Trong thời đại công nghệ số, việc khởi nghiệp và kiếm thu nhập từ các nền tảng trực tuyến trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Một trong những phương thức kinh doanh đang được nhiều người quan tâm là bán áo thun theo mô hình Print on Demand (POD) thông qua nền tảng Shopify. Cùng BurgerPrints tìm hiểu về nền tảng này, cũng như cách thiết lập và lưu ý khi bán Print on Demand Shopify nhé!
Shopify là gì?
Shopify là nền tảng thương mại điện tử được thiết kế để giúp bạn có thể tự tạo và quản lý trang web bán hàng trực tuyến dựa trên mô hình SaaS (Software as a Service). Đây là mô hình cung cấp phần mềm qua internet, cho phép người dùng truy cập ứng dụng mà không cần cài đặt. Các dịch vụ và dữ liệu được lưu trữ trên đám mây và quản lý bởi nhà cung cấp.
Shopify hỗ trợ người bán hàng dễ dàng xây dựng một trang bán hàng trực tuyến với nhiều tính năng hỗ trợ phong phú, đa dạng. Bạn có thể đăng sản phẩm, tạo giỏ hàng trực tuyến, thực hiện thanh toán, quản lý đơn hàng, và kết nối với các mạng xã hội một cách dễ dàng.
Điểm nổi bật của Shopify nằm ở khả năng thiết lập các hoạt động bán hàng trực tuyến nhanh chóng và tiện lợi. Ngay cả khi bạn không có chuyên môn về công nghệ hay kiến thức lập trình, bạn vẫn có thể tạo dựng một trang web bán hàng chuyên nghiệp chỉ trong thời gian ngắn.
Bán Print on Demand là gì?
Print on Demand (POD), hay in theo yêu cầu, là mô hình kinh doanh cho phép người bán bán các sản phẩm tùy chỉnh như áo thun, cốc, túi xách,… mà không cần giữ hàng tồn kho. Sản phẩm sẽ được đưa vào sản xuất và in ấn chỉ khi có đơn đặt hàng. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro. Và mô hình này được áp dụng thành công trên nền tảng như Shopify, Etsy, Redbubble, Zazzle, Teespring.
Điểm nổi bật của mô hình POD là chi phí khởi nghiệp thấp, gần như không có rủi ro, dễ dàng tùy chỉnh sản phẩm theo ý khách hàng, tự động hóa và dễ dàng tiếp cận toàn cầu. Tuy nhiên, vì sản phẩm được in ấn theo mẫu khách chọn, nên thời gian giao hàng lâu và chi phí cho một sản phẩm thường cao hơn.
Hiện nay, bán POD là mô hình rất phổ biến, đặc biệt được giới trẻ ưa chuộng để khởi nghiệp. Trung bình, thu nhập từ bán POD dao động từ hơn 100 triệu đến 200 triệu / tháng (theo Gelato).
Lợi thế khi bán POD trên Shopify
So với các nền tảng và sàn thương mại điện tử khác, Shopify được nhiều seller POD lựa chọn bởi:
1. Tích hợp POD hoàn hảo và đa dạng
Shopify nổi bật với khả năng tích hợp nhiều nhà cung cấp Print on Demand hàng đầu như Printful, Printify, và Teelaunch. Quá trình tích hợp cực kì đơn giản chỉ trong vài bước, giúp người bán dễ dàng quản lý toàn bộ sản phẩm và đơn hàng từ một giao diện trang web duy nhất, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
2. Giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng
Shopify thiết kế giao diện trực quan, thân thiện với người dùng, ngay cả khi bạn không có kinh nghiệm về lập trình hay thiết kế web. Bạn vẫn hoàn toàn có thể dễ dàng tùy chỉnh và quản lý cửa hàng của mình chỉ bằng các thao tác kéo thả, giúp bạn tập trung vào việc phát triển kinh doanh thay vì lo lắng về kỹ thuật.
Điểm đặc biệt ở đây là không vì dễ thao tác mà các cửa hàng sẽ trông giống nhau. Với tính năng tùy chỉnh giao diện cực kì linh hoạt, hiện nay POD trên Shopify đã có hơn 4,4 triệu cửa hàng giao diện kinh doanh khác nhau.
3. Công cụ marketing mạnh mẽ và toàn diện
Shopify cung cấp bộ công cụ marketing và SEO hàng đầu, giúp người bán thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Người bán dễ dàng xây dựng các chiến lược quảng bá sản phẩm như các chiến dịch email marketing, chương trình khuyến mãi, và tối ưu hóa SEO để cửa hàng xuất hiện nhiều hơn trên các công cụ tìm kiếm.
Shopify cũng tích hợp sẵn với các nền tảng mạng xã hội lớn, giúp bạn tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.
4. Hỗ trợ thanh toán đa dạng và linh hoạt
Shopify hỗ trợ hơn 100 cổng thanh toán, bao gồm thẻ tín dụng, PayPal, và nhiều phương thức thanh toán khác. Điều này giúp bạn cung cấp nhiều lựa chọn thanh toán cho khách hàng trên toàn thế giới, tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng và đảm bảo trải nghiệm mua sắm thuận tiện.
5. Hỗ trợ khách hàng xuất sắc và tài liệu phong phú
Shopify cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 qua chat, email và điện thoại, đảm bảo bạn luôn nhận được sự trợ giúp kịp thời.
Ngoài ra, Shopify có một cộng đồng người dùng lớn mạnh và kho tài liệu hướng dẫn chi tiết, giúp bạn dễ dàng tìm kiếm giải pháp và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hạn chế khi bán POD trên Shopify
Tuy nhiên, việc bán Print on Demand trên Shopify cũng tồn tại một số nhược điểm như:
Chi phí cao hơn: Shopify yêu cầu phí đăng ký hàng tháng, cùng với chi phí bổ sung cho các ứng dụng POD và các tính năng mở rộng. Nhiều nền tảng POD khác như Redbubble và Teespring không có phí đăng ký và thường chỉ tính phí cho sản phẩm bán ra.
Yêu cầu tích hợp bên ngoài: Shopify không có sẵn dịch vụ POD tích hợp, người dùng phải kết nối với các ứng dụng POD như Printful hoặc Printify, dẫn đến việc cần quản lý nhiều phần mềm và phí ứng dụng bổ sung. Các nền tảng như Redbubble hay Zazzle cung cấp toàn bộ dịch vụ POD trên một nền tảng duy nhất.
Quản lý vận chuyển và đơn hàng phức tạp: Shopify chỉ quản lý trang web và giao diện người dùng; việc xử lý đơn hàng và vận chuyển hoàn toàn phụ thuộc vào ứng dụng POD được tích hợp. Nền tảng như Teespring hoặc Redbubble quản lý toàn bộ quy trình từ thiết kế đến vận chuyển trên nền tảng của họ.
Tự lựa chọn và tích hợp công cụ Marketing: Người dùng Shopify phải tự thực hiện và quản lý các chiến lược marketing và quảng cáo, trong khi các nền tảng POD khác như Zazzle hay Redbubble đã có sẵn cơ sở người dùng và công cụ marketing tích hợp, giúp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
Cạnh tranh cao: mô hình POD trên Shopify khá phổ biến, dần trở thành xu hướng. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh cao trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là áo thun.
Cách thiết lập cửa hàng bán POD trên Shopify
Nếu bạn đã có sản phẩm, thiết kế theo thương hiệu riêng, và muốn biết cách bán áo thun theo mô hình POD trên Shopify, thì hãy đọc ngay những hướng dẫn bên dưới và làm theo.
Đăng ký tài khoản
Truy cập vào trang web Shopify và đăng ký tài khoản. Shopify có cung cấp bản dùng thử miễn phí 14 ngày để bạn khám phá các tính năng của nền tảng này.
Để hoàn tất tạo tài khoản, bạn có thể lựa chọn trả lời các câu hỏi hoặc có thể chọn “Skip All”. Tuy nhiên, BurgerPrints khuyên rằng bạn nên trả lời câu hỏi. Điều này sẽ giúp Shopify hiểu rõ về nhu cầu và những gì bạn đang có. Từ đó sẽ có những đề nghị phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn hơn.
- Mô tả đúng nhất về bạn: Là người mới bắt đầu kinh doanh, hay là người đã kinh doanh online hoặc có cửa hàng riêng.
Bạn hãy chọn ô người đã kinh doanh online, sau đó bấm “Next” (tiếp theo).
- Các nền tảng mà bạn kinh doanh gần đây: Shopify liệt kê khoảng 20 nền tảng kinh doanh trực tuyến khá phổ biến.
Hãy chọn những nền tảng mà bạn đã từng bán hàng, và chọn “Next”.
- Bạn thích bán hàng ở đâu?: Sẽ có nhiều sự lựa chọn như bán hàng trên website có sẵn hoặc tự thiết lập, mạng xã hội, cửa hàng vật lý, sàn thương mại điện tử.
Hoặc bạn có thể chọn là “I’m not sure” (tôi không chắc), và bấm “Next”.
- Sản phẩm mà bạn muốn bán đầu tiên: Lựa chọn là “Print-on-demand products”, và bấm “Next”.
- Doanh nghiệp của bạn đặt ở quốc gia nào?: Việc lựa chọn quốc gia sẽ giúp Shopify cân đối được chi phí vận chuyển, đề xuất thêm các ứng dụng, …
Cuối cùng, bạn chọn Tạo tài khoản Shopify. Shopify hỗ trợ nhiều phương thức đăng kí như đăng kí qua email, tài khoản Apple ID, tài khoản Facebook, hoặc tài khoản Google.
Sau khi điền các thông tin cần thiết, Shopify sẽ gửi thư kích hoạt về email. Bạn cần nhấp vào đường dẫn xác thực để kích hoạt tài khoản Shopify thành công.
Thiết kế gian hàng
Shopify hỗ trợ rất nhiều tính năng để giúp người bán dễ dàng thiết kế gian hàng thật bắt mắt và thu hút người mua. Cụ thể gồm 3 bước chính
1. Thiết lập giao diện
Bước 1: Truy cập vào bảng điều khiển Shopify, chọn “Online Store” > “Themes“. Tại đây có nhiều sự lựa chọn miễn phí và có phí. Nhấn vào “Add” hoặc “Try Theme” để thêm giao diện vào cửa hàng của bạn.
Bước 2: Tùy chỉnh giao diện như thiết kế đầu trang, chân trang, nội dung trang theo phân hệ trang sản phẩm chi tiết hay trang giỏ hàng, …
Bước 3: Thêm và sắp xếp nội dung mới bằng cách tùy chỉnh thanh menu điều hướng người mua. Tại đây, bạn có thể thêm các trang mới hoặc ứng dụng mới phù hợp với nhu cầu thiết kế cửa hàng.
Bước 4: Nhấn vào “Preview” để xem trước các thay đổi trên giao diện của bạn trước khi lưu. Khi bạn hài lòng với các thay đổi, nhấn “Save” để lưu tất cả các tùy chỉnh của bạn.
Sau khi đã kiểm tra kỹ lưỡng, bạn có thể khởi chạy cửa hàng bằng cách chọn một gói dịch vụ Shopify phù hợp và kích hoạt cửa hàng.
2. Xác định USP
USP (Unique Selling Proposition) chính là điểm đặc biệt hoặc lợi thế độc đáo của sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp, giúp phân biệt bạn với các đối thủ cạnh tranh. Khi thiết kế cửa hàng, việc xác định và thể hiện rõ ràng USP sẽ giúp thu hút và giữ chân khách hàng. Dưới đây là cách để xác định USP:
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Xác định những gì họ làm tốt và những gì họ còn thiếu sót.
- Tự đánh giá sản phẩm / dịch vụ: Xem xét các đặc điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Những tính năng mà bạn tin rằng sẽ làm cho sản phẩm của bạn đặc biệt. Đó có thể là yếu tố chất lượng, giá cả, dịch vụ khách hàng, quy trình sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu, hay bất kỳ yếu tố nào khác.
- Lắng nghe, đọc phản hồi từ khách hàng: Thu thập phản hồi từ khách hàng hiện tại và tiềm năng. Họ đánh giá cao điều gì về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, hay những lợi ích nào thực sự quan trọng với họ.
3. Nhận diện thương hiệu
Người bán cần xác định rõ thương hiệu của mình sẽ như thế nào, cụ thể từng chi tiết và tính cách để có thể có định vị tốt nhất trong lòng khách hàng. Đó là các yếu tố:
- Logo và biểu tượng favicon: Người bán cần nhất quán tất cả sản phẩm, website đều phải có cùng một logo thương hiệu.
- Màu sắc thương hiệu: Mỗi thương hiệu sẽ có màu sắc nhất định, cần có tính nhất quán và tính tương phản, có các màu nhấn và màu nền.
- Phông chữ (Typography): Thương hiệu dùng phông chữ có chân hay không chân, in nghiêng, in đậm đều rất quan trọng.
- Hình ảnh và đồ họa: Cửa hàng cần có hình ảnh chất lượng cao, sắc nét, thu hút người mua hàng.
- Nội dung và thông điệp: Nội dung trong các bài viết truyền thông, trên cửa hàng phải nhất quán, đảm bảo người mua nhớ đến thương hiệu khi nhắc đến.
Thiết lập vận chuyển và thanh toán
Từ bảng điều khiển Shopify, người bán dễ dàng thao tác đến các mục liên quan để cài đặt và tùy chỉnh các phương thức vận chuyển và thanh toán. Cụ thể:
Thiết lập vận chuyển
Từ bảng điều khiển, người mua chọn “Settings” (Cài đặt) > “Shipping and delivery” (Vận chuyển và giao hàng). Có nhiều nội dung cần thiết lập chi tiết gồm:
- Thiết lập khu vực vận chuyển: Người bán sẽ thiết lập các khu vực giao hàng đến, và quản lý giá vận chuyển theo khu vực sao cho hợp lý nhất.
- Thiết lập phương thức vận chuyển: Người bán sẽ thiết lập các phương thức như Tiêu chẩn, Nhanh, Hỏa tốc. Mỗi phương thức sẽ có đơn vị vận chuyển và mức giá sử dụng dịch vụ tương ứng.
Thiết lập thanh toán
Từ bảng điều khiển, người bán chọn “Settings” (Cài đặt) > “Payments” (Thanh toán). Bạn cần cân nhắc và chọn các phương thức thanh toán sao cho phù hợp mô hình kinh doanh, gồm:
- Chọn cổng thanh toán: Shopify có nhiều sự lựa chọn về cổng thanh toán, giúp khách mua hàng thoải mái hơn. Có các cổng để thiết lập như: Shopify Payments, Paypal, Stripe, Authorize.net, …
- Thiết lập cổng thanh toán: Với mỗi cổng thanh toán sẽ có những tùy chọn chi tiết khác nhau. Người bán chỉ cần làm theo hướng dẫn từng bước là có thể thiết lập cổng thành công trên Shopify.
- Thiết lập phương thức thanh toán thay thế: Bạn cũng có thể thêm các phương thức thanh toán thay thế như chuyển khoản ngân hàng, tiền mặt khi nhận hàng (COD), hoặc các ví điện tử khác.
Sau khi hoàn thành thiết lập, kiểm tra lại tất cả các thông tin và nhấn “Save” để lưu các thay đổi.
Đăng sản phẩm
Đăng sản phẩm lên cửa hàng Shopify của bạn là bước quan trọng để bắt đầu bán hàng. Dưới đây là các bước chi tiết để bạn có thể dễ dàng đăng sản phẩm lên Shopify.
Bước 1: Tại trang Quản lý sản phẩm, bạn chọn “Products” (Sản phẩm) trong menu bên trái.
Bước 2: Nhấn vào nút “Add product” (Thêm sản phẩm) ở góc trên bên phải.
Bước 3: Nhập thông tin sản phẩm, tiêu đề và mô tả, nội dung, đặc điểm và lợi ích của sản phẩm.
Bước 4: Nhấn vào “Add files” để tải lên hình ảnh sản phẩm. Bạn nên sử dụng hình ảnh chất lượng cao, rõ nét và hiển thị sản phẩm từ nhiều góc độ khác nhau.
Bước 5: Thiết lập giá cả. Shopify cho phép người bán thiết lập giá bán lẻ và giá khuyến mãi để hấp dẫn người mua. Cụ thể, Price (giá) là giá bán của sản phẩm đã được giảm, và Compare at price (giá so sánh) là giá gốc không được giảm. Ngoài ra, Shopify còn có tùy chọn Cost per item (Giá vốn) để nhập giá vốn của sản phẩm, phục vụ theo dõi lợi nhuận.
Bước 6: Nhập số lượng hàng tồn kho (Inventory), mã sản phẩm, mã vạch và số lượng để theo dõi, quản lý mức tồn của sản phẩm. Bạn nên bật tính năng Track Quantity (Theo dõi số lượng) để Shopify hỗ trợ bạn theo dõi số lượng tồn kho.
Bước 7: Chọn tùy chọn “This is a physical product” (Đây là sản phẩm vật lý) nếu sản phẩm cần vận chuyển. Và khi xác định là sản phẩm vật lý, bạn cần điền trọng lượng của sản phẩm, tính theo đơn vị đã cài đặt (kg hoặc ibs) vào ô “Weight” (trọng lượng). Đối với hàng vận chuyển quốc tế, người bán cần điền thêm thông tin ở Customs Information (Thông tin hải quan).
Bước 8: Nếu sản phẩm của bạn có nhiều biến thể (như kích thước, màu sắc), nhấn “Add variant” để thêm các biến thể khác nhau. Nhập các tùy chọn và giá, SKU, số lượng cho từng biến thể.
Bước 9: Tùy chỉnh tiêu đề SEO, mô tả meta và URL của sản phẩm. Điều này giúp cải thiện khả năng tìm thấy sản phẩm của bạn trên các công cụ tìm kiếm.
Bước 10: Tổ chức sản phẩm (Organization) như “Product Type” (Loại sản phẩm), “Vendor” (Nhà cung cấp), “Collections” (Bộ sưu tập), “Tags” (Thẻ). Việc này giúp phân loại sản phẩm và giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy.
Sau khi hoàn tất việc nhập thông tin, nhấn “Save” (Lưu) ở góc trên bên phải. Sản phẩm của bạn sẽ được đăng lên cửa hàng.
Quảng bá sản phẩm
Kinh doanh POD trên Shopify thì Marketing và SEO đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm. Các hoạt động Marketing và hành động tối ưu SEO sẽ giúp cửa hàng có điểm cộng với Google, các trang mạng xã hội, cũng như thu hút khách hàng, từ đó có thể cơ hội tăng doanh số bán hàng.
Hiện nay, Shopify đang có một số công cụ sẵn có nhằm hỗ trợ người bán, đó là:
Shopify Marketing: Người bán có thể lựa chọn chiến dịch theo chiến lược quảng bá cửa hàng như chiến dịch email (dùng Shopify Email hoặc tích hợp Mailchimp), chiến dịch quảng cáo (Facebook Ads hoặc Google Smart Shopping), hay chiến dịch tự động (Abandoned Cart Recovery).
- Shopify SEO Tools: Shopify có hỗ trợ tối ưu on-page (các thẻ meta tags – mô tả trang, alt text – mô tả hình ảnh), các ứng dụng SEO (như plugin SEO và SEO Manager). Hơn thế nữa, công cụ này còn tự động tạo và cập nhật sitemap XML và file robot.txt giúp Google hiểu hơn về cửa hàng của bạn.
- Shopify PageSpeed: Shopify tự động tối ưu hóa hiệu suất tải trang để cải thiện trải nghiệm người dùng và SEO.
- Shopify Blogging: Tạo các bài viết blog để tăng độ phủ về nội dung và thu hút khách hàng.
- Discount Codes: Tạo các mã giảm giá hấp dẫn để thúc đẩy doanh số, hấp dẫn người mua ghé qua cửa hàng.
- Bên cạnh đó, Shopify cũng có tích hợp một số công cụ cực kì hữu ích, phục vụ cho các hoạt động Marketing và SEO. Cụ thể, Shopify có tích hợp thêm:
- Social Media Integration: Tích hợp với các mạng xã hội như Facebook, Instagram và Pinterest để chia sẻ sản phẩm và nội dung dễ dàng.
- Marketing Apps: Kho ứng dụng phong phú hỗ trợ quảng cáo và tiếp thị như Google Ads, Facebook Ads.
- Live Chat: Ứng dụng như Tidio hoặc Chatra cung cấp chức năng chat trực tiếp, giúp tăng tương tác và hỗ trợ khách hàng kịp thời.
Người bán có thể tích hợp thêm các công cụ hỗ trợ SEO (như SEMRush, Google Analytics, Yoast SEO) giúp tối ưu hóa SEO cho các trang sản phẩm và bài viết blog.
Lưu ý khi bán Print on Demand trên Shopify
Khi bán Print on Demand (POD) trên Shopify, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo bạn tối ưu hóa hoạt động và thành công trong kinh doanh. Dưới đây là những điểm cần lưu ý:
Lựa chọn nhà cung cấp POD đáng tin cậy: Có các tiêu chí phù hợp để bạn lựa chọn như chất lượng sản phẩm, thời gian sản xuất và giao hàng, chi phí sản xuất và vận chuyển hợp lý.
Tối ưu hóa thiết kế sản phẩm: Người bán cần chú ý đến chất lượng hình ảnh, nội dung hình cần bắt “trend” (xu hướng). Đồng thời, việc thử nghiệm liên tục các thiết kế khác nhau sẽ tăng cơ hội có được mẫu thiết kế mà khách hàng ưa thích nhất.
Xây dựng, định hướng chiến lược Marketing và SEO: Bạn nên tận dụng các tích hợp cũng như tính năng sẵn có trên Shopify để chọn cách tiếp cận khách hàng tốt nhất. Với các tối ưu cơ bản, bạn dễ dàng có điểm với Google và tạo uy tín trên các nền tảng mạng xã hội.
Xây dựng Chính sách vận chuyển và hoàn trả: bao gồm thời gian giao hàng, khu vực giao hàng, và chi phí vận chuyển, cũng như chính sách hoàn trả rõ ràng và công bằng để tạo sự tin tưởng cho khách hàng.
Phân tích và điều chỉnh: Bạn cần thường xuyên theo dõi hiệu suất, và điều chỉnh chiến lược sao cho hợp lý, mang lại hiệu suất kinh doanh tốt nhất.
Đảm bảo tuân thủ tính pháp lý: Tuyệt đối tôn trọng vấn đề bản quyền, đảm bảo rằng các thiết kế của bạn không vi phạm bản quyền. Tuân thủ các quy định và luật lệ liên quan đến thương mại điện tử, bảo vệ dữ liệu khách hàng, và thuế, cũng như các quy định thương mại quốc tế khác.
Tạm kết
Bài viết đã cung cấp thông tin cần thiết về bán Print on Demand trên Shopify. Cùng với đó là hướng dẫn chi tiết các bước cơ bản để bắt đầu bán POD trên Shopify, từ việc lựa chọn thiết kế, thiết lập cửa hàng, đến việc tối ưu hóa chiến lược marketing để đạt hiệu quả cao nhất. Hy vọng bài viết cho bạn cái nhìn toàn diện về Print on Demand Shopify. Đừng quên ghé blog BurgerPrints để đọc thêm nhiều bài viết về POD, cũng như nhiều thông tin hữu ích khác nhé!