connect-telegram

Bidding là gì? Chiến lược Bidding Facebook Ads tốt nhất 2024

Bidding là gì? Chiến lược Bidding Facebook Ads tốt nhất 2024

Bidding là gì? Với những ai đã hoặc đang chạy Facebook Ads thì nhất định nên tìm hiểu về Bidding – đấu thầu trên Facebook Ads. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về Bidding, cũng như cách tối ưu giá thầu sao cho hiệu quả.

Bidding là gì?

Bidding (hay còn được biết tới là giá thầu cho quảng cáo trên Facebook) được hiểu là chi phí tối đa mà bạn cần phải thanh toán cho các mục tiêu quảng cáo như tương tác, chuyển đổi, tỷ lệ hiển thị,… được tạo ra từ chiến dịch quảng cáo mà bạn thực hiện trên nền tảng này.

Bidding là gì? Là chi phí tối đa cần thanh toán cho các mục tiêu của chiến dịch quảng cáo
Bidding là gì? Là chi phí tối đa cần thanh toán cho các mục tiêu của chiến dịch quảng cáo

Tầm quan trọng của chiến lược Bidding Facebook Ads

Khi bạn tiến hành đặt giá thầu cho quảng cáo Facebook ở một mức nào đó, thcũng đồng nghĩa với Facebook sẽ trừ đi 1 khoản tối đa bằng mức giá thầu mà bạn đã tiến hành đặt. Tuy nhiên, với những tình huống cạnh tranh không cao, thì số tiền mà Facebook tạm tính cho bài quảng cáo của bạn có thể không đạt tới mức giá Bidding mà bạn đã đặt.

Ngoài ra, Facebook cũng thường ưu tiên cho những quảng cáo của các đơn vị có mức giá thầu cao hơn. Nếu như bạn đặt giá thầu tại mức quá thấp thì quảng cáo cũng sẽ có nguy cơ không được hiển thị.

Việc xây dựng chiến lược Bidding Facebook Ads quan trọng là vì hoạt động này có thể giúp:

Chiến lược Bidding Facebook Ads ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chiến dịch quảng cáo
Chiến lược Bidding Facebook Ads ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chiến dịch quảng cáo
  • Tối ưu hóa về ngân sách chạy quảng cáo: Thông qua việc đặt giá thầu hợp lý, bạn có thể đạt được các mục tiêu chiến dịch với mức chi phí rẻ nhất.
  • Tăng khả năng tiếp cận: Việc tìm ra mức giá thầu quảng cáo tốt cũng sẽ giúp bạn đảm bảo cho quảng cáo của mình tiếp cận đến đúng đối tượng mục tiêu, từ đó cải thiện cả tỷ lệ chuyển đổi, ví dụ như giúp tăng tỷ lệ người dùng thực hiện những hành động như mua hàng, đăng ký,…
  • Cạnh tranh hiệu quả: Như đã đề cập, giá thầu là để bạn cạnh tranh với những đối thủ khác, nhằm giành được sự chú ý với người dùng. Việc bạn xây dựng mức giá càng tốt, sẽ càng tạo ra nhiều lợi thế trước đối thủ.

Các chiến lược Bidding Facebook Ads thịnh hành

Dưới đây là 3 dạng phổ biến cho những chiến lược Bidding Facebook mà các nhà quảng cáo có thể áp dụng nhằm tối ưu hóa hiệu suất cho những chiến dịch quảng cáo của mình, bao gồm

1. Chiến lược Bidding dựa theo ngân sách

Chiến lược Bidding dựa theo ngân sách được đánh giá là dạng đơn giản nhất, cơ bản nhất mà bạn có thể áp dụng cho mục tiêu chiến dịch của mình. Với cách thức này, bạn sẽ cần phải tập trung tối đa vào ngân sách của mình, để có thể thu về kết quả tốt nhất.

Nội dung liên quan:  5+ công cụ lấy ID Facebook nhanh chóng, đơn giản

Thông thường, chiến lược Bidding dựa theo ngân sách sẽ được chia thành 2 chiến lược nhỏ như sau:

1.1. Volume cao nhất

Chiến lược volume cao nhất được hiểu là tối đa hóa khả năng chuyển đổi với nguồn ngân sách mà bạn đang sở hữu. Hay nói cách khác, bạn sẽ yêu cầu phía Facebook mang về cho bạn nhiều kết quả nhất có thể, với mức chi phí nhất định mà bạn đã đề ra.

Chiến lược Bidding dựa theo Volume cao nhất
Chiến lược Bidding dựa theo Volume cao nhất

Thực tế, chiến lược này sẽ hoạt động tốt nhất nếu như tất cả ngân sách đều được dùng hết, đồng thời không có một mục tiêu ROAS (tức tỷ lệ kết quả thu về dựa trên kết quả quảng cáo) hay 1 CPA (cost per action) cụ thể nào. 

Nếu như sự cạnh tranh về đấu giá giảm thì CPA quảng cáo của bạn cũng sẽ giảm theo, song nếu như sự cạnh tranh tăng thì CPA cũng sẽ tăng theo.

1.2. Giá trị lớn nhất

Chiến lược giá trị lớn nhất sẽ tập trung chủ yếu vào ROAS/ E-commerce. Với chiến lược này, ngân sách của bạn sẽ tập trung chủ yếu cho những giao dịch mua hoặc là tạo chuyển đổi cho mức giá trị cao nhất.

Chiến lược Bidding theo giá trị lớn nhất
Chiến lược Bidding theo giá trị lớn nhất

Ví dụ, bạn có thể tận dụng chiến lược này bạn có thể tận dụng chiến lược này nhằm bán một sản phẩm với giá trị cao hơn, nhằm tối ưu hóa kết quả nhận về so với chi phí quảng cáo.

Với chiến lược này, bạn có thể nhận về những chuyển đổi chất lượng, mang giá trị cao hơn và vẫn có thể dùng hết ngân sách. Tuy nhiên, trong quá trình chiến dịch chạy, bạn cần phải thường xuyên theo dõi các tỷ lệ, giá trị chuyển đổi để quản lý kết quả thật tốt.

2. Chiến lược Bidding dựa theo mục tiêu

Với chiến lược Bidding dựa theo mục tiêu, bạn có thể lựa chọn một trong hai chiến lược nhỏ là Bidding chi phí cho mỗi kết quả, hoặc Bidding chi phí theo mục tiêu ROAS, cụ thể như sau:

2.1. Bidding chi phí theo mỗi kết quả

Chiến lược sẽ tập trung vào duy trì mức chi phí trung bình cho mỗi kết quả trong suốt chiến dịch mà bạn đã đặt ra. Phương thức này sẽ hoạt động hiệu quả nếu như bạn nắm bắt được chi phí tối đa dành cho mỗi kết quả/ chuyển đổi mà chiến lược nhận được, từ đó duy trì được mức lợi nhuận lý tưởng từ quảng cáo.

Chiến lược Bidding chi phí theo mỗi kết quả
Chiến lược Bidding chi phí theo mỗi kết quả

Mặt khác, các nhà quảng cáo cần chú ý rằng, mức chi phí mà bạn đặt ra sẽ được nền tảng trung bình hóa trong suốt thời gian chiến dịch hoạt động. Do đó, trong nhiều trường hợp, chi phí cho mỗi kết quả của chiến dịch có thể không đạt yêu cầu vào hôm nay, nhưng sẽ có khả năng vượt chỉ tiêu vào ngày hôm sau.

Nếu như bạn đặt chi phí Bidding theo chiến lược này quá thấp sẽ có thể khiến cho Facebook mất nhiều thời gian hơn để tiêu ngân sách của bạn, cũng như kéo dài thời gian học (learning phase). 

Cần biết, Facebook sẽ không thể tiến hành tối ưu hóa cho quảng cáo nếu như không hoàn thành learning phase và xuyên suốt quá trình này, hiệu suất cũng như chi phí quảng cáo đều sẽ không ổn định.

Nội dung liên quan:  Tổng hợp 100+ những câu “giật tít” bán hàng Facebook hay, hút triệu đơn

Chính vì thế, để chiến lược Bidding chi phí theo kết quả hoạt động tốt nhất, nhà quảng cáo cần nắm được CPA trung bình. Trong trường hợp bạn vẫn chưa chắc chắn, hãy thử nghiệm trước với chiến lược cho volume cao nhất trong thời gian ngắn, nhằm nắm được mức CPA phù hợp.

2.2. Mục tiêu ROAS

Mục tiêu ROAS là lựa chọn khá phổ biến dành cho những nhà quảng cáo mà tỷ lệ chuyển đổi họ nắm giữ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng doanh thu nhất định. Chiến lược này thường được các doanh nghiệp E-Commerce ưa chuộng nhiều hơn.

Chiến lược Bidding theo mục tiêu ROAS
Chiến lược Bidding theo mục tiêu ROAS

Lý do là bởi nó sẽ đảm bảo các quảng cáo mà họ thực hiện sẽ mang về lợi nhuận, nhất là khi mục tiêu chiến dịch cũng chính là số sales. Với những doanh nghiệp mà kết quả chuyển đổi của quảng cáo không hướng tới lợi nhuận thì chiến lược này sẽ ít phổ biến hơn, do khó chỉ định được về giá trị chuyển đổi.

Mặt khác, mục tiêu ROAS sẽ khác với chiến lược giá trị cao nhất ở chỗ là nó không đảm bảo rằng Facebook sẽ tiêu hết ngân sách của bạn. Song, thay vào đó thì nền tảng sẽ cố gắng hết sức để mang về cho bạn nhiều cơ hội nhất, với khoản giá trị ROAS tương ứng.

Khi sử dụng chiến lược mục tiêu ROAS, nhà quảng cáo cần phải cho Facebook một khoảng thời gian nhất định để có thể thu thập đủ dữ liệu và đưa ra quyết định chính xác nhất. Đồng thời bạn cũng cần thường xuyên theo dõi và điều chỉnh mục tiêu ROAS phù hợp với tình hình thực tế.

3. Chiến lược Bidding thủ công

Chiến lược Bidding thủ công dù không còn mới, nhưng vẫn là cách nhà quảng cáo có thể thử để kiểm soát chi phí mà bạn cần đầu tư cho mỗi cuộc đấu giá. 

Chiến lược Bidding thủ công
Chiến lược Bidding thủ công

Với chiến lược này, bạn có thể set số tiền cao nhất bạn muốn đấu thầu cho quảng cáo của mình trong những cuộc đấu giá. Điều này sẽ trái ngược với việc Facebook đưa ra mức Bid cho bạn.

Trong trường hợp bạn nắm bắt rõ về chi phí quảng cáo, tự tin về khả năng chuyển đổi và có thể tính toán được chi phí Bid hợp lý, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn chiến lược này.

Yếu tố quyết định tới giá Bidding Facebook Ads

Để lựa chọn chiến lược Bidding hợp lý, các nhà quảng cáo cũng cần phải chú ý tới những yếu tố có thể ảnh hưởng tới giá Bidding Facebook Ads, bao gồm những yếu tố cụ thể như:

1. Giá thầu đã đặt

Cần biết, Facebook sẽ mặc định mức giá thầu mà bạn đặt cho quảng cáo là mức giá mà bạn sẵn sàng chi trả để cho quảng cáo của mình được hiển thị. 

Yếu tố quyết định tới giá Bidding Facebook Ads - Giá thầu đã đặt
Yếu tố quyết định tới giá Bidding Facebook Ads – Giá thầu đã đặt

Ví dụ, nếu như bạn đặt mức giá thầu 1.000 đồng cho 1 lượt tương tác của người xem với quảng cáo. Lúc này, Facebook sẽ mặc định rằng bạn sẽ sẵn sàng trả 1.000 đồng. Sau đó, những cuộc đấu giá nhanh sẽ tiến hành (nếu như bạn có đối thủ cạnh tranh) và quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị nếu như bạn vượt qua giá thầu.

Thông thường, mức giá thầu mà các nhà quảng cáo cần chi trả sẽ thấp hơn so với giá thầu mà bạn đã tiến hành đặt. Điều này sẽ liên quan tới rất nhiều yếu tố như sự cạnh tranh giữa những nhà quảng cáo, mức độ quan tâm của khách hàng mục tiêu, hay chất lượng quảng cáo,…

Nội dung liên quan:  6 mẹo chạy quảng cáo video trên Facebook chuyển đổi tốt

Nền tảng sẽ dùng những thuật toán, cũng như cơ chế đấu giá minh bạch để xác định được giá cả hợp lý cho các hiển thị quảng cáo của bạn. Tuy nhiên, hãy chú ý rằng, nếu như bạn đắt giá thầu quá gần với mức giá mà Facebook áp dụng cho mỗi lần tương tác thì sẽ có khả năng bạn cần trả mức giá cao hơn.

Tốt nhất, việc đặt giá thầu cần phải được cân nhắc một cách kỹ càng để đảm bảo chiến dịch của bạn được diễn ra với hiệu suất tốt nhất.

2. Điểm cho chất lượng quảng cáo

Điểm cho chất lượng quảng cáo sẽ được đánh giá bằng lượt tương tác của người xem đối với quảng cáo, gồm những hành động như like, share, comment, hay cả những hành động tiêu cực như là ẩn bài quảng cáo, báo cáo bài viết.

Điểm cho chất lượng quảng cáo sẽ dựa trên sự tương tác của người xem
Điểm cho chất lượng quảng cáo sẽ dựa trên sự tương tác của người xem

Phía Facebook sẽ dựa trên những thông số này để xác định được mức độ quan tâm của người xem đối với quảng cáo. Nếu như bài quảng cáo có nhiều tương tác tích cực, ít tương tác tiêu cực thì Facebook sẽ đánh giá đây là bài viết nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng.

Nhờ vậy mà điểm chất lượng quảng cáo sẽ gia tăng, giúp cho chiến dịch quảng cáo thu về hiệu suất cao hơn, giảm đi chi phí đấu giá. Chính vì thế, việc xây dựng content quảng cáo cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh trong trận chiến giá thầu.

Các nhà quảng cáo cần cố gắng tối ưu tương tác người dùng để bảo toàn điểm chất lượng quảng cáo. Từ đó tăng cơ hội hiển thị bài quảng cáo của bạn đến khách hàng mục tiêu với mức giá thấp hơn.

3. Tỷ lệ tương tác được ước tính

Sự ước lượng về tần suất tương tác trên nền tảng Facebook sẽ không công bố chính thức. Song, nhiều chuyên gia cho rằng Facebook đang dựa trên chỉ số về tần suất tương tác với những bài quảng cáo, đối với từng lĩnh vực trước đóm nhằm đưa ra một con số ước lượng.

Ví dụ, ngành thời trang sẽ có tần suất tương tác cao hơn so với ngành bất động sản. Nhận định này được giải thích bởi cách tương tác tự nhiên của khách hàng, cũng như tính hấp dẫn của những sản phẩm thời trang đối với người dùng. Trái lại, với lĩnh vực bất động sản, thì quảng cáo cần phải sở hữu yếu tố kích thích cao hơn, nhằm tạo ra tương tác với khách hàng.

Chính vì thế, nếu đã xác định được mức độ ước lượng cho tần suất tương tác với những bài quảng cáo, bạn cần xem xét và đánh giá cẩn thận dựa trên điểm đặc trưng của sản phẩm / dịch vụ hay lĩnh vực đang hoạt động để đưa ra mức giá thầu phù hợp.

Tổng kết lại, bài viết đã phân tích Bidding là gì, cũng như những chiến lược Bidding hiệu quả mà các nhà quảng cáo có thể tham khảo. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp bạn tối ưu chiến dịch quảng cáo ngày càng hiệu quả.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader