Bạn có bao giờ bỏ lỡ những tin tức nóng hổi, những xu hướng mới nhất trong ngành của mình? Hay gặp khó khăn trong việc theo dõi hàng loạt thông tin từ nhiều nguồn khác nhau? Nếu câu trả lời là “có”, thì Google Alerts chính là giải pháp hoàn hảo dành cho bạn! Và nếu bạn vẫn chưa biết đến công cụ này thì trong bài viết dưới đây BurgerPrints sẽ giải thích cho bạn Google Alerts là gì? Cùng những lợi ích tuyệt vời mà công cụ này mang đến.
Google Alerts là gì?
Google Alerts là công cụ miễn phí của Google và được nền tảng này cho ra mắt vào năm 2003. Google Alerts cho phép bạn nhận thông báo qua email khi có bất kỳ nội dung mới nào liên quan đến từ khóa mà bạn quan tâm. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng cập nhật thông tin mới nhất về thị trường, đối thủ cạnh tranh, xu hướng ngành hay bất kỳ chủ đề nào mà bạn quan tâm trên Google.
Người dùng có thể tùy chỉnh tần suất nhận thông báo (ví dụ: hàng ngày, hàng tuần), cũng như điều chỉnh các nguồn thông tin (ví dụ: tin tức, blog, web) để đảm bảo nhận được nội dung phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Đối tượng của Google Alerts là ai?
Google Alerts là một công cụ miễn phí và dễ sử dụng. Ngay cả người không có kinh nghiệm về công nghệ cũng có thể dễ dàng sử dụng công cụ này với vài bước đơn giản. Google Alerts đặc biệt hữu ích với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cá nhân, chuyên gia marketing và SEO, nhà báo và blogger, cũng như các doanh nghiệp.
Lợi ích của Google Alerts
Google Alerts là một công cụ mạnh mẽ và tiện lợi giúp mọi người từ cá nhân đến doanh nghiệp quản lý thông tin một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất công việc.
Đối với cá nhân
- Theo dõi các chủ đề quan tâm: Giúp bạn cập nhật những thông tin mới nhất về các lĩnh vực bạn quan tâm như tin tức, thể thao, giải trí, và nhiều chủ đề khác.
- Chọn lọc thông tin: Công cụ này giúp bạn chọn lọc lượng thông tin khổng lồ trên Internet và chỉ nhận thông báo khi có nội dung mới phù hợp, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
Đối với chuyên gia Marketing và SEO
- Nắm bắt xu hướng ngành: Giúp bạn theo dõi và nắm bắt các xu hướng mới nhất trong ngành của mình.
- Phân tích đối thủ: Cung cấp thông tin về các hoạt động và chiến lược của đối thủ cạnh tranh.
- Bảo vệ danh tiếng thương hiệu: Theo dõi các thông tin liên quan đến thương hiệu của bạn, từ đó có thể kịp thời phản ứng nếu có thông tin tiêu cực.
- Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo: Cập nhật các ý tưởng mới và sáng tạo từ các nguồn khác nhau để áp dụng vào chiến lược marketing của mình.
Đối với nhà báo và blogger
- Cập nhật tin tức: Luôn cập nhật những tin tức mới nhất để phục vụ công việc viết bài.
- Tìm kiếm ý tưởng bài viết: Nhận được các ý tưởng bài viết mới từ các thông tin được cập nhật liên tục.
- Theo dõi phản hồi độc giả: Theo dõi các phản hồi và ý kiến của độc giả về các bài viết của mình một cách nhanh chóng và kịp thời.
Đối với doanh nghiệp
- Theo dõi thị trường: Google Alerts là “vũ khí bí mật” giúp doanh nghiệp theo dõi sát sao mọi diễn biến thị trường.
- Giám sát hoạt động đối thủ cạnh tranh: Nhận thông báo về mọi hoạt động của đối thủ cạnh tranh, từ đó có thể đưa ra chiến lược phản ứng kịp thời.
- Nắm bắt xu hướng thị trường: Cập nhật các xu hướng và sự kiện trong ngành một cách nhanh chóng, giúp doanh nghiệp thích ứng với thị trường.
- Cập nhật tin tức ngành: Luôn nắm bắt các tin tức và sự kiện quan trọng trong ngành để điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Hướng dẫn sử dụng Google Alerts cơ bản
Google Alerts là một công cụ rất dễ sử dụng, dưới đây là các bước đơn giản để bạn có thể sử dụng Google Alerts:
Bước 1: Đầu tiên, hãy tạo một tài khoản Google, nếu bạn đã có sẵn tài khoản Google thì hãy bỏ qua bước này và đi đến bước kế tiếp.
Bước 2: Truy cập vào trang Google Alerts.
Bước 3: Trong ô tìm kiếm trên trang Google Alerts, nhập từ khóa hoặc cụm từ bạn muốn theo dõi. Bạn có thể nhập tên công ty, sản phẩm hoặc chủ đề bạn quan tâm. Ví dụ: “Google Alerts”, https://burgerprints.com/,…
Bước 4: Nhấn vào “Show options” để tùy chỉnh cảnh báo. Bạn có thể chọn tần suất nhận thông báo, nguồn thông tin, ngôn ngữ, khu vực và số lượng kết quả. Dưới đây là một số tùy chọn giúp tối ưu kết quả tìm kiếm:
Tùy chọn | Mô tả | Các lựa chọn sẵn |
Tần suất | Tùy chọn tần suất bạn muốn được thông báo |
|
Nguồn | Những nguồn cụ thể mà bạn muốn Google theo dõi như là tin tức, blog, web, video, sách, thảo luận. Bạn có thể chọn “tự động” nếu bạn không chắc chắn được nguồn tin mà bạn muốn nhận |
|
Ngôn ngữ | Tùy chọn ngôn ngữ bạn sử dụng | Có hơn 45 ngôn ngữ của các quốc gia cho bạn tùy chọn (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn,…) |
Vùng | Tùy chọn khu vực/quốc gia cụ thể mà bạn muốn theo dõi | Có hơn 50 quốc gia cho bạn tùy chọn (Việt Nam, Hàn, Anh, Nhật, Mỹ,…) |
Số lượng | Số lượng thông báo mà bạn sẽ nhận được |
|
Gửi tới | Địa chỉ email bạn muốn Google Alerts gửi thông báo tới |
|
Sau khi chọn các tùy chọn theo nhu cầu, bạn sẽ thấy bản xem trước bên dưới các tùy chọn này. Nếu bạn muốn thay đổi các tùy chọn vẫn có thể thoải mái chọn lại.
Bước 5: Nhấn vào nút “Create Alert” để hoàn tất. Google Alerts sẽ bắt đầu gửi thông báo qua email theo thiết lập của bạn.
Sau khi một hoặc hai tuần, bạn có thể đánh giá định kỳ các cảnh báo hiện tại của bạn và xác định tính hiệu quả cũng như có sự điều chỉnh cần thiết. Để Google Alerts hoạt động tốt nhất, hãy chủ động loại bỏ những cảnh báo không còn hữu ích và thêm những cảnh báo mới phù hợp.
Một số mẹo sử dụng Google Alerts hiệu quả
Bạn có biết rằng ngoài các cách sử dụng cơ bản ở trên, bạn có thể tận dụng Google Alerts để gia tăng hiệu quả công việc đáng kể không? Google Alerts rất đơn giản để sử dụng và mang lại nhiều lợi ích, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng các toán tử nâng cao của Google Search để tối ưu hóa Google Alerts.
1. Sử dụng các toán tử nâng cao của Google Search
Dưới đây, BurgerPrints sẽ chia sẻ một số mẹo để có thể tận dụng Google Alert một cách hiệu quả để tối ưu việc nhận thông tin về những lĩnh vực bạn quan tâm:
- Để tìm kiếm một cụm từ cụ thể, hãy đặt nó trong dấu ngoặc kép (“”). Ví dụ: “tên thương hiệu” sẽ chỉ tìm các thông tin chưa chính xác cụm từ này.
- Sử dụng dấu trừ (-) để loại trừ các kết quả không mong muốn. Ví dụ: nếu bạn muốn tìm kiếm về Apple nhưng không muốn kết quả liên quan đến quả táo, bạn có thể nhập “Apple -quả táo”.
- Sử dụng dấu sao (*) để mở rộng phạm vi cảnh báo. Ví dụ, nếu bạn muốn nhận thông báo về các sản phẩm của Samsung với các nhánh như điện thoại, máy tính bảng, điện gia dụng,… bạn có thể đặt cảnh báo cho ” * Samsung” để nhận được các thông tin liên quan đến tất cả các tên này.
2. Theo dõi content của đối thủ
Google Alerts là một công cụ rất hữu ích cho các SEO-ers có thể theo dõi những hoạt động của đối thủ cạnh tranh trên internet. Bạn chỉ cần thêm liên kết website của đối thủ vào ô truy vấn tìm kiếm. Bất cứ cập nhật nào mới trên website của họ đều sẽ được gửi thông báo cho bạn qua email.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm tên thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của đối thủ hay những từ khóa liên quan đến lĩnh vực mà đối thủ hoạt động làm truy vấn tìm kiếm để theo dõi những thông tin về đối thủ trên các trang báo trực tuyến, blog,…
3. Cảnh giác với các tấn công chèn liên kết
Bạn cũng có thể sử dụng tên thương hiệu, tên miền website của mình làm từ khóa trong ô truy vấn tìm kiếm để theo dõi hoạt động của chính website của mình và tối ưu hóa chiến lược SEO. Việc này giúp thiết lập các cảnh báo để phát hiện người khác hoặc đối thủ đi backlink kém chất lượng trỏ về website. Từ đó, tối ưu hóa tối ưu hóa thứ hạng SEO, cải thiện trải nghiệm người dùng tốt hơn và nâng cao chất lượng trang web với Google.
4. Tận dụng để đăng guest post
Google Alerts còn là công cụ tuyệt vời để bạn tìm kiếm và đăng guest post. Dành cho những ai chưa biết thì guest post là việc bạn đăng bài trên một website của người khác với tư cách là khách và nhận được một backlink trỏ về website của bạn.
Việc đăng guest post sẽ hỗ trợ SEO website tốt hơn. Khi bạn đăng bài viết lên blog hay website của đối tác, họ sẽ cho bạn đi backlink về website của bạn đang muốn SEO. Nếu website bạn đặt backlink là website uy tín, chất lượng, có traffic cao và liên quan đến lĩnh vực trên website của bạn thì bạn sẽ có ngay một backlink thực sự chất lượng.
Bạn có thể tận dụng tính năng của Google Alerts để tìm kiếm các blog, website liên quan đến lĩnh vực của bạn với cụm từ khóa như: guest post, đăng bài cộng tác, chủ đề bạn quan tâm + “guest post by” (ví dụ: kiếm tiền online + “guest post by”),… Sau đó chọn lọc các kết quả theo mức độ uy tín, lưu lượng truy cập của website.
5. Tìm và trả lời câu hỏi trong lĩnh vực của bạn
Ngoài ra, Google Alerts còn có thể giúp bạn nhận thông báo về các câu hỏi được đặt trên các diễn đàn hoặc các trang hỏi đáp liên quan đến lĩnh vực của bạn, giúp xây dựng uy tín và tăng cường tương tác với cộng đồng. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để giải đáp những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của bạn một cách kịp thời.
Để làm được việc này, bạn cần thiết lập truy vấn tìm kiếm theo cấu trúc dưới đây:
[chủ đề] + site:[forum1.com] HOẶC site:[forum2.com] HOẶC site:[qawebsite.com] + intitle:(ai|gì|khi nào|ở đâu|như thế nào)
Ví dụ: print on demand blog.burgerprints.com HOẶC burgerprints.com HOẶC https://burgerprints.com/email-faq/ gì
6. Tạo nhiều cảnh báo khác nhau về cùng một lĩnh vực
Bạn có thể tạo nhiều cảnh báo khác nhau trên Google Alerts cùng một lúc, để theo dõi nhiều mặt của một chủ đề. Ví dụ: Tạo cảnh báo cho tên thương hiệu, sản phẩm và cả từ khóa liên quan.
Lời kết
Như vậy BurgerPrints đã giải thích chi tiết Google Alerts là gì? Hướng dẫn sử dụng Google Alerts cơ bản và những lợi ích tuyệt vời mà công cụ này mang đến cho cá nhân, doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn biết và hiểu hơn về công cụ miễn phí này, từ đó có thể ứng dụng vào công việc nghiên cứu, học tập, kinh doanh của bản thân. Đừng quên thường xuyên ghé blog của BurgerPrints để đọc thêm các bài viết thú vị khác của chúng tôi nhé!