connect-telegram

Meta pixel là gì? Cách thiết lập Meta Pixel cho quảng cáo Facebook

Meta pixel là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các chiến dịch quảng cáo cáo trên mạng xã hội của người bán hàng online và doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ về khái niệm này để ứng dụng đúng. Vậy Meta pixel là gì? Làm thế nào để thiết lập Meta pixel cho quảng cáo Facebook một cách hiệu quả? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây của BurgerPrints.

Meta pixel là gì?

Meta pixel là một đoạn mã JavaScript được Facebook cung cấp để thêm vào trang web của doanh nghiệp. Mục đích của việc này nhằm theo dõi hoạt động của khách hàng truy cập website, đo lường hiệu suất để tạo được tệp đối tượng phù hợp cho các chiến dịch quảng cáo. Đặc biệt khi kết hợp Meta pixel với API chuyển đổi sẽ giúp cho quảng cáo ổn định hơn. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để hệ thống phân phối ngân sách quảng cáo hiệu quả hơn.

Meta Fixel và Facebook pixel thực chất là một. Từ tháng 2/2022, khái niệm Facebook pixel đã được “khai tử” để chuyển thành Meta pixel. Đoạn mã hóa này hiện đang được gần 4 triệu website trên toàn cầu sử dụng.

Từ định nghĩa trên, bạn có thể phần nào hiểu được cách thức hoạt động của Meta pixel. Pixel vận hành dựa trên hoạt động cài đặt và kích hoạt cookie. Khi người dùng bắt đầu thực hiện hành động trên website đã được liên kết với Facebook, pixel lúc này sẽ ghi nhận hành động, tiến hành phân tích và báo cáo về cho các chiến dịch chạy quảng cáo Facebook.

Công dụng của Meta Pixel

Meta pixel là công cụ hữu hiệu hỗ trợ các nhà bán hàng khai thác và tận dụng tối đa lượng khách hàng truy cập vào website. Khi thực hiện các chiến lược chạy quảng cáo Facebook, Meta pixel sẽ đem đến cho bạn nhiều công dụng:

1. Tạo ra các chiến dịch quảng cáo hiệu quả

Thông qua việc ghi nhận và theo dõi hành vi của khách hàng truy cập vào website mà Meta pixel có thể giúp người chạy quảng cáo phân tích, đưa ra chiến lược chạy ads phù hợp. Kết hợp với sự thông minh của Machine Learning (máy học) thì pixel chính là sợi dây liên kết hoàn hảo giúp Facebook hiểu hơn về tệp khách hàng tiềm năng ở một website cụ thể. Từ đó giúp quảng cáo tiếp cận đúng đến đối tượng khách hàng.

2. Retarget với các tệp đối tượng xác định

Một trong những tính năng tuyệt nhất mà pixel mang lại chính là Custom Audience (đối tượng tùy chỉnh). Với tính năng này, bạn có thể tạo ra từng tệp đối tượng cụ thể cho từng chiến dịch quảng cáo tương ứng, giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi từ 20% đến 50%.

Ví dụ: Bạn đang chạy quảng cáo đến website bán thời trang nam. Một lượng khách nhất định đã ghé vào website, lướt xem sản phẩm, cho vào giỏ hàng nhưng chưa tiến hành thanh toán. Để kích thích nhu cầu mua hàng, bạn cần chạy quảng cáo đến tệp khách hàng đang có hành vi trên bằng cách đưa ra những lời kêu gọi hấp dẫn như giảm giá sâu, combo giá hời.

Nội dung liên quan:  [:vi]Cách tính chi phí quảng cáo Facebook A-Z mới nhất[:]

3. Dễ dàng hơn khi scale chiến dịch quảng cáo 

Với những quảng cáo winning campaign, bạn có thể tận dụng để nhân bản chiến dịch với tính năng Lookalike Audience với tệp đối tượng tiềm năng đã được pixel ghi nhận trước đó. Với cách làm này, các seller hoặc chủ shop online có thể tận dụng để gia tăng số lượng đơn hàng trong khoảng thời gian ngắn.

Pixel ảnh hưởng đến Facebook Ads ra sao?

Pixel là công cụ tuyệt vời để người chạy quảng cáo sử dụng cho các chiến dịch Facebook Ads. Trước đây, Facebook cung cấp cho người dùng 2 loại mã theo dõi là mã sự kiện chuyển đổi và mã tạo đối tượng tùy chỉnh. Tuy nhiên, để thuận tiện cho các nhà quảng cáo, Facebook đã tổng hợp lại thành một loại duy nhất gọi là Meta Pixel.

1. Tracking Website Conversion

Mục đích đầu tiên mà pixel ảnh hưởng đến quảng cáo Facebook chính là theo dõi, ghi nhận các sự kiện chuyển đổi trên website (Tracking website conversion). Có tất cả 9 tác vụ mà hệ thống pixel có thể theo dõi trên website bao gồm xem nội dung, tìm kiếm sản phẩm, thêm vào giỏ hàng, thêm vào danh sách yêu thích, bắt đầu thanh toán, thêm thông tin thanh toán, mua hàng, đăng ký dùng thử, hoàn tất đăng ký.

Để sử dụng Meta pixel cho mục đích Tracking website conversion, bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Đăng nhập vào Facebook Ads Manager, tìm và chọn mục “Pixel”. Sau đó nhấn Tiếp tục.

Bước 2: Tại hộp thoại cài đặt pixel, bạn nhấn chọn “Tự cài đặt mã pixel”.

Bước 3: Lúc này, toàn bộ hộp thoại lấy mã sẽ hiện ra, tại mục số 2, bạn tiến hành Copy toàn bộ mã và Paste vào website để hoàn tất việc tạo pixel và gắn vào website.

Bước 4: Tiến hành thiết lập quá trình theo dõi kết quả.

Tại bước này, tùy thuộc vào mục đích của mỗi chiến dịch quảng cáo và vai trò của trang đích mà nhà quảng cáo có thể tùy chọn sự kiện theo dõi cho phù hợp. Với pixel, bạn cũng có thể tạo được nhiều chuyển đổi tùy chỉnh khác nhau.

Ví dụ: Một campaign quảng cáo đang chạy là dẫn khách truy cập vào trang đích để thu thập email. Lúc này, mục đích chính của chiến dịch là thu thập được càng nhiều email càng tốt. Khách hàng điền email xong thường sẽ được chuyển đến trang Thank you. Mã theo dõi chuyển đổi cần tracking sẽ tính dựa trên số lượt truy cập vào trang này.

2. Sử dụng Đối tượng tùy chỉnh cho retargeting

Việc sử dụng đối tượng tùy chỉnh (Custom Audience) để retargeting là một trong những ứng dụng pixel hiệu quả nhất. Để tạo tệp đối tượng, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Mở Facebook Manager, tại mục Tài sản, nhấn chọn “Đối tượng”.

Bước 2: Nhấn chọn “Tạo đối tượng tùy chỉnh”.

Bước 3: Hộp thoại Tạo đối tượng tùy chỉnh xuất hiện, nhấn chọn “Lưu lượng truy cập trang web”.

Bước 4: Bạn có thể chọn những audience ứng với từng mục đích khác nhau, phụ thuộc vào trang web mà bạn nhắm đến. Trong trường hợp bạn cài đặt pixel tại nhiều trang web, bạn có thể chọn các url đã được lưu lại từ trình đơn thả xuống.

Bằng cách làm này, bạn có thể tạo những chiến dịch retargeting hướng đến những đối tượng khách hàng có hành vi nhất định trong thời gian cụ thể dựa vào thời gian truy cập trên website. Tuy nhiên, thời gian lưu trữ của pixel tối đa là 180 ngày.

3. Tạo đối tượng tương tự (Lookalike audience)

Một ảnh hưởng tiếp theo của pixel lên Facebook Ads chính là tạo đối tượng tương tự với mục đích scale mạnh các campaign winning. Hiểu một cách đơn giản thì đây là tệp đối tượng có các đặc điểm về nhân khẩu học, hành vi mua sắm giống với tệp đối tượng mà bạn đã lưu lại trước đó.

Nội dung liên quan:  [:vi]Cách xem quảng cáo đối thủ với Facebook Ad Library đơn giản[:]

Hướng dẫn chi tiết cách cài Facebook pixel

Việc sử dụng pixel là cách làm tốt để có một chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách cài Meta pixel dành cho các nhà quảng cáo.

1. Tạo Facebook pixel

Bước 1: Truy cập vào link của Trình quản lý sự kiện của Facebook, trỏ vào biểu tượng ba gạch ngang chồng lên nhau rồi nhấn chọn “Trình quản lý sự kiện”.

Bước 2: Tại giao diện Trình quản lý sự kiện, chọn tài khoản quảng cáo mà bạn muốn gắn pixel tại góc phải màn hình. Sau đó nhấn chọn “Kết nối dữ liệu”.

Bước 3: Nhấn chọn “Kết nối với nguồn dữ liệu” ở thanh quản lý bên góc trái màn hình. Nhấn chọn “Web”, sau đó chọn “Kết nối” để chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 4: Tiến hành đặt tên cho pixel, rồi nhấn “Tạo pixel”.

Lưu ý: Với trình quản lý sự kiện thì mỗi tài khoản quảng cáo sẽ ứng với một pixel. Khi đặt tên, bạn cần đặt theo tên đại diện cho doanh nghiệp chứ không phải là tên một chiến dịch nào đó.

Bước 5: Nhập url trang web mà bạn muốn pixel ghi nhận thông tin để kiểm tra “Tích hợp đối tác”, sau đó nhấn “Kiểm tra”.

Bước 6: Chọn cách kết nối giữa Facebook pixel và website, bạn nên chọn “API chuyển đổi” và Meta pixel để đạt hiệu quả cao. Tiếp đến nhấn “Tiếp”.

Bước 7: Tiến hành thiết lập API chuyển đổi để kết nối hoạt động trên website. Chọn “Thiết lập thủ công” rồi nhấn “Tiếp”.

Bước 8: Tại giao diện “Tổng quan về quy trình triển khai thủ công”, nhấn chọn “Tiếp”.

Bước 9: Chọn chi tiết loại hình sự kiện. Tại mục “Thông số thông tin khách hàng”, bạn tích chọn những mục muốn Meta pixel theo dõi. Sau đó nhấn “Tiếp tục”.

Bước 10: Kiểm tra lại toàn bộ quá trình thiết lập Facebook pixel rồi chọn “Tiếp tục”.

Bước 11: Nhấn chọn “Tiếp tục thiết lập pixel” để hoàn tất.

2. Thêm mã Meta pixel vào website

Mục đích chính của việc làm này là để pixel thu thập thông tin trên trang web. Tuy nhiên ở bước này, tùy thuộc vào từng nền tảng webiste mà doanh nghiệp có những cách thực hiện khác nhau.

2.1. Sử dụng tích hợp đối tác

Bước 1: Truy cập vào Trình quản lý sự kiện như hướng dẫn ở trên. Lựa chọn pixel muốn thiết lập. Sau đó nhấn chọn “Tiếp tục thiết lập pixel”.

Bước 2: Nhấn chọn “Thiết lập bằng tiện ích của đối tác”, sau đó chọn “Tiếp tục”.

Bước 3: Lựa chọn đối tác có trong danh sách. Sau đó tiến hành làm theo hướng dẫn được ghi trên màn hình.

2.2. Hướng dẫn qua email

Bước 1: Truy cập vào Trình quản lý sự kiện như hướng dẫn ở trên. Lựa chọn pixel muốn thiết lập. Sau đó nhấn chọn “Tiếp tục thiết lập pixel”.

Bước 2: Nhấn chọn “Gửi hướng dẫn” cho nhà phát triển hoặc bên trung gian thiếp lập web qua email.

Bước 3: Nhập địa chỉ email của người nhận.

Bước 4: Nhấn chọn nút “Gửi” cuối trang là hoàn thành.

2.3. Thêm mã pixel bằng cách thủ công

Nếu không có tùy chọn phù hợp, bạn cần thực hiện thủ công theo các bước dưới đây:

Bước 1: Truy cập vào Trình quản lý sự kiện như hướng dẫn ở trên. Lựa chọn pixel muốn thiết lập. Sau đó nhấn chọn “Tiếp tục thiết lập pixel”.

Bước 2: Tại mục “Thêm mã Pixel vào trang web theo cách thủ công”, chọn nút “Tự cài đặt mã”.

Nội dung liên quan:  Từ ngữ vi phạm chính sách Facebook cập nhật 2024

Bước 3: Nhấn vào nút “Sao chép mã”.

Bước 4: Dán mã pixel vào tiêu đề của trang web ở ngay phía trên thẻ </head>. Sau đó, tiến hành dán phần mã cơ sở này vào cuối phần tiêu đề, ngay trên thẻ đóng tiêu đề (<head>Mã Facebook pixel</head>). Cuối cùng nhấn chọn “Tiếp tục”.

Bước 5: Lựa chọn xem có sử dụng kết hợp nâng cao tự động hay không rồi nhấn “Tiếp tục”.

Bước 6: Nhấn chọn nút “Xác minh miền”.

Bước 7: Nhấn chọn “Thêm”, sau đó chọn “Yêu cầu quyền truy cập vào miền”.

Bước 8: Gạt nút chọn quyền truy cập mà bạn muốn pixel quản lý, sau đó nhấn chọn “Yêu cầu quyền truy cập” để hoàn thành.

Làm sao để kiểm tra Meta Pixel có hoạt động hay không?

Để kiểm tra xem Meta pixel có hoạt động không thì cách đơn giản nhất là test qua Facebook Pixel Helper. Bạn cần cài đặt ứng dụng vào trình duyệt Chrome, sau đó truy cập vào trang web đã được gắn pixel và nhấn F5 để tải lại trang.

Nếu thấy ứng dụng báo hiệu màu xanh lá, đồng thời click vào thấy ID pixel kèm hành động tracking thì pixel đã được cài đặt thành công và hoạt động đúng với mục đích thiết lập.

Cách share Meta pixel giữa các tài khoản quảng cáo

Share Meta pixel giữa các tài khoản được sử dụng cho những doanh nghiệp có nhiều tài khoản quảng cáo khác nhau nhưng cùng phục vụ cho một mục đích kinh doanh với tệp đối tượng cụ thể. Khi đó, bạn có thể chia sẻ quyền cho các nhân viên chạy quảng cáo hoặc dùng làm dự phòng tình huống xấu.

Những người được chia sẻ Facebook pixel có thể xem được toàn bộ ID pixel và mã script. Chức này được đánh giá rất cao nhưng nó chỉ được áp dụng với những tài khoản quảng cáo business.

Để tiến hành share Facebook pixel, bạn cần thao tác với các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào “Cài đặt cho doanh nghiệp”. Tại mục “Nguồn dữ liệu” nhấn chọn “Pixel”.

Bước 2: Chọn pixel mà bạn muốn chia sẻ và nhấn chọn “Thêm người”.

Bước 3: Tại hộp thoại, bạn có thể lựa chọn quyền hạn cho người bạn muốn chia sẻ pixel.

Một số câu hỏi thường gặp

1. Tài khoản quảng cáo cá nhân có tạo Meta pixel được không?

Câu trả lời là có. Tài khoản quảng cáo cá nhân vẫn có thể tạo được Meta pixel nhưng giới hạn một pixel cho một tài khoản.

Còn đối với tài khoản quảng cáo doanh nghiệp thì bạn có thể tạo được nhiều pixel, tối đa là 100.

Một mã pixel gắn được tối đa bao nhiêu trang web?

Trên thực tế, một pixel có thể gắn không giới hạn website. Tuy nhiên, để tối ưu tốt nhất cho quảng cáo, đặc biệt là những thị trường ngách thì bạn nên sử dụng một pixel cho một website duy nhất.

Mặt khác, nếu bạn có nhiều website cùng ngành hàng và cùng nhắm đến một tệp khách hàng tương tự nhau thì có thể gắn chung một pixel.

Nuôi pixel là gì?

Nuôi pixel là việc tạo ra một danh sách đối tượng tương tác dựa trên dữ liệu từ Meta pixel. Hiểu một cách đơn giản là khi bạn sử dụng một pixel cho một lĩnh vực nhất định với một tệp đối tượng có đặc điểm chung (Ví dụ hướng quảng cáo đến những người thích đọc truyện tranh). Sau khoảng thời gian dài chạy quảng cáo đến tệp đối tượng này và giới thiệu cho họ các sản phẩm, chương trình ưu đãi khác nhau. Lúc này, pixel sẽ càng tối ưu được quảng cáo, tiếp cận đúng hơn, gần hơn đến các đối tượng tiềm năng.

Kết luận

Qua bài viết trên, BurgerPrints đã giúp bạn hiểu Meta pixel là gì cùng hướng dẫn chi tiết cách cài Facebook pixel. Với đoạn mã này, bạn sẽ có cơ hội tối ưu quảng cáo vượt trội, tăng khả năng chuyển đổi cũng như xây dựng thương hiệu lâu bền với khách hàng. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ tận dụng tốt cho các chiến dịch quảng cáo. Bên cạnh đó, để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về Facebook Ads, bạn hãy truy cập vào blog BurgerPrints nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader