connect-telegram

Content feedback là gì? 4 cách viết feedback hay và hút đơn Facebook

Content feedback là gì và làm thế nào để tạo ra những nội dung phản hồi khách hàng hấp dẫn? Đây là những câu hỏi quan trọng nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng và nâng cao hiệu quả marketing. Trong bài viết hôm nay, BurgerPrints sẽ giới thiệu 4 cách viết feedback hay và hút đơn Facebook, giúp bạn nắm bắt xu hướng và tối ưu hóa chiến lược của mình. Khám phá ngay để nâng tầm chiến dịch của bạn.

Content Feedback là gì?

Feedback đơn giản là những ý kiến phản hồi và đánh giá từ khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp. Hoạt động feedback thường được thực hiện qua các kênh trực tuyến hoặc tại cửa hàng, bao gồm trao đổi trực tiếp với người bán, bình luận vào bài viết về sản phẩm, qua tin nhắn với người bán, gửi email hoặc đăng bài viết riêng trên trang cá nhân của chính mình.

Content Feedback là content mà nhà sáng tạo sử dụng các nội dung feedback của khách hàng nhằm thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà mình đang bán. Việc tận dụng feedback làm content là một trong những chiến lược PR quan trọng, giúp cung cấp cái nhìn khách quan hơn về sản phẩm. Từ đó tăng độ hút đơn, nhất là đối với hình thức bán hàng online. Đơn giản là vì trước khi mua, người dùng nào cũng sẽ xem các đánh giá, nhận xét, phản hồi tích cực/tiêu cực về sản phẩm.

Content Feedback trên Facebook là gì?
Ví dụ về cách viết feedback hay cho Fanpage Facebook

Ưu điểm của content feedback

Như đã đề cập ở trên, content feedback giúp tăng độ tin cậy và thuyết phục người tiêu dùng, vì nó được tạo nên từ trải nghiệm thực tế của người dùng khác. Một content feedback hay sẽ:

  • Xây dựng lòng tin với khách hàng, đặc biệt là những khách hàng tiềm năng
  • Giúp khách hàng có cái nhìn rõ ràng hơn về sản phẩm và thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng.
  • Khẳng định uy tín của sản phẩm hoặc dịch vụ, đồng thời xây dựng hình ảnh thương hiệu hướng tới lợi ích của khách hàng.

4 cách viết content feedback hay trên Facebook

Như đã đề cập ở trên, content feedback là một dạng nội dung hút đơn rất tốt khi bán hàng online. Tuy nhiên, làm sao để viết content feedback vừa tự nhiên, vừa kích sale thu hút là điều không phải ai cũng biết. Trong phần này, BurgerPrints sẽ hướng dẫn 4 cách viết content feedback hay và hiệu quả trên Facebook.

Hình ảnh bình luận feedback của khách hàng

Cách đơn giản nhất để tạo hiệu quả cao cho bài đăng của bạn là dùng chính những hình ảnh khách hàng feedback ở phần bình luận ở các bài đăng trước đó. Đó là những đánh giá khách quan. Thay vì chỉ mãi khen ngợi sản phẩm của chính mình là tốt và hiệu quả, hãy viết bài theo hướng thêm hình ảnh chân thực và chia sẻ câu chuyện cá nhân của khách hàng để tăng tính cá nhân hóa. Điều này giúp bài content feedback của bạn trở nên chân thực và thuyết phục hơn.

Dạng content feedback này phù hợp với các sản phẩm, dịch vụ đại trà, có tính thay thế cao. Vì thế, những bài viết có dùng hình ảnh bình luận từ người đã trải nghiệm, sẽ giúp tăng độ tin cậy cho thương hiệu của bạn.

Hình ảnh tin nhắn feedback

Để tạo ra phản hồi “riêng tư” từ khách hàng, bạn có thể chụp hình lại các khung chat về việc chia sẻ trải nghiệm sau một hoặc hai tuần sử dụng sản phẩm, hoặc những câu chuyện tâm sự từ khách hàng trung thành. Mặc dù phương pháp này đã khá phổ biến, tuy nhiên việc ứng dụng vô cùng đa dạng và hiệu quả.

Nội dung liên quan:  Cách ẩn bộ sưu tập đáng chú ý trên Facebook mới nhất

Dưới đây là một số lưu ý nhỏ để giúp bạn có được content feedback chân thực hơn:

  • Quay video thay vì chỉ chụp ảnh: Thay vì chỉ chụp vài ảnh tin nhắn chủ chốt, hãy quay video toàn bộ quá trình. Bắt đầu từ việc bạn vào Facebook, mở tin nhắn, tìm đoạn chat feedback từ khách hàng và quay lại các đoạn chat quan trọng. Điều này giúp chứng minh rằng đây là phản hồi từ khách hàng thực sự, không phải là ảnh giả mạo.
  • Quay trực tiếp lúc khách hàng chat: Để thêm phần mới mẻ và tránh sự nhàm chán, bạn có thể quay video trực tiếp khi khách hàng đang chat các feedback với bạn. Hiển thị tin nhắn đang được gõ (typing) cũng là một cách để làm cho nội dung trở nên hấp dẫn hơn.

Dạng content feedback này phù hợp với những sản phẩm, dịch vụ có giá trị cao. Người mua cần tham khảo các thông tin đánh giá từ những người trải nghiệm trước đó. Với các thước phim sinh động, bài viết sẽ hoàn toàn tạo được niềm tin nơi người đọc về sản phẩm của bạn.

Ví dụ:

“Đến với [tên thương hiệu], làn da của bạn sẽ trở nên thật trắng sáng và đẹp lung linh. Sản phẩm của nhà mình có đầy đủ chứng nhận, đảm bảo chăm sóc làn da của bạn thật chu đáo.

Cụ thể là các chị em cũng đã dùng và gửi các đánh giá vô cùng quý báu về nhà mình. Mấy chị em nào mà còn lăn tăn, thì alo hotline XXX hoặc nhắn tin trực tiếp ở bình luận. Chúng tớ sẽ liên hệ lại tư vấn ngay trong một nốt nhạc.”

Hình ảnh tin nhắn feedback

Hình ảnh khách hàng checkin và feedback

Phương pháp này phù hợp mô hình kinh doanh có cửa hàng thực tế. Khách hàng đã đến trực tiếp địa điểm bán để mua và trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Họ có chụp hình checkin với biển hiệu, không gian trước cửa hàng hoặc bên trong cửa hàng. Những hình ảnh này sẽ vô cùng sinh động, chân thật về cửa hàng thực tế, không đơn thuần chỉ là thương hiệu trên Facebook.

Dạng content feedback này phù hợp với các thương hiệu có cửa hàng vật lý, thích hợp để tham quan và trải nghiệm. Là những mô hình kinh doanh ngoài sản phẩm, dịch vụ cốt lõi, còn có giá trị tăng thêm như thái độ phục vụ, không gian trang trí,…

Ưu điểm của cách này là khi khách hàng thật ghé thăm trang của bạn bè, người thân, hoặc các tài khoản ảo, họ sẽ thấy các phản hồi tích cực ngay trên bài viết. Điều này sẽ khiến họ vào trang cá nhân của bạn để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm của bạn và có thể nhắn tin trực tiếp để hỏi thêm chi tiết nếu họ thấy bài viết đáng tin cậy.

Tuy nhiên, để phương pháp này hiệu quả, bạn nên tránh lạm dụng. Thay vì sử dụng quá thường xuyên, bạn nên đăng bài khoảng một lần mỗi tuần hoặc mười ngày một lần. Hãy chú ý đến việc sử dụng ngôn từ đa dạng, phong phú để tránh sự cứng nhắc và khô khan trong các phản hồi.

Ví dụ:

“Úi mấy anh mấy chị mấy cô mấy bác ơi, bớ làng trên xóm dưới nè,người ta đang ầm ầm checkin ở cửa hàng [tên thương hiệu] tụi mình luôn. Khách nhiều đón không xuể luôn mấy má. Nhỡ có chỗ nào không chu đáo thì quý bà con thông cảm bỏ qua giúp nha.

Hình checkin tại cửa hàng đẹp lung linh luôn. Bên mình đang có chương trình checkin con nào tặng con đó. Mà khổ cái khách ôm con nào là thích mê con đó, cứ đòi shop [tên thương hiệu] phải cho checkin hết thôi. Nhanh chân nhanh tay ghé mình nhá bà con ơi!”

Hình ảnh bài viết feedback của khách hàng trên trang cá nhân

Để tạo được niềm tin cho khách hàng chưa sử dụng các sản phẩm dịch vụ của bạn, bài viết có sử dụng hình ảnh bài viết feedback của khách hàng trên trang cá nhân sẽ là một điểm cộng lớn. Lợi ích của hình thức này là khách hàng tự đăng trên trang cá nhân với nội dung tự nhiên, không đề cập đến sản phẩm quá nhiều. Đồng thời, bài đăng này cũng là lời giới thiệu đến cộng đồng bạn bè của khách. Vì vậy, khi bạn viết bài có dùng hình ảnh này, sẽ có tác dụng tăng cao uy tín.

Nội dung liên quan:  [:vi]Cách chạy quảng cáo Livestream Facebook hiệu quả cho người mới bắt đầu[:]

Dạng content feedback này phù hợp với sản phẩm, dịch vụ có chương trình khuyến mãi lớn như giảm giá sâu, tặng quà có giá trị. Khi người mua thấy bài viết cùng hình ảnh thực tế đã có người được tặng, điều này sẽ giúp người mua nhanh chóng ra quyết định trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ ngay.

Ví dụ:

“Vô tình lướt tường thấy quen quen. Hóa có anh chàng đang khen nhà mình nấu ngon cả nhà ơi. Đây quả là tin vui mà chắc tụi tui cười suốt ngày vì hạnh phúc luôn á.

Khách này tui nói là ổng mê quán [tên thương hiệu] lắm. Hễ có dịp kỉ niệm là ổng dắt vợ lại ăn hoài. Có hôm mưa to gió lớn, ổng không qua được, cũng đặt các chú trên ứng dụng đặt xe để giao đồ ăn qua. Phải nói là những bài đăng như vậy, tụi tui quý lắm luôn.

Sự hài lòng của khách là niềm vui bất tận của nhà [tên thương hiệu] đó mọi người!”

Một số mẹo viết content feedback hay, ra đơn ầm ầm

Lưu ý để viết feedback hay là một yếu tố quan trọng để tạo ấn tượng tích cực và tăng cường sự tin cậy từ khách hàng. Từ việc chọn lựa ngôn từ phù hợp đến việc sử dụng hình ảnh minh họa, hãy cùng khám phá cách viết feedback hiệu quả để làm nổi bật ưu điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ và tạo sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng.

Xác định đối tượng khách hàng

Để viết feedback hiệu quả, bước đầu tiên là xác định rõ đối tượng mà bạn muốn hướng đến. Nội dung bài viết cần tập trung vào các nhóm đối tượng này để đảm bảo rằng bài viết có thể tạo ra hiệu ứng tích cực và thuyết phục hơn. Dành thời gian nghiên cứu và hiểu rõ về đặc điểm, nhu cầu và mong muốn của những đối tượng này là rất quan trọng. Bạn nên đặt mình vào vị trí của họ để hiểu rõ những gì họ cần và mong đợi từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Khi bạn có cái nhìn sâu sắc về đối tượng mục tiêu, bạn sẽ có khả năng tạo ra nội dung phù hợp, hấp dẫn và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn.

Lựa chọn cách viết feedback

Lựa chọn cách viết feedback là một bước quan trọng để đảm bảo rằng phản hồi của bạn không chỉ gây ấn tượng mà còn đạt hiệu quả cao. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi lựa chọn cách viết feedback:

  • Chọn ngôn ngữ phù hợp, phản ánh đúng cảm xúc và trải nghiệm tích cực của khách hàng.
  • Khi viết content feedback bạn nên chú trọng nêu bật những điểm mạnh và lợi ích nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ. Đưa ra những ví dụ cụ thể và minh họa để chứng minh hiệu quả và giá trị của sản phẩm, để tăng tính trải nghiệm cho khách hàng về sản phẩm.
  • Với mỗi bài Feedback tốt nhất nên có hình ảnh minh hoạ cho các lợi ích để tăng tính thuyết phục khách hàng về lợi ích sản phẩm.
  • Nên sử dụng văn phong cá nhân để nói về những trải nghiệm cá nhân và cảm xúc thực tế để tạo sự chân thực và gần gũi.

Bằng cách lựa chọn cách viết feedback phù hợp, bạn không chỉ cải thiện chất lượng phản hồi mà còn gia tăng khả năng tạo ấn tượng tích cực với khách hàng.

Lựa chọn hình thức trình bày phù hợp

Khi viết feedback, hãy chọn hình thức trình bày phù hợp để truyền tải thông điệp hiệu quả. Tùy vào mục tiêu nội dung và cách bạn muốn người xem tiếp nhận thông tin mà bạn có thể lựa chọn các dạng bài sau:

  • Bài viết: Sử dụng khi cần chi tiết và phân tích sâu, hoặc kể câu chuyện trải nghiệm. Hình thức này phù hợp cho việc giải thích và tổng hợp ý kiến.
  • Hình ảnh: Tốt cho việc minh họa trực quan và tạo ấn tượng nhanh chóng. Sử dụng để làm nổi bật kết quả hoặc tình huống thực tế.
  • Video: Phù hợp để truyền tải cảm xúc và trải nghiệm sống động. Hình thức thích hợp cho hướng dẫn chi tiết, đánh giá từ khách hàng và quá trình trải nghiệm.
Nội dung liên quan:  Sự khác nhau giữa trang cá nhân và Fanpage Facebook? Nên lựa chọn kênh bán hàng nào?

Seeding bài viết dưới phần bình luận

Seeding là thủ thuật giúp tạo tương tác ảo, nhằm kích thích người đọc thực bị thu hút và theo dõi. Bạn sẽ dùng các tài khoản ảo, hay tài khoản vệ tinh để đóng vai khách hàng, người đọc vào tương tác bài viết.

Mẹo này giúp bài viết của bạn không bị nhàm chán, tạo cảm giác thông tin hữu ích và có người quan tâm, tương tác. Điều này cũng giúp Facebook đánh giá content bài viết có chất lượng tốt, cải thiện việc hiển thị ngẫu nhiên ở trên trang chủ của người dùng khác.

Ví dụ: khi bạn đăng bài viết content feedback về việc khách hàng đã mua hàng, họ khen áo thun của bạn thật hợp thời trang và chất vải cũng thoáng mát. Bạn sẽ dùng các tài khoản ảo để hỗ trợ seeding như:

  • Nick phụ 1: Chiếc áo thun này thấy hợp với bạn ghê, bạn mua giá bao nhiêu?
  • Nick phụ 2: Không biết chiếc áo này có kén người mặc không, bạn trai mình nhậu nhiều nên bụng hơi “quá cỡ”.
  • Nick phụ 3: Mình cũng vừa nhận hàng của bạn hôm qua, quả thật là ưng cái bụng lắm luôn.

Khi seeding, bạn cần lưu ý các câu bình luận mà đọc giống với thực tế người dùng sẽ bình luận như vậy. Không nên quá tập trung tung hô sản phẩm, sẽ gây cho người đọc cảm giác phát hiện đây rõ ràng là seeding. Ngoài ra, cách tương tác cũng quan trọng, chỉ nên dùng một nick phụ phản hồi trong cùng một bình luận. Không dùng một nick phụ để trả lời hết tất cả câu bình luận.

Có ngữ cảnh khi viết content feedback

Khi viết content feedback trên mạng xã hội về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, việc tạo ngữ cảnh rõ ràng giúp người đọc dễ dàng hiểu thông điệp hình ảnh feedback mà bạn muốn truyền tải. Dưới đây là một số yếu tố cần lưu ý để tạo ngữ cảnh hiệu quả:

  • Giới thiệu về sản phẩm: Khéo léo lồng ghép sự xuất hiện của thương hiệu và sản phẩm trong content feedback. Cần giới thiệu đơn giản và súc tích, không nên dong dài. Mục đích chính của bài là đăng feedback từ khách dùng, không phải để giới thiệu sản phẩm.
  • Tình huống sử dụng: Kể câu chuyện sẽ khiến người đọc bị cuốn hút và tạo niềm tin tốt hơn. Đó có thể là nơi gặp nhau lần đầu của hai người, món quà đầu tiên khẳng định mối quan hệ hai bên,…
  • Nhận xét chi tiết: Tuy khái quát nhưng cũng cần có sự chi tiết nhất định. Bạn cần sắp xếp, lựa chọn nội dung feedback từ khách hàng sao cho lời nhận xét thương hiệu thật chi tiết, mà không tạo cảm giác quảng cáo khó chịu cho người đọc.
  • Cảm xúc: Lồng ghép các cảm xúc về biết ơn, trân trọng, lòng tri ân khách hàng luôn giúp content feedback của bạn thật hơn. Điều này giúp người đọc cảm nhận được mình là thượng đế.

Trên đây là những mẹo nhỏ giúp bạn viết content feedback hiệu quả để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, Feedback thực tế từ khách hàng đã sử dụng sản phẩm vẫn là những yếu tố đáng tin cậy và giúp tăng doanh thu. Vì vậy, hãy chủ động nhắn tin cho khách hàng của bạn để thu thập những phản hồi chân thực. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình tốt hơn.

Đừng quên theo dõi BurgerPrints để cập nhật những thủ thuật mẹo viết content Facebook Ads hữu ích khác nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader