 giây, 10 giây hoặc toàn bộ video.
Frequency (Tần suất) Số lần trung bình mỗi người nhìn thấy quảng cáo của bạn Tần suất cao có thể dẫn đến việc người dùng bỏ qua quảng cáo, do đó cần được giám sát để tránh quảng cáo trở nên nhàm chán.
Relevance Score (Điểm liên quan) Đánh giá mức độ liên quan của quảng cáo với đối tượng mục tiêu Điểm số này giúp bạn hiểu mức độ phù hợp của quảng cáo với đối tượng mà bạn đang nhắm đến.
Ad Spend (Chi tiêu quảng cáo) Tổng số tiền đã chi cho chiến dịch quảng cáo Giúp bạn theo dõi ngân sách chi tiêu và điều chỉnh nếu cần thiết.

Việc theo dõi các chỉ số này giúp bạn có thể sửa lại cũng như điều chỉnh đối tượng mục tiêu, nội dung quảng cáo hoặc giá thầu khi cần. Đồng thời có thể đánh giá hiệu quả của quảng cáo, tối ưu hóa chiến dịch và đảm bảo rằng quảng cáo tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu, đồng thời đạt được kết quả tốt nhất với chi phí hợp lý.

Nội dung liên quan:  [:vi]4 bước dùng thẻ Visa chạy quảng cáo Facebook đơn giản, nhanh chóng[:]

5-buoc-chay-chien-dich-quang-cao-facebook-hieu-qua-5

Kinh nghiệm chạy chiến dịch quảng cáo Facebook hiệu quả

Để có một chiến dịch quảng cáo Facebook hiệu quả, bạn cần lưu ý một số yếu tố quan trọng sau:

1. Xác định rõ mục tiêu quảng cáo

Đầu tiên nhà quảng cáo cần xác định rõ: Mục tiêu kinh doanh của bạn là gì? Bạn muốn đạt được điều gì với các chiến dịch quảng cáo Facebook của mình? (ví dụ: tăng nhận thức thương hiệu, thúc đẩy lượt truy cập website, tăng doanh số bán hàng).

Mục tiêu là kim chỉ nam dẫn dắt mọi hoạt động trong chiến dịch, từ việc lựa chọn đối tượng mục tiêu, loại quảng cáo, nội dung sáng tạo đến việc phân bổ ngân sách và đánh giá hiệu quả. Khi xác định rõ mục tiêu, bạn sẽ có một bức tranh rõ ràng về những gì bạn muốn đạt được và từ đó đưa ra những quyết định phù hợp để tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch.

2. Chọn đúng tệp đối tượng

Tiếp theo là xác định rõ đối tượng mục tiêu của bạn là ai. Trước khi chọn đối tượng mục tiêu, hãy cố trả lời các câu hỏi:

  • Họ là ai?
  • Họ quan tâm đến điều gì?
  • Họ sử dụng Facebook như thế nào?

Bằng cách này, bạn có thể quyết định chọn loại quảng cáo, tạo nội dung và chọn vị trí quảng cáo phù hợp. Từ đó tối ưu được tỷ lệ chuyển đổi, đạt được mục tiêu kinh doanh hiệu quả hơn và tránh lãng phí ngân sách cho những đối tượng không tiềm năng.

kinh-nghiem-chay-chien-dich-quang-cao-facebook-hieu-qua-2

3. Tạo nội dung quảng cáo thu hút

Nội dung quảng cáo là yếu tố quan trọng nhất để thu hút sự chú ý của người dùng và khuyến khích họ thực hiện hành động mong muốn. Nội dung quảng cáo cần ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và truyền tải thông điệp rõ ràng. Nhà quảng cáo nên sử dụng hình ảnh và video chất lượng cao để thu hút sự chú ý của người dùng.

Dưới đây là một số định dạng quảng cáo của Facebook mà bạn có thể tham khảo:

Loại quảng cáo Định nghĩa Phù hợp với
Quảng cáo hình ảnh Quảng cáo sử dụng hình ảnh tĩnh để truyền tải thông điệp đến người xem Quảng cáo hình ảnh phù hợp với nhiều ngành hàng như thời trang, làm đẹp, đồ ăn, bất động sản, du lịch, nội thất, công nghệ và xe cộ, giúp trưng bày sản phẩm một cách trực quan và hấp dẫn
Quảng cáo video Quảng cáo sử dụng video để truyền tải thông điệp một cách sinh động Quảng cáo video phù hợp với nhiều ngành hàng như thời trang, đồ ăn, du lịch, xe cộ, sản phẩm công nghệ, sự kiện,… giúp truyền tải thông điệp một cách sinh động và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Quảng cáo với khảo sát Quảng cáo với khảo sát là loại quảng cáo cho phép nhà quảng cáo thu thập phản hồi từ người xem thông qua các câu hỏi khảo sát tích hợp trực tiếp vào quảng cáo Quảng cáo với khảo sát phù hợp với nhiều ngành hàng, nhưng đặc biệt hữu ích cho các ngành muốn nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng, như dịch vụ tiêu dùng, du lịch, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, phát triển sản phẩm,…
Quảng cáo băng chuyền (Carousel ads) Quảng cáo cho phép quảng cáo của bạn hiển thị từ 2-10 hình ảnh hoặc video trong một quảng cáo, mỗi phần có liên kết riêng cho mỗi hình ảnh/video đó Quảng cáo băng chuyền (Carousel ads) phù hợp với nhiều ngành hàng, đặc biệt là các ngành muốn trình bày nhiều sản phẩm, dịch vụ hoặc tính năng khác nhau trong cùng một quảng cáo, như thời trang, đồ ăn, du lịch, nội thất và sản phẩm công nghệ,…
Quảng cáo trình chiếu (Slideshow) Quảng cáo trình chiếu (Slideshow) là loại quảng cáo sử dụng một loạt hình ảnh tĩnh, văn bản và âm thanh để tạo ra một đoạn video ngắn Quảng cáo trình chiếu (Slideshow) phù hợp với nhiều ngành hàng, đặc biệt là du lịch, thực phẩm và đồ uống, sự kiện và giải trí, thời trang và làm đẹp, cũng như nội thất, trang trí nhà cửa,…
Quảng cáo bộ sưu tập (Collection Ads) Quảng cáo bao gồm video hoặc hình ảnh bìa lớn ghép nối với một nhóm hình ảnh sản phẩm nhỏ Quảng cáo bộ sưu tập (Collection Ads) phù hợp với nhiều ngành hàng, đặc biệt là thời trang, đồ ăn và đồ uống, nội thất và trang trí nhà cửa, du lịch và lưu trú, cũng như sản phẩm công nghệ,…
Quảng cáo trải nghiệm nhanh (Instant Experience Ads) Trước đây gọi là Canvas Ads, là loại quảng cáo trên Facebook cung cấp một trải nghiệm toàn màn hình tương tác ngay lập tức khi người dùng nhấp vào quảng cáo Quảng cáo trải nghiệm nhanh (Instant Experience Ads) phù hợp với nhiều ngành hàng, bao gồm du lịch, thể thao và giải trí, sản phẩm công nghệ, thời trang và làm đẹp, cũng như sự kiện và giáo dục. Đây là cách hiệu quả để tạo ra trải nghiệm tương tác và thu hút sự chú ý của khách hàng.

4. Chọn ngân sách và đấu thầu

Giá thầu là số tiền bạn sẵn sàng trả cho mỗi lần nhấp chuột hoặc mỗi 1.000 lần hiển thị quảng cáo của bạn. Nhà quảng cáo cần dựa vào mục tiêu, ngân sách chiến dịch để thiết lập ngân sách và giá thầu hợp lý nhằm tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo. 

kinh-nghiem-chay-chien-dich-quang-cao-facebook-hieu-qua-3

Khi chọn ngân sách và đấu thầu cho chiến dịch quảng cáo Facebook, nên bắt đầu với một ngân sách nhỏ và tăng dần khi đã xác định được hiệu quả của chiến dịch, nên tập trung vào mục tiêu cụ thể của bạn, như CPC (Chi phí mỗi click), CPM (Chi phí mỗi nghìn hiển thị), hoặc CPA (Chi phí mỗi hành động).

Nội dung liên quan:  [:vi]Cách tối ưu quảng cáo nhắm tới vị trí địa lý trên Facebook từ A-Z[:]

Đồng thời sử dụng các công cụ và tính năng của Facebook như Facebook Ads Manager và Facebook Pixel để theo dõi và đánh giá hiệu suất của quảng cáo, từ đó điều chỉnh ngân sách và đấu thầu một cách thông minh để tối ưu hóa hiệu quả.

5. Lên lịch chạy hợp lý

Khi lên lịch chạy chiến dịch quảng cáo trên Facebook, hãy xác định rõ thời điểm mà đối tượng mục tiêu của bạn hoạt động trực tuyến và có xu hướng tương tác nhiều nhất. Sử dụng dữ liệu cũng như các công cụ như Facebook Insights để hiểu rõ hành vi trực tuyến của đối tượng mục tiêu và lên lịch chạy quảng cáo vào các khoảng thời gian phù hợp nhất.

Ngoài ra, nên thử nghiệm và tinh chỉnh lịch chạy dựa trên kết quả thực tế để tối ưu hóa hiệu suất của chiến dịch.

6. Tuân thủ chính sách Facebook Ads

Để chạy chiến dịch quảng cáo facebook hiệu quả nhà quảng cáo cần đảm bảo rằng quảng cáo tuân thủ các quy định của Facebook về nội dung và hình ảnh. Tránh các từ ngữ hoặc hình ảnh vi phạm chính sách như nội dung gây hiểu lầm, hình ảnh nhạy cảm hoặc tuyên bố sai sự thật.

Đồng thời, thường xuyên cập nhật với các thay đổi trong chính sách của Facebook và sử dụng công cụ kiểm tra chính sách của Facebook trước khi xuất bản quảng cáo để đảm bảo tuân thủ mọi quy định.

kinh-nghiem-chay-chien-dich-quang-cao-facebook-hieu-qua-4

7. Không ngừng thử nghiệm

Dù quảng cáo có được lên mục tiêu kỹ đến đâu thì cũng khó có thể “chạy ads ra đơn” ngay tức thì. Vậy nên nhà quảng cáo cần liên tục thử nghiệm các biến thể quảng cáo, tùy chọn nhắm mục tiêu và chiến lược khác nhau để tinh chỉnh chiến dịch. Thử nghiệm A/B testing là phương pháp giúp bạn so sánh hiệu quả của hai phiên bản quảng cáo khác nhau để xác định phiên bản nào hiệu quả hơn. Từ đó cải thiện hiệu suất quảng cáo tổng thể của bạn. 

Để thực hiện hiệu quả, hãy đảm bảo chỉ thay đổi một yếu tố duy nhất giữa hai biến thể để có thể xác định chính xác yếu tố nào đem lại hiệu suất tốt nhất. Các yếu tố thử nghiệm có thể bao gồm tiêu đề, hình ảnh, văn bản, đối tượng mục tiêu, hoặc ngân sách. Sau đó, sử dụng dữ liệu thu thập được để đưa ra quyết định thông minh và tối ưu hóa chiến dịch của bạn.

Một số chiến dịch quảng cáo Facebook hiệu quả

Case Study #1: Vua Nệm – Tăng đơn hàng & thu hút khách hàng mới bằng quảng cáo click đến Messenger và ưu đãi tự động

Vua Nệm, một doanh nghiệp bán lẻ chăn ga gối nệm với hơn 100 cửa hàng trên toàn quốc, đã mở rộng hoạt động trên các nền tảng số như website, fanpage, và các trang TMĐT (Lazada, Shopee, Tiki). Mục tiêu của họ là thu hút thêm khách hàng tiềm năng cho sản phẩm nệm cao cấp trong đợt khuyến mãi cuối năm thông qua Facebook Ads.

Vua Nệm phát hiện rằng hành trình mua hàng của khách thường kéo dài từ 60-90 ngày. Do đó, họ đã sử dụng chiến lược quảng cáo click đến Messenger để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Khi khách hàng nhắn tin, họ sẽ nhận được phiếu giảm giá tự động qua Messenger, giúp duy trì sự quan tâm trong suốt quá trình mua hàng.

mot-so-chien-dich-quang-cao-facebook-hieu-qua-1

Kết quả chiến dịch quảng cáo này đã giúp Vua Nệm

  • Tăng 54% số khách hàng mới kết nối qua tin nhắn từ quảng cáo có ưu đãi tự động.
  • Tăng 5,5 lần số phiếu giảm giá được phát hành từ quảng cáo có ưu đãi tự động.
  • Tăng 3 lần số người tiếp cận từ quảng cáo có ưu đãi tự động.
  • Chiến lược giúp giảm thời gian, nguồn lực và chi phí, đồng thời nâng cao hiệu quả chuyển đổi khách hàng.

Case Study #2: Jollibee – Phục vụ thức ăn nhanh thông qua Quảng cáo ứng dụng tự động trên Facebook

Jollibee là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất Philippines với hơn 1.400 cửa hàng, cũng có mặt tại Đông Nam Á, Trung Đông, Đông Á, Bắc Mỹ, và châu Âu. Jollibee nổi tiếng với các món “Chickenjoy”, Yumburger và Jolly Spaghetti, và sử dụng nhiều phương tiện truyền thông để quảng bá. Năm 2021, Jollibee đối mặt với sự sụt giảm về lượt tải ứng dụng di động, và họ tìm kiếm cách gia tăng lượt cài đặt ứng dụng thông qua Facebook Ads.

Jollibee đã sử dụng Quảng cáo ứng dụng tự động trên Facebook, hợp tác với Mediacom Philippines. Chiến lược này tự động hóa các chiến dịch gia tăng lượt cài đặt ứng dụng bằng cách sử dụng công nghệ máy học để chọn mô hình kết hợp tốt nhất giữa video, hình ảnh, câu từ và vị trí quảng cáo, nhằm tiếp cận người dùng tiềm năng.

mot-so-chien-dich-quang-cao-facebook-hieu-qua-2

Chiến lược quảng cáo ứng dụng tự động đã cải thiện đáng kể hiệu quả của mobile marketing:

  • Lượt cài đặt ứng dụng tăng 1,2 lần.
  • Số người tiếp cận tăng 1,2 lần.
  • Chi phí trên số người tiếp cận giảm 18%.
  • Chi phí trên mỗi lượt cài đặt ứng dụng giảm 9%.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về cách chạy chiến dịch quảng cáo Facebook hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho các nhà quảng cáo khi triển khai các chiến dịch quảng cáo Facebook. Đừng quên theo dõi blog của BurgerPrints để xem thêm các chia sẻ hữu ích khác liên quan đến quảng cáo trên nền tảng Facebook nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader