connect-telegram

Tiềm năng của thị trường châu Âu với mô hình Print on Demand Europe

Doanh thu từ thị trường thương mại điện tử khu vực châu Âu đang tăng chóng mặt mỗi năm và được dự đoán sẽ chạm mốc 483.8 tỷ đô la vào năm 2023. Điều này cũng minh chứng cho việc đây là thị trường cực tiềm năng để Sellers ngành Print on Demand Europe có thể nghiên cứu khai thác. Hãy cùng BurgerPrints tìm hiểu chi tiết tiềm năng của thị trường châu Âu với ngành POD thông qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Đánh giá tiềm năng của thị trường châu Âu với Print on Demand 

1.1 Thói quen mua sắm của khách hàng

Đánh giá thói quen mua sắm của khách hàng thuộc EU

 

Châu Âu là khu vực có tới 50 quốc gia có chủ quyền, trong đó liên minh châu ÂU (EU) là một liên minh chính trị và kinh tế với sự góp mặt của 27 quốc gia thành viên. Theo đánh giá, khu vực châu Âu chính là thị trường Print on Demand cực hấp dẫn bởi đây là khu vực tập hợp các quốc gia mà người dân có thói quen mua sắm online rất cao. 

 

Theo kết quả khảo sát, doanh thu của thị trường thương mại điện tử tại châu Âu đang tăng lên qua từng năm và dự kiến sẽ cán mốc kỷ lục lên tới 483.8 tỷ đô vào năm 2023. Chưa dừng lại ở đó, phân khúc lớn nhất của thị trường thương mại điện tử châu Âu chính là thời trang với số lượng doanh thu đạt tới 112.079 triệu đô. Chính vì thế, khu vực này được đánh giá là “mảnh đất màu mỡ” đối với Sellers Print on Demand Europe. 

 

Kết quả nghiên cứu thị trường tổng quan  đối với khu vực châu Âu cho thấy rõ người dân các quốc gia khu vực châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ,…đã và đang thay đổi thói quen mua sắm qua từng năm và tỷ lệ người dân tham gia mua hàng trực tuyến qua các năm và doanh số thu về từ E-Commerce cũng tăng lên một cách đáng kể. Trong đó:

 

Vương Quốc Anh (United Kingdom): UK là quốc gia đạt tỷ lệ chi tiêu trực tuyến nhiều nhất thế giới với doanh số lên tới 222 tỷ EURO vào năm 2020. Ngoài ra, UK cũng được đánh giá là một trong ba thị trường thương mại điện tử (E-Commerce) lớn nhất trên thế giới chỉ xếp sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. 

 

Bỉ: Bỉ là quốc gia sở hữu dân số trên 11 triệu người nhưng doanh thu từ thương mại điện tử đạt tới con số đáng ngưỡng mộ lên tới 10.26 tỷ Euro vào năm 2020. Đáng chú ý, trong số 85% người dùng Internet tại Bỉ thì chỉ có 50% người dân có thói quen mua hàng trực tuyến vào năm 2011, tuy nhiên cho đến năm 2021 thì con số này đã lên tới ngưỡng 70%. 

 

Đức:  Đức là thị trường sở hữu lượng khách hàng thương mại điện tử lớn nhất trong số các quốc gia thuộc khu vực châu Âu, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc, thời trang nhiều nhất của khu vực. 

 

Pháp: Với dân số chỉ khoảng gần 70 triệu người nhưng doanh thu từ thị trường thương mại điện tử của Pháp đã đạt tới 122.2 tỷ Euro vào năm 2020. Đặc biệt, Pháp cũng là quốc gia có số người dùng Internet cực vượt trội với 89% dân số, trong đó tỷ lệ mua hàng trực tuyến tại Pháp cũng vượt trội lên tới 76%.

 

Thống kê chỉ ra rằng cứ 10 người sử dụng internet tại Pháp thì sẽ có tới ít nhất 8 người tham gia mua sắm online. Pháp cũng là quốc gia có độ tuổi mua sắm online trẻ nhất của khu vực khi khách hàng thường xuyên mua hàng trực tuyến nằm trong độ tuổi từ 18-24. 

 

Thụy Sĩ: Với vị thế là quốc gia mà người dân có mức thu nhập cao vượt trội so với các quốc gia thành viên EU, Thụy Sĩ cũng là một thị trường tiềm năng của Print on Demand EU. Độ tuổi mua hàng online phổ biến của quốc gia này trải rộng trong khoảng từ 16-65, trong đó 90% người dân trong độ tuổi này đều mua hàng online ít nhất một lần. 

 

Hà Lan: Hà Lan là quốc gia có tỷ lệ người dùng internet chạm ngưỡng 98%, trong đó độ tuổi mua sắm online nhiều nhất của quốc gia này nằm trong khoảng 25-45 tuổi. Doanh số thu về từ thị trường thương mại điện tử của Hà Lan cũng lên tới con số 26.6 tỷ EURO vào năm 2020. Với một quốc gia có lượng dân cư khiêm tốn so với các quốc gia khác, mức doanh số này của Hà Lan cũng là con số cao đáng kể. 

Nội dung liên quan:  So sánh Cross-Selling và Up-Selling: Nghệ thuật tăng doanh số bán hàng

1.2 Đa dạng Platforms và Marketplaces

 

Như chúng ta đã biết, Amazon, eBay, Zalando hay Redbubble,…đều là những marketplaces và platforms thương mại điện tử nổi tiếng và phủ sóng không chỉ ở khu vực châu Âu mà còn quy mô trên toàn thế giới. 

 

Tuy nhiên, tại thị trường châu Âu ngoài những Website thương mại điện tử trên thì mỗi quốc gia lại sở hữu những platforms và marketplace phổ biến khác nhau. Đây cũng là điểm mạnh vượt trội của thị trường thương mại điện tử tại châu Âu so với các khu vực khác trên thế giới, đồng thời cũng là tiềm năng mà Sellers POD cần lưu tâm.

 

Hãy cùng BurgerPrints điểm qua những website thương mại điện tử của một số quốc gia tại Châu Âu để có thể đánh giá rõ tiềm năng của ngành POD tại thị trường này trong nội dung dưới đây nhé: 

 

Pháp: Một số trang thương mại điện tử phổ biến tại Pháp có thể kể đến như: Cdiscount, Conforama, La redoute, Fnac-Darty, Rue du Commerce. 

 

Đức: Một số Platforms và Marketplaces địa phương tại Đức được nhiều người sử dụng gồm Zalando, Real.de và Otto. 

 

Hà Lan: Hai trang Web thương mại điện tử lớn nhất của Hà Lan bao gồm Beslist.nl và Bol.com. 

 

Bỉ: Hai website thương mại điện điện tử lớn nhất tại Bỉ  sẽ bao gồm Zalando và Bol.com 

 

Ý: Nền tảng thương mại điện tử được nhiều người yêu thích sử dụng nhất tại Ý là ePrice. 

 

Lithuania: Ngoại trừ các trang thương mại điện tử lớn như eBay, Amazon,…thì Stepinfit chính là nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất của Lithuania. 

 

Thụy Điển: Người dân Thụy Điển rất yêu thích mua hàng online, Fyndiq, Cdon hay Tradera đều là những địa chỉ mua sắm online cực phổ biến không chỉ đối với người dân Thụy Điển mà còn đối với người dân nước láng giềng Scandinavia. 

 

Balan: Mặc dù eBay được đánh giá là một trong những Marketplaces lớn nhất trên thế giới nhưng đây lại không phải là thị trường phổ biến tại Balan. Thay vào đó, người dân Balan ưa chuộng mua sắm online trên 2 kênh lớn là Ceneo và Allegro hơn cả. 

 

Bồ Đào Nha: Mặc dù không được xếp vào danh sách quốc gia có thị trường e-commerce lớn nhất tại châu Âu, nhưng Bồ Đào Nha cũng sở hữu một số website thương mại điện tử nổi tiếng như: Worten Online, BuyinPortugal.pt, Dr.,…

 

Thụy Sĩ: Thụy Sĩ là quốc gia mà người dân có thói quen mua hàng online rất nhiều, trong đó Ricardo, Digitec Galaxus. 

 

Romania: Ngoài 2 website thương mại điện tử lớn như Amazon hay Aliexpress, người dân Romania cũng thường xuyên mua sắm online tại các website thương mại điện tử nội địa như Altex, OLX hay eMAG. 

 

CH Czech: CH Séc là quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất tại châu Âu kể từ năm 2017 cho đến năm 2021, trong đó Heureka là nền tảng thương mại điện tử được ưa chuộng nhất tại CH Séc.

 

Như vậy, thị trường châu Âu với đa dạng các nền tảng thương mại điện tử, thị trường thương mại điện tử, cộng thêm với thói quen yêu thích mua hàng online của người dân các nước trong khu vực châu Âu rõ ràng là miếng “bánh ngọt” béo bở cần được các Sellers Print on Demand tận dụng và khai thác một cách triệt để. 

2. Cách Sellers Print on Demand tiếp cận thị trường châu Âu  

 

Để tiếp cận và chinh phục thị trường khó tính như châu Âu thì những Sellers Print on Demand Europe cần phải có những phương pháp hay chiến lược cụ thể. 

2.1 Lựa chọn sản phẩm và thiết kế phù hợp

Lựa chọn sản phẩm với thiết kế phù hợp

 

Theo đánh giá của BurgerPrints, thị trường châu Âu vô cùng tiềm năng để các Sellers Print on Demand có thể nghiêm túc tìm cách chinh phục và đem lại nguồn doanh thu khổng lồ. Thống kê chỉ ra rằng người dân các nước châu Âu rất ưa chuộng mua sắm online những sản phẩm như áo Tee, Hoodie 2D, khăn quàng cổ hay các mẫu cốc in họa tiết đẹp mắt. 

 

Tuy nhiên, với đặc điểm là khu vực có sự đa dạng về văn hóa nên sẽ có những sản phẩm POD có thiết kế nhất định sẽ phù hợp với quốc gia này hơn so với quốc gia khác. Chẳng hạn như với các nichs áo 2D bán ở thị trường Anh chẳng hạn, người Anh rất yêu thích xem bóng đá nên nếu Sellers bán áo phông in hình CLB bóng đá, cầu thủ bóng đá thay vì những chiếc áo phông về chủ đề bóng chày hay bóng bầu dục. 

 

Bên cạnh đó, do mức thu nhập của từng quốc gia trong khu vực khác nhau nên sức mua cũng sẽ khác nhau. Những sản phẩm đắt tiền có thể phù hợp với quốc gia này nhưng có thể sẽ không được tiêu thụ rộng rãi ở quốc gia khác. 

 

Chính vì thế việc nghiên cứu, lựa chọn sản phẩm với giá thành, thiết kế phù hợp cho từng tệp khách hàng là vô cùng cần thiết. 

Nội dung liên quan:  Winning Product là gì? Cách nhận biết Sản phẩm Win bứt phá doanh thu

2.2 Liệt kê sản phẩm với những ngôn ngữ khác nhau

 

Liệt kê sản phẩm với nhiều ngôn ngữ khác nhau

 

Liên minh châu Âu là khu vực có tới 23 ngôn ngữ chính thức khác nhau. Vì thế, để tận dụng tối đa thị trường thì các Sellers nên nghĩ đến việc liệt kê sản phẩm theo nhiều ngôn ngữ khác nhau nhắm đến từng thị trường. 

 

Ngoài tiếng Anh thì một số ngôn ngữ khác được sử dụng phổ biến ở châu Âu bao gồm tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý và tiếng Nga. Tuy nhiên thay vì dịch sản phẩm sang cùng lúc 6 ngôn ngữ thì Sellers nên có chiến lược phù hợp cho từng thị trường. 

 

Bên cạnh đó, nếu đang muốn thêm ngôn ngữ khác vào gian hàng của mình thì bạn cũng cần phải lưu ý thật kỹ xem thị trường nào tại châu Âu là thị trường mục tiêu mà bạn muốn nhắm đến.

 

Từ những phân tích tổng quan thị trường châu Âu thì BurgerPrints nhận thấy Vương quốc Anh (UK), Pháp hay Đức là ba quốc gia có tiềm năng rất lớn đối với Print on Demand đồng thời dẫn đầu danh sách thị trường thương mại điện tử phát triển nhất tại châu Âu. 

 

Nếu Sellers có ý định kinh doanh trên một nền tảng hay sàn thương mại điện tử thì bạn cũng cần chắc chắn nền tảng hay sàn này có phiên bản dành riêng cho từng quốc gia hay không. Amazon là một ví dụ điển hình nhất, Sellers POD khi muốn bán hàng trên Amazon cần phải lựa chọn thị trường bản địa chẳng hạn như:

 

  • Amazon.co.uk (dành cho thị trường Anh)
  • Amazon.fr (dành cho thị trường Pháp)
  • Amazon.de (dành cho thị trường Đức)
  • Amazon.it (dành cho thị trường Ý)
  • Amazon.es (dành cho thị trường Tây Ban Nha) 

 

Một ví dụ khác là Etsy, đây là website E-Commerce không có thị trường bản địa hóa cho từng loại quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, Etsy là tích hợp sẵn 8 ngôn ngữ thông dụng khác nhau. Toàn bộ sản phẩm trên nền tảng này sẽ được dịch tự động giúp cho khách hàng có thể tùy ý tìm kiếm bằng ngôn ngữ ưa thích. 

 

Nhìn chung mỗi một website thương mại điện tử sẽ hoạt động theo mô hình khác nhau, vì thế Sellers cần phải tìm thật thật kỹ trước khi bắt đầu kinh doanh trên bất kỳ nền tảng hay sàn thương mại nào. Bên cạnh đó, khi Sellers dịch thông tin liên quan đến sản phẩm theo đa dạng ngôn ngữ hãy cẩn trọng với công cụ dịch như Google dịch để tránh làm giảm trải nghiệm của khách hàng. 

2.3 Điều chỉnh giá sản phẩm 

 

Liệt kê sản phẩm với đơn vị tiền tệ phù hợp

 

Trong số 50 quốc gia thuộc khu vực châu Âu thì có tới 19 quốc gia sử dụng đồng Euro làm đơn vị tiền tệ chính thức, nên đa số khách hàng mua sắm online tại châu Âu sẽ ưa thích giao dịch bằng đồng Euro.

 

Với việc liệt kê giá sản phẩm theo đơn vị tiền tệ mà khách hàng yêu thích và quen thuộc, Sellers cũng có thể gia tăng lượng khách hàng ghé thăm gian hàng. Nếu bạn muốn tiếp cận thị trường POD châu Âu thông qua các kênh E-Commerce khác nhau thì bạn có thể thiết lập ứng dụng tự động chuyển đổi giá sản phẩm cho Website hay gian hàng của mình. 

 

Nếu bạn muốn bán POD trên Shopify thì bạn có thể cài đặt ứng dụng Bold Multi-Currency để tự động hiển thị đơn vị tiền tệ chính xác dựa theo vị trí địa lý của khách hàng. Trong khi đó nếu bàn ưa chuộng WooCommerce thì có thể sử dụng Plugin Multi Currency. 

2.4 Cập nhật số đo sản phẩm  

 

Số đo cho sản phẩm nhất là các sản phẩm thời trang cũng là yếu tố mà Sellers POD cần phải quan tâm. Ở nhiều quốc gia khác khách hàng có thể thoải mái với số đo theo inch. Tuy nhiên, các khách hàng ở khu vực châu Âu có thể sẽ cảm thấy khó hiểu. Vì thế, nếu muốn tạo thiện cảm với khách hàng châu Âu thì các Sellers nên chủ động chuyển đổi các số đo sản phẩm từ inch sang cm. 

2.5 Tuân thủ các yêu cầu về pháp lý 

 

Tùy thuộc vào mỗi quốc gia ở khu vực châu Âu mà sẽ có những quy tắc và những luật lệ khác nhau mà Sellers cần phải nắm rõ nếu muốn tiếp cận thị trường châu Âu, đặc biệt là khu vực EU.

Việc tìm hiểu kỹ những quy định liên quan đến thuế giá trị gia tăng (VAT) hay những quy định chung về bảo vệ dữ liệu. Đây là hai yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến việc kinh doanh hợp pháp của Sellers tại thị trường khó tính như châu ÂU. 

2.6 Có chiến lược tiếp thị sản phẩm rõ ràng

 

Sellers cần có chiến lược tiếp thị cụ thể

 

Kinh doanh theo mô hình POD đòi hỏi Sellers phải cung cấp những sản phẩm với mẫu mã, thiết kế độc đáo. Tuy nhiên trong một thị trường POD với vô vàn người bán thì chắc hẳn bạn sẽ gặp rất nhiều “đối thủ nặng ký” cũng có những mẫu thiết kế độc đáo như của bạn. 

 

Vì thế Sellers cần phải có những chiến lược và lên các chiến dịch tiếp thị sản phẩm chẳng hạn như viết những mẫu mô tả sản phẩm thật hấp dẫn, đưa những hình ảnh lôi cuốn, đồng thời nên tối ưu gian hàng của mình trên các công cụ tìm kiếm và tiến hành tiếp thị sản phẩm qua những kênh như Facebook hay Email,.. 

Nội dung liên quan:  3 bước bắt đầu bán Print-On-Demand Sportswear

3. Một số quy tắc Sellers phải “nằm lòng” nếu muốn chinh phục Print on Demand Europe 

 

Nếu bạn đang muốn thử sức bán hàng POD tại thị trường châu Âu thì bạn buộc phải nắm rõ những quy tắc và quy định của thị trường khó tính này. Việc không tuân thủ các yêu cầu về luật pháp hay các quy tắc của từng quốc gia có thể sẽ khiến doanh nghiệp của bạn gặp rủi ro. Dưới đây BurgerPrints sẽ liệt kê một số quy tắc mà Sellers cần phải nắm rõ nếu muốn chinh phục Print on Demand Europe. 

3.1 Distance Selling của Nội khối Liên minh châu Âu (EU)

 

Tuân thủ quy tắc Distance Selling của nội khối EU

 

Distance Selling là hình thức bán hàng mà không cần gặp mặt trực tiếp và Print on Demand cũng nằm trong hình thức bán hàng này. Khách hàng có thể đặt mua sản phẩm qua các Website, kênh thương mại điện tử. Nếu bạn đang sống ở châu Âu, bạn cần phải xem xét những yếu tố như bạn đang bán hàng cho một cá nhân thay vì một tổ chức doanh nghiệp và hàng hóa phải vượt qua biên giới tiểu bang. 

3.2 Quy định với Distance Selling

 

  • Sellers cần cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết cho người mua hàng trước khi họ hoàn tất đơn hàng. 
  • Toàn bộ các khoản chi phí, phụ phí bổ sung cần thông báo rõ tới người mua và phải được người mua đồng ý rõ ràng. 
  • Sellers bắt buộc phải cung cấp chính sách Return và Refund với thời hạn tối thiểu 14 ngày. 

3.3 Thuế giá trị gia tăng (VAT) của EU 

 

Tuân thủ quy tắc về VAT của khối EU

Thuế giá trị gia tăng (VAT) giống với thuế bán hàng ở thị trường EU. Với thuế bán hàng thì người mua hàng sẽ trả tiền khi hoàn tất việc mua hàng. Tuy nhiên, đối với thuế Giá trị gia tăng (VAT), thuế này sẽ được thu theo từng giai đoạn của chuỗi cung ứng – như từ nhà cung cấp, nhà phân phối và nhà bán lẻ. 

 

Nhìn chung Sellers cần thông tin cụ thể tới khách hàng về chi phí thuế để đảm bảo trải nghiệm mua hàng của khách hàng. 

3.4 Đảm bảo tuân thủ GDPR 

 

Ngoài VAT và Distance Selling, nếu Sellers muốn bán hàng tại châu Âu thì việc tìm hiểu GDPR (General Data Protection Regulation) – Quy định chung về bảo mật dữ liệu là cực kỳ quan trọng. Đây là những quy tắc dùng để bảo vệ dữ liệu trực tuyến của khách hàng khi tham gia mua sắm trực tuyến. 

4. BurgerPrints – Đồng hành cùng Sellers bứt phá doanh thu Print on Demand EU 

 

BurgerPrints là công ty Pint on Demand được rất nhiều Sellers Print on Demand Europe  lựa chọn hợp tác trong chuỗi giá trị cho khách mua hàng của ngành thương mại điện tử xuyên biên giới. BurgerPrints có nhiều kinh nghiệm và hoạt động chính ở hai lĩnh vực: Nền tảng Print on Demand và dịch vụ hoàn tất đơn hàng (Fulfillment). 

 

Đơn vị hỗ trợ Print on Demand Europe uy tín

 

Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động cho đến nay, BurgerPrints đã có lượng khách hàng vượt trội lên tới 20.000 Sellers POD đồng thời luôn nỗ lực giúp Sellers giảm thiểu tối đa nhất tỷ lệ “Claim” đơn hàng cho Sellers bất kể việc Sellers bán thông qua Marketplaces hay gian hàng online của họ.  Bên cạnh đó, đồng hành cùng  BurgerPrints, Sellers POD hoàn toàn có thể an tâm bởi BurgerPrints sở hữu những ưu điểm vượt trội như:

4.1 Dịch vụ Fulfillment với USP (Unique Selling Point) riêng biệt

 

Dịch vụ Fulfillment của BurgerPrints đã được nhiều Sellers biết đến và tin tưởng lựa chọn bởi tỷ lệ Claim và Dispute của khách hàng cực kỳ thấp nếu so sánh với các đơn vị cung cấp dịch vụ hoàn tất đơn hàng khác. 

 

BurgerPrints cũng luôn nỗ lực cung cấp sản phẩm với chất lượng hoàn thiện xứng đáng nhất, giá thành sản phẩm cũng ổn định qua thời gian nhằm giúp khách hàng tại thị trường EU của Sellers có những trải nghiệm mua hàng tuyệt vời nhất, đồng thời bảo vệ tuyệt đối những tài nguyên của Sellers như tài khoản quảng cáo, tài khoản gian hàng, các cổng thanh toán. 

 

Bên cạnh đó, với triết lý đồng hành cùng Sellers trong quá trình tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp và phát triển bền vững tệp khách hàng trung thành, tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, BurgerPrints luôn lấy lợi ích của Sellers đặt lên hàng đầu cùng Sellers tìm ra những bí quyết để bứt phá doanh thu tốt nhất. 

4.2 Nền tảng Print on Demand với đầy đủ tính năng hỗ trợ Sellers bán hàng

 

Ngoài dịch vụ Fulfillment được các Sellers tin tưởng tuyệt đối, nền tảng Print on Demand cung cấp bởi BurgerPrints cũng là một điểm khác biệt khi cung cấp đầy đủ các tính năng giúp Sellers bán POD và Print on Demand Europe  thuận tiện, nhanh chóng nhất. 

 

Khi bán hàng qua nền tảng POD của BurgerPrints, Sellers nói chung và Sellers Print on Demand Europe chỉ việc đưa ra mục tiêu, liệt kê sản phẩm cũng như các đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới, đội ngũ của BurgerPrints sẽ tư vấn và hỗ trợ tối đa nhất nhằm giúp Sellers có thể tạo dựng một gian hàng online không chỉ đẹp mà còn đánh đúng insight khách hàng. 

 

Nhìn chung, nếu bạn đang muốn tiếp cận thị trường Print on Demand Europe thì hãy đồng hành cùng BurgerPrints từ ngày hôm nay để cùng hợp tác tạo dựng thương hiệu, thúc đẩy doanh thu. Để biết thêm những tin tức bổ ích khác về Print on Demand, dịch vụ Fulfillment,…các bạn hãy nhanh chóng truy cập vào website: https://burgerprints.com/vi/

Ngoài ra, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp thì hãy liên hệ ngay với BurgerPrints qua các phương thức sau:

TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ CÙNG BURGERPRINTS!
BẮT ĐẦU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader