connect-telegram

Tiếp thị liên kết là gì? Hướng dẫn từ A đến Z cho người mới

Thuật ngữ tiếp thị liên kết hay Affiliate Marketing được ưa chuộng, tìm kiếm rộng rãi trong thời gian gần đây. Đây là một mô hình quảng cáo bán hàng mới trong thời đại công nghệ 4.0. Liệu bạn đã biết rõ tiếp thị liên kết là gì, và cách tư duy đúng khi tham gia không. Hãy cùng BurgerPrints tìm hiểu khái niệm và học cách tham gia thị trường đầy hứa hẹn này!

Tiếp thị liên kết là gì?

Tiếp nối sự bùng nổ của Internet, hiện nay chính là thời đại của công nghệ 4.0. Nhiều thuật ngữ và chiến lược kinh doanh mới ra đời nhằm đáp ứng thị trường năng động và hiện đại. Một trong số đó chính là chiến lược Tiếp thị liên kết.

Tiếp thị liên kết, tiếng Anh gọi là Affiliate Marketing, đây là một chiến thuật bán hàng trực tuyến thông qua quảng cáo sản phẩm khi nhấp vào các liên kết trên nền tảng Internet. Hiện nay, nhiều bạn trẻ đã bắt đầu khởi nghiệp với mô hình này, và trở thành các Affiliate trong mạng lưới kinh doanh của các bên sở hữu sản phẩm, hoặc dịch vụ.

Mô hình này giúp người sở hữu sản phẩm, hoặc dịch vụ dễ dàng quảng cáo sản phẩm, hoặc dịch vụ của họ trên các trang mạng xã hội. Đây là mô hình hiện đại, và ưu điểm lớn nhất chính là người bán hàng không cần quá nhiều vốn. Với các tài nguyên sẵn có như sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, người bán hàng dễ dàng tạo các liên kết với nội dung hấp dẫn, thu hút người có nhu cầu nhấp vào tìm hiểu thêm.

Một giao dịch tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) hoàn chỉnh sẽ gồm 4 bước:

  • Bước 1: Thực hiện đăng ký tham gia vào mạng lưới tiếp thị liên kết từ nhà cung cấp.
  • Bước 2: Thực hiện các cách khác nhau nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm online.
  • Bước 3: Khách hàng bị thu hút bởi nội dung, thực hiện nhấp vào liên kết mua hàng.
  • Bước 4: Giao dịch khách hàng thành công, nhà cung cấp sẽ thanh toán tiền hoa hồng

Tiếp thị liên kết là gì?

Thu nhập từ tiếp thị liên kết là bao nhiêu?

Thu nhập từ tiếp thị liên kết phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đó có thể là: sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn lựa chọn, khối lượng hàng bạn có thể bán, kênh tiếp thị bán hàng, chương trình liên kết với đối tác, kinh nghiệm trong ngành,…

Thông thường, người mới bắt đầu có thể kiếm được từ vài trăm đến vài ngàn USD / tháng tùy vào mức độ nỗ lực và chiến lược tiếp thị khôn ngoan.

Trong khi đó, người có kinh nghiệm có thể kiếm được từ 1,000 đến 10,000 USD / tháng hoặc hơn nếu có lượng truy cập lớn nhất định và tỷ lệ chuyển đổi hành vi cao.

Đối với những người đứng đầu trong ngành là Top Affiliates thì con số này có thể lên tới 10,000 USD đến hàng trăm ngàn USD / tháng.

Các bên liên quan trong tiếp thị liên kết

Sau khi tìm hiểu mức độ xu hướng của Tiếp thị liên kết, bạn sẽ vô cùng thắc mắc về cơ chế, cũng như cấu trúc hoạt động của mô hình này. Sau đây sẽ là chi tiết các bên liên quan tham gia vào mô hình:

Merchant / Advertiser: là các doanh nghiệp, nhà quảng cáo, công ty hoặc cá nhân có cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhu cầu của họ là tăng lưu lượng truy cập vào trang web nhằm giới thiệu sản phẩm. Từ đó giúp nâng cao trải nghiệm và tăng cơ hội đem lại doanh thu.

Cộng Tác Viên Affiliate / Publisher: là tổ chức, công ty hoặc cá nhân sở hữu một số tài nguyên nhất định trên nền tảng Internet. Tài nguyên đó có thể là một trang web, một trang blog hoặc tài khoản mạng xã hội,… có sức ảnh hưởng đến cộng đồng. Họ sẽ tạo ra các nội dung hấp dẫn, thu hút để quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ mà họ đã đăng ký từ Merchant (hay nhà quảng cáo). 

Nội dung liên quan:  Tất tần tật về kiếm tiền qua tiếp thị liên kết Lazada 2024

Customer: là người dùng hay khách hàng tiềm năng sẽ mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà quảng cáo (Merchant), thông qua các hình ảnh, website, blog hoặc nội dung được Publisher xuất bản trên mạng xã hội. Họ sẽ là đối tượng cuối cùng mà Tiếp thị liên kết hướng tới, chuyển đổi từ tìm hiểu sang hành vi mua hàng, đem lại hoa hồng cho Publisher.

Affiliate Network: hay còn gọi là Nền tảng tiếp thị liên kết. Đây là nơi nhằm kết nối giữa đội ngũ Cộng tác viên (Affiliate/ Publisher) và nhà cung cấp (Merchant). Mạng tiếp thị liên kết hiểu đơn giản thì sẽ có vai trò là nền tảng công nghệ, kỹ thuật. Cụ thể sẽ là nơi chứa các liên kết quảng cáo, các biểu ngữ quảng bá, đồng thời cũng là nơi giám sát và đánh giá hiệu quả quảng cáo, giải quyết tranh chấp cũng như thanh toán hoa hồng cho các bên tham gia chương trình.

Các bên liên quan trong tiếp thị liên kết

Các hình thức tiếp thị liên kết

Hiểu được cơ chế và vai trò của các bên tham gia Tiếp thị liên kết, bạn cần tìm hiểu tiếp theo, đó là hình thức thực hiện. Có 03 hình thức tiếp thị liên kết phổ biến hiện nay, cụ thể gồm:

CPA (Cost Per Action)

Đây là mô hình cơ bản nhất. Mô hình này nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho các hành động cụ thể của khách hàng (Customer) như điền biểu mẫu, đăng ký nhận thông tin, đăng ký thành viên hoặc trả lời khảo sát… Vì hành động đơn giản, nên mô hình này thường có hoa hồng không cao, thích hợp cho những Publisher học làm Tiếp thị liên kết.

CPI (Cost Per Install)

Đây là mô hình tầm trung. Mô hình này các nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho các hành động tải xuống từ khách hàng (Customer). Nhà quảng cáo (Merchant) thường áp dụng mô hình này, là các bên nghiên cứu và phát triển phần mềm, Điều họ cần là số lượng lượt tải ứng dụng cao, nhằm tăng uy tín cho ứng dụng. Mô hình phù hợp với người đã có hiểu biết về Tiếp thị liên kết, nên chi phí thường trung bình cao. Đây cũng là một trong những hình thức được nhiều người kiếm tiền trực tuyến ưa thích.

CPS (Cost Per Sale)

Đây là mô hình lý tưởng, tầm cao. Mô hình này có tính chất bền vững nhất, cao nhất do dựa trên nguyên tắc win – win (đôi bên cùng có lợi). Cụ thể là cả nhà phân phối (Publisher) và nhà cung cấp (Merchant) đều có phần của mình. Nghĩa là, chủ doanh nghiệp sẽ trả hoa hồng nếu có phát sinh giao dịch mua hoặc bán hàng hóa, dịch vụ từ mạng lưới liên kết của cộng tác viên phân phối.

Trong cả 3 hình thức Tiết thị liên kết, mô hình tầm cao và lý tưởng nhất chính là CPS. Mô hình này đảm bảo tính công bằng, minh bạch và lợi nhuận bền vững cho cả hai bên tham gia. Chính vì thế, mô hình sẽ giúp tránh được các vấn đề liên quan đến lừa đảo, không trung thực, gian lận trong việc nhận hoa hồng từ hoạt động Affiliate. Vì vậy, CPS chính là mẫu hình xu hướng phổ biến nhất hiện nay khi tham gia tiếp thị liên kết.

hình thức Tiết thị liên kết

Các bước để thực hiện tiếp thị liên kết

Sau khi nắm bắt và chọn được hình thức tham gia phù hợp, bạn cần trang bị thêm các bước chi tiết để thực hiện.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

1. Chọn sản phẩm, dịch vụ tiếp thị liên kết

Đây là bước vô cùng quan trọng. Bạn cần nghiên cứu thị trường thật kĩ, vẽ ra được chân dung khách hàng càng chi tiết càng tốt. Dựa trên những nhu cầu, mong muốn chưa được giải quyết của họ, bạn tìm kiếm các sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp.

Một số sản phẩm affiliate phổ biến và hoa hồng cao hiện nay là Quần áo, đồ thể thao, phụ kiện điện thoại và sản phẩm làm đẹp, chăm sóc da. Hoa hồng của các sản phẩm này có thể lên tới 16% cho một đơn hàng thành công.

Nội dung liên quan:  Publisher là nghề gì? Nghề Publisher kiếm tiền như thế nào?

2. Tìm kiếm chương trình tiếp thị liên kết

Với sản phẩm, dịch vụ mà bạn đã chọn ở bước đầu tiên, bạn cần tìm kiếm các chương trình tiếp thị liên kết hiện có trên thị trường. Hiện trên thị trường đang có rất nhiều nền tảng mạng tiếp thị liên kết cung cấp các gói chương trình vô cùng hấp dẫn.

Một số chương trình tiếp thị liên kết uy tín có thể kể đến như:

2.1. Shopee Affiliate 

Shopee Affiliate là chương trình tiếp thị liên kết của Shopee, cho phép các Publisher tìm kiếm hoa hồng bằng cách quảng bá sản phẩm trên nền tảng này. Bạn sẽ dùng link sản phẩm riêng để quảng bá trên các kênh như Facebook, YouTube, TikTok, Zalo, và nhận hoa hồng dựa trên doanh số bán hàng từ link giới thiệu.

Ưu điểm:

  • Hệ thống báo cáo minh bạch, giúp dễ dàng theo dõi hoạt động và kết quả.
  • Thông báo chương trình ưu đãi qua email, hỗ trợ tạo nội dung sáng tạo.
  • Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể bắt đầu.
  • Hoa hồng tăng theo doanh thu, giúp nâng cao thu nhập.

Nhược điểm:

  • Hoa hồng ban đầu bị giới hạn theo chính sách chống phá hoại của Shopee, có thể được mở rộng theo thời gian.
  • Ghi nhận đơn hàng có thể gặp vấn đề, cần liên hệ chăm sóc khách hàng để hỗ trợ.
  • Báo cáo dữ liệu và đối soát đơn thường trễ 1 ngày.

Shopee Affiliate

2.2. TikTok Affiliate

TikTok Affiliate là chương trình tiếp thị liên kết của TikTok tại Việt Nam, cho phép các nhà sáng tạo nội dung (Creators) dễ dàng tìm kiếm hoa hồng bán hàng bằng cách quảng bá sản phẩm trên chính kênh TikTok cá nhân.

Ưu điểm:

  • Số lượng người dùng đông, thị trường rộng lớn, dễ dàng tiếp cận nhiều người.
  • Miễn phí đăng ký tài khoản, giúp người bán tham gia mà không tốn phí.
  • Giao diện đơn giản, dễ sử dụng, thuận tiện trong quá trình làm affiliate.

Nhược điểm:

  • Nhiều chính sách bán hàng, đòi hỏi người dùng phải tìm hiểu, nắm rõ và tuân thủ.
  • Tỷ lệ hủy đơn hàng rất cao, nên người làm affiliate cần dự trù kĩ lưỡng trong quá trình làm affiliate.

2.3. Lazada Affiliate

Lazada Affiliate cho phép các cá nhân (Marketer) tìm kiếm hoa hồng bằng cách quảng bá sản phẩm trên nền tảng Lazada, trở thành các Cộng tác viên Affiliate.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng bắt đầu: chỉ cần đăng ký và chờ phê duyệt từ Lazada, không cần xây dựng và quản lý cửa hàng trực tuyến.
  • Đa dạng sản phẩm từ nhiều lĩnh vực, giúp bạn chọn sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng và sở thích cá nhân.
  • Thời gian lưu trữ Cookie được hỗ trợ lên đến 30 ngày.

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc vào chính sách của Lazada, nên có nhiều hạn chế.
  • Mức chi trả hoa hồng và chính sách tiếp thị có thể thay đổi, đòi hỏi phải cập nhật thường xuyên.
  • Chỉ những đơn hàng trên app mới được tính hoa hồng tiếp thị.

Lazada Affiliate

2.4. Accesstrade

Accesstrade là một trong những nền tảng affiliate phổ biến nhất tại Việt Nam. Mô hình hoạt động của Accesstrade dựa trên CPA (chi phí cho mỗi hành động), nghĩa là bạn kiếm tiền khi khách hàng thực hiện các hành động như mua hàng, tải phần mềm, điền form,… Nhờ vào hành động đa dạng nên nền tảng này rất được cộng đồng Affiliate ưa chuộng.

Ưu điểm:

  • Khối lượng sản phẩm và dịch vụ phong phú, bao gồm thời trang, làm đẹp, khóa học, vé máy bay, tạp hóa, và dịch vụ tài chính, bảo hiểm…
  • Chính sách hoa hồng hấp dẫn, có chương trình lên đến 20%.
  • Cung cấp công cụ hỗ trợ hiệu quả giúp tạo link sản phẩm, theo dõi hiệu quả chiến dịch và quản lý hoa hồng, hoàn toàn minh bạch
  • Thanh toán hoa hồng cố định hàng tháng vào ngày 15, với số tiền từ 200.000 đồng trở lên.

Nhược điểm:

  • Mức độ cạnh tranh rất cao do Accesstrade có số lượng publisher rất lớn và nhiều người có kinh nghiệm. Vì vậy nền tảng này không thích hợp cho người mới bắt đầu.
  • Đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực từ người làm nội dung.
  • Publisher cần có kiến thức và kỹ năng sáng tạo nội dung để mang lại giá trị cho người xem.

Accesstrade

3. Đăng ký với chương trình tiếp thị liên kết

Mỗi chương trình tiếp thị liên kết có mức hoa hồng chi trả, thời gian lưu cookie (thời gian lưu dữ liệu khách hàng truy cập qua liên kết của bạn), kênh thanh toán hoa hồng,… khác nhau. Trước khi đăng ký, bạn cần tìm hiểu thật kỹ các đặc điểm của chương trình. Việc nắm rõ thông tin sẽ giúp bạn không bị thiệt khi đầu tư làm affiliate cho Merchant.

Nội dung liên quan:  Publisher là nghề gì? Nghề Publisher kiếm tiền như thế nào?

Sau khi chọn được chương trình phù hợp, hãy tiến hành đăng ký theo hướng dẫn từng bước. Đặc biệt, bạn cần lưu ý về điều khoản bảo mật và chính sách khiếu nại nếu có sự cố xảy ra.

4. Tạo nội dung có liên quan đến sản phẩm

Sau khi đăng ký thành công, bạn đã chính thức trở thành một nhà phân phối Publisher. Việc của bạn bây giờ là tìm kiếm xu hướng, bắt trend nội dung có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của Merchant. Nội dung có thể là hình ảnh, câu chữ, hay một video ngắn nào đó. Lưu ý rằng, hành động mà bạn được trả hoa hồng phải được thể hiện trong nội dung.

5. Thu hút khách hàng tiềm năng

Với nội dung đã tạo ở bước trước, việc lựa chọn kênh truyền thông để thu hút khách hàng tiềm năng cũng vô cùng quan trọng. Chẳng hạn như, bạn không nên bán sản phẩm cho trẻ em ở nhóm cộng đồng các bạn trẻ lứa tuổi dậy thì. Vì tỉ lệ chuyển đổi rất thấp hoặc gần như không thể.

Một số kênh truyền thông có thể lựa chọn như: đăng tải website hoặc blog cùng chủ đề, gửi email marketing giới thiệu, … Hãy để nút kêu gọi hành động thật sự nổi bật và thu hút, hấp dẫn người dùng nhấp vào.

Thu hút khách hàng tiềm năng

Những xu hướng tiếp thị liên kết hiện nay

Xu hướng tiếp thị liên kết chính là chìa khóa giúp kênh bạn thu hút, hấp dẫn người dùng tốt hơn. Nắm bắt tốt xu hướng sẽ giúp nội dung được trau chuốt, phù hợp hơn khi đăng tải lên Internet. Hiện nay có các xu hướng tiếp thị liên kết về nội dung như sau:

Sáng tạo nội dung với hình thức làm content Reviewer: thương mại điện tử bùng nổ, khiến người mua dễ bị rối vì quá nhiều sự lựa chọn. Video review trở thành xu hướng, giúp người tiêu dùng quyết định dễ dàng hơn.

Làm Influencer Marketing/ Video Content: là một Influencer, KOL hay KOC, thì đây là một lợi thế, là cơ hội tuyệt vời để trở thành affiliater cho các doanh nghiệp. Bạn sẽ dễ dàng kiếm được hoa hồng từ các đơn hàng thông qua kênh của chính bạn.

Xây dựng các trang Compare Sites/ Coupon Sites/ Cashback Sites: xuất phát từ tâm lý người mua hàng online muốn có được món hàng chất lượng với giá thành rẻ, các Publisher đã sáng tạo nội dung mới. Đó là xây dựng các trang website nhằm so sánh hai sản phẩm cùng phân khúc, hoặc trang săn các mã giảm giá siêu hời, hay các trang sẽ được hoàn lại tiền khi thanh toán.

Những xu hướng tiếp thị liên kết hiện nay

Tư duy khi làm Affiliate

Điều cuối cùng, khi làm Affiliate thì tư duy chính là điểm mấu chốt giúp bạn lên chiến lược hành động mang lại hiệu quả tốt nhất. Bạn cần có những tư duy sau:

  • Nhận thức về thất bại: thất bại là điều mà hầu hết những người mới làm affiliate marketing gặp phải, và bản thân bạn cũng không phải là ngoại lệ. Điều này không chỉ xảy ra một lần mà rất nhiều lần.
  • Chấp nhận thất bại và tiếp tục nỗ lực: Ngay cả khi đã đạt được những thành công nhất định, điều đó không có nghĩa là mọi bước đi sau đó đều suôn sẻ. Thất bại vẫn sẽ xuất hiện trong các hướng đi mới. Thành công đến sau nhiều lần thất bại, số lần thất bại phụ thuộc vào tư duy, thái độ và một chút may mắn của bạn.
  • Xây dựng doanh nghiệp nghiêm túc: Khi làm affiliate marketing, bạn đang xây dựng một doanh nghiệp online nghiêm túc. Giống như bất kỳ doanh nghiệp nào khác, dù là online hay ngoài đời thực, rủi ro và mất tiền là điều không thể tránh khỏi.
  • Hiểu rõ về affiliate marketing: Bạn cần hiểu rõ affiliate marketing là gì. Đây là một hình thức kiếm tiền online không quá khó nhưng cũng không dễ. Nếu thành công, bạn sẽ nhận được những thành quả xứng đáng, vì vậy hãy trau dồi tư duy thật kỹ trước khi bắt đầu.

Tư duy khi làm Affiliate

Tạm kết

Tiếp thị liên kết là xu hướng kinh doanh mới, được ưa chuộng nhiều hiện nay. Việc bạn nắm bắt tốt về tư duy và cách thực hiện, sẽ giúp bạn sớm có sự nghiệp riêng của bản thân. Và hơn hết, bạn cần tìm được sản phẩm hoặc dịch vụ hợp lý. Nắm bắt xu hướng tốt sẽ là tiền đề thu hút, hấp dẫn người mua đến với liên kết của bạn và mua hàng.

Như vậy, BurgerPrints đã giới thiệu đến bạn các khái niệm, cấu trúc, hình thức cũng như hướng dẫn chi tiết cách để bạn tham gia mô hình tiếp thị liên kết. Affiliate Marketing đã dần trở nên phổ biến hơn. Hãy chủ động tìm kiếm cơ hội, tư duy tốt, hành động đúng. Chúc bạn thành công trên thị trường công nghệ này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader