connect-telegram

Cách chạy quảng cáo trên Amazon cho sản phẩm mới hiệu quả

Có khi nào bạn tự hỏi làm thế nào để tương tác với người mua hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng và nâng cao nhận thức thương hiệu tổng thể cho người bán? Và Amazon Ads là công cụ không thể thiếu giúp bạn đạt những mong muốn đó. Trong bài viết này, cùng BurgerPrints tham khảo những thông tin cần thiết về quảng cáo trên Amazon nhé!

Mục lục

Amazon Ads là gì?

Amazon Ads hay Quảng cáo trên Amazon là một nền tảng quảng cáo trực tuyến của Amazon. Trong đó, Amazon Ads cho phép nhà bán hàng quảng cáo và tiếp thị sản phẩm trên trang web thương mại điện tử của Amazon, nơi có hàng triệu khách hàng tiềm kiếm đang tìm kiếm và mua sắm hàng ngày.

Quảng cáo trên Amazon

Quảng cáo trên Amazon giúp các nhà bán hàng tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu và tăng khả năng hiển thị sản phẩm. Bên cạnh đó, hình thức quảng cáo này cũng cung cấp công cụ tối ưu hóa và theo dõi hiệu quả quảng cáo. Đồng thời, cho phép người bán đánh giá và điều chỉnh chiến dịch quảng cáo để tối ưu hóa hiệu suất, đạt lợi nhuận cao nhất từ Amazon Ads.

Lợi ích của chạy quảng cáo trên Amazon

Amazon Ads là một hình thức quảng cáo hiệu quả dành cho nhà bán hàng trên nền tảng này. Lợi ích của chạy quảng cáo trên Amazon là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Tăng khả năng hiển thị sản phẩm

Amazon Ads cung cấp nhiều loại quảng cáo khác nhau như Sponsored Ads (Quảng cáo tài trợ), Display Ads (Quảng cáo hiển thị) hay Video Ads (Quảng cáo video). Các loại quảng cáo này được hiển trị trên các vị trí khác nhau trên website Amazon như trang kết quả tìm kiếm, trang danh mục, trang sản phẩm, trang giỏ hàng và trang thanh toán. Từ đó, gia tăng khả năng hiển thị sản phẩm cho gian hàng của bạn.

2. Tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu

Quảng cáo trên Amazon giúp thương hiệu và sản phẩm của bạn được hiển thị nhiều hơn và xuất hiện ở các vị trí dễ nhìn thấy. Khách hàng đang có nhu cầu về sản phẩm sẽ nhìn thấy bạn. Nếu hàng hóa, dịch vụ của bạn đủ tốt thì chắc chắn khách hàng mục tiêu sẽ tìm đến và mua hàng.

cách quảng cáo trên Amazon

3. Tăng doanh số bán hàng

Nhiều khách hàng truy cập Amazon bởi vì họ muốn mua sắm hàng hóa. Quảng cáo trên Amazon có thể giúp bạn tiếp cận những người mua tìm kiếm sản phẩm giống như sản phẩm của bạn. Khi bán được hàng thì cửa hàng của bạn sẽ tăng doanh số và lợi nhuận.

Vileda là một thương hiệu Freudenber của Đức chuyên về các sản phẩm làm sạch trong gia đình. Thương hiệu cho biết, từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2019, Vileda đã tăng gần gấp đôi doanh số bán hàng nhờ Amazon Ads so với cùng kỳ năm trước.

4. Kiểm soát chi phí

Người bán trên Amazon chỉ cần trả tiền cho các lượt nhấp chuột vào quảng cáo của họ. Các báo cáo chiến dịch sẽ giúp bạn theo dõi chi tiêu và hiệu suất của quảng cáo. Từ đó, xây dựng chiến lược tối ưu quảng cáo tốt hơn.

Nhìn chung, Amazon Ads giúp cho những cá nhân bán hàng tương tác với người mua hàng, đồng thời thúc đẩy doanh số và nâng cao nhận thức thương hiệu tổng thể.

5 hình thức quảng cáo phổ biến nhất trên Amazon

Với quảng cáo trên Amazon, bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức quảng cáo khác nhau như Sponsored Products, Sponsored Display, Audio Advertising… Cụ thể:

1. Sponsored Products (Sản phẩm được tài trợ)

Sponsored Products là một hình thức quảng cáo tính phí cho mỗi lần nhấp chuột (PPC) của Amazon. Quảng cáo Sponsored Products giúp tăng khả năng hiển thị danh sách sản phẩm của bạn trong kết quả tìm kiếm trên Amazon, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.

hướng dẫn quảng cáo trên Amazon

Sponsored Products là định dạng quảng cáo PPC, nghĩa là bạn sẽ đấu thầu với những người bán khác để tiếp cận tới khách hàng tiềm năng. Đồng thời, Sponsored Products cho phép người bán quyết định số tiền muốn chi tiêu cho mỗi lần nhấp vào mục tiêu cụ thể. Từ đó, các sellers có quyền kiểm soát ngân sách quảng cáo hàng ngày của mình.

Dưới đây là cách tạo Sponsored Products:

Bước 1: Quyết định ngân sách cho quảng cáo.

Bước 2: Lựa chọn sản phẩm để quảng cáo và thiết lập thành chiến dịch.

Bước 3: Hiển thị quảng cáo.

Bước 4: Thực hiện tối ưu hóa cấp SKU và cấp vị trí trong thời gian thực.

Hình thức quảng cáo này mang đến những lợi ích tuyệt vời cho các nhà bán hàng như:

  • Khuyến khích các quyết định mua hàng sáng suốt: Sponsored Products chỉ xuất hiện khi các mặt hàng được quảng cáo còn hàng, giúp khách hàng đưa ra quyết định xem và mua hàng sáng suốt.
  • Kiểm soát chi tiêu quảng cáo: Người bán có quyền kiểm soát mức chi tiêu quảng cáo của mình với các tùy chọn ngân sách để quản lý chi phí một cách hiệu quả.
  • Tối ưu hóa ngân sách: Chỉ cần trả tiền khi người mua nhấp vào quảng cáo của người bán hàng, đảm bảo khoản đầu tư là đúng đắn.
  • Báo cáo chi tiết: Báo cáo cung cấp dữ liệu có giá trị về hiệu suất quảng cáo giúp bạn tối ưu hóa các chiến dịch của mình.

2. Sponsored Brands (Thương hiệu được tài trợ)

Sponsored Brands là một hình thức quảng cáo trên Amazon cho phép các nhà bán hàng tùy chỉnh quảng cáo theo từ khóa và đối tượng khách hàng, giúp tăng khả năng tìm thấy sản phẩm và nhận diện thương hiệu. 

Bên cạnh đó, Sponsored Brands cũng cung cấp cho người dùng các chỉ số thống kê chi tiết về hiệu quả quảng cáo, giúp tối ưu hóa chiến lược và tăng doanh số bán hàng trên Amazon. Với tính năng tùy chỉnh quảng cáo và chi phí thấp hơn so với các hình thức quảng cáo khác, Sponsored Brands là lựa chọn tối ưu cho các nhà bán hàng muốn quảng bá sản phẩm trên Amazon và cải thiện doanh số bán hàng.

Quảng cáo trên Amazon

Các tính năng nổi bật của Sponsored Brand bao gồm:

  • Tính năng hiển thị quảng cáo cho nhiều sản phẩm cùng một lúc: Tính năng này giúp tăng khả năng tìm thấy sản phẩm và thu hút khách hàng, đồng thời tăng cường nhận diện thương hiệu bằng cách hiển thị quảng cáo của nhiều sản phẩm cùng thương hiệu trên trang kết quả tìm kiếm.
  • Tính năng tùy chỉnh quảng cáo theo từ khóa và đối tượng khách hàng: Tính năng này giúp quảng cáo được hiển thị theo đúng đối tượng khách hàng và tăng khả năng tìm thấy sản phẩm, cũng như giúp tăng cường khả năng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực sự mua hàng.
  • Tính năng đẩy mạnh thương hiệu thông qua trang kết quả tìm kiếm của Amazon: Tính năng này giúp tăng cường nhận diện thương hiệu bằng cách hiển thị quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm, để quảng bá thương hiệu đến đối tượng khách hàng tiềm năng và nâng cao uy tín, sự tin tưởng của khách hàng với thương hiệu.
Nội dung liên quan:  [:vi]Amazon FBA - Chiến lược kinh doanh POD thành công trong năm 2023[:]

3. Sponsored Display (Hiển thị được tài trợ)

Sponsored Display là loại quảng cáo cho phép người bán hiển thị quảng cáo của mình trên các trang sản phẩm Amazon và các trang web đối tác. Quảng cáo này có thể là hình ảnh, video… Trên tiêu đề quảng cáo của Sponsored Display thường chứa đựng các từ như “Save Now”, “Buy Now”, “New”, “Exclusive” nhưng không được chứa các từ “#1” hay “Best Seller”.

Quảng cáo trên Amazon hiệu quả

Quảng cáo Sponsored Display là quảng cáo trả phí theo lượt nhấp (CPC). Hiểu đơn giản, người bán chỉ phải trả tiền khi khách hàng nhấp vào quảng cáo. Bên cạnh đó, người bán sẽ chọn các từ khóa liên quan và mục tiêu nhóm khách hàng cụ thể để định vị quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình. Sponsored Display cho phép nhà bán hàng tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng trên nền tảng mua sắm Amazon.

Sponsored Display có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên gian hàng Amazon và hàng nghìn ứng dụng, trang web khác. Chẳng hạn, bạn sẽ thấy quảng cáo trên trang chủ Amazon hay các trang web thuộc quyền sở hữu và điều hành của Amazon như Twitch, IMDb.

Vậy ai nên quan tâm tới Sponsored Display? Dưới đây là những lợi ích của hình thức quảng cáo này mà nhà bán hàng có thể cân nhắc:

  • Tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu: Sponsored Display cho phép người bán chọn các từ khóa liên quan và mục tiêu nhóm khách hàng. Điều này giúp đảm bảo quảng cáo chỉ xuất hiện trước mắt những người có khả năng quan tâm và mua sản phẩm của bạn.
  • Hiển thị quảng cáo ở nhiều vị trí trên Amazon: Loại quảng cáo này có thể hiển thị trên trang sản phẩm, trang kết quả tìm kiếm và trang chi tiết sản phẩm. Từ đó, tạo ra nhiều cơ hội để tiếp cận khách hàng và tăng khả năng thúc đẩy doanh số bán hàng.
  • Tăng khả năng nhận diện thương hiệu: Với Sponsored Display, người bán có thể sử dụng hình ảnh và thông điệp thương hiệu của mình để tăng khả năng nhận diện trong tâm trí khách hàng. Điều này giúp tăng cường sự tin tưởng của khách hàng và khả năng chuyển đổi của quảng cáo.
  • Đo lường và tối ưu hiệu quả: Sponsored Display cung cấp các công cụ đo lường và phân tích chi tiết giúp bạn theo dõi hiệu quả quảng cáo và tối ưu hóa chiến dịch. Bạn có thể dễ dàng xem số lần hiển thị quảng cáo, số lần nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi và các thông số khác để đảm bảo ngân sách quảng cáo được sử dụng hiệu quả nhất.

4. Online Video Advertising (Quảng cáo video)

Bên cạnh đó, người bán hàng có thể quảng bá sản phẩm hay thương hiệu của mình với Online Video Advertising. Đây là hình thức quảng cáo bằng phương thức hình ảnh chuyển động (video). Video Ads trên Amazon giúp các nhà bán hàng tiếp cận đến khách hàng, làm tăng sự chú ý và tạo ra tỷ lệ Click Through Rate (Tỷ lệ nhấp).

Quảng cáo trên Amazon hiệu quả

Amazon Video Ads xuất hiện trên Amazon App, cũng như tiếp cận khách hàng trên các trang tiếp thị liên kết (affiliate) với Amazon bao gồm Twitch, IMDb. Mặt khác, Online Video Advertising cũng xuất hiện trên trang web dành cho nhà xuất bản mang tên Amazon Publisher Direct và trao đổi của bên thứ 3. 

Lợi ích của quảng cáo Online Video Advertising:

  • Cung cấp chiến lược rõ ràng: Trước khi đăng tải Video Ads trên Amazon, người bán cần có chiến lược phân tích về tệp khách hàng mục tiêu để tối ưu hoá lợi nhuận. Amazon cung cấp danh sách khách hàng phản ứng nhanh với các chiến lược quảng cáo của nhà bán hàng. Do đó, để tăng khả năng tiếp cận khách hàng, người bán cần phân tích và đưa ra lối đi trước khi thực hiện tạo nội dung trên Video.
  • Kích thích người tiêu dùng: Video Ads thông thường được đăng trong khoảng 15 giây sẽ thu hút sự chú ý của người dùng trên Amazon. Điều chỉnh thông điệp và gia tăng chất lượng video sẽ giúp thúc đẩy nhận thức của khách hàng về sản phẩm quảng cáo.

5. Audio Advertising (Quảng cáo âm thanh)

Audio Advertising là hình thức quảng cáo sử dụng âm thanh để truyền tải thông điệp về sản phẩm và thương hiệu của người bán. Thông điệp thương hiệu sẽ được phát giữa các nội dung âm thanh trên Amazon Music, Twitch, News và Amazon Publisher Direct (APD). Các quảng cáo này xuất hiện trên máy tính để bàn, thiết bị di động, máy tính bảng và TV.

cách quảng cáo trên Amazon

Theo công bố của Amazon, các chiến dịch quảng cáo âm thanh giúp gia tăng tỷ lệ nhận thức thương hiệu thông qua quảng cáo, cao hơn gấp 1,1 lần, tăng 2 lần mức độ yêu thích và 1,9 lần ý định mua hàng. Ngoài ra, Audio Advertising của Amazon có khả năng thúc đẩy ít nhất một chỉ số thương hiệu như tỷ lệ nhận thức, cân nhắc hoặc ý định mua hàng.

6. Custom Advertising (Quảng cáo tùy chỉnh)

Custom Advertising là một hình thức quảng cáo mà đội ngũ Amazon sẽ hợp tác với người bán hàng để xây dựng các chiến dịch thu hút người tiêu dùng. Tham gia vào hình thức quảng cáo này sẽ là các chiến lược gia, nhà sáng tạo, kỹ sư công nghệ, chuyên viên thiết kế… Tất cả sẽ cùng hợp tác để tạo ra quảng cáo tùy chỉnh theo mục tiêu cho người bán hàng.

Các bước quảng cáo trên Amazon

Lợi ích của Custom Advertising:

  • Chiến dịch toàn diện: Luôn tìm cách tốt nhất để truyền đạt thông điệp của thương hiệu đến đối tượng mục tiêu vào đúng thời điểm và đúng cách.
  • Giải pháp sáng tạo: Nâng cao trải nghiệm của khách hàng bằng những cách thức mới, sáng tạo được xây dựng bởi đội ngũ kỹ thuật viên, kỹ sư thiết kế hàng đầu của Amazon.

7. Amazon DSP

Amazon DSP là một nền tảng cho phép người bán hàng mua các loại quảng cáo trên Amazon như quảng cáo hiển thị, quảng cáo video, quảng cáo âm thanh… Amazon DSP mang lại những lợi ích tuyệt vời cho người bán hàng như:

Quảng cáo trên Amazon

  • Tiếp cận đối tượng khách hàng tại nơi họ ở: Sử dụng thông tin độc quyền từ Amazon để kết nối với các đối tượng khách hàng tiềm năng.
  • Đưa ra quyết định dựa trên chỉ số: Lập kế hoạch chiến lược tiếp thị bằng cách đo lường kết quả với báo cáo hiệu suất.
  • Hoàn thành mục tiêu: Từ đánh giá website thủ công đến đánh giá đấu thầu theo thời gian thực, Amazon DSP giúp người bán hàng duy trì sự ổn định về quảng cáo cho sản phẩm và thương hiệu.

Các bước chạy quảng cáo trên Amazon cho người mới

Trong các hình thức quảng cáo trên, có … hình thức quảng cáo phổ biến. Trong đó, Amazon Sponsored Ads là dịch vụ quảng cáo trên Amazon phù hợp với người mới. Với Amazon Sponsored Ads, người bán mới có thể đẩy sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng tiềm năng, tăng khả năng thu hút và chuyển đổi, đồng thời tăng doanh số bán hàng.

Trong phần này, BurgerPrints sẽ hướng dẫn bạn cách thiết lập chiến dịch Amazon Sponsored Ads chi tiết và hiệu quả.

Bước 1: Đăng nhập Seller Central

Truy cập vào địa chỉ https://sellercentral.amazon.com/ để đăng nhập vào tài khoản bán hàng của mình trên Amazon.

Quảng cáo trên Amazon

Khi đăng nhập vào tài khoản bán hàng thành công, người dùng sẽ thấy một danh sách liên quan đến bán hàng và quảng cáo. Chọn “Advertising” để truy cập vào các công cụ quảng cáo trên Amazon.

Bước 2: Tạo chiến dịch

Sau khi truy cập vào trang quảng cáo, bạn chọn “Campaign Manager” (Trình quản lý chiến dịch) và nhấp vào “Create Campaign” (Tạo chiến dịch) để tạo chiến dịch.

Bước 3: Thiết lập quảng cáo tài trợ

1. Chọn loại chiến dịch

Sellers sẽ được yêu cầu chọn loại chiến dịch mà mình muốn tạo như Sponsored Products (Sản phẩm được tài trợ), Sponsored Brands (Thương hiệu được tài trợ) và Sponsored Display (Hiển thị được tài trợ).

  • Sponsored Product Ads: Chiến dịch quảng cáo hiển thị các sản phẩm của người bán trên trang kết quả tìm kiếm Amazon khi người dùng tìm một từ khóa cụ thể.
  • Sponsored Brand Ads: Chiến dịch quảng cáo hiển thị một thương hiệu của người bán và các sản phẩm liên quan khi người dùng tìm kiếm một từ khóa cụ thể.
  • Sponsored Display Ads: Chiến dịch quảng cáo cho phép người bán hiển thị quảng cáo của mình trên các trang sản phẩm Amazon và các trang web đối tác.
Nội dung liên quan:  [:vi]Những lợi thế của Định giá tự động trên Amazon dành cho Dropship[:]

2. Chọn mục tiêu chiến dịch

Sau khi chọn xong loại chiến dịch, bạn cần chọn mục tiêu chiến dịch. Tùy vào mục đích kinh doanh mà bạn có thể chọn như thu hút khách hàng, tăng doanh số bán hàng…. Chẳng hạn, tăng doanh số bán hàng, tăng nhận thức thương hiệu hay tăng lượt truy cập trang web.

3. Chọn từ khóa và sản phẩm muốn quảng cáo

Việc chọn từ khóa đúng giúp tăng khả năng hiển thị quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng. Bạn cũng cần đặt giá cho các từ khóa để Amazon sắp xếp và hiển thị quảng cáo dựa trên giá đặt của từ khóa đó.

4. Chọn thời điểm hiển thị quảng cáo

Người bán hàng cần chọn thời gian hiển thị quảng cáo để đảm bảo quảng cáo được hiển thị đúng thời điểm, tránh chi tiêu lãng phí. Lựa chọn thời gian hiển thị phù hợp để quảng cáo được hiển thị trong khoảng thời gian đông khách nhất hoặc đúng thời điểm khách hàng tiềm năng thường hay truy cập.

Bước 4: Kiểm soát chi phí

Người dùng cần thiết lập ngân sách cho chiến dịch quảng cáo. Ngân sách này sẽ quy định số tiền tối đa mà người dùng sẽ chi trả cho quảng cáo mỗi ngày. Trong trường hợp đạt đến ngân sách đã đặt trước, quảng cáo sẽ ngừng hiển thị cho đến khi ngân sách được cập nhật hoặc sang ngày tiếp theo.

Khi tạo chiến dịch, thiết lập quảng cáo tài trợ và kiểm soát chi phí, bạn xác nhận lại thông tin chiến dịch và đăng ký chiến dịch quảng cáo. Amazon sẽ kiểm tra thông tin và thông báo cho người dùng biết khi chiến dịch được chấp nhận.

Bước 5: Đo lường và tối ưu chiến dịch

Bạn có thể quản lý và theo dõi chiến dịch trên trang “Campaign Manager” (Trình quản lý chiến dịch). Bên cạnh đó, bạn cũng được phép điều chỉnh chiến dịch và cập nhật các thông tin quảng cáo để tối ưu hóa kết quả và giảm chi phí.

Một số thuật ngữ cần lưu ý trên Amazon Ads

Để chạy quảng cáo trên Amazon một cách hiệu quả, bạn cần biết các thuật ngữ quan trọng trong quảng cáo trên Amazon. Dưới đây là các thuật ngữ liên quan đến Amazon Ads cần lưu ý:

1. Từ khóa (Keyword)

Từ khóa là một thuật ngữ cực kỳ quan trọng trong quảng cáo. Khi khách hàng tìm kiếm một sản phẩm hay thương hiệu liên quan đến từ khóa, quảng cáo có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm hay bên cạnh những sản phẩm liên quan. Từ khóa còn giúp doanh nghiệp tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu và tăng khả năng hiển thị sản phẩm.

Quảng cáo trên Amazon từ a-z

3 loại từ khóa phổ biến là:

Broad match: Quảng cáo sẽ xuất hiện nếu khách hàng tìm kiếm từ khóa hay các biến thể liên quan của nó như đồng nghĩa, sai chính tả hoặc cụm từ liên quan. Ví dụ: Nếu từ khóa là “ốp điện thoại”, quảng cáo có thể xuất hiện khi người mua tìm kiếm “ốp điện thoại Iphone”, “ốp điện thoại Samsung” hay “ốp điện thoại dễ thương”…

Phrase match: Quảng cáo sẽ xuất hiện nếu khách hàng tìm kiếm từ khóa hoặc các biến thể liên quan của nó nhưng không có từ hoặc cụm từ khác ở giữa. Ví dụ: Nếu từ khóa là “ốp điện thoại”, quảng cáo có thể xuất hiện khi người mua tìm kiếm “ốp điện thoại dễ thương”, “ốp điện thoại đen trắng”, nhưng không xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm “ốp đen điện thoại”.

Exact match: Quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện nếu khách hàng tìm kiếm chính xác từ khóa. Ví dụ: Nếu từ khóa là “ốp điện thoại”, quảng cáo sẽ xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm “ốp điện thoại”, nhưng không xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm “ốp điện thoại Iphone” hoặc “ốp điện thoại dễ thương”.

2. Đấu giá (Auction)

Đấu giá chính là quá trình xác định xem quảng cáo nào sẽ được hiển thị cho yêu cầu cụ thể của khách hàng. Thực ra, đấu giá được diễn ra trong vài mili giây sau khi khách hàng gửi yêu cầu quảng cáo (khi khách hàng tìm kiếm hoặc xem một sản phẩm). Đấu giá được xác định dựa trên 2 yếu tố chính là Giá đề nghị (Bid) và Chỉ số chất lượng (Quality score).

Quảng cáo trên Amazon

Giá đề nghị: Số tiền tối đa mà người bán hàng trả cho mỗi lần nhấp vào quảng cáo. Bạn có thể tự đặt giá đề nghị cho từ khóa hoặc để Amazon tự điều chỉnh giá đề nghị theo mục tiêu chiến dịch.

Chỉ số chất lượng: Số điểm được Amazon gán cho quảng cáo dựa trên các yếu tố như mức độ liên quan đến yêu cầu quảng cáo, tỷ lệ nhấp chuột dự kiến và kinh nghiệm của người dùng.

Đấu giá sẽ xác định xem quảng cáo nào có điểm đấu giá cao nhất (giá đề nghị x chỉ số chất lượng) và vị trí xuất hiện. Người bán hàng chỉ phải trả tiền bằng số tiền cần thiết để vượt qua điểm đấu giá của người đưa ra giá cao thứ hai.

3. Công cụ theo dõi (Tracking tool)

Công cụ theo dõi do Amazon cung cấp giúp người bán theo dõi hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Bên cạnh đó, công cụ theo dõi giúp bạn xem số liệu về số lần hiển thị, số lần nhấp, tỷ lệ nhấp, chi phí, doanh thu cũng như lợi nhuận của quảng cáo. Bạn có thể sử dụng các công cụ theo dõi để đánh giá và điều chỉnh chiến dịch quảng cáo để tối ưu hóa hiệu suất và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Quảng cáo trên Amazon bao gồm những gì

Hai loại công cụ theo dõi trên Amazon Ads là Amazon Attribution và Amazon Marketing Cloud. Cụ thể:

Amazon Attribution

Amazon Attribution là công cụ theo dõi cho các quảng cáo ngoài Amazon. Công cụ này giúp nhà bán hàng đo lường ảnh hưởng của các kênh quảng cáo ngoài Amazon đến hành vi mua hàng của khách hàng trên Amazon.

Bạn có thể sử dụng Amazon Attribution để tạo các liên kết theo dõi cho quảng cáo ngoài Amazon, như quảng cáo trên Google, Facebook hay các trang web khác. Ngoài ra, người bán xem được số liệu về số lần nhấp vào liên kết theo dõi, số lần xem trang sản phẩm, số lần mua hàng và doanh thu trên Amazon.

Amazon Marketing Cloud

Amazon Marketing Cloud là công cụ theo dõi cho các quảng cáo trên Amazon, giúp người bán kết hợp và phân tích các dữ liệu từ Amazon với các nguồn bên ngoài để hiểu hơn về khách hàng, hiệu quả quảng cáo.

Người bán có thể sử dụng Amazon Marketing Cloud để tải lên và xử lý dữ liệu từ những nguồn bên ngoài như CRM, DMP hay các công cụ phân tích web. Cùng với đó, bạn có thể xem báo cáo về đối tượng khách hàng, hành trình khách hàng và hiệu suất quảng cáo trên Amazon.

4. Báo cáo (Report)

Báo cáo là một công cụ giúp nhà bán hàng theo dõi và phân tích kết quả quảng cáo của mình trên Amazon. Người bán xem các số liệu về số lần hiển thị, số lần nhấp, chi phí quảng cáo, doanh thu quảng cáo, ACoS (Tỷ lệ chi phí trên doanh thu), ROAS (Lợi tức trên chi tiêu quảng cáo) và nhiều chỉ số khác cho từng chiến dịch, nhóm quảng cáo, sản phẩm hoặc từ khóa.

Quảng cáo trên Amazon là gì

Báo cáo cũng giúp đánh giá hiệu quả về lợi nhuận của chiến dịch quảng cáo. Người bán có thể xem báo cáo để biết được sản phẩm, từ khóa nào có hiệu suất tốt để điều chỉnh ngân sách và thiết kế quảng cáo cho phù hợp. Người bán cũng có thể xem báo cáo để tìm ra cơ hội mới giúp mở rộng đối tượng khách hàng hoặc tăng nhận diện thương hiệu.

Nội dung liên quan:  [:vi]Hướng dẫn chụp ảnh bán hàng Amazon chuyên nghiệp, tăng chuyển đổi cho người mới[:]

Bạn có thể truy cập báo cáo trong Seller Central hoặc Vendor Central và lựa chọn loại báo cáo theo loại quảng cáo (Sponsored Products, Sponsored Brands, Sponsored Display) hoặc theo mục đích (Performance, Brand Analytics, Search Term). Chọn khoảng thời gian để xem báo cáo (hôm nay, hôm qua, tuần này, tuần trước, tháng này, tháng trước, tùy chỉnh) và tải xuống báo cáo dưới dạng file CSV để phân tích kỹ càng hơn.

5. Ngân sách (Budget)

Ngân sách là số tiền mà người bán hàng “đổ vào” chiến dịch quảng cáo trên Amazon. Bạn có thể đặt ngân sách phù hợp với mục tiêu kinh doanh như tăng nhận diện thương hiệu, tăng doanh số bán hàng hoặc tối ưu hóa lợi nhuận. Mặt khác, bạn có thể điều chỉnh ngân sách theo kết quả quảng cáo để tận dụng các cơ hội và giảm thiểu rủi ro.

Quảng cáo trên Amazon

Nhà bán hàng có thể đặt ngân sách trong Seller Central hoặc Vendor Central khi tạo hay chỉnh sửa chiến dịch quảng cáo. Bạn hoàn toàn có thể nhập số tiền cho ngân sách hàng ngày, ngân sách toàn bộ hoặc chọn “Dynamic bids”.

6. Chi phí cho mỗi lần nhấp (CPC)

Cost Per Click (CPC) là chi phí phải trả cho mỗi lần nhấp vào quảng cáo, số lần nhấp cho biết mức độ chú ý của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn. Người bán có thể tự đặt CPC cho từ khóa, sản phẩm của mình hoặc để Amazon tự động điều chỉnh CPC theo mục tiêu chiến dịch.

Có hai loại CPC là CPC thực tế và CPC tối đa:

  • CPC tối đa: Là số tiền người bán trả tối đa cho mỗi lần nhấp vào quảng cáo. Nhà bán hàng có thể tự đặt CPC tối đa cho từ khóa, sản phẩm hoặc để Amazon tự điều chỉnh. Chẳng hạn, nếu muốn tăng doanh số bán hàng, người bán có thể để Amazon tự động tăng CPC tối đa cho các từ khóa hay sản phẩm có hiệu quả hơn.
  • CPC thực tế: CPC thực tế thường thấp hơn CPC tối đa bởi vì nó chỉ bằng số tiền cần thiết để vượt qua điểm đấu giá của người ra giá cao thứ hai. Người bán có thể xem CPC thực tế của từ khóa, sản phẩm trong báo cáo quảng cáo của Amazon.

7. CTR (Click through rate) – Tỷ lệ nhấp chuột/click

CTR là tỷ lệ phần trăm của số lần nhấp vào quảng cáo trên số lần hiển thị quảng cáo. Chỉ số này được tính bằng cách chia số lần nhấp cho số lần hiển thị. Chẳng hạn, nếu quảng cáo được hiển thị 10000 lần và có 600 lần nhấp, CTR sẽ là 6% (= 600/10000 = 0.06).

ngân sách quảng cáo trên Amazon

CTR cho biết mức độ hấp dẫn và liên quan của quảng cáo với khách hàng, nghĩa là CTR cao thì quảng cáo thu hút được nhiều sự chú ý và thúc đẩy khách hàng tiềm năng đến trang sản phẩm. Ngược lại, CTR thấp có nghĩa là quảng cáo không phù hợp hoặc không gây được ấn tượng với nhu cầu của khách hàng.

Nhà bán hàng có thể cải thiện CTR của quảng cáo bằng cách:

  • Chọn từ khóa liên quan đến sản phẩm.
  • Thiết kế quảng cáo hấp dẫn và dễ nhìn với tiêu đề, hình ảnh, video và mô tả ngắn gọn.
  • Thử nghiệm và tối ưu hóa các yếu tố khác nhau của quảng cáo như mức giá, khuyến mãi và đánh giá sản phẩm.
  • Theo dõi và phân tích kết quả quảng cáo thường xuyên để điều chỉnh chiến dịch quảng cáo theo thời gian.

8. ACoS (Advertising Cost of Sales) – Tỷ lệ chi phí trên doanh thu

ACoS là tỷ lệ phần trăm của chi phí quảng cáo trên doanh thu quảng cáo. Tỷ lệ này được tính bằng cách chia tổng chi phí quảng cáo cho tổng doanh thu quảng cáo. Chẳng hạn, nếu chi 5 triệu cho quảng cáo và thu về 20 triệu doanh thu quảng cáo thì ACoS là 25%.

các bước quảng cáo trên Amazon

ACoS giúp đánh giá hiệu quả và lợi nhuận của một chiến dịch quảng cáo. Nhưng không có một mức ACoS tối ưu nào cho tất cả các loại sản phẩm. Mức ACoS mong muốn phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh của bạn như tăng nhận diện thương hiệu hay tăng doanh số bán hàng… Người bán cũng cần cân nhắc những yếu tố khác như giá sản phẩm, biên lợi nhuận và chi phí hoạt động để xác định mức ACoS phù hợp cho chiến dịch quảng cáo.

Chi phí quảng cáo trên Amazon là bao nhiêu?

Để đưa ra chi phí quảng cáo cụ thể cho Amazon Ads thì rất khó nhưng bạn có thể ước lượng con số vừa phải phù hợp với mục tiêu của mình. Khởi điểm có thể là $100 – $500 và sau đó tăng lên $1000 – $2000. Mức chi phí dựa vào những yếu tố sau:

1. Loại quảng cáo

Các loại quảng cáo trên Amazon khác nhau thì có mức giá khác nhau. Ví dụ, quảng cáo tìm kiếm thường được tính theo chi phí mỗi lần nhấp chuột (CPC). Theo Ad Badger (trang Thống kê quảng cáo của Amazon), các nhà quảng cáo trả trung bình $0,89 cho mỗi lần khách hàng nhấp vào quảng cáo.

2. Ngân sách

Nhà bán hàng có thể đặt ngân sách hàng ngày hoặc hàng tháng cho mỗi chiến dịch quảng cáo. Bên cạnh đó, bạn có thể điều chỉnh ngân sách bất cứ lúc nào để phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

Quảng cáo trên Amazon

3. Đấu giá

Amazon Ads hoạt động dưới hình thức đấu giá, nghĩa là người bán phải cạnh tranh với những nhà quảng cáo khác để có được vị trí mong muốn. Bạn là người đặt giá thầu và giá thầu sẽ ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện của quảng cáo và số lượng lượt tiếp cận. Giá thầu cao hơn thì doanh nghiệp có nhiều cơ hội để giành được vị trí quảng cáo và phải bỏ ra nhiều chi phí hơn.

4. Hiệu suất

Hiệu suất của quảng cáo cũng ảnh hưởng phần nào đến chi phí Amazon Ads. Trong đó, hiệu suất được đánh giá bằng các chỉ số như tỷ lệ nhấp chuột (CTR), tỷ lệ chuyển đổi (CR), doanh thu từ quảng cáo (AR)… Ngoài ra, các nhà bán hàng cũng có thể phải chịu một số khoản thuế và chi phí khác khi bán hàng, quảng cáo trên Amazon:

Phí giới thiệu: Đây là khoản phí Amazon thu khi nhãn hàng bán được sản phẩm qua Amazon. Loại phí này được tính theo tỷ lệ phần trăm dựa trên giá bán cuối cùng của sản phẩm, kể cả chi phí vận chuyển và gói hàng. Tỷ lệ phần trăm này khác nhau tùy thuộc danh mục sản phẩm, từ 6-45%.

Phí xử lý: Đây là khoản phí mà Amazon thu khi người bán sử dụng dịch vụ FBA (Fulfillment by Amazon) để gói hàng và giao hàng. Phí xử lý được tính theo kích thước và trọng lượng của sản phẩm, dao động từ $2,41 – $137,32.

Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Đây là thuế có thể được tính cho các sản phẩm bán trên Amazon và chuyển đến cơ quan thuế quốc gia. Thuế GTGT thường áp dụng cho các sản phẩm bán ra nước ngoài. Người bán hàng nên tìm hiểu về các luật thuế trên thị trường để tuân thủ đúng quy định.

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về quảng cáo trên Amazon dành cho người bán hàng về các loại hình quảng cáo, chi phí, quy trình… Amazon Ads là công cụ quan trọng giúp bạn tăng doanh số bán hàng và mở rộng thị trường trên Amazon. Nếu bạn đang cân nhắc sử dụng Amazon Ads, hãy đánh giá thật kỹ các yếu tố trên để quyết định loại hình phù hợp.

Để xem các thông tin khác về Amazon, đừng ngại ghé blog của BurgerPrints. Ngoài ra, dropshipper kinh doanh Print on Demand trên Amazon thì có thể ủng hộ chúng tôi bằng cách sử dụng dịch vụ fulfillment trọn gói của BurgerPrints. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, BurgerPrints tự hào là đối tác tin cậy, giúp các seller Print on Demand giải quyết mọi vấn đề hậu cần một cách chuyên nghiệp và hiệu quả:

  • Chất lượng in vượt trội: BurgerPrints cam kết chất lượng sản phẩm cao cấp, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của bạn.
  • Catalogue đa dạng: BurgerPrints cung cấp đa dạng sản phẩm chưa qua POD thuộc nhiều ngành hàng khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu của bạn, từ áo thun, cốc, tote bag đến phụ kiện thời trang, đồ gia dụng…
  • Đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên BurgerPrints nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7, giải đáp mọi thắc mắc và giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.

Liên hệ BurgerPrints ngay hôm nay để nhận được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất nhé!

Quảng cáo trên Amazon

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader