connect-telegram

Tại sao không vào được page trên Facebook? Nguyên nhân và cách khắc phục

Facebook hiện là một trong những mạng xã hội và nền tảng bán hàng trực tuyến phổ biến nhất, với hơn 60% người kinh doanh chọn đây làm kênh bán hàng chính. Trong khi nhiều cửa hàng phát triển mạnh mẽ nhờ vào quảng cáo, không ít nhà bán lại thường xuyên gặp phải tình trạng bị hạn chế hoặc bị khóa fanpage. Thậm chí, có những fanpage hoạt động hiệu quả bỗng dưng bị cấm, dẫn đến mất mát khách hàng và khiến việc kinh doanh trở nên khó khăn, thua lỗ.

Vậy tại sao không vào được page trên Facebook và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng BurgerPrints tìm hiểu ở bài viết dưới nhé!

Cơ chế hoạt động của fanpage trên Facebook

Hiểu rõ cơ chế hoạt động của fanpage trên Facebook sẽ giúp bạn tận dụng hiệu quả nền tảng này, từ đó nâng cao khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng, gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Fanpage trên Facebook hoạt động như một nền tảng kết nối bạn với khách hàng, cho phép bạn tạo và quản lý đa dạng nội dung như bài viết, hình ảnh và video. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng công cụ quảng cáo để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu và thu hút thêm người theo dõi. Facebook cũng cung cấp cho bạn công cụ phân tích giúp theo dõi hiệu suất fanpage.

Vận hành fanpage Facebook là sự kết hợp của các công cụ và nền tảng như Facebook Insights, Facebook Ads, và Messenger. Việc quản lý thiếu hiệu quả và thiếu kiến thức về quyền quản trị và bảo mật có thể làm ảnh hưởng tới khả năng truy cập fanpage và trải nghiệm khách hàng.

Tại sao không vào được page trên Facebook?

Các lỗi cơ bản thường gặp khi không vào được fanpage trên Facebook có thể bao gồm:

  • Kết nối mạng: Kết nối Internet không ổn định hoặc mất kết nối có thể khiến bạn không thể truy cập vào fanpage.
  • Hệ thống máy chủ: Đôi khi, Facebook có thể gặp sự cố với máy chủ, dẫn đến tình trạng không thể truy cập vào các trang hoặc dịch vụ. Sự cố này có thể đến từ nhiều nguyên do: sự cố kỹ thuật, bảo trì hệ thống, tấn công mạng và thậm chí lượng truy cập tăng đột biến cũng khiến hệ thống máy chủ bị treo.
  • Ứng dụng lỗi: Nếu bạn sử dụng ứng dụng Facebook trên điện thoại, việc ứng dụng bị lỗi hoặc cần cập nhật có thể gây ra vấn đề khi vào fanpage.
  • Cài đặt trình duyệt: Một số cài đặt trình duyệt hoặc phần mềm chặn quảng cáo có thể ngăn chặn việc truy cập vào fanpage.
Nội dung liên quan:  [:vi]Lookalike Audience là gì? Cách tạo Lookalike trên Facebook hiệu quả[:]

Bên cạnh những lỗi cơ bản trên thì 8 nguyên nhân phổ biến dưới đây cũng khiến bạn không thể truy cập Facebook page.

1. Quyền truy cập bị hạn chế

Quyền truy cập vào fanpage Facebook của bạn có thể bị hạn chế trong một số trường hợp cụ thể.

Đầu tiên, nếu bạn đăng tải những nội dung không phù hợp, như bạo lực, khiêu dâm hoặc thông tin sai lệch, tài khoản có thể bị hạn chế. Thứ hai, khi fanpage nhận nhiều báo cáo từ người dùng về hành vi hoặc nội dung không phù hợp, Facebook sẽ tiến hành điều tra và có thể hạn chế quyền truy cập của bạn. Cuối cùng, Facebook có thể hạn chế quyền truy cập nếu phát hiện hoạt động đáng ngờ từ tài khoản nhằm bảo vệ fanpage khỏi các rủi ro. Trong những tình huống này, người quản lý hoặc admin khác cần liên hệ với Facebook để tìm hiểu và khắc phục vấn đề.

2. Tài khoản bị khóa hoặc bị vô hiệu hóa

Khi tài khoản bị khóa, quyền truy cập vào fanpage mà bạn quản lý cũng sẽ bị ảnh hưởng, khiến bạn không thể thực hiện các hành động như đăng bài, trả lời bình luận hay quản lý các thành viên. Đôi khi, Facebook có thể khóa tài khoản của bạn tạm thời do nghi ngờ hoạt động đáng ngờ hoặc các vấn đề liên quan đến bảo mật, ví dụ như:

  • Hoạt động không nhất quán: Nếu bạn đăng nhập từ nhiều thiết bị hoặc địa điểm khác nhau trong khoảng thời gian ngắn, Facebook có thể nghi ngờ tài khoản của bạn bị xâm phạm.
  • Lượt báo cáo từ người dùng: Nếu nhiều người dùng báo cáo tài khoản của bạn vì hành vi không phù hợp, Facebook có thể tiến hành xem xét và khóa tài khoản tạm thời để điều tra.
  • Phát hiện spam hoặc vi phạm chính sách: Nếu bạn thường xuyên đăng tải nội dung bị đánh giá là spam hoặc vi phạm các quy định của Facebook, điều này có thể dẫn đến việc tài khoản bị khóa.
  • Bảo mật tài khoản: Trong trường hợp Facebook phát hiện sự cố bảo mật, như việc tài khoản có dấu hiệu bị hack hoặc bị tấn công, họ sẽ tạm khóa tài khoản để bảo vệ thông tin người dùng.

3. Page bị mất hoặc bị vô hiệu hóa

Fanpage trên Facebook có thể bị mất hoặc bị vô hiệu hóa vì một số lý do chính sau:

  • Vi phạm chính sách của Facebook: Nếu trang đăng tải nội dung vi phạm quy định của Facebook, như thông tin sai lệch, nội dung bạo lực hoặc khiêu dâm, trang có thể bị vô hiệu hóa.
  • Báo cáo từ người dùng: Nếu trang nhận nhiều báo cáo từ người dùng về hành vi hoặc nội dung không phù hợp, Facebook sẽ xem xét và có thể vô hiệu hóa trang.
  • Hoạt động giả mạo: Nếu Facebook phát hiện trang giả mạo một thương hiệu, cá nhân nổi tiếng hoặc một tổ chức nào đó, trang sẽ bị xóa hoặc vô hiệu hóa.
  • Tài khoản liên kết bị khóa: Nếu tài khoản cá nhân quản lý fanpage bị khóa hoặc hạn chế, quyền truy cập vào trang cũng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Chính sách bảo mật: Facebook có thể vô hiệu hóa trang để bảo vệ người dùng khỏi các rủi ro bảo mật, đặc biệt nếu có dấu hiệu xâm nhập hoặc hoạt động đáng ngờ.
  • Không hoạt động trong thời gian dài: Nếu trang không hoạt động hoặc không có tương tác trong một thời gian dài, Facebook có thể xem xét và vô hiệu hóa trang.
Nội dung liên quan:  Hướng dẫn cách thêm quy tắc nhóm của quản trị viên Facebook nhanh nhất

4. Admin mất quyền quản trị

Admin có thể mất quyền quản trị fanpage vì một số lý do sau:

  • Người quản lý chính có thể thay đổi quyền truy cập của admin, khiến bạn bị mất quyền quản trị, không thể truy cập vào fanpage Facebook.
  • Nếu tài khoản Facebook của admin bị khóa tạm thời hoặc vĩnh viễn do chủ địch hay khách quan như vi phạm quy định Facebook, quyền quản trị fanpage cũng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Nếu có hoạt động đáng ngờ từ tài khoản, Facebook có thể hạn chế quyền truy cập để bảo vệ fanpage.

5. Tỷ lệ chặn cao

Tỷ lệ chặn (Block rate) là tỷ lệ tin nhắn từ Fanpage bị khách hàng, người dùng block (chặn). Tỷ lệ chặn bao nhiêu là cao?

  • 1-2%: Bình thường. Shop có thể yên tâm với tỷ lệ này.
  • 3-5%: Tỷ lệ nguy hiểm nên tìm nguyên nhân và khắc phục.
  • 6-8%: Tỷ lệ cao, chạm ngưỡng 8% thì page sẽ bị khóa.

Ví dụ, trong một ngày, fanpage gửi tin nhắn cho 100 khách hàng và có 3 khách hàng block, tỷ lệ chặn là 3 % và lúc này bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục nhằm tránh tình trạng tỷ lệ này tăng cao.

Có nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ chặn tăng, như là: gửi sai đối tượng khách hàng; nội dung tin nhắn không hữu ích, mang tính chất spam; gửi quá nhiều tin nhắn trong thời gian ngắn, khoảng 2-3 ngày và thương hiệu không được nhiều người yêu thích.

6. Vi phạm chính sách 24+1 của Facebook Messenger

Chính sách 24+1 của Facebook quy định rằng sau khi khách hàng tương tác với fanpage, admin có 24 giờ để gửi tin nhắn tiếp theo mà không bị tính phí. Trong khoảng thời gian này, các tin nhắn có thể tự do gửi đi mà không gặp phải hạn chế nào. Tuy nhiên, sau 24 giờ, nếu muốn gửi thêm tin nhắn, admin chỉ được phép gửi 1 tin nhắn quảng bá, và tin nhắn này phải liên quan đến nội dung trước đó.

Chính vì vậy, nếu bạn cố tình gửi nhiều tin nhắn thì những tin nhắn đó cũng không thể được gửi đến khách hàng, đồng thời fanpage bị khóa nhanh hơn.

7. Không tuân thủ quy định về gửi tin nhắn đăng ký

Tin nhắn đăng ký là loại tin nhắn không chứa quảng cáo (non-promotional message) được gửi sau 24 giờ kể từ lần cuối khách hàng nhắn tin cho fanpage. Để đảm bảo tuân thủ chính sách, tin nhắn đăng ký phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể:

  • Không chứa nội dung quảng cáo.
  • Chỉ bao gồm thông tin liên quan đến việc theo dõi cuộc trò chuyện, như tin tức, năng suất, hoặc các công cụ theo dõi cá nhân.

Do đó, nếu bạn gửi tin nhắn có chứa từ ngữ quảng cáo như “sale”, “flash sale”, hay “khuyến mại” sau khoảng thời gian 24 giờ, điều này sẽ được coi là vi phạm chính sách của Facebook và khả năng cao bạn sẽ không thể truy cập page của mình.

8. Vượt quá giới hạn về số lượng cuộc gọi API

Cuộc gọi API tên tiếng Anh đầy đủ là Voice Call Application Programming Interface. Một cuộc gọi API được tính khi bạn gửi một tin nhắn đến khách hàng. Số lượng cuộc gọi API mà Facebook cho phép thường không được công bố công khai một cách chi tiết, nhưng giới hạn này có thể thay đổi tùy theo loại tài khoản và mức độ tương tác.

Nội dung liên quan:  Bình luận bị từ chối trong nhóm Facebook: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thông thường, mỗi fanpage có một giới hạn nhất định về số lượng cuộc gọi API trong một khoảng thời gian cụ thể để bảo đảm hiệu suất và bảo mật. Mếu bạn vượt quá giới hạn API, tất cả các tin nhắn, bình luận và lượt thích sẽ bị Facebook chặn.

Ví dụ, mỗi khi có một người tương tác với fanpage của bạn (like, comment, share, inbox), bạn sẽ nhận thêm 4.800 API. Nếu có 50.000 khách hàng từng nhắn tin với fanpage, nhưng trong một ngày chỉ có 10 người tương tác, fanpage chỉ thu được 48.000 API.

Cách xử lý khi không vào được page trên Facebook

1. Kiểm tra các nội dung đã đăng tải và tài khoản admin

Đầu tiên, bạn cần tự xác định lý do vi phạm và sau đó chỉnh sửa hoặc xóa những nội dung vi phạm, bao gồm bài viết, hình ảnh và video, khỏi fanpage để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Facebook. Tiếp theo, bạn cũng cần kiểm tra tài khoản của các admin, quản trị viên nhằm loại bỏ những tài khoản vi phạm chính sách.

Cách xử lý này tuy không mất quá nhiều thời gian nhưng chỉ mang tính chất tương đối. Nếu fanpage của bạn tiếp tục không truy cập được, hãy thử kháng nghị với Facebook.

2. Kháng nghị, khiếu nại trực tiếp với Facebook

Sau khi đã tự giải quyết những lỗi trên mà vẫn chưa có kết quả, bạn có thể gửi kháng nghị lên Facebook và yêu cầu khôi phục lại Fanpage bằng cách nhấp vào nút “Yêu cầu xem xét lại” như hình dưới; sau đó trình bày chi tiết về những vấn đề đang gặp phải.

Thời gian xử lý kháng cáo Facebook sẽ còn tùy thuộc vào số lượng yêu cầu và tình trạng tài khoản. Thông thường, quá trình kháng cáo có thể mất từ vài giờ đến một vài tuần, thậm chí là một vài tháng nếu Facebook đang gặp phải các sự cố khác.

3. Kháng nghị qua link hỗ trợ của Facebook

Bước 1: Kháng nghị bằng cách truy cập link hỗ trợ của Facebook: https://www.facebook.com/help/contact/164405897002583

Bước 2: Dán link trang Fanpage bị hủy đăng cũng như điền nội dung kháng nghị và ảnh chụp màn hình trang Page bị hủy đăng.

Bước 3: Bấm Gửi và đợi đội ngũ nhân viên Facebook xét duyệt.

Trong thời gian đợi, bạn có thể chat trực tiếp với nhân viên support. Tuy nhiên cách này chỉ dành cho tài khoản quảng cáo với mức chi tiêu ở ngưỡng cao.

Cách khắc phục khi page không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm Facebook

Ngoài vấn đề không vào được page trên Facebook, bạn cũng có thể gặp trường hợp page của bạn không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm và cách xử lý vô cùng đơn giản.

Đầu tiên, bạn xem lại và chỉnh sửa các hạn chế về độ tuổi hoặc quốc gia mà bạn đã thiết lập. Nếu fanpage của bạn bị giới hạn cho một nhóm đối tượng nhỏ, nó sẽ khó xuất hiện trên quy mô lớn.

Tiếp theo, bạn cần điều chỉnh trạng thái của fanpage thành công khai. Khi fanpage ở chế độ công khai, bất kỳ ai cũng có thể tìm thấy và truy cập vào trang của bạn, từ đó tăng cơ hội thu hút thêm nhiều lượt xem và tương tác.

Trong bài viết này, BurgerPrints đã cung cấp cho bạn những thông tin tại sao không vào được page trên Facebook cũng như cách khắc phục tình trạng. Hy vọng những thông tin và hướng dẫn trong bài viết sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng vấn đề này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader