connect-telegram

Tỷ lệ chuyển đổi Facebook Ads là gì? Cách tối ưu Conversion Rate hiệu quả

Tỷ lệ chuyển đổi Facebook Ads là một trong những thước đo chính xác nhất để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo. Đây là con số mà mọi Marketer đều hướng tới, bởi nó phản ánh trực tiếp khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế. Vậy tỷ lệ chuyển đổi Facebook Ads là gì? Cùng BurgerPrints tìm hiểu chi tiết khái niệm và cách tối ưu chuyển đổi hiệu quả trong nội dung dưới đây!

Tỷ lệ chuyển đổi Facebook Ads là gì?

Chuyển đổi (conversion) là quá trình biến một khách hàng tiềm năng thành một khách hàng thực tế, từ một người chỉ biết đến sản phẩm/dịch vụ của bạn thành người sẵn sàng mua hàng hoặc thực hiện các hành động cụ thể như đăng ký, tải tài liệu, tham gia sự kiện…

Tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate, hay viết tắt là CR) là phần trăm khách hàng đã thực hiện hành động mong muốn trên tổng số khách hàng tiếp cận. Ví dụ, nếu 100 người tiếp cận chiến dịch quảng cáo của bạn và có 10 người mua hàng, tỷ lệ chuyển đổi sẽ là 10%.

Tỷ lệ chuyển đổi Facebook Ads là tỷ lệ người dùng thực hiện hành động mong muốn (như mua hàng, đăng ký…) so với tổng số người tiếp cận quảng cáo trên Facebook. Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi Facebook Ads khá đơn giản:

Tỷ lệ chuyển đổi = Số lượt chuyển đổi / Tổng số lần tương tác với quảng cáo

Giả sử bạn chạy một chiến dịch quảng cáo trên Facebook và thu được các kết quả sau:

  • Số khách đã mua hàng: 100
  • Tổng số lần tương tác với quảng cáo: 5000 (đã nhìn thấy và tương tác với quảng cáo của bạn)
  • Tỷ lệ chuyển đổi = 100 lượt chuyển đổi / 5000 lần tương tác = 0.02 = 2%

Tỷ lệ chuyển đổi 2% có nghĩa là cứ 100 người tương tác với quảng cáo của bạn thì có 2 người thực hiện hành động chuyển đổi mà bạn mong muốn (trong trường hợp này là mua hàng).

Vai trò của tỷ lệ chuyển đổi Facebook Ads

Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi (CR) của chiến dịch quảng cáo Facebook giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác hiệu quả chiến dịch. Kết hợp với các chỉ số quan trọng khác như CPC (chi phí cho mỗi lần nhấp chuột) và CPA (chi phí mỗi lần chuyển đổi), CR cho phép, doanh nghiệp:

  • Nắm bắt rõ ràng số lượng khách hàng thực hiện các hành động so với mục tiêu đã đề ra.
  • Có đánh giá khách quan về hiệu quả của từng bài viết (content), hình ảnh, video trên page hay landing page (trang đích).
  • Xác định điểm cần cải thiện trong trải nghiệm người dùng, từ đó có những thay đổi phù hợp, giúp tăng hiệu quả chiến dịch.
Nội dung liên quan:  [:vi]Tại sao video trên Facebook không tự chạy? Cách bật tự động phát video trên Facebook[:]

Tỷ lệ chuyển đổi Facebook Ads bao nhiêu là hợp lý?

Tỷ lệ chuyển đổi (CR) hợp lý cho Facebook Ads phụ thuộc nhiều vào ngành nghề và sản phẩm, dịch vụ của bạn. Trung bình, tỷ lệ chuyển đổi của các chiến dịch quảng cáo trên Facebook là khoảng 8.78% trên tất cả các ngành.

Tuy nhiên, từng ngành có sự khác biệt đáng kể:

  • Ngành công nghiệp và thương mại có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất, đạt 12.03%.
  • Các ngành khác như bất động sản và dịch vụ nha khoa cũng có tỷ lệ chuyển đổi cao, lần lượt là 9.70%9.83%.
  • Ngược lại, các ngành như nhà hàng và thực phẩm có tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn, khoảng 4.03%

Nhìn chung, một tỷ lệ chuyển đổi hợp lý là tỷ lệ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Nó phải đảm bảo doanh nghiệp vẫn duy trì được lợi nhuận và hiệu quả kinh tế. Ví dụ, CR cao nhưng CPC và CPA cao, thì đó không phải là tỷ lệ hợp lý.

Vì vậy, thay vì cố gắng đạt được một tỷ lệ chuyển đổi cụ thể, doanh nghiệp nên tập trung vào việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, tức là tìm cách tăng số lượng khách hàng thực hiện hành động mong muốn mà không làm giảm lợi nhuận.

Cách tối ưu tỷ lệ chuyển đổi Facebook Ads

Cách tối ưu tỷ lệ chuyển đổi Facebook Ads là tối ưu hóa chiến lược quảng cáo mà không làm tăng chi phí không cần thiết. Điều này bao gồm:

1. Thử nghiệm A/B testing

A/B Testing, hay còn gọi là kiểm thử phân tách, là một phương pháp khoa học được sử dụng rộng rãi trong Marketing để so sánh hiệu quả giữa hai hoặc nhiều phiên bản của một yếu tố trên trang web, từ đó lựa chọn ra phiên bản tối ưu nhất. Thay vì đưa ra quyết định dựa trên cảm tính, A/B Testing cung cấp dữ liệu thực tế để doanh nghiệp đưa ra những lựa chọn chính xác nhất.

Giả sử, bạn đang phân vân giữa hai thiết kế banner khác nhau cho một chiến dịch marketing. Lúc này, bạn có thể chạy đồng thời cả hai mẫu quảng cáo. Hệ thống tự động phân phối quảng cáo đến các đối tượng mục tiêu và trả về các chỉ số liên quan như CPC, CPA và CR. Từ đó, bạn có thể mẫu banner nào thu hút chuyển đổi tốt hơn, tiêu ít ngân sách hơn và có những phương pháp phù hợp để tối ưu chiến dịch.

Nội dung liên quan:  2 cách xem bài viết đã đăng trong nhóm Facebook cực đơn giản

Không chỉ giới hạn ở thiết kế banner, A/B testing còn có thể áp dụng để so sánh hiệu quả của các yếu tố khác như tiêu đề quảng cáo, nội dung, nút kêu gọi hành động, hay thậm chí là thời điểm hiển thị quảng cáo.

2. Tăng niềm tin

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp còn thấp, hay chi phí cho mỗi lần chuyển đổi cao, là do khách hàng chưa thực sự tin tưởng vào sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này có thể là do nội dung quảng cáo chưa thuyết phục, landing page chưa tối ưu hóa cho người dùng hoặc thiếu tính minh bạch về thông tin sản phẩm.

Để xây dựng lòng tin và thuyết phục khách hàng hành động, doanh nghiệp có thể:

  • Xây dựng uy tín thương hiệu (branding). Đây là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp tới tỷ lệ chuyển đổi mà nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua. Có nhiều cách để doanh nghiệp thực hiện điều này, chẳng hạn như đánh giá page tích cực, hợp tác với chuyên gia và KOL PR sản phẩm/dịch vụ, đặt bài các trang báo uy tín hoặc chỉ đơn giản là cung cấp thông tin rõ ràng, minh bạch và cam kết chất lượng sản phẩm rõ ràng…
  • Sử dụng các chứng chỉ và đánh giá xã hội (social proof). Ví dụ, sử dụng những lời chứng thực, đánh giá tích cực, hoặc video khách hàng đã sử dụng sản phẩm đều giúp củng cố niềm tin từ khách hàng tiềm năng.
  • Cải thiện trải nghiệm landing page. Đảm bảo rằng các trang đích có thiết kế gọn gàng, đúng insight và không chứa quá nhiều thông tin gây rối mắt. Các nút kêu gọi hành động (CTA) cần rõ ràng và nổi bật để khuyến khích người dùng thực hiện hành động mong muốn​.

3. Tích hợp chatbot nhanh chóng phản hồi khách hàng

Khi liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng, tâm lý người mua thường đã sẵn sàng mua hàng, chỉ cần thêm một chút thông tin để củng cố quyết định. Việc trả lời thắc mắc của khách hàng kịp thời, đúng lúc sẽ giúp khách hàng nhanh chóng hoàn tất quyết định mua sắm, giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Nội dung liên quan:  Lượt Thruplay là gì? Hướng dẫn tạo ads Thruplay hiệu suất cao

Lúc này, việc sử dụng chatbot là giải pháp hiệu quả. Tuy không thể thay thế hoàn toàn sự tương tác của con người, chatbot có thể xử lý các câu hỏi đơn giản và thường gặp như kiểm tra trạng thái đơn hàng, thông tin vận chuyển, chính sách đổi trả, hoặc giờ làm việc của cửa hàng. Điều này đặc biệt hữu ích ngoài giờ làm việc.

4. Tối ưu câu Kêu gọi hành động (CTA)

CTA chính là yếu tố then chốt để thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động mong muốn. Một CTA được thiết kế hiệu quả không chỉ thu hút sự chú ý của khách hàng mà còn định hướng rõ ràng hành động tiếp theo mà họ cần thực hiện. Để tối ưu hóa hiệu quả của CTA, doanh nghiệp cần lưu ý một số yếu tố sau:

Thứ nhất, vị trí đặt CTA phải thật nổi bật và dễ nhìn thấy. Thường ở các chiến dịch Facebook Ads, CTA thường được đặt ở ngay dưới ảnh hoặc video đính kèm.

Thứ hai, nội dung của CTA cần ngắn gọn, súc tích và truyền tải rõ ràng thông điệp. Thay vì sử dụng những câu văn dài dòng, phức tạp, doanh nghiệp nên tập trung vào những từ khóa mạnh mẽ, khơi gợi sự tò mò và thôi thúc khách hàng hành động. Ví dụ như đăng ký ngay, mua ngay…

5. Tạo sự cấp thiết

Tâm lý cấp thiết là một công cụ mạnh mẽ mà các doanh nghiệp có thể tận dụng để thúc đẩy khách hàng hành động nhanh chóng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Bằng cách tạo ra cảm giác rằng một cơ hội hoặc sản phẩm đang dần trở nên khan hiếm, doanh nghiệp có thể khơi gợi sự FOMO (Fear Of Missing Out – Sợ bỏ lỡ) ở khách hàng, từ đó thôi thúc họ đưa ra quyết định mua hàng ngay lập tức.

Tạm kết

Tóm lại, thông qua bài viết trên, BurgerPrints đã giúp bạn hiểu rõ tỷ lệ chuyển đổi Facebook Ads là gì? Đây là một chỉ số quan trọng, nhưng nó chỉ là một phần của bức tranh lớn. Để đánh giá hiệu quả tổng thể của một chiến dịch quảng cáo, doanh nghiệp cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau, như CTR, ROI, CPC hay các chỉ số liên quan đến trải nghiệm người dùng. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi và xây dựng những chiến dịch quảng cáo thành công, hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của BurgerPrints.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader