Các chiến lược quảng cáo Facebook hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu, với mức chi phí Marketing hợp lý hơn. Thực tế, chạy quảng cáo không khó, nếu bạn nắm được các nguyên tắc chỉ “dân trong ngành” mới biết. Xem ngay cách xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả do các chuyên gia kỳ cựu chia sẻ trong nội dung sau bạn nhé!
Tại sao chạy quảng cáo Facebook nên có chiến lược?
Sự thật là, không phải bạn cứ bỏ thật nhiều tiền để chạy quảng cáo thì sẽ đem đến hiệu quả như ý. Việc chạy quảng cáo Facebook mà không có chiến lược cũng giống như đi tàu nhưng không có bản đồ. Có thể, bạn vẫn sẽ đến đích, tuy nhiên sẽ tiêu tốn nhiều thời gian hơn, chi phí cũng có thể tốn kém hơn và tỷ lệ thất bại trong hành trình cũng là rất cao.
Thay vào đó, một chiến lược quảng cáo Facebook tốt sẽ giúp bạn:
- Đảm bảo hiệu quả quảng cáo: Chiến lược giúp bạn xác định rõ mục tiêu, đối tượng khách hàng, ngân sách và các kênh quảng cáo phù hợp. Nhờ đó, bạn có thể tối ưu hóa từng đồng tiền bỏ ra và đạt được kết quả tốt nhất khi chạy Facebook Ads.
- Tiết kiệm chi phí: Không phải cứ chi nhiều tiền là quảng cáo sẽ hiệu quả. Chiến lược giúp bạn phân bổ ngân sách hợp lý, tránh lãng phí vào những kênh hoặc đối tượng không phù hợp.
- Tăng tính cạnh tranh: Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, chiến lược sẽ giúp bạn nổi bật và thu hút khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn.
- Đo lường và tối ưu hóa: Chiến lược cung cấp một khung để bạn theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược một cách kịp thời.
Đó là lý do đa số các doanh nghiệp hiện nay đều tập trung xây dựng chiến lược cụ thể để tạo ra những chiến dịch quảng cáo hiệu quả cho các sản phẩm / dịch vụ của họ.
6 chiến lược chạy quảng cáo Facebook hiệu quả
Như đã đề cập, một chiến lược quảng cáo hiệu quả sẽ giúp tăng cường nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng. Nếu bạn đang tìm cách tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo của mình, dưới đây là 8 chiến lược chạy quảng cáo Facebook bạn có thể tham khảo và áp dụng cho doanh nghiệp của mình:
Nghiên cứu đặc điểm đối tượng mục tiêu
Mỗi bài quảng cáo dù thuộc cùng một chiến dịch cũng có thể hướng đến những đối tượng khách hàng khác nhau. Chính vì vậy, các nhà quảng cáo kỳ cựu thường phân tích đặc điểm về khách hàng mục tiêu khi xây dựng chiến lược quảng cáo, để tìm ra những tệp khách hàng phù hợp với sản phẩm / doanh nghiệp của mình.
Trong trường hợp bạn vẫn đang phân vân giữa tiếp cận nhóm đối tượng mang đặc điểm cụ thể, hay một nhóm đối tượng rộng hơn với ít đặc điểm nổi bật hơn, bạn có thể nghiên cứu và test các đặc điểm của đối tượng mục tiêu như vị trí, tuổi tác, giới tính, sở thích và hành vi. Bằng cách này, bạn có thể xác định nhóm đối tượng phản ứng tốt với mỗi chiến dịch. Từ đó có thể lưu lại thông tin đối tượng và tiếp cận đúng khách hàng hơn.
Tận dụng “Lookalike” để mở rộng phạm vi tiếp cận
Lookalike Audience là công cụ quảng cáo Facebook mà các nhà quảng cáo có thể tận dụng nhằm mở rộng tệp Custom Audiences. Khi dùng công cụ này, bạn có thể tự tiến hành tạo đối tượng, lên danh sách khách hàng từ số điện thoại, data email sẵn có để tiến hành chạy quảng cáo.
Nếu như bạn đang muốn tăng khả năng tiếp cận đến toàn những tệp khách hàng tiềm năng, thì đây là công cụ khá hữu ích. Bởi thông qua những đặc điểm của khách hàng cũ, bạn có thể tạo ra những tệp đối tượng khách hàng tiềm năng mới mang những điểm tương đồng với khách hàng cũ cho doanh nghiệp, từ đó gia tăng hiệu quả cho các hoạt động quảng cáo mà bạn sẽ thực hiện.
Danh sách này sẽ được phân tích dữ liệu thông qua chức năng của máy học, từ đó giúp nâng cao hiệu suất xây dựng đối tượng mục tiêu, góp phần cải thiện tỷ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch quảng cáo Facebook.
Bắt đầu với ngân sách nhỏ
Để cài đặt ngân sách hợp lý, bạn cần phải xác định chiến dịch của mình sẽ tiến hành chạy liên tục hay tùy chỉnh ngày bắt đầu, cùng ngày kết thúc. Ngoài ra, bạn cũng có thể cài đặt những thông số để bài quảng cáo của mình sẽ được chạy trong những khung giờ, ngày cụ thể nào đó trong tuần.
Một lời khuyên dành cho những ai mới bắt đầu chính là: Bạn nên đặt ngân sách quảng cáo từ thấp tới cao. Bởi trong quá trình chạy chiến dịch, có rất nhiều yếu tố sẽ quyết định tới hiệu quả quảng cáo như content, hình ảnh, hay sản phẩm,…
Nếu như bài quảng cáo cho thấy hiệu quả tốt thì bạn có thể bắt đầu tăng ngân sách chiến dịch của mình lên. Tuy nhiên, để hạn chế bị lệch chuẩn tệp khách hàng của chiến dịch thì bạn chỉ nên tăng từ 10-30% cho ngân sách quảng cáo đang chạy.
Ngoài ra, thay vì tăng ngân sách trực tiếp với nhiều rủi ro, thì các nhà quảng cáo có thể tiến hành nhân bản các nhóm quảng cáo, hoặc chiến dịch đang hiệu quả. Sau đó theo dõi các thông số từ các chiến dịch mới để đo lường hiệu quả chuyển đổi và điều chỉnh khi cần thiết.
Thiết lập A/B testing với các nội dung khác nhau để tìm ra nội dung hiệu quả
Thiết lập A/B testing sẽ giúp các Ads thủ tìm ra những tựa đề quảng cáo, nội dung, hình ảnh,… hiệu quả nhất, từ đó tối ưu chiến dịch quảng cáo mà mình thực hiện. Để tiến hành A/B testing quảng cáo Facebook, bạn cần chú ý tới các vấn đề sau:
- Hoạch định chi tiết về xu hướng nội dung sẽ triển khai trên kênh, sao cho nội dung đăng tải là sự giao thoa hoàn hảo giữa những điều thu hút khách hàng giá trị mà doanh nghiệp có thể mang tới. Đây chính là công thức hoàn hảo để tạo ra những chủ đề ấn tượng, giúp bạn đạt được những mục tiêu của các chiến dịch Marketing.
- Hình ảnh cũng là yếu tố bạn nhất định không nên bỏ qua khi lên chiến lược quảng cáo. Hãy đưa ra những ý tưởng thiết kế hình ảnh sáng tạo, khiến khách hàng ấn tượng và nhanh chóng chú ý đến thương hiệu bạn ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên.
- Xây dựng các target về đối tượng khách hàng mục tiêu như vị trí địa lý, giới tính, độ tuổi,…
- Vị trí mà quảng cáo sẽ hiển thị (desktop / mobile).
- Xác định các khung thời gian chạy quảng cáo hiệu quả.
Theo chuyên gia, trình tự để tiến hành A/B testing hợp lý chính là: Nội dung, sau đó đến đối tượng mục tiêu, vị trí hiển thị và cuối cùng là thời gian hiển thị. Ví dụ, nếu như bạn tiến hành test nội dung thì chỉ có nội dung bài quảng cáo thay đổi, các yếu tố khác như đối tượng mục tiêu, vị trí hiển thị sẽ giống nhau.
Thông thường, các nhà quảng cáo nên dành từ 10-15% chi phí chiến dịch để tiến hành chạy test. Mặt khác, sau khi chạy A/B testing trong thời gian 24h, hoặc khi lượt reach đã trên 3000 thì bạn có thể tiến hành dừng lại và đo lường.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh ở mục “Facebook Ad Library”
Facebook Ad Library sẽ là công cụ hoàn hảo để bạn nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, giúp bạn biết được đối tượng mục tiêu với ngành hàng của mình đang quan tâm tới điều gì?
Từ chính những kết quả này, bạn sẽ biết được mình cần phải xây dựng các chiến dịch như thế nào nhằm quảng bá thương hiệu, tạo ra lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh.
Mặt khác, bạn cũng có thể tiến hành tham khảo những nội dung, mẫu quảng cáo mà các đối thủ cạnh tranh cùng ngành hàng đang triển khai. Thông qua những số liệu này, bạn có thể tìm ra phương án triển khai nội dung, hình ảnh phù hợp cho các chiến lược quảng cáo mà bản thân đang xây dựng.
Đừng bỏ qua các thông tin quan trọng nhữ quảng cáo của đối thủ đang chạy trên nền tảng nào, thời điểm quảng cáo bắt đầu chạy, số lượng các quảng cáo được thực hiện,…
Những dữ liệu này sẽ giúp cho các nhà quảng cáo có thể tiến hành phân tích ma trận SWOT, tìm ra điểm mạnh của thương hiệu mình, đồng thời khắc phục các điểm yếu mà doanh nghiệp còn tồn đọng.
Retarget các tệp khách hàng từng truy cập Facebook / Instagram
Có rất nhiều lý do khiến khách hàng chưa quyết định mua sản phẩm từ lần đầu tiên. Ví dụ như họ cần tham khảo thêm thông tin, hoặc họ chưa có ngân sách ở thời điểm hiện tại.
Việc hiển thị lại bài quảng cáo tới nhóm đối tượng này, hay retargeting, chính là một hình thức giúp bạn nhắc nhở khách hàng về những sản phẩm / dịch vụ mà bạn cung cấp trong tâm trí họ. Đồng thời giúp bạn tránh bỏ lỡ các khách hàng tiềm năng.
Mặt khác, chiến lược quảng cáo này cũng sẽ giúp bạn nuôi dưỡng được tệp khách hàng hiện có, đưa ra các mục tiêu chiến dịch phù hợp dựa trên hành động mà họ đã thực hiện, ví dụ như lượt thích trên Facebook, hay sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng,…
Thực tế, có rất nhiều ứng dụng dành cho chiến lược quảng cáo Facebook bằng cách Retarget tệp khách hàng từng truy cập Facebook / Instagram, bao gồm những người có các hành động sau:
- Tương tác với thương hiệu của bạn trên Facebook / Instagram.
- Đã từng truy cập vào trang web.
- Đã từng dùng Mobile app mà thương hiệu cung cấp.
- Đã dành một khoảng thời gian nhất định trên website của bạn.
- Đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng.
- Đã bắt đầu tiến hành thanh toán.
Nếu như bạn đang cố gắng chạy quảng cáo để bán 1 sản phẩm cụ thể, vậy bạn có thể tiến hành nhắm mục tiêu tới những người dùng đã truy cập đến các trang chứa thông tin về sản phẩm như đã nêu trên.
Lưu ý khi tiến hành các chiến lược quảng cáo Facebook
Để thực hiện các chiến lược quảng cáo Facebook một cách hiệu quả, các nhà quảng cáo đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng sau đây:
Xác định rõ mục tiêu của chiến dịch
Tương tự như tất cả các hoạt động Marketing – truyền thông khác, việc thực hiện các chiến dịch quảng cáo cũng cần phải được xác định mục tiêu rõ ràng. Mỗi chiến dịch quảng cáo trên Facebook sẽ có những mục tiêu khác nhau, chẳng hạn như tăng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy doanh số, hay tăng tương tác với khách hàng. Việc đặt ra mục tiêu cụ thể giúp bạn dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến dịch, từ đó điều chỉnh chiến lược phù hợp để đạt được kết quả mong muốn.
Dưới đây chính là những mục tiêu chiến dịch tiêu biểu mà bạn cần phải lựa chọn khi lên chiến lược chạy quảng cáo Facebook:
- Số người tiếp cận (Reach): Nền tảng Facebook sẽ tối ưu chiến dịch quảng cáo của bạn, sao cho số lượng người nhìn thấy bài quảng cáo là nhiều nhất.
- Lưu lượng truy cập: Mục tiêu này nhằm giúp bài quảng cáo thu hút được lượng truy cập vào trang web một cách tối đa. Tuy nhiên, với mục tiêu này thì Facebook sẽ chỉ giúp bạn tối ưu về lượng “click to web” chứ không tác động tới hoạt động mua hàng.
- Tương tác (Engagement): Với mục tiêu này, sẽ có 2 trường hợp cho nhà quảng cáo lựa chọn, đó chính là tối ưu về lượt tương tác trên chính bài quảng cáo (like, share, bình luận) hoặc tối ưu về lượt thích của Fanpage. Khi ấy, Facebook sẽ điều hướng quảng cáo của bạn tới những khách hàng có thói quen thích tương tác trên Facebook.
- Số lượt xem video: Mục tiêu về “Video Views” sẽ được tiến hành bằng cách Facebook target bài đăng của bạn đến những người có thói quen xem video với thời lượng lớn.
- Số lượt chuyển đổi (hay còn gọi là Conversions): Đó là khi Facebook tối ưu về lượt chuyển đổi trên kênh bán hàng của bạn, thúc đẩy khách hàng thực hiện 4 hành động là xem nội dung (view content), thêm sản phẩm vào giỏ hàng (add to cart), mua hàng (purchase) hoặc thông tin thanh toán (initiate checkout).
Theo dõi các báo cáo hoạt động truyền thông đã thực hiện
Trong quá trình thiết lập các chiến lược quảng cáo Facebook, bạn đừng quên theo dõi những báo cáo, hiệu quả của các hoạt động truyền thông đã thực hiện. Thông qua những phân tích này, bạn có thể xác định được kế hoạch Marketing phù hợp trong tương lai cho doanh nghiệp, tối ưu chiến lược Marketing.
Để làm được điều đó, hãy luôn chú ý trả lời những câu hỏi sau trong quá trình chạy quảng cáo:
- Bài quảng cáo sẽ mang về bao nhiêu lượt chuyển đổi?
- Những quảng cáo nào mang đến lượt chuyển đổi tốt nhất?
- Chi phí doanh nghiệp cần bỏ ra cho mỗi chuyển đổi là bao nhiêu?
Bạn có thể sử dụng chính báo cáo Facebook, hoặc những công cụ hỗ trợ khác như Google Analytics để có thể tiến hành đo lường được hiệu quả của những chiến dịch quảng cáo đã và đang thực hiện, điển hình như gắn link UTM nhằm theo dõi lượt click trên mỗi bài quảng cáo Facebook, giúp đánh giá được hiệu quả quảng cáo một cách dễ dàng.
Tổng kết lại, với các chiến lược quảng cáo Facebook đã được chia sẻ, hãy tận dụng để khai phá tiềm năng doanh nghiệp. Từ đó giúp bạn đưa ra những kế hoạch phù hợp để kích thích khách hàng mua sắm, tương tác trên kênh nhiều hơn nhé!