connect-telegram

7 ý tưởng xây dựng Customer Loyalty hiệu quả bạn nên biết

Xây dựng lòng trung thành của khách hàng là yếu tố quyết định để gia tăng doanh thu và duy trì sự phát triển bền vững trong kinh doanh Print-on-Demand. Để giúp seller tối ưu hóa chiến lược này, hãy cùng BurgerPrints khám phá 7 ý tưởng xây dựng customer loyalty hiệu quả và các case study từ những thương hiệu nổi tiếng như Nike và Sephora đã thành công trong việc tăng cường lòng trung thành của khách hàng trong bài viết này nhé!

Customer loyalty là gì?

Customer loyalty (lòng trung thành của khách hàng) là sự cam kết của khách hàng đối với một thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Khách hàng trung thành thường tiếp tục mua sắm từ cùng một thương hiệu, không chỉ vì chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà còn do sự hài lòng, tin tưởng và mối quan hệ tích cực đã được xây dựng. Lòng trung thành của khách hàng có thể được đo lường qua các chỉ số như tần suất mua hàng, giá trị đơn hàng trung bình và sự sẵn sàng giới thiệu thương hiệu cho người khác.

Đây là một tài sản vô cùng quý giá cho doanh nghiệp. Nó không chỉ đơn thuần là việc khách hàng quay lại mua hàng nhiều lần mà còn là sự gắn kết sâu sắc giữa khách hàng và thương hiệu.

Customer loyalty là gì?

Tầm quan trọng của lòng trung thành khách hàng

Customer loyalty mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như:

  • Tăng doanh thu: Khách hàng trung thành thường có xu hướng mua sắm với đơn hàng lớn hơn và mua sắm thường xuyên hơn. Thêm vào đó, họ có khả năng mua nhiều sản phẩm/dịch vụ khác nhau của cùng một thương hiệu và sẵn sàng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho bạn bè và người thân, giúp doanh nghiệp có thể mở rộng lượng khách hàng mới.
  • Giảm chi phí: Việc giữ chân khách hàng cũ luôn rẻ hơn so với việc tìm kiếm khách hàng mới. Thêm vào đó, họ thường ít khi phàn nàn và dễ dàng tha thứ cho những sai sót nhỏ. Theo một báo cáo, khách hàng trung thành có khả năng mua hàng nhiều hơn tới 70% so với khách hàng mới và 46% trong số họ chi tiêu nhiều hơn khi tham gia các chương trình doanh nghiệp tạo riêng cho khách hàng trung thành.
  • Tăng lợi nhuận: Khi khách hàng đã quen thuộc với sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm thay vì phải liên tục quảng bá. Một nghiên cứu của Microsoft phát hiện ra rằng 95% người tiêu dùng thừa nhận rằng dịch vụ khách hàng ảnh hưởng đến lòng trung thành với thương hiệu. Đồng thời, Zendesk cũng báo cáo rằng 81% người mua cho biết trải nghiệm tích cực làm tăng cơ hội mua hàng lần nữa của họ. Họ chính là những đại sứ thương hiệu hiệu quả nhất của doanh nghiệp.
  • Tăng Customer Lifetime Value (giá trị vòng đời khách hàng): Khách hàng trung thành không chỉ mua sắm nhiều lần mà còn mang lại giá trị lâu dài cho doanh nghiệp. Customer Lifetime Value (CLV) tăng khi khách hàng gắn bó lâu hơn, thường xuyên mua sắm và chi tiêu nhiều hơn.
Nội dung liên quan:  Bundling là gì? Chiến lược tối đa hóa doanh thu với Bundling

Tầm quan trọng của lòng trung thành khách hàng

Những con số này cho thấy tầm quan trọng của việc triển khai các chương trình khách hàng thân thiết để thúc đẩy tăng trưởng.

7 ý tưởng xây dựng customer loyalty hiệu quả cho doanh nghiệp

Xây dựng lòng trung thành của khách hàng không chỉ giúp doanh nghiệp ổn định doanh thu mà còn tạo ra mối quan hệ bền vững với khách hàng. Đặc biệt, đối với seller POD, việc giữ chân khách hàng cũ có thể là yếu tố quyết định sự thành công lâu dài. Dưới đây là 7 ý tưởng đơn giản nhưng hiệu quả giúp seller bắt đầu xây dựng lòng trung thành từ hôm nay.

1. Giveaways

Tổ chức giveaways để tặng quà miễn phí cho khách hàng may mắn luôn là cách thu hút khách hàng hiệu quả. Seller hãy tìm hiểu sở thích của khách hàng và tặng họ những sản phẩm mà họ yêu thích. Điều này không chỉ giúp giữ chân khách hàng hiện tại mà còn thu hút thêm khách hàng mới và lan tỏa thương hiệu. Seller có thể hợp tác với các influencer trong lĩnh vực của mình để quảng bá chương trình tặng quà và mở rộng phạm vi tiếp cận.

7 ý tưởng xây dựng customer loyalty cho seller POD

2. BOGO và phiếu giảm giá

BOGO, hay Buy One Get One (Mua 1 tặng 1) là chiến lược hấp dẫn để khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn. Seller có thể tổ chức chương trình giảm giá mua một tặng một đặc biệt chỉ dành cho khách hàng trung thành. Hoặc tung ra phiếu giảm giá.

Cả hai loại ưu đãi này đều là các cách hiệu quả để giữ chân khách hàng. 61% người tiêu dùng cho biết họ thường xuyên sử dụng chúng.

BOGO và phiếu giảm giá

3. Thẻ quà tặng

Thẻ quà tặng là một ý tưởng tuyệt vời để seller giữ chân khách hàng và thu hút khách hàng mới. Để tối đa hiệu quả của chiến lược này, bạn nên chọn những món quà cần có tính ứng dụng cao, phổ biến để giúp khách hàng dễ dàng sử dụng hoặc áp dụng sau đó.

Ví dụ, Seller có thể khuyến khích việc mua thẻ quà tặng bằng cách tặng thêm một thẻ quà tặng trị giá 5 đô la cho lần mua hàng tiếp theo khi hóa đơn trị giá 25 đô la trở lên.

Thẻ quà tặng

4. Thành viên VIP

Khách hàng là yếu tố quan trọng của doanh nghiệp, vì vậy họ cần cảm thấy mình là người đặc biệt. Seller có thể cung cấp các đặc quyền như quyền truy cập sớm vào sản phẩm mới hoặc tham gia các sự kiện nội bộ dành riêng cho thành viên VIP.

Thành viên VIP

5. Tặng điểm mua hàng

Hệ thống tích điểm là một trong những chương trình dành cho khách hàng trung thành phổ biến, nơi khách hàng được tích điểm cho mỗi lần mua hàng. Những điểm này có thể được sử dụng để đổi lấy mã giảm giá hoặc sản phẩm miễn phí.

Nội dung liên quan:  Cách tận dụng quảng cáo Snapchat hiệu quả cho nhà bán hàng

6. Khuyến mại

Miễn phí vận chuyển là một ưu đãi hấp dẫn đối với 90% người mua sắm trực tuyến. Seller nên xem xét chi phí vận chuyển và cân nhắc cung cấp miễn phí vận chuyển cho khách hàng thường xuyên để khuyến khích họ mua sắm thêm.

Khuyến mại

7. Chương trình trả sau

Để giữ chân khách hàng, bạn có thể cung cấp lựa chọn trả sau (buy now pay later) cho các sản phẩm có giá trị cao. Điều này giúp khách hàng dễ dàng mua sắm mà không cần thanh toán ngay toàn bộ chi phí.

4 case study về xây dựng lòng trung thành khách hàng hiệu quả

1. Nike 

Chương trình NikePlus Membership của Nike cung cấp các lợi ích hấp dẫn, nhưng điều quan trọng là các lợi ích này luôn nằm trong khả năng của công ty. Nike đảm bảo rằng tất cả các ưu đãi, từ tùy chỉnh sản phẩm đến hướng dẫn tập luyện cá nhân, đều không gây căng thẳng cho nguồn lực của công ty. Điều này giúp thương hiệu duy trì sự cam kết với khách hàng mà không làm ảnh hưởng đến khả năng tài chính.

Chương trình NikePlus Membership của Nike

2. The North Face 

Chương trình “VIPeak” của The North Face xây dựng dựa trên mong đợi của khách hàng với năm yếu tố chính: nhu cầu và mong muốn của khách hàng, mang lại giá trị về tiền mặt, sự lựa chọn, khát vọng, sự liên quan và tiện lợi. Khách hàng tích lũy điểm để nhận phần thưởng bằng tiền mặt và có thể sử dụng ở bất kỳ cửa hàng nào của thương hiệu. Chương trình cũng cung cấp các quyền lợi độc quyền như thử nghiệm sản phẩm mới dành riêng cho khách hàng trung thành.

Chương trình "VIPeak" của The North Face

3. Sephora

“Beauty Insider” của Sephora là một mô hình xuất sắc về hệ thống chăm sóc khách hàng trung thành theo tầng. Chương trình này không chỉ khuyến khích khách hàng chi tiêu mà còn đảm bảo rằng khách hàng trung thành nhất nhận được phần thưởng lớn nhất. Khi chi tiêu nhiều hơn, các thành viên sẽ thăng tiến lên các cấp độ cao hơn với những phần thưởng ngày càng có giá trị như hệ số nhân điểm, giảm giá độc quyền và quà sinh nhật. Với các tầng khác nhau như Insider, VIB, và Rouge, chương trình này cung cấp từ ưu đãi vận chuyển miễn phí đến các sự kiện giảm giá theo mùa và quyền truy cập sớm vào sản phẩm mới.

"Beauty Insider" của Sephora

4. Bed Threads

Chương trình “Dream Club” của Bed Threads  sử dụng phương pháp gamified, kết hợp giữa khuyến khích mua sắm và tương tác trên mạng xã hội, tạo ra hệ thống điểm thưởng và các cấp độ thành viên từ “Dreamer” đến “Deep Sleeper”. Khách hàng có thể tích điểm thông qua mua hàng, tương tác trên mạng xã hội và các hoạt động khác. Mỗi cấp độ mang đến những lợi ích độc đáo như quyền truy cập sớm vào sản phẩm mới và ưu đãi đặc biệt cho thành viên.

Chương trình "Dream Club" của Bed Threads

Một số lưu ý khi xây dựng chương trình Customer Loyalty

Khi xây dựng chương trình customer loyalty, seller cần chú ý đến những yếu tố sau để xây dựng một chương trình customer loyalty mạnh mẽ, tăng cường sự gắn kết của khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng trong dài hạn:

  • Đo lường hiệu quả chương trình: Thiết lập các chỉ số KPI cụ thể như tỷ lệ giữ chân khách hàng, giá trị vòng đời khách hàng (CLV) và tỷ lệ chuyển đổi, để theo dõi và đánh giá những chỉ số này, từ đó điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.
  • Kiên trì và nhất quán: Loyalty programs đòi hỏi thời gian để xây dựng và phát triển, không thể mong đợi kết quả ngay lập tức. Vậy nên, seller phải kiên trì và duy trì chương trình trong thời gian dài.
  • Cá nhân hóa trải nghiệm: Khách hàng ngày càng mong đợi các trải nghiệm cá nhân hóa. Sử dụng dữ liệu để hiểu rõ nhu cầu, sở thích của khách hàng và cung cấp các ưu đãi, phần thưởng phù hợp. Ví dụ, chương trình có thể bao gồm các đề xuất sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên lịch sử mua hàng của khách hàng.
  • Thu thập phản hồi và cải tiến liên tục: Sử dụng các khảo sát và phản hồi từ khách hàng để cải thiện chương trình loyalty. Lắng nghe ý kiến của khách hàng giúp bạn phát hiện ra những điểm yếu và cơ hội để cải tiến, từ đó làm chương trình trở nên hấp dẫn hơn.
  • Tương tác đa kênh: Tận dụng các kênh như email, mạng xã hội, và ứng dụng di động để giữ liên lạc với khách hàng. Đảm bảo thông điệp và ưu đãi được truyền tải đồng bộ và nhất quán trên tất cả các kênh, giúp khách hàng luôn cảm thấy gắn bó và quan tâm.
  • Đơn giản hóa quy trình tham gia: Một chương trình loyalty hiệu quả cần dễ hiểu và dễ tham gia. Tránh các bước đăng ký phức tạp hoặc yêu cầu quá nhiều thông tin, điều này có thể làm khách hàng nản lòng. Đảm bảo rằng khách hàng có thể dễ dàng tham gia và bắt đầu tích lũy phần thưởng.
  • Giá trị lâu dài và bền vững: Tạo ra các giá trị thực sự và bền vững cho khách hàng, thay vì chỉ tập trung vào các lợi ích ngắn hạn. Điều này bao gồm việc cung cấp các phần thưởng có giá trị thực tế và tạo ra một mối quan hệ lâu dài dựa trên sự tin tưởng và cam kết giữa thương hiệu và khách hàng.
Nội dung liên quan:  Tất tần tật về tính năng Boost Upsell của ShopBase

Một số lưu ý khi xây dựng chương trình Customer Loyalty

Tổng kết

Tóm lại, xây dựng customer loyalty không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ với khách hàng mà còn thúc đẩy doanh thu và sự phát triển bền vững trong kinh doanh Print-on-Demand. Áp dụng các ý tưởng như Giveaways, chương trình BOGO và thẻ quà tặng có thể tạo ra sự kết nối mạnh mẽ và khuyến khích khách hàng quay lại.

Bài viết trên đây của BurgerPrints đã chia sẻ chi tiết 7 ý tưởng xây dựng customer loyalty hiệu quả và các case study từ những thương hiệu nổi tiếng như Nike và Sephora đã thành công trong việc tăng cường lòng trung thành của khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và tối ưu hóa quy trình giữ chân khách hàng cũ. Đừng quên thường xuyên ghé blog của BurgerPrints để đọc thêm các bài viết thú vị của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader