connect-telegram

Cách chạy Google Shopping hiệu quả từ A đến Z

Nếu bạn kinh doanh online thì bạn nên tìm hiểu về Google Shopping. Đây là nền tảng Google xây dựng giúp người dùng Google dễ dàng mua sắm trực tuyến. Và Google Shopping Ads chính là một công cụ quan trọng giúp các nhà bán lẻ tăng cường hiển thị sản phẩm và thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến trên nền tảng mua sắm này. Cùng BurgerPrints tìm hiểu về cách chạy Google Shopping hiệu quả từ A đến Z.

Tổng quan về Google Shopping Ads

Đây là một công cụ quảng cáo trực tuyến mạnh mẽ của gã khổng lồ Google, giúp các doanh nghiệp bán lẻ quảng bá sản phẩm của họ trực tiếp trên kết quả tìm kiếm của Google. Dưới đây là tổng quan về Google Shopping Ads.

Google Shopping Ads là gì?

Google Shopping Ads chính thức ra đời từ năm 2013, tiền thân là Froogle (năm 2002). Mục tiêu của Google là hướng đến tăng trải nghiệm người dùng khi tìm kiếm thông tin trên Google. Công cụ Google Shopping Ads ra đời, yêu cầu nhà quảng cáo cung cấp những định dạng đầu vào gồm hình ảnh, tiêu đề, mô tả và giá sản phẩm.

Phạm vi hiển thị của công cụ này gồm:

  • Google Search: Quảng cáo sẽ xuất hiện trực tiếp trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
  • Google Shopping Tab: Quảng cáo sẽ hiển thị trên top ở trang tab riêng biệt trên Google dành riêng cho các sản phẩm mua sắm.
  • Mạng lưới đối tác của Google: Quảng cáo sẽ hiển thị trên các trang web đối tác hiển thị quảng cáo Google Network.

Google Shopping Ads hoạt động như thế nào?

Về hệ thống hoạt động, Google không xây dựng một hệ thống riêng dành cho Google Shopping Ads. Vì vậy, để công cụ này hoạt động, bạn cần tích hợp giữa Google Merchant Center (tạo nguồn sản phẩm Google Shopping) và Google Ads (thiết lập chiến dịch Google Shopping Ads từ nguồn sản phẩm). Vai trò của hai công cụ này cụ thể là:

  • Google Merchant Center: đây là nơi quản lý tất cả dữ liệu sản phẩm và cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm. Cụ thể, công cụ sẽ quản lý về tên đầy đủ, mô tả ngắn, hình ảnh, giá bán, các chính sách khuyến mãi, quốc gia mà nhà quảng cáo mong muốn phân phối đến.
  • Google Ads: đây là nơi thiết lập và quản lý tất cả chiến dịch quảng cáo. Tại đây, bạn sẽ thiết lập ngân sách và theo dõi hiệu quả. Và hơn hết, bạn cần kết nối để Google Ads có thể lấy được nguồn dữ liệu sản phẩm từ Google Merchant Center.
Nội dung liên quan:  [:vi]Google xu hướng là gì? Những điều cần biết về Google Trends[:]

Lúc này, Google Shopping Ads sẽ hiển thị sản phẩm của bạn trên trang kết quả tìm kiếm của Google, Google Images, và cả trên mạng lưới đối tác của Google. Khi người dùng tìm kiếm một sản phẩm tương tự, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện dưới dạng thẻ sản phẩm có hình ảnh, giá, và tên cửa hàng.

Tại sao bạn nên chạy Google Shopping Ads?

Với vị thế là người kinh doanh online, bạn cần tìm hiểu và nắm rõ, thực hành triển khai chạy Google Shopping Ads. Bởi công cụ này sẽ đem lại cho việc kinh doanh của bạn hoặc công ty đột phá nhiều thành công lớn.

Dù bạn là nhà bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao,… Google Shopping Ads mang lại nhiều lợi ích đặc biệt và hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng và tăng cường doanh số.

Tăng cơ hội hiển thị sản phẩm

Khi bạn chạy Google Shopping Ads và thắng thầu, Google sẽ hiển thị các thông tin liên quan đến sản phẩm (giá, tên, mô tả, hình ảnh) ở vị trí ưu tiên. Đây là vị trí xuất hiện đầu tiên khi người dùng tra cứu thông tin trên Google. Điều này dễ dàng thu hút, tạo sự tò mò cho người dùng, kích thích họ tìm hiểu về sản phẩm.

Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Tăng cơ hội hiển thị sản phẩm chính là tiền đề cho việc tăng tỷ lệ chuyển đối. Với mẩu quảng cáo hấp dẫn về giá, hoặc hình ảnh sản phẩm, đây chính là chìa khóa để bạn thu hút được người dùng nhấp vào và thực hiện mua hàng.

Kế thừa tính chất Google Ads, Google Shopping Ads giúp bạn dễ dàng chạm được đến khách hàng mục tiêu. Tùy vào mục đích cài đặt chiến dịch, sản phẩm của bạn sẽ nhanh chóng được phân phối đến người có nhu cầu mua. Từ đó, giúp tăng thêm cơ hội bán hàng thành công.

Quản lý và tối ưu dễ dàng

Dựa vào cơ chế hoạt động của công cụ này, bạn hoàn toàn có thể tối ưu từng phần một cách đơn giản. Cụ thể, đối với Google Merchant Center sẽ giúp bạn nên thay hình hấp dẫn hơn, mô tả cần đúng tâm lý khách hàng, Còn đối với Google Ads, bạn hoàn toàn có thể quản lý, thiết lập chi phí, dễ dàng tối ưu được, từ đó giúp tăng hiệu suất chiến dịch.

Với hai công cụ hỗ trợ mạnh mẽ này, sản phẩm của bạn sẽ nhanh chóng được hiển thị đến người dùng thật sự có nhu cầu.

Chi phí hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh

Tương tự như Google Adwords, Google Shopping Ads cũng có các lựa chọn tương ứng. Và hình thức quảng cáo được ưa chuộng nhất, đó chính là CPC (Cost Per Click). Nhà bán lẻ chỉ trả tiền khi người dùng nhấp vào quảng cáo, giúp kiểm soát chi phí quảng cáo hiệu quả.

Bên cạnh đó, với các công cụ phân tích và báo cáo sẵn có từ Google Ads, bạn sẽ có thể tối ưu hóa được ngân sách để đạt được hiệu quả cao nhất.

Hiển thị ở YouTube và Google Display Network

Quảng cáo có thể hiển thị trên các kênh YouTube và các trang web là đối tác của Google, điều này sẽ giúp mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng.

Nội dung liên quan:  [:vi]Google Scholar là gì? 4 cách sử dụng Google Scholar hiệu quả[:]

Một điểm mạnh nữa, đó là công cụ này giúp quảng bá sản phẩm trên Google đến người dùng. Việc người dùng thường xuyên nhìn thấy sản phẩm của bạn trên nhiều chỗ khác nhau trên Internet, sẽ giúp củng cố niềm tin vào chất lượng sản phẩm. Từ đó, giúp xây dựng lòng tin nơi khách hàng mục tiêu.

Hướng dẫn chạy Google Shopping Ads hiệu quả nhất

Sau đây, bài viết sẽ hướng dẫn cách để bạn setup và tiến hành thiết lập Google Shopping Ads chạy hiệu quả nhất. Đó là:

1. Chuẩn bị Dữ liệu Sản phẩm

Cung cấp thông tin chi tiết như tiêu đề, mô tả, giá cả, tình trạng còn hàng, danh mục sản phẩm và hình ảnh chất lượng cao. Bạn cần đảm bảo dữ liệu sản phẩm chính xác và đầy đủ. Ngoài ra, để tối ưu hóa tiêu đề và đoạn mô tả, bạn cần sử dụng từ khóa liên quan đến sản phẩm để cải thiện khả năng hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Cuối cùng, đó là hình ảnh cần phải có chất lượng cao. Nhà quảng cáo cần sử dụng hình ảnh rõ ràng, hấp dẫn để thu hút sự chú ý của người dùng.

2. Thiết lập Google Merchant Center

Với tài khoản gmail, bạn dễ dàng tạo được tài khoản Google Merchant Center. Google hỗ trợ nhiều nguồn cung cấp dữ liệu sản phẩm.

Trường hợp bạn muốn lấy thông tin từ website mà bạn đang có quyền quản trị, thì có thể dùng file dữ liệu (định dạng XML, CSV, TXT) hoặc kết nối API trực tiếp để tải lên dữ liệu sản phẩm của bạn.

3. Tạo Chiến dịch Google Shopping trong Google Ads

Trên hết, bạn cần thao tác để kết nối giữa Google Shopping với Google Ads. Cụ thể:

Bước 1: Liên kết tài khoản: Truy cập vào Google Ads và liên kết tài khoản Merchant Center của bạn.

Bước 2: Tạo chủ đề mới: Trong Google Ads, chọn mục “Chiến dịch mới” và chọn “Shopping” làm loại chiến dịch.

Bước 3: Chọn tài khoản Merchant Center: Chọn tài khoản Merchant Center đã liên kết.

Bước 4: Chọn quốc gia bán hàng: Chọn quốc gia mà bạn muốn quảng cáo sản phẩm của mình.

Bước 5: Thiết lập ngân sách và chiến lược đấu giá: Chọn ngân sách hàng ngày và chiến lược đấu giá (CPC hoặc ROAS).

4. Cấu hình Chiến dịch

Phân chia các nhóm sản phẩm theo danh mục, thương hiệu hoặc tiêu chí khác. Sau đó, tiến hành thiết lập chiến lược đấu giá.

Ở đây, bạn nên mặc định là Maximize Clicks hoặc Target ROAS để để tối ưu hóa hiệu suất. Đồng thời tận dụng Google Smart Shopping Campaigns để tự động tối ưu hóa quảng cáo của bạn dựa trên hiệu suất.

5. Tối ưu hóa Chiến dịch

Khi chiến dịch đã bắt đầu chạy, bạn cần theo dõi hiệu suất trong Google Ads để theo dõi số lần hiển thị, số lần nhấp, tỷ lệ chuyển đổi và chi phí. Các hạng mục mà bạn có thể xem xét tối ưu là:

Tối ưu hóa dữ liệu sản phẩm: Điều chỉnh tiêu đề, mô tả và hình ảnh sản phẩm để tăng khả năng hiển thị và thu hút người dùng.

Nội dung liên quan:  [:vi]Google Alerts là gì? Những lợi ích khi sử dụng Google Alerts[:]

Điều chỉnh chiến lược đấu giá: Dựa vào dữ liệu hiệu suất để điều chỉnh chiến lược đấu giá, tăng ngân sách cho các sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm có hiệu suất tốt.

Sử dụng từ khóa phủ định: Thêm từ khóa phủ định để tránh hiển thị quảng cáo cho các tìm kiếm không liên quan, giúp tiết kiệm ngân sách, phân phối hiệu quả hơn.

Thử nghiệm A/B: Thực hiện các thử nghiệm A/B với các nhóm sản phẩm, chiến lược đấu giá và ngân sách khác nhau để tìm ra phương án tối ưu.

6. Tích hợp với các công cụ khác

Google có hỗ trợ tích hợp thêm các công cụ khác. Việc kết nối Google Analytics sẽ giúp bạn theo dõi hành vi người dùng sau khi họ nhấp vào quảng cáo và đưa ra các điều chỉnh cần thiết. Hoặc Remarketing để phân phối lại những người đã từng truy cập vào trang web của bạn nhưng chưa mua hàng.

Một số lưu ý khi chạy Google Shopping Ads

Để chiến dịch Google Shopping Ads hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý kĩ các điểm sau đây:

  • Thường xuyên theo dõi để tối ưu: Với các báo cáo chi tiết trong Google Ads, bạn sẽ dễ dàng biết được tình trạng chiến dịch có đang thực sự hiệu quả không.
  • Hiểu rõ về ngành đang chạy: Nắm bắt rõ xu hướng tìm kiếm để tối ưu được tiêu đề, mô tả ngắn, thêm từ khóa phủ định để tăng khả năng đấu thầu thành công, giúp phân phối tốt hơn.
  • Sử dụng hình ảnh độc quyền, chất lượng cao: Đây là mấu chốt giúp tăng uy tín trong mắt Google mà còn thu hút người dùng. Điều này giúp tăng khả năng chuyển đổi tốt hơn.
  • Tuân thủ chính sách Google: Tuyệt đối phải tuân thủ các chính sách quảng cáo và chính sách nguồn dữ liệu sản phẩm.
  • Xem xét phản hồi từ người dùng: Thu thập, phân tích các nhận xét từ bình luận của khách hàng. Điều này giúp bạn nắm bắt tốt hơn mong muốn từ người mua hàng.

Chi phí chạy Google Shopping là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào chiến lược đấu giá, độ cạnh tranh trong ngành, chất lượng nguồn dữ liệu mà bạn xây dựng ngân sách hàng ngày sao cho hiệu quả nhất. Chi phí khi mới tập chạy sẽ dao động từ 2 triệu đến 5 triệu đồng / tháng.

Sau đây là một cách giúp bạn tính được chi phí chạy Google Shopping:

Bước 1: Xác định CPC dự kiến. Tìm hiểu CPC trung bình cho ngành hàng của bạn. Có thể bắt đầu với mức CPC trung bình 10.000 đồng – tức là khi người dùng nhấp chuột vào sản phẩm của bạn, bạn sẽ mất 10.000 đồng.

Bước 2: Xác định số lượng nhấp chuột mong muốn. Dựa vào kinh nghiệm và chỉ số chuyển đổi trong ngành, bạn sẽ ước lượng được để đạt được số đơn hàng mong muốn sẽ cần lượng nhấp chuột là bao nhiêu. Ví dụ: 10 lượt nhấp / ngày.

Bước 3: Xác định ngân sách hàng tháng. Với hai con số trên, bạn dễ dàng tính được ngân sách cần để chạy trong một tháng là 10.000 x 10 x 30 = 3.000.000 đồng.

Như vậy, bài viết đã hướng dẫn bạn cách chạy Google Shopping Ads, đồng thời bài viết cũng điểm qua một số lợi ích cũng như chi phí. Bên cạnh đó, những cách tính và lưu ý sẽ luôn đồng hành giúp bạn có chiến lược đúng đắn nhất khi dùng công cụ này. Nếu bạn cảm thấy hữu ích và muốn xem thêm các bài viết khác về Google Shopping thì đừng quên ghé blog của BurgerPrints nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader