Có lẽ thời gian gần đây bạn nghe nhắc rất nhiều đến ChatGPT – một chatbot AI được đồn đoán có khả năng thay thế cả con người. Vậy ChatGPT là gì, và làm thế nào để ứng dụng nó vào ngành print on demand? Tìm hiểu ngay cùng BurgerPrints trong bài viết dưới đây.
1. ChatGPT là gì? ChatGPT có miễn phí không?
ChatGPT có tên đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer, đây là một chatbot AI do OpenAI tạo ra và phát triển. ChatGPT được xây dựng dựa trên công nghệ ngôn ngữ GPT-3.5, một dòng mô hình ngôn ngữ lớn (language models) của OpenAI, được đào tạo trên một lượng lớn dữ liệu văn bản từ nhiều nguồn khác nhau, và được tinh chỉnh bằng kỹ thuật học có giám sát và tăng cường (supervised and reinforcement learning).
Hiểu một cách đơn giản thì ChatGPT chính là một AI (Trí tuệ nhân tạo) có thể trả lời các câu hỏi về mọi lĩnh vực mà bạn đưa ra dưới dạng mô phỏng một cuộc trò chuyện, đối thoại. Và không chỉ đưa ra những câu trả lời thông thường, Chat GPT có thể viết thư, làm thơ, soạn nhạc, làm luận văn và thậm chí là sửa lỗi lập trình…
Chính vì vậy mà ngay sau khi ra mắt vào tháng 11/2022, Chat GPT đã ngay lập tức thu hút được đông đảo sự chú ý của công chúng. Đặc biệt là khi OpenAI đang cho người dùng sử dụng ChatGPT miễn phí. Tuy nhiên rất có thể trong tương lại, tổ chức này sẽ thu phí từ người dùng để tiếp túc phát triển sản phẩm cũng như tái đầu tư vào tổ chức.
Hiện nay, ChatGPT chưa được hỗ trợ tại Việt Nam, nhưng vẫn có cách để người Việt Nam có thể đăng ký tài khoản và sử dụng công cụ này. Đọc đến cuối để xem hướng dẫn chi tiết nhé!
2. Ưu, nhược điểm của ChatGPT
2.1 Ưu điểm và ứng dụng đáng chú ý của Chat GPT
Một trong những ưu điểm chính của ChatGPT là khả năng tạo ra cuộc trò chuyện giống con người dựa trên những truy vấn hoặc câu lệnh do người dùng đặt. Nó tương tự như trợ lý ảo Siri của Apple và Alexa của Amazon. Với kĩ thuật tạo ngôn ngữ tiên tiến, ChatGPT có thể cung cấp cuộc trò chuyện hấp dẫn người dùng với nhiều thông tin về các chủ đề khác nhau.
Bên cạnh đó, nhờ được xây dựng dựa trên công nghệ ngôn ngữ GPT-3.5, một trong những hệ thống AI quan trọng nhất từng được sản xuất, nên chất lượng của các văn bản do ChatGPT tạo ra rất gần gũi, khó phân biệt được có phải do con người viểt hay không.
ChatGPT cũng được biết đến với tính linh hoạt cao. Nó có thể viết nội dung tương tự các copywriter AI thương mại. Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng nó thậm chí có thể sáng tác nhạc, viết truyện ngắn, làm thơ, tạo outline cho những nhà sáng tạo nội dung, tóm tắt, tổng hợp và giải thích chi tiết từng phần trong bài viết. Một ứng dụng thú vị khác của ChatGPT là nó có thể viết và gỡ lỗi cho các chương trình máy tính.
Một ưu điểm khác của ChatGPT là khả năng học hỏi và thích nghi với bối cảnh mới. ChatGPT có thể lưu giữ thông tin từ các cuộc trò chuyện trước đó và sử dụng thông tin đó để tạo ra phản hồi phù hợp và được cá nhân hoá. Điều này cho phép nó cung cấp trải nghiệm người dùng tự nhiên và trực quan hơn.
Bên cạnh đó, ChatGPT luôn được cải tiến thông qua đào tạo tích cực bằng cách sử dụng học tập có giám sát và tăng cường. Người dùng có thể đồng ý hoặc không đồng ý với phản hồi của ChatGPT, đồng thời cung cấp phản hồi bổ sung để chỉnh sửa thông tin.
2.2. Điểm hạn chế của Chat GPT
Mặc dù có rất nhiều tính năng và ứng dụng hữu ích, nhưng ChatGPT vẫn còn một số hạn chế nhất định. Đôi khi, ChatGPT không thể tạo ra các phản hồi hoàn hảo, nó có thể đưa ra những phản hồi không chính xác và mơ hồ. Các văn bản bề ngoài có vẻ hợp lý những thực chất lại sai lệch thông tin hoặc vô nghĩa. Hơn nữa khi cần lấy thông tin từ ChatGPT thì nó không cung cấp nguồn tài liệu tham khảo, trích dẫn. Vì thế khi sử dụng ChatGPT, cần cẩn thận hoặc kiểm tra tính chính xác của thông tin.
Một số nguyên nhân thường gặp gây ra câu trả lời sai lệch là do hạn chế thông tin về sự kiện sau năm 2021 hoặc do chất lượng câu hỏi đầu vào. ChatGPT là mô hình AI này không thể tự truy cập Internet để truy xuất dữ liệu. Phiên bản ra mắt vào tháng 11 năm 2022 chỉ có thể cung cấp các thông tin xảy ra từ năm 2021 trở về trước. Việc thiếu thông tin trong khoảng thời gian sau năm 2021 có thể gây ảnh hưởng đến tính chính xác của câu trả lời.
Câu trả lời của ChatGPT còn có thể bị ảnh hưởng bởi câu hỏi đầu vào, bởi chất lượng câu hỏi đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng câu trả lời. ChatGPT cũng không thể đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi quá cụ thể, chi tiết và dài dòng. Bởi những lí do trên, khi sử dụng ChatGPT, người dùng cần cẩn thận và xác minh lại tính chính xác của thông tin.
Ngoài ra, ChatGPT có tác động tiềm ẩn đến quyền riêng tư của người sử dụng. Vì nó có thể lưu giữ thông tin từ các cuộc trò chuyện trước đó nên đây có thể là vấn đề đáng lo ngại về cách nó sẽ sử dụng những dữ liệu cá nhân thu thập được. Các nhà phát triển và người sử dụng ChatGPT cần xem xét cẩn thận việc này.
3. Cách sử dụng ChatGPT hiệu quả cho Seller Print on demand
ChatGPT có thể ứng dụng vào đa dạng ngành nghề bởi nó có khả năng cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi về nhiều lĩnh vực khác nhau. Và Print on demand cũng không ngoại lệ, ChatGPT chắc chắn sẽ trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho các Seller trong quá trình tìm kiếm ý tưởng, nghiên cứu sản phẩm và viết nội dung, quảng cáo… Cùng BugerPrints tìm hiểu ngay các cách để khai thác hết tiềm năng của công cụ này.
3.1. Tìm kiếm ngách, sản phẩm POD mới
Có nhiều cách để bạn có thể sử dụng ChatGPT tìm kiếm ngách, sản phẩm POD mới. BurgerPrints gợi ý cho bạn một số cách như sau.
Đầu tiên là về tìm kiếm những sản phẩm mới, bạn có thể tham khảo một số mẫu câu như sau:
- What are the most popular new <tên danh mục sản phẩm>?
- What are the most popular new <tên danh mục danh mục sản phẩm> that cost between <khoảng giá>?
- What are the most popular new <tên danh mục> on <tên marketplace>?
- What are the best cross-selling products for <tên sản phẩm>?
Bên cạnh cách đặt câu hỏi trực tiếp, bạn có thể kết hợp ChatGPT với Google Keyword Planner để tìm ra những ngách độc đáo cho gian hàng print on demand của mình. Trong bài blog trước, BurgerPrints đã hướng dẫn bạn cách đăng nhập Google Keyword Planner, bạn có thể xem lại tại đây: https://burgerprints.com/vi/cong-cu-tim-hieu-xu-huong-thi-truong-pod/.
Sử dụng Google Keyword Planner để tìm ra các từ khoá tiềm năng, bạn có thể tìm kiếm theo mẫu <sản phẩm> * <chủ đề>, ví dụ “t-shirt * my son”, “mug * dog”… Nhớ chuyển ngôn ngữ và vùng tìm kiếm sang English, United State hoặc nước nào bạn đang nhắm đến trước khi ấn “Get result”. Google Keyword Planner sẽ trả cho bạn một bảng kết quả và dự báo số lượng tìm kiếm cho từng từ khoá.
Việc của bạn tìm lọc trong danh sách đó ra những từ khoá tiềm năng với số lượng tìm kiếm cao, bạn cũng có thể research lại trước trên các website thương mại điện tử như Amazon, Etsy, Redbubble… để đảm bảo số lượng đối thủ cạnh tranh không quá cao. Sau đó sử dụng ChatGPT để có thêm các ý tưởng mới cho sản phẩm của mình với mẫu câu như “Write t-shirt designs around the idea of <từ khoá bạn tìm được>”, hoặc “Write 5 funny t-shirt slogan around the idea of <từ khoá bạn tìm được>…
Còn cách nào để ứng dùng ChatGPT trong việc tìm kiếm ngách, sản phẩm POD mới mà BurgerPrint chưa nhắc đến? Anh em Seller cùng chia sẻ thêm ngay ở phía dưới bài viết này nhé.
3.2. Cung cấp chi tiết ý tưởng thiết kế
Sau khi tìm thấy các ý tưởng mới cho sản phẩm, hoặc tìm được một ngách rất độc đáo, nhưng bạn lại bí ý tưởng thiết kế. Đây là lúc ChatGPT sẽ phát huy tác dụng rất tốt trong việc cung cấp chi tiết những ý tưởng thiết kế thú vị.
Ví dụ, trong dip Valentine tới đây, bạn tìm được ngách thú vị về “Pitbull”, và sản phẩm bạn hướng đến là mug, bạn có thể đặt câu hỏi cho ChatGPT như sau: “Can you please suggest me good pitbull mug design ideas for Valentine 2023?”. ChatGPT sẽ trả lời câu hỏi bằng cách liệt kê ra các ý tưởng thiết kế sáng tạo cho bạn.
Và nếu có ý tưởng nào hợp ý bạn, và bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về ý tưởng đó thì hoàn toàn có thể hỏi rõ hơn với những câu hỏi như “Can your please describe the number 3 suggestion for me? What are the suitable colors? Do I need to add any other symbols like flowers, which one is better?”. ChatGPT sẽ đưa ra giải đáp chi tiết cho bạn, càng hỏi kĩ thì bạn sẽ càng dễ dàng trong việc hình dung những gợi ý của ChatGPT và dễ dàng ứng dụng nó vào thiết kế sản phẩm của mình.
3.3. Nghiên cứu khách hàng
ChatGPT còn có thể trở thành công cụ hỗ trợ việc nghiên cứu khách hàng: xác định khách hàng mục tiêu và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Về xác định khách hàng mục tiêu, chúng ta cùng tiếp tục với ví dụ ở trên, ngay sau khi hỏi chi tiết về ý tưởng thiết kế cho sản phẩm “pitbull mug”, bạn có thể nghiên cứu khách hàng, nhóm đối tượng mục tiêu dành riêng cho sản phẩm đó với dạng câu hỏi như “What would be the best targeted audience for this mug?”.
Bạn cũng có thể hỏi thêm về độ tuổi, giới tính, vị trí địa lí… để xác định rõ ràng nhất chân dung khách hàng cho sản phẩm này. Ngoài ra bạn cũng có thể chủ động cung cấp thông tin về sản phẩm của mình rồi đặt câu hỏi cho ChatGPT để tìm ra đối tượng khách hàng mục tiêu.
Còn về tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, thì khi bắt đầu bán một sản phẩm mới, có một số vấn đề mà bạn cần tìm hiểu trước, ví dụ như khách hàng đang mong muốn gì ở sản phẩm X, điều gì khiến khách hàng không hài lòng với sản phẩm X sẵn có trên thị trường, làm cách nào để giải quyết chúng, hay làm thể nào để sản phẩm của mình nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh…
Và cách hiệu quả để trả lời những câu hỏi trên là đọc đánh giá của khách hàng về các sản phẩm tương tự hiện có trên thị trường. Với ChatGPT bạn có thể thực hiện nghiên cứu nhanh chóng và hiệu quả hơn bằng cách phân tích những thông tin bạn cung cấp.
Trước hết, bạn tìm kiếm những sản phẩm tương tự có doanh số và đánh giá cao nhất trên Amazon, Etsy hoặc sàn thương mại mà bạn đang sử dụng. Sử dụng tool hoặc extension trên chrome để thu thập thông tin, các bài đánh giá của khách hàng (Ví dụ: Instant Data Scraper, Web Scraper, NoCoding Data Scraper…).
Bạn có thể sử dụng câu lệnh như sau:
- I will provide you with some customer reviews. You will synthesize the challenges and pain points these customers faced to pull this product into their lives. Focus only on the situation they’re in. [Paste reviews]. (Để tìm ra pain points – điểm đau của khách hàng)
- I will provide you with customer reviews. You will synthesize the attributes that enabled these customers to get their job done effectively. [Paste reviews]. (Để hiểu mong muốn, kỳ vọng của khách hàng)
- I will provide you with some reviews. You will synthesize the desired outcomes into themes these customers were looking for when they used the product. Sort it by the most to least important depending on the number of occurrences. Keep it solution agnostic. [Paste reviews]. (Để hiểu họ thích gì về sản phẩm)
- I will provide you with customer reviews. You will synthesize the attributes that caused anxieties towards getting their job done. [Paste reviews]. (Để hiểu họ không thích gì về sản phẩm)
Chỉ với vài bước cơ bản, bạn đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian nghiên cứu khách hàng. Hơn nữa, dựa vào những thông tin mà bạn đã trao đổi với ChatGPT, bạn có thể yêu cầu nó viết ra bài quảng cáo, hoặc bài mô tả thu hút đối tượng khách hàng đó.
3.4. Hỗ trợ viết các loại nội dung
Một trong những tính nổi bật nhất của ChatGPT hiện nay chính là khả năng viết đa dạng nội dung. Đây là công cụ hữu ích giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc sản xuất các nội dung hấp dẫn, chuẩn SEO. Một số nội dung mà bạn có thể yêu cầu ChatGPT viết là:
- Bài chạy quảng cáo
- Mô tả sản phẩm
- Đánh giá sản phẩm
- Blog posts
- Bài đăng social
- Và nội dung khác như testimonial, landing pages…
Với những Seller print on demand thì ChatGPT thực sự là một trợ thủ đắc lực giúp bạn vượt qua rào cản về ngôn ngữ, dễ dàng có những bài viết hay, hấp dẫn và chuẩn SEO chỉ với các câu lệnh đơn giản. Dưới đây là một số câu lệnh bạn có thể sử dụng để yêu cầu ChatGPT tạo nội dung:
- Write <loại nội dung: an email/ FB post/ Descriptions/…> for <Đối tượng/ Sản phẩm/ Dịch vụ>.
- Write <loại nội dung> to <mục đích cho nội dung của bạn>.
Bên cạnh việc phục vụ cho các nội dung marketing, bạn có thể sử dụng ChatGPT để cải thiện quá trình chăm sóc và hỗ trợ khách hàng. Ví dụ như khi khách hàng yêu cầu đổi trả hàng, đặt câu hỏi… mà bạn chưa biết nên trả lời như thế nào thì cũng có thể hỏi Chat GPT:
- What’s the best way to reply to this customer question <câu hỏi của khách hàng>?
- Write an email to customers where their was broken, offering a free return & our desire to make it right.
Rất nhiều người dùng đã chứng thực về độ hiệu quả của ChatGPT trong việc sản xuất nội dung, vậy nên đừng bỏ lỡ những tính năng hữu ích này nhé.
3.5. Một số tips khi viết câu lệnh cho ChatGPT
Để ChatGPT đưa ra được đúng nội dung bạn mong muốn, thì thay vì viết một câu lệnh cơ bản, bạn cần đưa ra những yêu cầu cụ thể như dùng giọng văn của ai, hình thức như thế nào, sử dụng từ khoá gì… Ví dụ:
- Khi bạn muốn viết một bài đánh giá của khách hàng về sản phẩm, thay vì viết “Write a testimonial for pitbull mug”, bạn có thể viết “Use the voice of customers on <Amazon/ Etsy> to write a testimonial for pitbull mug”.
- Khi viết mô tả sản phẩm thì thay vì viết “Write product description for pitbull mug”, bạn có thể viết “Write 4 bullets for a product description on <Amazon/ Etsy> listing to sell pitbull mug”.
- Hay khi bạn muốn thêm các từ khoá có sẵn thì bạn có thể yêu cầu “Write product description for pitbull mug using these keywords <danh sách keywords>
Ngoài ra với tính năng lưu giữ thông tin từ cuộc trò chuyện phía trước và sử dụng thông tin đó để tạo ra phản hồi phù hợp thì bạn có thể chủ động cung cấp các thông tin chi tiết về sản phẩm của bạn. Rồi sau đó yêu cầu ChatGPT viết đúng với sản phẩm hoặc đối tượng khách hàng đã viết ở trên.
4. Hướng dẫn tạo tài khoản ChatGPT Vietnam
ChatGPT chưa hỗ trợ tạo tài khoản tại Việt Nam, vậy nên để trải nghiệm công cụ này, bạn cần sử dụng một số “thủ thuật” nhỏ. Có 2 vấn đề bạn cần chuẩn bị để có thể đăng ký ChatGPT chính là: IP ở Mỹ và số điện thoại của Mỹ.
Đầu tiên, để đổi IP từ Việt Nam sang Mỹ bạn cần một số tiện ích (extension) trên Chrome. Một số tiện ích quen thuộc dễ sử dụng mà bạn có thể cân nhắc như Hola, Touch VPN, 1clickVPN… Tải tiện ích xuống, sau đó truy cập vào tiện ích và đổi quốc gia thành United States. Bạn có thể truy cập vào whatismyipaddress.com để kiểm tra lại xem IP của bạn đã đổi sang IP Mỹ chưa.
Tiếp theo là chuẩn bị số điện thoại Mỹ. Khi đăng ký tài khoản, ChatGPT sẽ yêu cầu xác nhận số điện thoại, và bạn buộc phải sử dụng số điện thoại ở Mỹ để xác thực. Nếu không có số điện thoại Mỹ, bạn có thể sử dụng dịch vụ nhận SMS online.
Có rất nhiều website cho nhận SMS online miễn phí, bạn có thể lên google tìm kiếm từ khoá “SMS online free”. Tuy nhiên có một lưu ý là các số điện thoại này thường đã được sử dụng rất nhiều lần rồi, nên không phải số điện thoại nào cũng có thể sử dụng được. Đó là lúc bạn xem xét đến các trang web thu phí.
Một trang dịch vụ thu phí phổ biến là SMSpool, bạn sẽ mất khoảng 1$ cho 1 số điện thoại. Sau khi đăng kí tài khoản tại SMSPool, bạn vào mục “Deposit” để tiến hành nạp tiền, có thể sử dụng thẻ Credit card hoặc Debitcard để thanh toán. Tiếp đó vào “Quick order”, trong mục Service chọn OpenAI, chọn Country là United States, rồi nhấn “Purchase”. Ở Pending SMS, sao chép số điện thoại mà SMSPool cung cấp, vậy là bạn đã có số điện thoại Mỹ để xác thực.
Sau khi chuẩn bị xong cả IP và số điện thoại Mỹ, bạn cần:
- Truy cập vào website chat.openai.com/auth/login, rồi nhấn Sign up, điền email, ấn Continue.
- Tiếp tục nhập Password (Mật khẩu) và ấn Continue.
- ChatGPT sẽ gửi về mail bạn đã điền một email xác thực để tạo tài khoản. Mở email rồi ấn xác thực.
- Lúc này ChatGPT sẽ yêu cầu xác thực số điện thoại, bạn sử dụng số điện thoại Mỹ đã chuẩn bị ở trên để điền vào, sau đó ấn Send code.
- Quay lại SMSPool hoặc trang bạn sử dụng để lấy mã xác thực, điền mã trên OpenAI.
Vậy là bạn đã đăng kí thành công tài khoản trên OpenAI và có thể bắt đầu sử dụng ChatGPT để hỗ trợ doanh nghiệp print on demand của mình.
Khai thác ChatGPT bằng cách đặt ra các câu lệnh hoặc câu hỏi, và tiếp tục đặt câu hỏi cho đến khi bạn có thể hiểu các vấn đề một cách rõ ràng và chi tiết nhất. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng, có những câu hỏi ChatGPT không thể trả lời hoặc trả lời sai, vậy nên bạn cần có một bước kiểm tra và tham khảo ở những nguồn khác để đảm bảo nội dung mình đưa ra là chính xác.
Fanpage: https://www.facebook.com/BurgerPrintsPOD
Group: https://www.facebook.com/groups/BurgerPrints
Telegram: https://t.me/BurgerPrints