connect-telegram

POD design là gì? Tất tần tật về mô hình kinh doanh “triệu đô” Print on Demand

POD design đang ngày càng được giới trẻ quan tâm và yêu thích bởi tính sáng tạo không ngừng nghỉ. Mô hình kinh doanh này vô cùng phát triển nhưng nếu không tìm hiểu kỹ càng thì việc bắt đầu kinh doanh sẽ trở nên khó khăn. Trong bài viết dưới đây, BurgerPrints sẽ cùng tìm bạn tìm hiểu về POD design là gì, cũng như các mẫu sản phẩm POD nên kinh doanh trong năm nay.

POD Design là gì?

POD Design (Print on Demand) là mô hình tạo ra các sản phẩm cá nhân hóa in theo yêu cầu. Đây là một loại hình dropshipping cho phép cá nhân bán các sản phẩm tự thiết kế hoặc thiết kế theo yêu cầu trên nền tảng trực tuyến. Đặc điểm của mô hình này là thay vì nhập và bán các sản phẩm cụ thể hoặc có sẵn, POD Design chú trọng vào nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm cá nhân hóa và in theo yêu cầu/thị hiếu của khách hàng, thể hiện được cá tính riêng biệt của người mua.

Tương tự như làm Dropshipping, bán POD sẽ không cần phải lo về các khâu như vận chuyển hay lưu kho. Tuy nhiên khác với Dropshipping, bạn sẽ không cần phải tìm nhà cung cấp mà chỉ cần chọn một đơn vị in ấn theo yêu cầu uy tín. Khi có đơn hàng phát sinh, các đơn vị này sẽ hỗ trợ bạn từ khâu sản xuất tới khâu giao hàng. Tất cả thời gian còn lại của bạn sẽ tập trung hoàn toàn vào việc quản lý doanh nghiệp, sáng tạo các thiết kế mới đi đầu xu hướng.

Tại sao POD Design lại là xu hướng TMĐT mới?

Vì tính linh hoạt và chi phí khởi đầu thấp, giảm thiểu tối đa rủi ro, POD design trở thành xu hướng Thương mại điện tử (TMĐT) mới hiện nay

1. POD đi đầu về đáp ứng thị hiếu mới của người dùng

Hiện nay, cá nhân hóa được coi như là “tương lai” của ngành TMĐT. Trong bối cảnh ngày càng nhiều sản phẩm mới được tung ra thị trường, việc tạo sự khác biệt là rất quan trọng để thúc đẩy hành vi mua hàng. Và một trong những cách tạo sự khác biệt chính là “cá nhân hóa”. Theo khảo sát, 76% khách hàng có xu hướng mua sản phẩm cá nhân hóa theo nhu cầu và sở thích của họ.

Ngày càng có nhiều người thích và muốn sở hữu những món đồ mang đậm tính cá nhân. Theo thống kê của Deloitte, các doanh nghiệp tập trung vào cá nhân hóa đều nhận thấy rằng khách hàng mua sắm nhiều hơn, thường xuyên hơn các sản phẩm in ấn. Cụ thể, các thương hiệu nổi bật trong ngành có khả năng vượt mục tiêu doanh thu lên đến 48% so với các đối thủ cùng ngành nhưng không tập trung vào cá nhân hóa. Các doanh nghiệp này cũng báo cáo mức độ trung thành của khách hàng với các sản phẩm in ấn cao hơn 71%.

Với xu hướng cá nhân hóa ngày càng tăng, POD là lựa chọn lý tưởng cho các cá nhân muốn tham gia vào thị trường TMĐT với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay. Theo dự kiến, thị trường POD sẽ đạt 64.3 tỷ USD vào năm 2032.

2. Vốn đầu tư thấp

Bản chất của POD Design là mô hình sản xuất chỉ in ấn sản phẩm sau khi có đơn đặt hàng. Điều này giúp giảm thiểu rất nhiều chi phí sản xuất ban đầu. Cụ thể bạn chỉ mất vốn cho việc thiết kế sản phẩm, quảng cáo trực tuyến, và phí dịch vụ nền tảng, thường là một khoản tương đối nhỏ, khoảng 1-2 triệu đồng.

Số tiền bỏ ra ban đầu khá “dễ thở” nên bán POD Design thu hút được đại đa số cá nhân hoặc các doanh nghiệp nhỏ muốn bắt đầu kinh doanh trực tuyến. Thêm vào đó, họ cũng có thể thử nghiệm các sản phẩm hay thiết kế mới, phục vụ các thị trường ngách mà không sợ rủi ro.

3. Giảm thiểu rủi ro hàng tồn kho

Mô hình POD design giúp giảm bớt nỗi lo về hàng tồn kho hay chi phí lưu kho lớn. Vì sản phẩm sẽ chỉ được sản xuất và in hình sau khi có đơn hàng nên bạn sẽ không cần phải bận tâm về việc không đẩy được hàng.

4. Giảm tải khâu vận chuyển đơn hàng

Quy trình đóng gói và vận chuyển sản phẩm gồm rất nhiều công đoạn và khó để bạn có thể quản lý toàn diện, đặc biệt là đối với người bán nhỏ lẻ. Mô hình POD sẽ khắc phục được vấn đề này, bởi hầu hết các dịch vụ in ấn theo yêu cầu đều cung cấp dịch vụ vận chuyển đơn hàng. Do đó, người bán sẽ không cần phải lo lắng về việc vận chuyển. 

Bạn chỉ cần đăng tải sản phẩm cùng những hình ảnh thiết kế, như vậy bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức khi không cần phải trực tiếp tìm cách đưa sản phẩm đến tay khách hàng cuối cùng.

5. Lợi nhuận cao

Mô hình POD design cho phép doanh nghiệp tự ấn định giá bán lẻ nên lợi nhuận có được từ kinh doanh POD design khá cao. Thông thường, lợi nhuận đem lại có thể đạt từ 30% đến 50%, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm và chiến lược của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có khả năng tận dụng các cơ hội thị trường để tăng giá trị sản phẩm. Với POD design, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng phản ứng với xu hướng thị trường và yêu cầu cá nhân hóa từ khách hàng. Điều này không chỉ giúp thu hút nhiều khách hàng hơn mà còn tạo cơ hội để tăng giá bán nhờ vào giá trị độc đáo và cá nhân hóa của sản phẩm.

Nội dung liên quan:  Fulfillment 3PL là gì? A-Z cách vận hành của hệ thống Fulfillment 3PL

Mô hình kinh doanh POD với dịch vụ Fulfillment POD

Kinh doanh POD là một mô hình sản xuất liên quan đến quá trình in ấn các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Điều này áp dụng phần lớn cho các sản phẩm mang tính cá nhân hóa cao như áo thun, ốp điện thoại, phụ kiện thời trang, poster…

Fulfillment là dịch vụ hoàn tất đơn hàng bao gồm các khâu lấy hàng từ người bán, lưu kho, xử lý đơn hàng, lấy hàng từ kho, đóng gói và cuối cùng là vận chuyển đến tay khách hàng. Dịch vụ Fulfillment có thể do doanh nghiệp tự vận hành hoặc thông qua một bên trung gian.

Hai mô hình này có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Người làm POD thường sử dụng dịch vụ Fulfillment để quản lý toàn bộ quy trình từ sản xuất đến giao hàng. Điều này giúp họ tập trung vào việc thiết kế và quảng bá sản phẩm, trong khi các khâu logistics và vận hành đơn hàng được đảm nhận bởi dịch vụ Fulfillment.

Việc kết hợp hai mô hình này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác.

Tiêu chí Mô hình kinh doanh POD Dịch vụ Fulfillment POD
Cách thức hoạt động Sản phẩm chỉ được in và sản xuất khi có đơn đặt hàng. Cung cấp toàn bộ quy trình từ nhận đơn hàng đến giao hàng.
Quy trình Khách hàng đặt hàng => Sản phẩm được in và sản xuất theo yêu cầu => Doanh nghiệp quản lý việc đóng gói và vận chuyển hoặc thuê bên thứ ba. Khách hàng đặt hàng => Đơn hàng được gửi đến dịch vụ Fulfillment => Dịch vụ Fulfillment sản xuất, đóng gói và vận chuyển sản phẩm.
Quản lý quy trình Doanh nghiệp tự quản lý hoặc kết hợp với các đối tác. Dịch vụ Fulfillment quản lý toàn bộ quy trình.
Đối tác/Khách hàng Cá nhân mua hàng trực tiếp và các nhà cung cấp, các dịch vụ fulfillment. Người bán, doanh nghiệp, công ty đang kinh doanh POD.

 

Cách thức vận hành mô hình kinh doanh POD

Để bắt đầu kinh doanh POD thì việc hiểu POD Design là gì vẫn chưa đủ, bạn cần hiểu sâu hơn về các thức vận hành mô hình này theo các bước dưới đây:

Bước 1: Xác định rõ sản phẩm POD. Để vận hành mô hình POD thì việc làm đầu tiên bạn cần làm là xác định rõ sản phẩm POD cụ thể. Đó có thể là quần áo, trang sức, phụ kiện… hay bất kỳ sản phẩm nào. Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn rằng sản phẩm bạn chọn hiện đang hot trend trên thị trường.

Bước 2: Đảm bảo quy trình sản xuất và in ấn chất lượng. Để trụ vững trên thị trường, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn nguồn nguyên liệu chất lượng và quy trình sản xuất tiên tiến. Việc làm này sẽ giúp người bán xây dựng niềm tin với khách hàng và trụ vững được ở thị trường.

Bước 3: Nắm bắt xu hướng thị trường. Để làm được việc này, bạn cần tiến hành nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng. Quy trình bao gồm việc đánh giá đối thủ cạnh tranh, xác định đối tượng mục tiêu và lựa chọn sản phẩm xu hướng.

Bước 4: Lên ý tưởng và thiết kế sản phẩm POD. Đội ngũ POD của bạn cần lên ý tưởng, thiết kế ra những sản phẩm sáng tạo, hút mắt với khách hàng. Một lưu ý nhỏ ở bước này là bạn cần xem xét tính cá nhân hóa của sản phẩm để tiếp cận nhanh chóng với tệp khách hàng mục tiêu.

Bước 5: Lựa chọn giữa sàn thương mại điện tử hoặc dịch vụ fulfillment. Bạn cần cân nhắc để lựa chọn giữa việc tự quản lý cửa hàng trên một sàn thương mại điện tử POD hay thuê dịch vụ fulfillment. Một số sàn thương mại điện tử mà bạn có thể xem xét như Etsy, Printful, TeeChip, Printify…

Bước 6: Xây dựng cửa hàng trực tuyến (nếu cần). Bước này dành cho người bán lựa chọn hình thức tự quản lý. Bạn cần xây dựng, tối ưu hóa gian hàng trực tuyến để đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Bước 7: Quản lý sản xuất và giao hàng. Khi kinh doanh mô hình POD, bạn cần cẩn trọng với các đơn hàng và chỉ sản xuất sản phẩm khi có đơn hàng thực sự. Việc làm này sẽ giúp bạn đảm bảo đúng tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm được nâng cao và thời gian giao hàng nhanh hơn.

Bước 8: Truyền thông và marketing. Người bán cần xây dựng plan quảng cáo hiệu quả để thu hút đối tượng khách hàng. Bạn có thể sử dụng mạng xã hội, chạy ads, email marketing hoặc SEO để tăng sự hiện diện của thương hiệu đến khách hàng.

Bước 9: Tiếp nhận phản hồi. Việc tiếp nhận ý kiến phản hồi từ khách hàng là điều cần thiết để người bán điều chỉnh chất lượng sản phẩm cũng như chính sách khách hàng.

Bước 10: Quản lý dòng tiền. Quản lý tài chính bao gồm việc set giá sản phẩm và dòng tiền thu chi. Trên thực tế, việc kinh doanh POD trên sàn thương mại cần có thời gian chờ để tiền đổ về tài khoản của bạn. Mỗi sàn thương mại lại có thời gian khác nhau, trong thời gian đó, bạn cần chuẩn bị quỹ tiền để tiếp tục hoạt động.

Bước 11: Bảo vệ thương hiệu. Để thương hiệu của bạn tiếp tục phát triển trên thị trường POD thì việc tuân theo tiêu chuẩn chất lượng và đạo đức là việc làm cần thiết.

Top 10 sản phẩm POD Design đang thịnh hành

1. Quần áo Unisex

Quần áo Unisex đang nổi lên như một hiện tượng khi người tiêu dùng gen Z dần chiếm lĩnh phần lớn thị trường. Để bắt đầu với thời trang phi giới tính thì những mặt hàng như áo phông, áo khoác, quần nỉ, quần chạy bộ là những lựa chọn tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng xu hướng quần áo bền vững để mang lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn.

Nội dung liên quan:  [:vi]15+ ý tưởng kinh doanh ít vốn, lợi nhuận cao mà bạn không thể bỏ qua[:]

Quần áo Unisex mang tính cá nhân hóa được đánh giá tăng cao trên toàn cầu trong năm 2024. Một số sản phẩm Unisex POD có tiềm năng cao là áo phông Unisex, đồ tập gym, áo hoodie và áo nỉ.

Một số chủ đề (theme) bán chạy đối với mặt hàng này là các thiết kế theo phong cách vintage, nghệ thuật trừu tượng, động vật hoang dã, hoạt hình, và các câu nói truyền cảm hứng.

2. Quần áo trẻ em

Bên cạnh quần áo unisex thì quần áo trẻ em là một lựa chọn không tồi khi các mẹ sẽ không thể cưỡng lại được việc mua cho con mình những món đồ nhỏ xinh. Ngày nay, việc in tên, in biệt danh hay những hình thù ngộ nghĩnh thể hiện cá nhân hóa cho trẻ được ba mẹ lăng xê nhiệt tình.

POD design cho quần áo trẻ em có nhiều lựa chọn khác nhau với các thiết kế mới lạ theo mùa. Ví dụ như mũ len cho dịp Giáng Sinh se lạnh, tất cotton, yếm hoặc nhộng đũi cho mùa hè.

3. Trang sức

Theo ước tính của Statista, giá trị của thị trường trang sức toàn cầu sẽ đạt mức đáng kinh ngạc là 310,9 tỷ đô. Trong đó, 88% doanh số đến từ các mặt hàng không xa xỉ. Sự gia tăng của xu hướng cá nhân hóa cùng sự phổ biến của in ấn theo yêu cầu đã cho thấy sự thống trị của các sản phẩm có giá thành phải chăng.

Bạn có thể bán POD design theo yêu cầu vào những ngày đặc biệt như Ngày của Mẹ, ngày của Cha, ngày lễ tình nhân, Giáng sinh…. Một số món đồ trang sức sẽ mang lại lợi nhuận cao có thể kể đến vòng tay hay dây chuyền.

4. Túi tote & túi canvas

Giữ vững vị trí ổn định trong những năm gần đây phải kể đến túi tote và canvas khi sản phẩm này vẫn nhận được nhiều sự quan tâm của phái đẹp. Túi tote thích hợp cho nhiều phong cách và giá thành lại rất phải chăng. Do đó, đây là sản phẩm rất đáng đầu tư để bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực in ấn theo yêu cầu.

Với túi tote và canvas, bạn chỉ cần tập trung vào những thiết kế sáng tạo, bắt mắt bởi quá trình in ấn là túi khá đơn giản. Bạn cũng có thể nhanh chóng tìm được nguồn cung ứng riêng cho sản phẩm, không lo về nguồn hàng.

5. Phụ kiện công nghệ

Theo dữ liệu từ Imarc, thị trường phụ kiện điện thoại di động trên toàn cầu sẽ tăng trưởng từ 85 tỷ đô la vào năm 2022 lên 120,4 tỷ đô la vào năm 2028. Đừng bỏ qua “miếng mồi béo bở” này, bạn hãy bắt tay vào những ý tưởng công nghệ in theo yêu cầu đột phá:

Ốp lưng điện thoại: Ốp lưng là vật dụng không thể thiếu đối với chiếc điện thoại thông minh. Do đó, một chiếc ốp lưng mang đậm tính cá nhân hóa sẽ giữ cho điện thoại ở trạng thái tốt nhất và thể hiện rõ dấu ấn bản thân. Thị trường những năm gần đây vẫn chưa bão hòa với sản phẩm nảy nên năm 2024 vẫn là thời điểm vàng để bạn bắt đầu.

Ốp airpod: Một thiết kế ốp airpod đẹp, độc đáo sẽ là phụ kiện điện thoại bán chạy nhất. Vẫn theo dự báo của Imarc, việc cá nhân hóa ốp airpod được thúc đẩy mạnh mẽ trong những năm gần đây. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc sự tiềm năng đến từ phân khúc này.

Bàn di chuột dành cho game thủ (mouse pad): Đây chắc chắn là thị trường ngách béo bở cho sự sáng tạo. Bạn có thể thiết kế theo chủ đề trò chơi hoặc các nhân vật trong game để không gian chơi game sống động hơn.

6. Phụ kiện thời trang

Trong những năm gần đây, sự quan tâm của mọi người về phụ kiện thời trang đang ngày càng tăng lên. Bởi phụ kiện đóng một vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện trang phục của một người. Đến năm 2024, các phụ kiện dưới đây là những sản phẩm in theo yêu cầu được quan tâm nhiều nhất:

  • Tất: Với sản phẩm này, bạn có thể bán quanh năm nhưng mùa cao điểm nhất là quý 4 với hàng loạt ngày lễ như Giáng Sinh, Halloween… Hiện tất thêu, in ấn họa tiết mới lạ và vui nhộn đang dẫn đầu xu hướng.

  • Mũ len: Đây là dòng sản phẩm theo mùa nhưng khá mới và có tiềm năng ở các quốc gia có mùa đông kéo dài như Mỹ, châu Âu. Mũ len có nhãn, in hình ngộ nghĩnh hoặc in tên rất có tiềm năng.
  • Mũ bucket: Mũ xô là một thị trường ngách có lợi nhuận cao mà bạn cần cân nhắc. Bạn có thể chọn một nhóm đối tượng như người hâm mộ unisex, sau đó thiết kế những mặt hàng độc đáo cho họ.
  • Dép tông: Dép cực thích hợp cho mùa hè. Đây là một ý tưởng sáng tạo cao khi in họa tiết bãi biển hoặc tiệc tùng lên dép tông. Bạn có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng như trẻ em, nam, nữ, hội nhóm…

7. Gối tựa, ga giường và đệm

Cơ hội phát triển POD design không thể bỏ qua phải kể đến gối tựa, ga trải giường và đệm.

Với gối tựa, một số ý tưởng in ấn người bán có thể tham khảo là in hình chibi của bản thân, của người yêu, thần tượng hay in những chữ ý nghĩa. Đặc biệt, bạn cần đảm bảo hình in sắc nét để trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Cũng là một trong những sản phẩm có sức tăng trưởng vượt trội, ga giường được người dân đặc biệt quan tâm khi muốn nâng tầm chất lượng cuộc sống. Ga giường không cần quá cầu kỳ về hình in nhưng lại yêu cầu sự tinh tế, giản đơn. Một số ý tưởng ga giường được “lăng xê” thời gian gần đây là họa tiết hoa nhí, kẻ sọc, vintage, quả mọng…

Nội dung liên quan:  [:en]October 2020 special days you won’t want to miss[:vi]Những ngày quan trọng trong tháng 10 cho người bán POD[:]

Với đệm thì in ấn các mẫu vải có họa tiết, màu sắc ấm áp dễ chịu, điểm nhấn đậm và tông màu vui tươi là một trong những xu hướng hot nhất năm 2024. Khi thiết kế, có rất nhiều cách khác nhau để bạn có thể kết hợp các họa tiết vào thiết kế đệm. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, khu vực sẽ có nền văn hóa và sở thích khác nhau nên bạn cần lưu ý để tránh xung đột văn hóa.

8. Sản phẩm tập yoga

Tập thể thao là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để duy trì trạng thái tinh thần và thể chất khỏe mạnh. Một trong những bộ môn được lựa chọn nhiều nhất là yoga. Hiện nay có khoảng 300 triệu người tập yoga trên toàn thế giới. Việc này mở ra rất nhiều cơ hội tuyệt vời cho các sản phẩm tập yoga in theo yêu cầu.

Một số sản phẩm in ấn tiềm năng bao gồm thảm, quần tập, túi đựng đồ và dải lụa tập.

9. Đồ trang trí nhà cửa

Theo nghiên cứu của Global Online Home Decor, thị trường đồ trang trí nhà cửa sẽ chứng kiến ​​tốc độ tăng trưởng kép là 21,2% và đạt quy mô lên tới 612,5 tỷ đô la vào năm 2030. Đối với dịch vụ in theo yêu cầu, người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm cao cấp như đồ dệt gia dụng, thảm trải sàn và đồ trang trí tường nhà.

Một số thị trường ngách và xu hướng mới sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp như:

  • Cốc cà phê: Sản phẩm hiện đang có doanh số bán hàng cao nhất trên thị trường đồ trang trí nhà cửa. Đây là mặt hàng thiết yếu đối với mọi người, cũng là món quà ý nghĩa làm kỷ niệm.
  • Tranh vải và áp phích: Sản phẩm có nhiều mức giá và phong cách nên bạn có thể thỏa sức sáng tạo để mở rộng kinh doanh.
  • Decal dán tường: Đây là lựa chọn thay thế lý tưởng cho tranh vẽ và vải canvas truyền thống. Chúng rẻ hơn, nhẹ hơn và đẹp hơn, thích hợp cho đối tượng khách hàng là người thuê nhà muốn tiết kiệm chi phí.

  • Thảm chùi chân và thảm trải sàn: Đáng ngạc nhiên là thị trường thảm chùi chân được định giá 6,9 tỷ đô la vào năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Các sản phẩm được khách hàng yêu thích được làm từ sợi tự nhiên, có khả năng chống trơn trượt, chống bám bụi.
  • Nến: Xu hướng tìm kiếm lọ nến thủy tinh luôn ở mức cao trong năm 2023, đặc biệt trong quý 4. Do đó, bạn có thể thử nghiệm trước với mặt hàng này. Bạn có thể đánh vào phân khúc các đôi tình nhân để thiết kế ra các sản phẩm ý nghĩa.

Để bắt đầu kinh POD design đồ trang trí nhà, bạn hãy nhắm đến các khu vực phát triển nhanh như Châu Á Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Châu Âu. Thêm vào đó, các mặt hàng trang trí nhà cửa thân thiện với môi trường sẽ thống trị trong những năm tiếp theo.

10. Sản phẩm dành cho thú cưng

Thị trường sản phẩm dành cho thú cưng vô cùng tiềm năng cho những doanh nghiệp bắt đầu startup. Đặc biệt là những năm gần đây, nhu cầu về các sản phẩm này đã tăng mạnh và trở nên phổ biến hơn dự kiến.

Hiện nay, thú cưng được đối xử như các thành viên trong gia đình. Do đó, xu hướng chăm sóc và mua sắm các sản phẩm cho thú cưng như quần áo, chăn và một số phụ kiện khác đang trở nên ngày càng phổ biến.

Một số ý tưởng thiết kế in ấn phổ biến dành cho sản phẩm thú cưng hiện đang hot hit trên thị trường là áo, khăn choàng, chăn, vòng cổ, thẻ tên và bát ăn cho thú cưng. Về thiết kế, bạn có thể tận dụng các hình ảnh như chan dung thú cưng, tên thú cưng, các hình ảnh hoạt hình vui nhộn hay những câu nói dễ thương, thông điệp cá nhân hóa liên quan đến thú cưng.

Những mẫu thiết kế này không chỉ đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ mà còn thể hiện sự sáng tạo và cá nhân hóa, làm tăng giá trị của các sản phẩm dành cho thú cưng.

Lưu ý: Bên cạnh các sản phẩm hiện đang xu hướng thì bạn cần tránh kinh doanh những mặt hàng đang có xu hướng giảm như mặt nạ y tế, bình nước cá nhân, áo thun cổ điển, giày thể thao in hình, túi đựng mỹ phẩm, bình giữ nhiệt và thiệp.

Kinh doanh POD cùng BurgerPrints

POD Designs đang là ngành tiềm năng mang lại doanh thu lớn cho người bán, đặc biệt là những doanh nghiệp biết cách xâm nhập thị trường nước ngoài. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh và tìm kiếm 1 dịch vụ fulfillment thì BurgerPrints là một đơn vị nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh POD, cung cấp các giải pháp toàn diện từ thiết kế, sản xuất đến vận chuyển sản phẩm:

  • Sản xuất nhanh, vận chuyển ổn định: Đơn hàng được xử lý nhanh chóng, thời gian sản xuất trung bình khoảng 1 ngày cho các sản phẩm 2D xưởng US, 1.73 ngày từ xưởng EU. Đối với sản phẩm in 3D chất lượng cao, BurgerPrints chỉ tốn 3.43 ngày từ xưởng Trung và 6.36 ngày từ xưởng EU. Thời gian giao hàng tương ứng là 3.92, 9.9 và 5.03 ngày làm việc.
  • Hệ thống fulfillment phủ rộng: BurgerPrints sở hữu 50+ xưởng sản xuất trên toàn cầu, tất cả đều đạt Quality Score khắt khe. Đồng thời đảm bảo giao hàng nhanh chóng và hiệu quả tại các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, EU, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam.
  • Cung cấp dịch vụ Order with label thích hợp với các nền tảng yêu cầu dán nhãn như TikTok Shop, Walmart, Poshmark…
  • Công nghệ in ấn hiện đại với máy in Kornit Digital tiên tiến nhất, hình in sắc nét, bền màu, không bong tróc, an toàn cho sức khỏe.
  • Đội ngũ hỗ trợ của BurgerPrints luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn 24/7 từ thiết kế đến vận chuyển, giúp bạn tập trung tối ưu hóa lợi nhuận mà không cần phải lo lắng về khâu kho vận.

Hãy liên hệ BurgerPrints ngay hôm nay để nhận tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi!

TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ CÙNG BURGERPRINTS!
BẮT ĐẦU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader