connect-telegram

So sánh PayPal và Payoneer? Đâu là lựa chọn tốt hơn dành cho bạn?

So sánh PayPal và Payoneer trong nội dung sau sẽ cho bạn thấy được những điểm khác biệt giữa 2 ví thanh toán điện tử quốc tế phổ biến này. Từ đó giúp bạn lựa chọn được dịch vụ phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.

Thông tin về PayPal và Payoneer

PayPal và Payoneer đều là những dịch vụ thanh toán trực tuyến phổ biến hiện nay. Cả hai đều cho phép người dùng nhận tiền, thanh toán hàng hóa và dịch vụ, cũng như rút tiền mặt. Sau đây là những thông tin sơ bộ về 2 dịch vụ này cho những ai quan tâm:

Sơ lược về PayPal

PayPal là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, chuyên cung cấp những giải pháp thanh toán, chuyển tiền, cũng như nhận tiền thông qua Internet. Đơn vị này đã được thành lập vào tháng 12/1998 tại bang California, Mỹ, với tên gọi ban đầu là Confinity. 

PayPal đã được thành lập vào thời điểm tháng 12/1998

Sau đó đến năm 2002 thì công ty mẹ eBay đã tiến hành mua lại và quyết định đổi tên thành PayPal. Trụ sở chính được đặt tại tòa nhà North First Street, thung lũng Silicon, San Jose, California.

Đây là một trong những doanh nghiệp tiên phong xây dựng và cung cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến trong những năm 90. Tính đến nay, doanh nghiệp này đang hỗ trợ tới 200 quốc gia, cùng khoảng 25 loại tiền tệ khác nhau. Những con số này tương đối ấn tượng và cũng thể hiện được khả năng tăng trưởng mạnh mẽ của PayPal trong những năm vừa qua. 

Sơ lược về Payoneer

Payoneer là nền tảng thanh toán toàn cầu được thành lập vào năm 2005, với trụ sở chính tọa lạc tại thành phố New York, tiểu bang New York, Hoa Kỳ. Nền tảng này được thành lập bởi Yuval Tal và tính đến nay đã có khoảng 21 văn phòng trên toàn thế giới.

Payoneer là nền tảng thanh toán toàn cầu được thành lập vào năm 2005

Payoneer bản chất là công ty về dịch vụ tài chính, chuyên cung cấp những dịch vụ liên quan đến chuyển tiền trực tuyến, cũng như thanh toán kỹ thuật số. Tính đến nay, Payoneer đang hoạt động trên 200 quốc gia và là lựa chọn tiềm năng của những nhà kinh doanh tự do, doanh nghiệp nhỏ, cùng với rất nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới.

Nội dung liên quan:  Có thể chuyển tiền từ Payoneer sang Paypal? Những điều cần biết!

So sánh chi tiết về tính năng của PayPal và Payoneer 

Với những ai đang băn khoăn không biết nên lựa chọn PayPal hay Payoneer để gắn bó lâu dài, phục vụ cho quá trình thanh toán tiền trực tuyến của mình, thì bạn có thể tham khảo ngay bảng so sánh chi tiết về tính năng của PayPal và Payoneer dưới đây:

So sánh chi tiết về tính năng của PayPal và Payoneer
Tính năng PayPal Payoneer
Hỗ trợ quốc gia Hơn 200 quốc gia. Hơn 200 quốc gia.
Loại tài khoản Cá nhân, Doanh nghiệp. Cá nhân, Doanh nghiệp.
Tiền tệ Hơn 25 loại tiền tệ. Hơn 150 loại tiền tệ.
Gửi tiền Gửi và nhận tiền từ bạn bè và gia đình, thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ, rút tiền về tài khoản ngân hàng. Gửi và nhận tiền từ khách hàng và nhà cung cấp, thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ, rút tiền về tài khoản ngân hàng, thanh toán thuế.
Nhận tiền Nhận thanh toán từ bạn bè và gia đình, bán hàng hóa và dịch vụ. Nhận thanh toán từ khách hàng, bán hàng hóa và dịch vụ, nhận tiền từ các nền tảng thị trường trực tuyến.
Phí Rút tiền từ tài khoản PayPal về ngân hàng nội địa đã liên kết sẽ mất 4,5$/1 lần giao dịch. Khi rút tiền từ tài khoản Payoneer về ngân hàng nội địa đã liên kết sẽ không mất bất kỳ một khoản phí nào cả.

Tuy nhiên nếu người dùng sở hữu thẻ vật lý Payoneer để rút tiền thì phải sẽ là 3,15$/1 lần rút và phí duy trì thẻ này là 29.95$.

Thời gian rút tiền từ ví về tài khoản Thường dao động từ 4-6 ngày làm việc (không tính thứ 7, chủ nhật). Thường dao động từ 1-2 ngày làm việc (không tính thứ 7, chủ nhật).
Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái cạnh tranh. Tỷ giá hối đoái cạnh tranh.
Bảo mật Bảo mật cấp doanh nghiệp, mã hóa dữ liệu, xác minh hai yếu tố. Bảo mật cấp doanh nghiệp, mã hóa dữ liệu, xác minh hai yếu tố.
Hỗ trợ khách hàng Hỗ trợ qua các hình thứ gồm điện thoại, email hoặc bạn có thể trò chuyện trực tiếp. Hỗ trợ qua các hình thứ gồm điện thoại, email hoặc bạn có thể trò chuyện trực tiếp.
Mức độ an toàn PayPal có lịch sử lâu đời về bảo mật và tuân thủ quy định. Nền tảng này sử dụng mã hóa dữ liệu, xác minh hai yếu tố và các biện pháp bảo mật khác để bảo vệ tiền của bạn.

Tuy nhiên, tài khoản PayPal của bạn có thể bị hold tiền bất cứ lúc nào nếu nền tảng nghi ngờ về khoản tiền bạn nhận được.

Payoneer cũng sử dụng các biện pháp bảo mật cấp doanh nghiệp để bảo vệ tiền của bạn, bao gồm mã hóa dữ liệu, xác minh hai yếu tố và giám sát gian.

Việc chuyển và nhận tiền trên Payoneer được đánh giá là không gay gắt như PayPal và hiếm có trường hợp bị hold tiền trong tài khoản.

Giới hạn rút tiền Số tiền tối thiểu có thể rút là 1 USD/1 lần, số tiền tối đa có thể rút là 10.000 USD/ 1 lần. Số tiền tối thiểu có thể rút là 50 USD/1 lần (đối với ngân hàng nội địa), số tiền tối đa có thể rút là 200.000 USD/ 1 lần.

Lưu ý: nếu dùng thẻ vật lý rút tiền thì bạn có thể rút ít hơn 50 USD.

Nên sử dụng PayPal hay Payoneer?

Nhìn chung, việc lựa chọn nên sử dụng PayPal hay Payoneer sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Bạn hoàn toàn có thể tự trả lời câu hỏi này thông qua việc cân nhắc những yếu tố sau đây:

Việc nên sử dụng PayPal hay Payoneer sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của mỗi người
  • Quốc gia mà bạn đang sinh sống và loại tiền tệ bạn sử dụng khi giao dịch: Hiện nay cả PayPal hay Payoneer đều đang hỗ trợ trên 200 quốc gia. Vậy nhưng, như bảng phân tích đã nếu thì payoneer đang hỗ trợ nhiều loại tiền tệ hơn. Do đó, hãy đảm bảo loại tiền tệ mà bạn thường xuyên giao dịch có nằm trong danh sách mà nền tảng cho phép.
  • Nhu cầu thanh toán: Cả hai dịch vụ đều cho phép người dùng tiến hành gửi, nhận tiền. Vậy nhưng Payoneer đang cung cấp nhiều tính năng thanh toán hơn, điển hình như thanh toán hàng loạt và thanh toán thuế. Theo các chuyên gia thì PayPal phù hợp với cả người dùng cá nhân và doanh nghiệp nghiệp nhỏ vì giao diện khá thân thiện. Trong khi đó thì Payoneer được đánh giá là phù hợp với những doanh nghiệp quốc tế cần các tính năng thanh toán nâng cao.
  • Phí: Các khoản phí của cả hai dịch vụ cho những giao dịch đều được công khai cụ thể. Bạn có thể dựa theo nhu cầu chuyển tiền của mình để so sánh mức phí chênh lệch giữa hai nền tảng. Lưu ý rằng, với những khoản phí giao dịch quốc tế, phí rút tiền và phí chuyển đổi ngoại hối của PayPal có thể cao hơn Payoneer.

Nhìn chung, nếu như bạn chỉ có nhu cầu thanh toán từ bạn bè, gia đình, ưu tiên sự đơn giản và dễ sử dụng thì có thể cân nhắc PayPal. Mặt khác, với những người dùng thuộc doanh nghiệp quốc tế, cần thanh toán hàng loạt, thanh toán quốc tế, thường xuyên rút số tiền lớn thì hãy cân nhắc Payoneer.

Hy vọng những thông tin so sánh PayPal và Payoneer được liệt kê ở trên sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho các giao dịch trực tuyến của mình. Hãy nghiên cứu thật kỹ để đưa ra quyết định chính xác nhất bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader