Quảng cáo Facebook là một trong những công cụ tiếp thị không thể thiếu giúp nhà bán hàng tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu về chi phí quảng cáo Facebook. Trong bài viết này, cùng BurgerPrints tìm hiểu về những chi phí tiếp thị trên Facebook nhé.
Chi phí tiếp thị trên Facebook là bao nhiêu?
Chi phí tiếp thị trên Facebook là số tiền mà bạn phải trả để hiển thị quảng cáo của mình trên nền tảng Facebook. Nói cách khác, đây là khoản đầu tư để tiếp cận với người dùng tiềm tăng trên Facebook và chuyển đổi họ thành khách hàng.
Chi phí này cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào ngành hàng đang kinh doanh của nhà quảng cáo. Theo WordStream, chi phí trung bình cho quảng cáo Facebook trên tất cả các ngành là $0,40 (khoảng 39.831 VNĐ). Ngành hàng có phí quảng cáo rẻ nhất là du lịch và khách sạn, may mặc, bán lẻ. Trong khí đó, ngành tài chính, dịch vụ khách hàng, B2B là những ngành có chi phí quảng cáo cao nhất.
Dưới đây là bảng chi phí tiếp thị trên Facebook theo ngành hàng mới nhất:
Ngành hàng |
Chi phí |
Ngành hàng |
Chi phí |
Ngành may mặc |
$0,45 ≈ 10.422 VNĐ |
Ngành thể dục, gym |
$1,90 ≈ 44.002 VNĐ |
Ngành làm đẹp |
$1,81 ≈ 41.917 VNĐ |
Ngành luật pháp |
$1,32 ≈ 30.569 VNĐ |
Ngành công nghiệp ô tô |
$2,11 ≈ 51.876 VNĐ |
Ngành dịch vụ công nghiệp |
$2,14 ≈ 49.558 VNĐ |
Ngành giáo dục |
$1,06 ≈ 24.584 VNĐ |
Ngành B2B |
$2,52 ≈ 58.358 VNĐ |
Ngành tài chính |
$3,77 ≈ 87.309 VNĐ |
Ngành bán lẻ |
$0,70 ≈ 16.210 VNĐ |
Ngành bất động sản |
$1,81 ≈ 41.917 VNĐ |
Ngành công nghệ |
$1,27 ≈ 29.411 VNĐ |
Ngành dịch vụ khách hàng |
$3,08 ≈ 71.329 VNĐ |
Ngành đào tạo nghề nghiệp |
$2.72 ≈ 62.989 VNĐ |
Ngành du lịch và khách sạn |
$0,63 ≈ 14.589 VNĐ |
Bên cạnh ngành hàng, chi phí tiếp thị Facebook còn thay đổi tùy theo loại hình quảng cáo. Dưới đây là chi phí một số loại quảng cáo trên Facebook:
Loại quảng cáo |
Chi phí |
Facebook Post (Quảng cáo bài viết) |
600 – 900 đồng cho mỗi lần nhấp chuột |
Facebook to Website (Lưu lượng truy cập) |
700 – 1.000 đồng cho mỗi lần nhấp chuột |
Quảng cáo cho video |
450 – 700 đồng cho mỗi lượt xem (view) |
Quảng cáo hiển thị |
3,5 – 8 đồng cho một lượt hiển thị |
Quảng cáo lượt thích trang (Fanpage) |
5.000 – 5.550 đồng cho mỗi lượt thích trang |
Lưu ý: Mức giá quảng cáo có thể thay đổi theo từng thời điểm nhất định. Do đó, những con số trên đây chỉ có mục đích tham khảo, bạn nên cập nhật thường xuyên để chuẩn bị ngân sách cho quảng cáo.
Những chi phí tiếp thị trên Facebook
Hiện tại, có 5 loại chi phí tiếp thị trên Facebook đó là chi phí mỗi lần nhấp (CPC), chi phí cho mỗi nghìn lượt xem (CPM), chi phí mỗi lượt xem (CPV), chi phí cho mỗi hành động (CPA) và chi phí mỗi lượt thích (CPL).
Tuy nhiên, bạn không phải thanh toán tất cả loại chi phí này trong một chiến dịch vì các chi phí này sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của chiến dịch đó. Chẳng hạn, CPC, CPA thường dành cho quảng cáo bằng hình ảnh hay CPV chỉ áp dụng cho quảng cáo video.
1. Chi phí mỗi lần nhấp
Chi phí CPC (Cost per Click) được tính khi người dùng Facebook nhấp vào quảng cáo của bạn. Mục đích khi sử dụng CPC là khuyến khích người dùng nhấp vào quảng cáo và dẫn họ đến website hoặc landing page của bạn. Các nhà quảng cáo sẽ cài đặt thêm các nút kêu gọi hành động như “Mua ngay”, “Liên hệ”, “Xem thêm”, “Đăng ký”, “Nhận ưu đãi” để người dùng nhấp vào.
Theo báo cáo của Statista, CPC trung bình cho tất cả các ngành là $1,86 (khoảng 43.099 VNĐ). Chi phí theo ngành sẽ dao động từ $0,45 (khoảng 10.422 VNĐ) đối với ngành may mặc đến $3,77 (khoảng 87.309 VNĐ) đối với ngành tài chính.
Công thức tính CPC như sau: CPC = Tổng chi tiêu quảng cáo / Số lần nhấp chuột. Ví dụ, bạn chi 500.000 VNĐ cho quảng cáo và nhận được 100 lần nhấp chuột, vậy CPC là 500.000 VNĐ / 100 lần nhấp chuột = 5.000 VNĐ/lần nhấp chuột.
2. Chi phí mỗi 1000 lần hiển thị
Chi phí CPM (Cost per Mille) được tính dựa trên mỗi 1.000 lần hiển thị hoặc số lần quảng cáo xuất hiện. Nếu nhà quảng cáo muốn tăng độ nhận diện thương hiệu thì có thể lựa chọn hình thức quảng cáo này.
CPM trung bình trên cho tất cả các ngành là $11,20 (khoảng 239.524 VNĐ), tương đương với chỉ 231 đồng trên mỗi lần hiển thị. Chi phí này sẽ khác nhau dựa trên đối tượng bạn chọn và mức độ cạnh tranh của đối tượng mục tiêu. Nghĩa là CPM của bạn có thể rất cao nếu có nhiều sự cạnh tranh cho đối tượng mục tiêu hoặc rất thấp nếu ít cạnh tranh cho đối tượng mục tiêu.
Công thức tính CPM như sau: CPM = Tổng chi tiêu quảng cáo / (Số lần hiển thị / 1.000). Ví dụ, bạn chi 500.000 VNĐ cho quảng cáo và nhận được 1.200.000 lần hiển thị, vậy CPM là: 500.000 VNĐ / (1.200.000 lần hiển thị / 1.000) = 416 đồng/1.000 lần hiển thị.
3. Chi phí mỗi lượt xem
Chi phí CPV (Cost per View) chính là chi phí cho mỗi lượt xem. Trong mô hình CPV, nhà quảng cáo sẽ trả tiền khi người dùng xem video quảng cáo của họ trong một khoảng thời gian nhất định. CPV sẽ phù hợp với những nhà quảng cáo muốn truyền tải thông điệp và thu hút sự chú ý của người dùng Facebook thông qua video.
Khi người dùng đã xem được video trong 3 giây đầu tiên thì Facebook tính là 1 lượt xem. Giá CPV trung bình khi quảng cáo trên Facebook dao động $0,01 – $0,15 (khoảng 231 – 3.465 đồng).
4. Chi phí cho mỗi hành động
Chi phí CPA (Cost per Action) là chi phí cho mỗi hành động. Với quảng cáo CPA, bạn sẽ chỉ trả tiền khi người dùng thực hiện một hành động cụ thể mong muốn như mua hàng, cài đặt ứng dụng, đăng ký nhận voucher, điền vào mẫu thông tin…
CPA trung bình cho Facebook Ads là $18,68 (khoảng 432.850 VNĐ). Ngành giáo dục có chi phí CPA thấp nhất, chỉ ở mức $7,85 (khoảng 181.899 VNĐ). Trong khi đó, ngành công nghệ có phí CPA khá cao, khoảng $55,21 (1.278.553 VNĐ).
Công thức tính CPA như sau: CPA = Tổng chi tiêu quảng cáo / Số hành động chuyển đổi. Ví dụ, bạn chi 500.000 VNĐ cho quảng cáo và nhận được 50 đơn hàng, vậy CPA là 500.000 VNĐ / 50 đơn hàng = 10.000 VNĐ/đơn hàng.
5. Chi phí cho mỗi lượt thích
Chi phí CPL (Cost per Like) được hiểu là chi phí cho mỗi lượt thích trang. Nhà quảng cáo chỉ cần trả tiền khi người dùng nhấp vào nút “Thích” (Like) trên trang Facebook của họ.
Mức chi phí CPL trung bình là từ $0,12 (khoảng 2.772 VNĐ) đến $0,16 (khoảng 3.696 VNĐ). Tuy nhiên, mức chi phí này có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đối tượng mục tiêu, ngành nghề kinh doanh, thời điểm chạy quảng cáo…
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí tiếp thị trên Facebook
Bên cạnh 5 loại chi phí tiếp thị trên, tổng số tiền bạn phải chi cho một quảng cáo Facebook cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như đối tượng mục tiêu, giá thầu, mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, vị trí quảng cáo, ngân sách…
1. Đối tượng mục tiêu (Audience Target)
Đối tượng (Audience) là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới chi phí tiếp thị trên Facebook. Lựa chọn đối tượng mục tiêu phù hợp sẽ giúp bạn tối ưu hiệu quả chiến dịch và tiết kiệm chi phí.
Càng nhiều nhà quảng cáo cùng nhắm mục tiêu đến một đối tượng cụ thể thì chi phí càng cao do sự cạnh tranh cao và giá thầu được đặt cao hơn. Nguyên nhân là bởi vì họ phải “đấu giá” để hiển thị quảng cáo cho cùng một nhóm người dùng. Vì thế, việc nhắm mục tiêu đến các phân khúc nhỏ hơn, ít cạnh tranh hơn có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí.
2. Giá thầu (Bid)
Giá thầu là số tiền tối đa bạn sẵn sàng chi trả cho một lần hiển thị quảng cáo (impression), một lần nhấp chuột (click) hay một hành động chuyển đổi (conversion) mong muốn trên Facebook.
Có hai loại giá thầu chính đó là giá thầu tự động và giá thầu thủ công:
Giá thầu tự động: Facebook tự động đặt giá thầu cho quảng cáo của bạn dựa trên mục tiêu chiến dịch và ngân sách đã thiết lập. Nếu bạn không chắc chắn mức giá thầu phù hợp thì hãy chọn đặt giá thầu tự động.
Giá thầu thủ công: Bạn tự đặt giá thầu tối đa cho mỗi lần hiển thị, nhấp chuột hoặc chuyển đổi của quảng cáo.
Đối với giá thầu tự động, đối tượng phù hợp là những nhà quảng cáo mới bắt đầu hoặc muốn tiết kiệm thời gian, công sức. Tuy nhiên, nó có thể tốn kém hơn so với giá thầu thủ công vì hệ thống sẽ tự động điều chỉnh giá thầu dựa trên dữ liệu theo thời gian thực, đôi khi, bạn sẽ phải chi trả nhiều hơn mức cần thiết.
Với giá thầu thủ công, nhà quảng cáo có thể kiểm soát chi phí hiệu quả hơn. Nhưng nếu đặt giá thấp quá thì hiệu quả quảng cáo có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến ít lượt hiển thị, lượt nhấp và chuyển đổi thấp hơn.
3. Mục tiêu quảng cáo Facebook (Facebook Ad Objectives)
Mục tiêu chạy quảng cáo Facebook là những mục đích cụ thể mà bạn muốn đạt được khi tiến hành quảng cáo trên nền tảng này. Các mục tiêu quảng cáo bao gồm:
- Nhận thức thương hiệu (Brand Awareness): Gia tăng độ nhận diện thương hiệu với đối tượng mục tiêu.
- Cân nhắc (Consideration): Thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn.
- Chuyển đổi (Conversion): Thúc đẩy hành động cụ thể từ đối tượng tiềm năng như mua hàng, đăng ký hoặc tải xuống ứng dụng.
- Tạo danh sách khách hàng tiềm năng (Lead Generation): Thu thập thông tin liên hệ của khách hàng tiềm năng để nuôi dưỡng và chuyển đổi thành khách hàng trung thành.
- Tăng lượt tương tác (Engagement): Tăng lượt thích, bình luận, chia sẻ và phản hồi cho các bài đăng (post) hoặc trang Facebook của bạn.
Mỗi mục tiêu sẽ thu hút số lượng nhà quảng cáo tham gia đấu giá khác nhau nên mức độ cạnh tranh là khác nhau. Ví dụ như mục tiêu “Tăng nhận thức thương hiệu” thường có mức độ cạnh tranh cao hơn nhiều so với mục tiêu “Tạo leads”. Do đó, số tiền mà nhà quảng cáo phải bỏ ra cho các mục tiêu cạnh tranh cao thường cao hơn.
4. Vị trí quảng cáo trên Facebook (Facebook Ad Placements)
Vị trí quảng cáo trên Facebook là nơi mà quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện trên nền tảng. Nó sẽ ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả quảng cáo. Dưới đây là một số vị trí quảng cáo phổ biến bạn có thể chọn:
- Bảng tin Facebook (News Feed): Quảng cáo xuất hiện trên bảng tin chính của người dùng Facebook.
- Facebook Marketplace: Quảng cáo xuất hiện khi người dùng duyệt các sản phẩm trên Facebook Marketplace.
- Facebook Reels: Quảng cáo video (video ngắn) được hiển thị trong Reels của người dùng.
- Cột bên phải: Quảng cáo xuất hiện ở cột bên phải của giao diện Facebook trên máy tính.
- Stories: Quảng cáo xuất hiện trong Stories của người dùng Facebook.
- Audience Network: Quảng cáo xuất hiện trên các ứng dụng và trang web bên ngoài Facebook (thuộc hệ sinh thái Meta) như Instagram, Messenger, Whatapps, Threads…
Mỗi vị trí quảng cáo có những ưu, nhược điểm và mức giá khác nhau. Quảng cáo trên bảng tin Facebook thường có giá cao hơn các vị trí khác bởi người dùng có thói quen lướt bảng tin nhiều nhất. Bạn nên theo dõi hiệu quả quảng cáo của từng vị trí và điều chỉnh cho phù hợp.
5. Tỷ lệ hành động ước tính (Estimated Action Rates)
Tỷ lệ hành động ước tính trên Facebook là một chỉ số quan trọng mà nền tảng này sử dụng để dự đoán khả năng một người dùng sẽ thực hiện một hành động cụ thể (như nhấp vào quảng cáo, mua hàng,…) sau khi nhìn thấy quảng cáo của bạn. Hiểu đơn giản, đây là một phép đo giúp Facebook xác định xem quảng cáo của bạn có khả năng thu hút sự chú ý và khiến người dùng thực hiện hành động mong muốn hay không.
Tỷ lệ hành động ước tính là một phần của giá thầu nên nó tác động khá lớn đến chi phí tiếp thị trên Facebook. Tuy nhiên, không nhất thiết phải đặt giá thầu cao thì mới có thể tiếp cận nhiều người dùng hơn mà có thể tối ưu chi phí và hiệu quả quảng cáo bằng cách chọn quảng cáo phù hợp.
6. Chất lượng & Mức độ liên quan (Ad Quality & Relevance)
Chất lượng quảng cáo cũng là một thành phần của giá thầu (bid), ảnh hưởng rất lớn đến chi phí tiếp thị Facebook. Thông thường, quảng cáo chất lượng cao sẽ có điểm số cao hơn trong hệ thống đánh giá của Facebook, dẫn đến chi phí quảng cáo thấp hơn.
Ngoài ra, Facebook cũng cung cấp chỉ số Relevance Score – chấm điểm độ phù hợp cho mỗi quảng cáo. Khi quảng cáo của bạn có điểm độ phù hợp cao, Facebook sẽ ưu tiên hiển thị quảng cáo của bạn so với những quảng cáo khác. Điều này giúp nhà quảng cáo tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu và giảm thiểu chi phí do bạn sẽ trả ít tiền hơn cho mỗi lượt tiếp cận.
7. Ngân sách (Budget)
Ngân sách (budget) là số tiền tối đa mà bạn sẵn sàng chi cho một chiến dịch quảng cáo trên Facebook trong khoảng thời gian nhất định. Facebook sẽ sử dụng ngân sách để hiển thị quảng cáo cho đối tượng mục tiêu.
Ngân sách chi cho quảng cáo Facebook sẽ tác động trực tiếp đến giá thầu, hiệu suất và kết quả chiến dịch. Ngân sách cao có thể giúp bạn đặt giá thầu cao hơn, đồng nghĩa với việc chi phí quảng cáo Facebook cũng sẽ cao hơn.
Cách xem tổng chi phí tiếp thị trên Facebook
Để kiểm tra số tiền thực sự đã chi tiêu cho quảng cáo Facebook, bạn có thể xem tổng tiền ước tính ở cột Số tiền đã chi (Amount spent) trên Trình quản lý quảng cáo (Meta Ads Manager). Trong mục Hóa đơn (Billing), bạn sẽ thấy thông tin chi tiết về chi phí quảng cáo cho chiến dịch, bao gồm tổng chi phí, chi phí theo ngày, chi phí theo vị trí quảng cáo, chi phí theo mục tiêu.
Lưu ý, hóa đơn quảng cáo Facebook cuối cùng có thể cao hơn ngân sách bạn đã đặt ra cho một quảng cáo cụ thể. Điều này là do hóa đơn của bạn là tổng hợp chi phí của tất cả các quảng cáo bạn đã chạy trong giai đoạn thanh toán cho tài khoản quảng cáo của mình.
Khi đến ngưỡng thanh toán, bạn cần phải thanh toán tiền quảng cáo cho Facebook theo hóa đơn của từng ngưỡng. Bạn có thể tham khảo bài viết về các ngưỡng thanh toán Facebook của BurgerPrints để tìm hiểu thêm.
7 cách tối ưu chi phí tiếp thị trên Facebook
Nếu như không có nhiều ngân sách để chạy quảng cáo thì làm thế nào để giảm thiểu chi phí? Cùng điểm qua 7 cách tối ưu chi phí tiếp thị trên Facebook nhé.
- Chọn mục tiêu chiến dịch tiếp thị phù hợp: Theo nghiên cứu của Sprout Social, việc chọn mục tiêu chiến dịch sai có thể làm tăng chi phí quảng cáo Facebook lên đến 4,238%. Do đó, để tránh tình trạng này xảy ra, bạn phải thực sự hiểu mục tiêu chiến dịch tiếp thị của mình. Chỉ như vậy thì quảng cáo mới đạt hiệu quả cao nhất.
- Chọn đối tượng mục tiêu chiến dịch: Khi chọn đối tượng mục tiêu cụ thể, bạn có thể dễ dàng tiếp cận đúng tệp khách hàng nhưng mức giá quảng cáo sẽ cao hơn. Còn nếu chọn đối tượng mục tiêu rộng thì mức phí sẽ rẻ hơn nhưng khả năng tiếp cận đúng đối tượng và tạo ra chuyển đổi không cao.
- Tối ưu từ các số liệu quảng cáo: Để tối ưu chi phí tiếp thị trên Facebook, bạn hãy nhấp vào từng mục quảng cáo để xem báo cáo số liệu quảng cáo từ nền tảng. Nếu nội dụng nào có chi phí cao nhưng không đạt hiệu quả thì nên bỏ qua và chỉ tập trung vào nhóm chiến dịch thu hút người xem, tỷ lệ chốt đơn tốt.
- Tối ưu hình ảnh và video quảng cáo: Tối đa 20% diện tích hình ảnh được sử dụng để hiển thị văn bản bao gồm logo, tiêu đề, mô tả… Bên cạnh đó, quảng cáo video cũng là một cách tối ưu chi phí tiếp thị hiệu quả. Video có khả năng thu hút sự chú ý của người xem nhiều hơn và truyền tải nhiều thông điệp hơn so với hình ảnh tĩnh.
- Đặt giới hạn giá thầu: Việc này giúp bạn kiểm soát ngân sách, đảm bảo quảng cáo chỉ hiển thị khi có khả năng mang lại hiệu quả cao nhất. Thông thường, quảng cáo của bạn sẽ không được hiển thị cho những người có chi phí cao hơn mức giá thầu bạn đặt. Vậy nên, hãy đặt giá thầu khoảng 60% mức giá thầu Facebook gợi ý.
- Tối ưu trang đích: Khi trang đích được tối ưu hóa tốt, tỷ lệ chuyển đổi sẽ tăng, đồng nghĩa với việc bạn sẽ đạt được mục tiêu của chiến dịch với chi phí thấp hơn. Nhà quảng cáo có thể tối ưu trang đích bằng cách xây dựng nội dung hấp dẫn, hình ảnh bắt mắt hay tối ưu tốc độ tải trang…
- Nhân bản chiến dịch, nhân bản quảng cáo: Phương pháp nhân và tăng ngân sách không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch cũ. Tất cả các chiến dịch/nhóm quảng cáo của bạn sẽ có cùng cấu trúc, thông điệp và hình ảnh.
Lời kết
Trong bài viết này, BurgerPrints giới thiệu về những chi phí tiếp thị trên Facebook. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ mang lại những thông tin bổ ích và có thể áp dụng vào thực tế giúp bạn quản lý chi tiêu quảng cáo một cách hiệu quả. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Facebook Ads thì hãy ghé BurgerPrints để đọc thêm nhé!