connect-telegram

So sánh TikTok Shop và Shopee: Nên chọn nền tảng nào 2024?

Hiện nay kinh doanh online trên các trang thương mại điện tử đang vô cùng thịnh hành và được nhiều nhà bán hàng chuyển hướng đầu tư trên các nền tảng này để đẩy mạnh doanh thu thay thế dần các mô hình truyền thống. Trong đó “tân binh” TikTok Shop và “lão đại” Shopee đang là những lựa chọn hàng đầu của các nhà bán hàng. Trong bài viết này, cùng BurgerPrints so sánh TikTok Shop và Shopee để nắm rõ ưu nhược điểm của hai nền tảng này, giúp nhà bán hàng trả lời được câu hỏi nên bán hàng trên TikTok hay Shopee nhé!

Tổng quan về TikTok Shop và Shopee

1. TikTok Shop tại Việt Nam

TikTok Shop là nền tảng mua sắm trực tuyến được tích hợp ngay trên ứng dụng TikTok, cho phép người dùng mua sản phẩm trực tiếp từ các video ngắn. Nền tảng này ra mắt tại Việt Nam vào tháng 4 năm 2022, mở ra cơ hội mới cho các nhà bán hàng tiếp cận lượng khách hàng khổng lồ của TikTok.

Nhận thức được sự bùng nổ của TikTok với lượng người dùng khổng lồ, đặc biệt là giới trẻ, cùng thói quen xem video ngắn và tương tác cao, TikTok đã cho ra mắt TikTok Shop nhằm mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch và trực quan cho người dùng.

Tổng quan về TikTok Shop

Tại Việt Nam, TikTok Shop ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Theo báo cáo của Metric, trong nửa đầu năm 2023, nền tảng thương mại điện tử “shoppertainment” này đã thu về hơn 16 tỷ đồng với 117 triệu sản phẩm được bán ra và hơn 107 nghìn nhà bán hàng tại thị trường Việt Nam.

Báo cáo của Reputa năm 2023 cho thấy TikTok Shop đang là sàn thương mại điện tử phổ biến thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau hai ông lớn là Shopee và Lazada. TikTok Shop cũng được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai, trở thành một trong những kênh bán hàng hiệu quả nhất cho các nhà bán hàng trực tuyến.

2. Shopee tại Việt Nam

Shopee hiện nay đang là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam. Được thành lập năm 2015, Shopee đã thu hút hơn 200 triệu người dùng trên 8 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Theo Metric, tính đến nửa đầu năm 2023, Shopee đã thu về 59 nghìn tỷ đồng với hơn 667 triệu sản phẩm được bán ra và 254.000 nhà bán hàng Việt Nam tham gia trên nền tảng này.

Tổng quan về Shopee

Shopee đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam, mang lại lợi ích đáng kể cho cả người tiêu dùng và người bán hàng.  Về sản phẩm, nền tảng này cho phép kinh doanh đa dạng các sản phẩm, từ thời trang, làm đẹp, đồ gia dụng, đồ chơi, đồ công nghệ đến thực phẩm, sách, vé máy bay,…. Cùng với đó là chính sách khuyến mãi, ưu đãi vận chuyển miễn phí và bảo hành chất lượng sản phẩm, mang lại trải nghiệm mua sắm thuận tiện và an tâm cho người tiêu dùng.

Shopee cũng cung cấp một hệ sinh thái hỗ trợ bán hàng đầy đủ, từ quản lý kho, giao hàng đến chăm sóc khách hàng. Các tính năng như Shopee Ads, Shopee Feed, Shopee Mall, Shopee University cung cấp cho người bán hàng các công cụ và tài nguyên để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh trên nền tảng này. Tuy vậy, hiện tại cũng có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các người bán hàng trên nền tảng. Họ phải đầu tư nhiều vào quảng cáo, chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và giá cả để thu hút và giữ chân khách hàng.

So sánh nền tảng TikTok Shop và Shopee

Với sự phát triển của TikTok Shop và Shopee như hiện nay, nhiều nhà bán hàng mới sẽ cảm thấy phân vân không biết nền tảng nào phù hợp nhất để bắt đầu công việc kinh doanh online. Sau đây BurgerPrints sẽ đưa ra những so sánh về ưu nhược điểm cũng như những phân tính về tình hình kinh doanh và tăng trưởng của hai nền tảng này giúp nhà bán hàng dễ dàng ra quyết định.

so-sanh-tiktok-shop-va-shopee-moi-nhat

1. Đối tượng khách hàng

Đối tượng khách hàng của 2 nền tảng này cũng có sự khác biệt, cụ thể: 

  • TikTok Shop: Chủ yếu là người dùng trẻ, thuộc thế hệ Gen Z và Millennials, trong độ tuổi từ 18 – 35 tuổi, có hành vi sử dụng TikTok để giải trí và mua sắm theo xu hướng.
  • Shopee: Đối tượng khách hàng đa dạng hơn so với TikTok, từ học sinh, sinh viên đến các bà nội trợ, nhân viên văn phòng… Bởi Shopee chính là nền tảng mua sắm từ lâu và chỉ tập trung vào việc mua sắm trực tuyến.
Nội dung liên quan:  [:vi]3 cách mở giới hạn đơn TikTok Shop đơn giản, hiệu quả[:]
nên mua hàng trên TikTok hay shopee
So sánh bán hàng trên TikTok và Shopee thông qua yếu tố đối tượng khách hàng của 2 nền tảng này

2. Đa dạng mặt hàng

Cả TikTok Shop và Shopee đều có đa dạng mặt hàng giúp khách hàng có nhiều lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, Shopee có lợi thế hơn về sự đa dạng sản phẩm, cung cấp gần như tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng cần, từ thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng đến công nghệ và thực phẩm.

TikTok Shop tập trung vào các sản phẩm dễ gây ấn tượng qua video, như thời trang, mỹ phẩm, phụ kiện và đồ dùng gia đình, phù hợp với giới trẻ. Tuy nhiên, sự đa dạng sản phẩm vẫn chưa thể sánh bằng Shopee.

Ngoài ra, TikTok Shop có những quy định nghiêm ngặt về các sản phẩm bị cấm bán trên nền tảng, bao gồm:

  • Đồ uống có cồn như rượu vang, bia, rượu mạnh.
  • Thuốc lá và các sản phẩm liên quan như thuốc lá điện tử, xì gà.
  • Ma túy và các chất gây nghiện.
  • Vũ khí, đạn dược và các vật liệu nổ.
  • Sản phẩm và dịch vụ tình dục, bao gồm đồ chơi tình dục và nội dung khiêu dâm.
  • Thực phẩm chức năng để giảm cân và các dịch vụ giảm cân như phẫu thuật.
  • Thực phẩm cho trẻ sơ sinh, bao gồm sữa bột và thực phẩm bổ sung.

3. Phương thức tiếp cận khách hàng

Cả TikTok Shop và Shopee đều có những chiến lược nhằm thu hút và tiếp cận đối tượng khách hàng của mình.

Đối với TikTok Shop, thế mạnh của nền tảng là sử dụng video ngắn và quảng cáo in-feed để quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó là hợp tác với những TikToker nổi tiếng. Thế mạnh nữa mà TikTok Shop tập trung chính là livestream bán hàng, kết hợp với nội dung giải trí.

nên mua hàng trên TikTok hay shopee
Mỗi nền tảng sẽ có cách tiếp cận khách hàng khác nhau từ đó giúp bạn đưa ra quyết định nên bán hàng trên TikTok hay Shopee

Riêng với Shopee sẽ tập trung vào công cụ quảng cáo nội sàn, tận dụng các thế mạnh về chương trình khuyến mãi lớn trong tháng, trong năm như Flash Sale, Siêu Sale ngày đôi (11.11, 12.12). Hiện nay, Shopee cũng đã cạnh tranh với TikTok Shop bằng việc “bắt tay” với các KOC/KOLs lớn tổ chức các phiên livestream và mang về doanh số khủng.

4. Cách thức bán hàng

TikTok Shop cho phép người bán gắn giỏ hàng vào các nội dung video hấp dẫn, sáng tạo, đồng thời kết hợp với các hashtag trending và livestream bán hàng. Các video trên TikTok có khả năng lan truyền rất nhanh, giúp sản phẩm được tiếp cận đến nhiều người hơn.

Ngoài ra, TikTok Shop cho phép người bán tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua livestream, giúp tăng cường sự tin tưởng và thúc đẩy quyết định mua hàng.

nên mua hàng trên TikTok hay shopee
Một trong những chiến lược giúp Shopee thu hút thành công khách hàng chính là những chương trình Flash Sale ngày đôi hàng tháng

Cách thức bán hàng của Shopee sẽ dựa trên việc đăng sản phẩm, hình ảnh, mô tả chi tiết. Sau đó tận dụng các công cụ hỗ trợ quảng cáo Shopee Ads để tiếp cận khách hàng trên các nền tảng khác khác như Facebook, Instagram và Google.

5. Chi phí bán hàng

TikTok Shop

Phí bán hàng trên TikTok shop gồm nhiều loại phí khác nhau, cụ thể:

Phí nền tảng (Phí hoa hồng): Đây là khoản phí mà TikTok thu trên mỗi đơn hàng thành công. Theo thông báo mới nhất từ TikTok từ ngày 1/10/2024, phí này được điều chỉnh theo từng ngành hàng và loại hình nhà bán (thường/Mall), cụ thể như sau:

Ngành hàng Nhà bán hàng thường Nhà bán hàng Mall
Điện máy Từ 1.00% đến 2.00% Từ 1.00% đến 4.54%
Thời trang 3.00% 4.54%
Tiêu dùng nhanh 3.00% Từ 2.72% đến 5.78%
Đời Sống 3.00% Từ 1.00% đến 4.54%

Ngoài ra còn có:

  • Phí giao dịch: 5% giá trị đơn hàng, trừ tự động sau giao hàng thành công.
  • Phí vận chuyển: Tính theo trọng lượng thể tích: (D x R x C)/6000.
  • Phí Freeship Xtra: 4.5% giá trị đơn hàng (nếu tham gia).
  • Phí quảng cáo: Tùy chọn, tính theo CPC (theo lượt nhấp) hoặc CPM (theo 1000 hiển thị).
  • Thuế: Nộp VAT, thuế TNCN (cá nhân) hoặc thuế TNDN (doanh nghiệp) theo quy định.
nên mua hàng trên TikTok hay shopee
Tìm hiểu về phí sàn Shopee và TikTok mà người bán cần biết

Shopee

Shopee cũng bao gồm nhiều loại phí phức tạp và nhiều hơn. Dưới đây là một số loại phí chính:

  • Phí thanh toán: 5% (bao gồm VAT).
  • Phí hoa hồng: 4% với người bán thường (đã bao gồm VAT)
  • Phí giao dịch: 2%/đơn hàng thành công.
  • Phí dịch vụ: Freeship Xtra, Hoàn Xu Xtra… (tùy gói bạn chọn).
  • Phí quảng cáo: Tính theo CPC/CPM.
  • Phí vận chuyển: Khách hàng trả, hoặc người bán tham gia hỗ trợ phí.

6. Công cụ hỗ trợ bán hàng

TikTok Shop hỗ trợ tính năng gắn link sản phẩm trong video và livestream, công cụ phân tích xu hướng và hiệu suất nội dung. Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ bán hàng như TikTok Shop Ads, công cụ thể phân tích của TikTok.

Đối với Shopee sẽ có công cụ phân tích doanh thu, quảng cáo, hỗ trợ vận chuyển và chăm sóc khách hàng trực tiếp qua nền tảng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ bán hàng như Simple Shopee, Sota, Shopee Ads và các công cụ phân tích của Shopee giúp phân tích dữ liệu về hiệu suất bán hàng, tối ưu SEO Shopee, quản lý sản phẩm và đơn hàng…

Nội dung liên quan:  [:vi]Cách xử lý tình trạng shop tự hủy đơn hàng trên TikTok đơn giản[:]

7. Chính sách hoàn trả/bảo hành

Chính sách hoàn trả/bảo hành là 1 phần quan trọng giúp 2 nền tảng này giữ chân khách hàng cũng như giúp họ cảm thấy an tâm hơn trong việc mua sắm.

Shopee

Shopee có chính sách “Đảm Bảo Shopee” cho phép người mua yêu cầu trả hàng/hoàn tiền. Các trường hợp được trả hàng/hoàn tiền được chấp nhận trên Shopee như sau:

  • Không nhận được hàng, nhận thiếu, hàng giả, nhái, hết hạn, lỗi, hư hại khi vận chuyển.
  • Giao sai kích thước, màu sắc, hoặc khác mô tả.
  • Người bán đồng ý trả hàng/hoàn tiền (Shopee xác nhận cuối cùng).
  • Người mua đổi ý, sản phẩm còn nguyên vẹn, chưa qua sử dụng.

Thời gian gửi yêu cầu:

  • 15 ngày từ khi giao hàng thành công.
  • Thực phẩm tươi sống/đông lạnh: 24 giờ.

Sau khi trả hàng, hoàn tiền được người bán chấp thuận, Shopee sẽ hoàn tiền vào Ví Shopee của người mua hoặc vào tài khoản ngân hàng/thẻ tín dụng mà người mua đã liên kết với Shopee.

nên mua hàng trên TikTok hay shopee
Chính sách trả hàng, hoàn tiền giúp “giữ chân” khách hàng mua sắm trên Shopee

TikTok Shop

TikTok Shop cũng có chính sách bảo vệ người mua, cho phép người mua yêu cầu trả hàng/hoàn tiền trong một khoảng thời gian nhất định.

Khách hàng có thể đưa ra yêu cầu trả hàng hoàn tiền trong vòng 15 ngày sau khi cập nhật thành “Đã giao hàng” với các trường hợp như sau:

  • Sản phẩm được giao không phù hợp với hợp đồng tiêu thụ.
  • Sản phẩm không chính xác về mô tả, không giao đầy đủ, bị lỗi hoặc không thể chấp nhận được khi giao hàng.
  • Người bán không thực hiện đúng cam kết khi giao hàng (giao hoặc vận chuyển chậm so với dự kiến).

Dưới đây là bảng so sánh TikTok Shop và Shopee dựa trên các yếu tố đã phân tích về 2 nền tảng này như sau:

Yếu tố Shopee TikTok Shop
Đối tượng khách hàng Phạm vi rộng: học sinh, sinh viên, nhân viên, nội trợ. Tập trung giới trẻ, thích video ngắn, xu hướng.
Đa dạng mặt hàng Rất đa dạng, gần như đầy đủ các loại sản phẩm và dịch vụ. Tập trung vào các sản phẩm theo xu hướng.
Phương thức tiếp cận Quảng cáo nội sàn, Flash Sale, Siêu Sale (9.9, 11.11). Video ngắn, livestream, hashtag, viral nội dung.
Cách thức bán hàng Gian hàng trực tuyến, nhiều công cụ quản lý. Giỏ hàng tích hợp trong video, livestream.
Chi phí bán hàng Thanh toán 5%, hoa hồng 4%, giao dịch 2%. Nền tảng 1-5.78%, giao dịch 5%, Freeship Xtra 4.5%.
Công cụ hỗ trợ Seller Center: quản lý bán hàng, vận chuyển. Livestream, phân tích dữ liệu, Creative Center.
Chính sách hoàn trả Hoàn trả trong vòng 15 ngày. Hoàn trả trong 15 ngày.

So sánh TikTok Shop và Shopee theo mô hình SWOT

SWOT là mô hình phân tích kinh doanh dựa trên 4 yếu tố: Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats). Phân tích SWOT của TikTok Shop và Shopee cho phép người dùng hiểu rõ vị thế của nền tảng trên thị trường. Đồng thời khai thác hiệu quả điểm mạnh, nắm rõ điểm yếu, tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức khi tham gia vào các nền tảng này.

nên bán hàng trên TikTok hay shopee
So sánh bán hàng trên TikTok và Shopee

Shopee

Dưới đây là mô hình SWOT của Shopee:

Strengths: Thị phần lớn và giao diện thân thiện, quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, tạo lợi thế về nhận diện thương hiệu và sự tin cậy. Chính sách vận chuyển linh hoạt, khuyến mãi hấp dẫn, cùng chính sách trả hàng/hoàn tiền rõ ràng giúp tăng trải nghiệm và giữ chân khách hàng.

Weaknesses: Chi phí quảng cáo và các chương trình khuyến mãi ngày càng tăng cao, tạo áp lực lớn lên lợi nhuận.

Opportunities: Tiềm năng mở rộng dịch vụ và cải thiện trải nghiệm người dùng. Shopee có thể đẩy mạnh các công cụ hỗ trợ bán hàng để thu hút và giữ chân khách hàng.

Threats: Cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ như Lazada, TikTok Shop, và Tiki, đòi hỏi Shopee phải liên tục đổi mới và đầu tư mạnh vào marketing.

phí sàn shopee và TikTok
SWOT của shopee

TikTok Shop

Strengths: Khả năng sáng tạo nội dung đa dạng và tiếp cận tệp khách hàng trẻ, năng động. Tích hợp mua sắm trực tiếp trong nền tảng video ngắn, tạo trải nghiệm mua sắm liền mạch và hấp dẫn.

Weaknesses: Đòi hỏi người bán phải có kỹ năng sản xuất nội dung tốt và bắt kịp xu hướng nhanh chóng. Cần duy trì sự sáng tạo liên tục để thu hút và giữ chân người xem.

Opportunities: Xu hướng video ngắn và tiềm năng mở rộng thị trường tạo cơ hội lớn để phát triển. TikTok Shop có thể tận dụng sự phổ biến của nội dung sáng tạo để tăng doanh số và mở rộng tầm ảnh hưởng.

Threats: Cạnh tranh gay gắt giữa các nhà bán hàng và nhà sáng tạo nội dung. Vấn đề hàng giả, hàng nhái và kiểm soát chất lượng sản phẩm ảnh hưởng đến uy tín. Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ là yếu tố cần thiết để phát triển bền vững.

Nội dung liên quan:  [:vi]Sách dạy bán hàng trên TikTok - 4 gợi ý cho người mới bắt đầu![:]
nên mua hàng trên TikTok hay shopee
SWOT TikTok

Người mới nên chọn TikTok Shop hay Shopee để bán hàng?

Để trả lời cho câu hỏi người mới nên chọn TikTok Shop hay Shopee để bán hàng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm loại sản phẩm bạn kinh doanh, đối tượng khách hàng mục tiêu, chiến lược tiếp thị, và ngân sách của bạn. Dưới đây là một số đặc điểm của các nền tảng bạn có thể đặt lên bàn cân khi lựa chọn sàn phù hợp.

nen-chon-tiktok-shop-hay-shopee-de-ban-hang

1. Đối với TikTok Shop

Nhìn chung, nếu bạn mới kinh doanh, chưa có nhiều vốn, sản phẩm hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu trẻ như thời trang, mỹ phẩm, thì có thể bắt đầu kinh doanh trên nền tảng TikTok Shop. Vì TikTok Shop phân phối rất tốt các sản phẩm này.

Ưu điểm:

TikTok Shop thích hợp cho những người bán hàng muốn tiếp cận đối tượng khách hàng trẻ tuổi (thường là thế hệ Gen Z và Gen Y, trong độ tuổi từ 18-30) và có sở thích xem video ngắn. Là nền tảng “shoppertainment”, nền tảng này cung cấp cơ hội để quảng cáo sản phẩm thông qua các video ngắn, thu hút sự chú ý của người dùng TikTok.

Khi video được thuật toán TikTok phân phối tự nhiên tới người xem, họ có thể mua hàng trực tiếp trên nền tảng. Điều này giúp quá trình mua hàng diễn ra nhanh hơn. Đặc biệt, nếu nội dung của bạn được lên xu hướng và thu hút nhiều lượt xem thì doanh số thu về sẽ là rất hớn.

Hạn chế:

Các chính sách hoàn trả hàng, bảo hành chưa được TikTok Shop công bố rõ ràng vậy nên với những mặt hàng giá trị cao thường sẽ được ít người mua trên nền tảng này.

2. Đối với Shopee

Nếu sản phẩm của bạn ít có tính cạnh tranh, lợi nhuận cao và có một nguồn vốn dồi dào thì có thể chọn kinh doanh trên Shopee để tiếp cận lượng người dùng lớn. Cùng với đó là tận dụng các chương trình khuyến mãi, công cụ hỗ trợ Người bán, quy trình vận hành bài bản và dịch vụ giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động cho bạn.  

Ưu điểm:

Shopee là một thị trường trực tuyến lớn với một loạt các loại sản phẩm từ nhiều ngành hàng khác nhau, phù hợp cho đa dạng các doanh nghiệp và sản phẩm. Shopee cũng cung cấp các công cụ quảng cáo và tiếp thị mạnh mẽ để giúp các doanh nghiệp thu hút khách hàng.

Hạn chế:

Cạnh tranh cao giữa các nhà bán hàng trên Shopee, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều vào quảng cáo và tối ưu hóa để nổi bật giữa hàng ngàn cửa hàng khác. Khi bán hàng trên Shopee nhà bán hàng cũng phải chi trả nhiều chi phí cho sàn khi có giao dịch thành công.

So sánh TikTok Shop và Shopee: Case study bán hàng thực tế

Như đã giới thiệu ở trên, tùy vào mỗi sản phẩm, đối tượng khách hàng, nhà bán hàng có thể lựa chọn nền tảng kinh doanh phù hợp để bắt đầu kinh doanh, đẩy mạnh doanh số. Dưới đây là một case study của một đơn vị kinh doanh sản phẩm sách trên cả 2 nền tảng TikTok Shop và Shopee. Các nhà bán hàng có thể tham khảo và có sự so sánh của riêng mình.

Lưu ý: Thời điểm bắt đầu kinh doanh trên cả hai nền tảng là cùng một lúc. Thương hiệu của cửa hàng khá mới.

Nếu nhìn vào hình thống kế dữ liệu từ hoạt động kinh doanh của ATPBook trên các nền tảng TMĐT, bạn có thể dễ dàng thấy được kết quả từ TikTok Shop mang về >90% doanh thu, Shopee chỉ có 5,63%.

Nhìn vào con số này, có thể thấy TikTok là nền tảng bán hàng tiềm năng cho người mới. Tuy nhiên, đây chỉ là 1 case cá nhân, dữ liệu này cũng chỉ để tham khảo hiệu quả của từng kênh bán trên sàn thương mại điện tử vì còn nhiều yếu tố tác động.

Bên cạnh đó, Shopee vẫn là kênh vô cùng tiềm năng và hứa hẹn, khi có những sự update mới về Shopee Live & Shopee Video. Các video cũng được gắn sản phẩm theo cách tương tự.

Lời kết

Trên đây là những nhận định và so sánh TikTok Shop và Shopee của BurgerPrints. Hy vọng bài viết này giúp nhà bán hàng có thể tham khảo và lựa chọn nền tảng bán hàng phù hợp. Nếu bạn đang tìm hiểu và muốn bắt đầu bán hàng trên hai nền tảng đầy tiềm năng này thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích của chúng tôi nhé! 

Nếu bạn là một seller dropshipping đang gặp khó khăn trong quá trình mở cửa hàng trên TikTok hay Shopee thì thương mại điện tử xuyên biên giới BurgerShop cũng là một điểm bắt đầu hoàn hảo. BurgerShop là một nền tảng hỗ trợ các nhà bán hàng mở cửa hàng một cách nhanh chóng và dễ dàng. Với dịch vụ của BurgerShop, bạn có thể tạo tài khoản, thiết lập cửa hàng miễn phí, không giới hạn. Cùng với kho theme đa dạng, seller có thể dễ dàng đăng bán sản phẩm chỉ trong vài thao tác đơn giản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader