connect-telegram

SKU sản phẩm là gì? Phân biệt SKU vs Product ID vs GTIN

Đối với các doanh nghiệp có kho hàng thì hoạt động bán hàng, mua hàng, kiểm kê… vô cùng quan trọng. Do đó, để quy trình này diễn ra hiệu quả cũng như kiểm soát khối lượng lớn hàng hóa thì việc sử dụng SKU sản phẩm là việc làm cần thiết. Vậy cụ thể SKU sản phẩm là gì? Tất cả thông tin xoay quanh SKU sẽ được BurgerPrints bật mí qua bài viết dưới đây!

SKU sản phẩm là gì?

SKU được viết tắt từ cụm từ Stock Keeping Unit, có nghĩa là đơn vị phân loại hàng hóa theo kiểu dáng, kích thước, chức năng… Mã SKU sản phẩm được tạo ra từ một chuỗi các kí tự gồm số và/hoặc chữ để thể hiện được tất cả các thông tin trên.

Hiện nay, SKU được sử dụng rộng rãi từ cửa hàng bán lẻ truyền thống cho đến các nền tảng thương mại điện tử, giúp doanh nghiệp kiểm soát hàng hóa hiệu quả.

Ý nghĩa của SKU sản phẩm trong TMĐT

SKU đóng một vai trò quan trọng trong quá trình bán hàng, đặc biệt với việc quản lý hàng tồn kho. Khi khách hàng mua một sản phẩm, SKU được dùng để ghi nhận và khấu trừ sản phẩm đó khỏi kho. Nhờ có mã SKU cho từng sản phẩm, doanh nghiệp có thể theo dõi chính xác số lượng hàng hóa còn lại trong kho và các sản phẩm bán chạy. Từ đó chủ động trong việc nhập thêm hàng hóa, nắm bắt cơ hội tốt hơn.

Với Amazon Sellers, chắc hẳn đã quen thuộc với thuật ngữ này. Mã SKU là một mã định danh duy nhất cho mỗi sản phẩm, giúp người bán quản lý kho hàng, theo dõi sản phẩm, và tổ chức danh mục hàng hóa một cách hiệu quả. Nó hỗ trợ việc kiểm soát số lượng hàng tồn kho, cải thiện quy trình bán hàng, và đảm bảo thông tin sản phẩm luôn được cập nhật chính xác.

Ngoài ra, nếu bạn làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ lưu kho hoặc hoàn tất đơn hàng, SKU cũng hỗ trợ họ hiểu rõ về nhu cầu kho bãi và nguồn lực cần thiết để hỗ trợ tồn kho và doanh số của bạn.

Lợi ích của việc đặt SKU sản phẩm

Khi đã hiểu rõ về SKU sản phẩm là gì thì bạn nên tìm hiểu lợi ích to lớn của việc đặt SKU:

Nội dung liên quan:  [:vi]Cách chạy quảng cáo trên Amazon cho sản phẩm mới hiệu quả[:]

1. Tổ chức tồn kho hiệu quả

SKU sản phẩm giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về hàng tồn kho. Bạn có thể theo dõi số lượng hàng còn lại trong kho, chủ động thời điểm cần đặt thêm những sản phẩm bán chạy và theo dõi sản phẩm qua từng giai đoạn. Từ đó giúp giảm thiểu sai sót về vấn đề tồn kho ảo.

2. Cải thiện trải nghiệm khách hàng

Khi nắm được tình hình tồn kho, số lượng hàng hóa còn lại sẽ tự động cập nhật trên hệ thống. Điều này giúp khách hàng nhanh chóng đưa ra được quyết định mua hàng khi sản phẩm bắt đầu “khan hiếm”. Bạn cũng có thể thông báo cho khách hàng liên hệ nếu như muốn mua thêm sản phẩm yêu thích.

Thêm vào đó, khi đặt thêm hàng, SKU sản phẩm cũng giúp doanh nghiệp quản lý khoa học hơn khi không bỏ lỡ các mã hàng mà khách hàng yêu thích.

3. Hỗ trợ lập kế hoạch

Doanh nghiệp có thể sử dụng SKU sản phẩm để lên kế hoạch cho những chiến dịch marketing sắp tới. Ví dụ, khi bạn muốn đẩy mạnh các sản phẩm sắp ngừng kinh doanh, bị tồn kho nhiều, bạn có thể sử dụng dữ liệu tồn kho để triển khai đợt giảm giá mạnh, quảng bá trên các kênh social để tăng doanh số.

Hoặc nếu bạn có các mẫu hàng hóa bán chạy theo mùa, dữ liệu SKU sản phẩm sẽ giúp bạn xác định được số lượng cần đặt lại, thời điểm đặt hàng để chuẩn bị cho mùa lễ sắp tới.

4. Vận chuyển hiệu quả

Việc bán được hàng là quan trọng, nhưng việc hoàn tất đơn hàng cũng là một phần không thể thiếu. Khi theo dõi từng sản phẩm trên hệ thống bán hàng, SKU giúp doanh nghiệp nắm được thông tin sản phẩm nào đã được đóng gói và sẵn sàng vận chuyển, sản phẩm nào đã gửi, cũng như sản phẩm nào có vấn đề để kịp thời xử lý.

5. Hỗ trợ hoàn thành đơn hàng

Nếu bạn bắt đầu tập tành kinh doanh hay chỉ bán hàng với số lượng nhỏ thì bạn chưa cần phải gán mã SKU sản phẩm ngay. Kinh doanh một thời gian, khi có lượng hàng lớn thì hãy bắt đầu sử dụng SKU để đơn hàng hoàn tất nhanh chóng hơn, công việc hoạt động sẽ hiệu quả hơn.

So sánh SKU vs Product ID vs GTIN

Tiêu chí SKU (Stock Keeping Unit) Product ID (Mã định danh sản phẩm) GTIN (Global Trade Item Number)
Định nghĩa Mã nội bộ được sử dụng để quản lý hàng tồn kho của một doanh nghiệp cụ thể. Mã nhận dạng sản phẩm, giúp nhận diện sản phẩm giữa các doanh nghiệp khác nhau. Mã số toàn cầu được sử dụng để nhận diện sản phẩm trên toàn cầu.
Mục đích Quản lý và theo dõi hàng tồn kho nội bộ trong một doanh nghiệp. Nhận diện sản phẩm để liên kết với hệ thống quản lý kho và bán hàng. Giúp nhận diện sản phẩm trên phạm vi quốc tế, giữa các doanh nghiệp và hệ thống bán lẻ toàn cầu.
Đặc điểm Được tạo riêng bởi từng doanh nghiệp, không chuẩn hóa giữa các doanh nghiệp. Có thể bao gồm GTIN hoặc các mã số khác liên quan đến sản phẩm. Là mã số tiêu chuẩn toàn cầu, thường đi kèm với mã vạch.
Phạm vi sử dụng Sử dụng trong nội bộ để quản lý sản phẩm của doanh nghiệp. Sử dụng để nhận diện sản phẩm trong hệ thống bán lẻ hoặc online. Sử dụng để nhận diện sản phẩm trên toàn cầu, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Ví dụ mã Khác nhau giữa các doanh nghiệp dù là cùng một sản phẩm. Mã số có thể là UPC, ISBN, EAN, JAN tùy thuộc vào loại sản phẩm. UPC (Mỹ), EAN (Châu  u), JAN (Nhật Bản), ISBN (sách).
Nội dung liên quan:  [:vi]Cách bán hàng Dropshipping trên Amazon hoàn toàn miễn phí[:]

Phân biệt Seller SKU và ASIN khi bán hàng Amazon

Nếu bạn đang lên kế hoạch bán hàng trên Amazon, bạn cần biết thêm về Mã số nhận diện tiêu chuẩn Amazon (ASIN), cũng như sự khác biệt so với mã SKU sản phẩm. ASIN là một tổ hợp gồm 10 chữ và số. Mỗi danh sách sản phẩm trên Amazon đều có một mã ASIN duy nhất, điều này giúp Amazon theo dõi tất cả các sản phẩm hiển thị trên danh mục của họ và tối ưu hóa các trang tìm kiếm.

Hầu hết các sản phẩm trên Amazon đều có ASIN và SKU, nhưng chỉ có mã SKU được sử dụng cho việc quản lý hàng tồn kho nội bộ. Dưới đây là bảng phân biệt Seller SKU và ASIN khi bán hàng Amazon:

Tiêu chí Seller SKU ASIN
Định nghĩa SKU là mã nội bộ do người bán tự tạo ra để quản lý hàng tồn kho của mình. ASIN là mã số tiêu chuẩn do Amazon tạo ra, bao gồm 10 chữ cái và số, để nhận diện duy nhất một sản phẩm trong danh mục của Amazon.
Mục đích Dùng để quản lý, theo dõi tồn kho và quá trình bán hàng của người bán. Giúp Amazon nhận diện và quản lý tất cả các sản phẩm có trong danh mục của họ, tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm.
Phạm vi sử dụng Chỉ được sử dụng nội bộ bởi người bán, không áp dụng cho các hệ thống bên ngoài. Được sử dụng rộng rãi trong toàn bộ hệ thống Amazon, giúp đồng bộ sản phẩm của tất cả người bán.
Tạo ra bởi Do người bán tự tạo hoặc Amazon tạo giúp khi liệt kê sản phẩm. Do Amazon tạo tự động khi sản phẩm được thêm vào danh mục.
Ví dụ  SKU có thể là bất kỳ chuỗi ký tự nào mà người bán chọn để dễ quản lý, ví dụ: “SHIRT-BLUE-S”. ASIN là một mã 10 ký tự, ví dụ “B07N4M94TQ”.
Khả năng thay đổi Người bán có thể tự do thay đổi mã SKU nếu cần, miễn là không làm gián đoạn hoạt động quản lý hàng tồn kho. ASIN là cố định cho mỗi sản phẩm và không thể thay đổi trừ khi Amazon cập nhật danh mục.
Mối quan hệ với các sản phẩm tương tự Người bán khác nhau có thể sử dụng các SKU khác nhau cho cùng một sản phẩm. Cùng một sản phẩm sẽ có một ASIN duy nhất, bất kể ai là người bán.
Nội dung liên quan:  [:vi]Amazon Vendor là gì? Cẩm nang bán hàng trên Amazon cho nhà cung cấp[:]

 

Nói tóm lại: SKU mang tính cá nhân hóa của người bán, trong khi ASIN mang tính tiêu chuẩn hóa trên nền tảng Amazon.

Hướng dẫn đặt mã SKU hiệu quả cho hàng hóa TMĐT

Để đặt mã SKU sản phẩm hiệu quả cho hàng hóa TMĐT, bạn cần nắm được quy tắc đặt mã bao gồm những thông tin sau:

  • Tên thương hiệu hoặc tên nhà sản xuất
  • Thông tin sản phẩm như chất liệu, hình dáng, kích thước, màu sắc…
  • Ngày mua hàng bao gồm ngày, tháng, năm (nên dùng 2 số cuối)
  • Kho lưu trữ
  • Tình trạng của sản phẩm: Còn mới hoặc đã qua sử dụng

Ví dụ: Đặt mã SKU sản phẩm cho giày thể thao bao gồm tên BST theo mùa, tên sản phẩm, loại sản phẩm, kích thước và màu sắc:

  • BST mùa thu 2023 (Fall 2023), sneaker màu trắng, size 36: “F23-SN-AS-W-36”
  • BST mùa thu 2023 (Fall 2023), sneaker màu trắng, Size 37: “F23-SN-AS-W-37”
  • BST mùa thu 2023 (Fall 2023), sneaker màu hồng, Size 36: “F23-SN-AS-P-36”

Với quy tắc đặt mã SKU sản phẩm trên, doanh nghiệp có thể tạo mã sản phẩm cho từng danh mục dễ dàng. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro do sự nhầm lẫn của con người, SKU nên được tạo, định danh và nhận diện bởi hệ thống và thiết bị quét chuyên dụng.

Có bắt buộc phải đặt SKU khi bán hàng trên các sàn TMĐT không?

SKU (Stock Keeping Unit) không bắt buộc khi bán hàng trên hầu hết các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Tuy nhiên, một số sàn như Amazon sẽ yêu cầu SKU. Người bán có thể tự tạo SKU hoặc để Amazon tự động gán SKU cho sản phẩm của mình.

Nhìn chung, nếu bạn quản lý nhiều sản phẩm, đặc biệt là có nhiều biến thể khác nhau về màu sắc, kích thước, hoặc kiểu dáng, thì nên đặt SKU để giúp việc quản lý hàng hóa trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Nếu làm việc với các bên cung cấp dịch vụ lưu trữ hoặc hoàn tất đơn hàng bên thứ ba, SKU cũng giúp họ hiểu rõ hơn về logistics của doanh nghiệp và dễ dàng hỗ trợ quản lý tồn kho​.

Kết luận

Bài viết trên của BurgerPrints đã giúp bạn hiểu rõ hơn về SKU sản phẩm là gì cùng những thông tin xoay quanh dãy kí tự này. Theo dõi BurgerPrints để xem thêm nhiều thông tin cũng như kiến thức về FBA nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader