connect-telegram

Marketplaces Châu Âu không chỉ mỗi Amazon & Ebay

MARKETPLACES TẠI THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU
Không chỉ mỗi Amazon & Ebay

 

 

Amazon, Ebay, Etsy… chắc hẳn là những cái tên luôn hiện trong đầu sellers khi nghĩ đến trang web TMĐT. Tuy nhiên tại Châu Âu, seller chắc hẳn sẽ choáng ngợp bởi có hơn 200 marketplaces với tệp khách hàng, mặt hàng, chức năng hoàn toàn khác nhau.

 

Cùng BurgerPrints khám phá sự đa dạng và phát triển của những marketplaces tại Châu Âu nhé!

 

CHIẾM 50% TỔNG DOANH SỐ ECOMMERCE TẠI CHÂU ÂU

 

 

Doanh thu TMĐT thị trường Châu Âu đạt €396 tỷ vào 2021, trong đó Marketplaces chiếm tận €150 tỷ chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng TMĐT tại những quốc gia này.

 

Theo khảo sát của RetailX tại Châu Âu, 50% khách hàng online sử dụng marketplaces. Chỉ tính riêng UK, 64% khách hàng sử dụng marketplaces.

 

NHỮNG TRANG TMĐT NỘI ĐỊA ĐA DẠNG

 

 

Nếu như Việt Nam có Shopee, Lazada, Sendo… thì các quốc gia Châu Âu cũng sở hữu những trang vô cùng nổi tiếng như Zalando, Otto, Cdiscount, … nhưng với số lượng nhiều và có tính liên kết với nội khối EU.

 

Điểm danh qua một số marketplaces phổ biến tại một số quốc gia:

Nội dung liên quan:  [:vi]Nguồn hàng Dropshipping để kinh doanh quốc tế tại Việt Nam[:]

 

The United Kingdom

 

  1. Add to Cart: Tập trung chủ yếu vào các nhà cung cấp nhỏ, với hơn 600 doanh nghiệp & hơn 500.000 sản phẩm niêm yết.
  2. Fruugo: Hoạt động tại 46 quốc gia trên thế giới. Các nhà bán lẻ chỉ trả phí khi họ có sale, không có phí gia nhập hay setup.
  3. OnBuy: Nền tảng kết nối hơn 3.000 người bán và 8 triệu người mua, yêu cầu trả phí bán hàng 5-9% và phí thanh toán PayPal 1.9%-3.4%.

 

France

 

  1. Cdiscount: Chủ yếu bán những sản phẩm về công nghệ & hàng tiêu dùng. Cdiscount sở hữu hơn 12.000 người bán & 9 triệu khách hàng đang hoạt động.
  2. Conforama: Chuyên về đồ nội thất, ghi nhận trung bình 4.4 triệu khách hàng truy cập mỗi tháng (2018). Seller không cần trả phí hàng tháng, hoa hồng phụ thuộc vào loại sản phẩm.

 

Germany

 

  1. Otto: Công ty TMĐT lớn nhất nước Đức. Nền tảng có hơn 1.8 triệu sản phẩm từ 7.000 nhãn hàng, Otto mở rộng trên 20 quốc gia, chủ yếu tại thị trường Châu Âu.
  2. Real.de: Nền tảng TMĐT lớn thứ 3 nước Đức, thu hút hơn 19 triệu khách hàng mỗi tháng, với hơn 12 triệu mặt hàng.
  3. Zalando: Zalando nổi tiếng là một nền tảng TMĐT về quần áo. Trang web này mở rộng trên 15 quốc gia Châu Âu.

 

Ngoài ra, còn có một số nền tảng nổi tiếng như Ricardo (Switzerland), eMAG (Romania), Heureka (Czech) …

Nội dung liên quan:  In mỹ thuật Giclée là gì? Sự khác biệt với in Kỹ thuật số

 

LƯU Ý KHI BÁN HÀNG TẠI MARKETPLACES

 

Trước khi bán hàng tại những nền tảng trên, seller cũng phải nghiên cứu kỹ các điều luật & chính sách, đặc biệt là khoản phí khác nhau giữa các marketplaces. Một số nền tảng hiện tại vẫn chưa thực sự cho phép seller nước ngoài bán hàng. Tuy nhiên với sự phát triển của ecommerce nói chung, dropship & P.O.D nói riêng, các trang TMĐT đang dần nới lỏng và chào đón những sản phẩm quốc tế hơn.

 

Ngoài ra, có một sự khác biệt đáng kể ở mỗi quốc gia về sử dụng marketplaces. Ở Tây Ban Nha, thị trường vẫn bị chi phối bởi các nền tảng hỗn hợp (đa dạng các loại mặt hàng như Shopee) chẳng hạn như El Corte Inglés và Privalia.es. Các nền tảng nội địa lâu đời cũng được tin tưởng và chiếm % doanh thu cao tại Châu Âu.

 

TỔNG KẾT

 

 

Nhìn chung, ngành TMĐT tại Châu Âu đang phát triển với tốc độ rất nhanh, điều đó được thể hiện bởi số lượng & chất lượng của marketplaces tại đây.

 

Nếu seller đang tìm kiếm một thị trường tiềm năng, không quá cạnh tranh thì đừng bỏ qua ‘miền đất hứa’ này nhé. Hiện tại, các đơn hàng 2D & 3D từ xưởng EU của BurgerPrints vẫn được sản xuất và ship siêu nhanh, với chất lượng cực kỳ đảm bảo.

 

? Fanpage: https://www.facebook.com/BurgerPrintsPOD
? Email: Sellers@burgerprints.com
? Telegram: https://t.me/BurgerPrints

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader