Thị trường dropshipping ngày càng phát triển với nhiều nền tảng mới ra đời. Bạn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn nền tảng tối ưu nhất để xây dựng website dropshipping? Dưới đây, hãy cùng BurgerPrints tìm hiểu ngay 7 nền tảng làm website dropshipping phổ biến và tốt nhất hiện nay, giúp bạn dễ dàng xây dựng cửa hàng trực tuyến chuyên nghiệp và bắt đầu kiếm tiền ngay lập tức.
Nền tảng làm Website Dropshipping là gì?
Nền tảng làm Website Dropshipping là một nền tảng trực tuyến cung cấp các công cụ và dịch vụ cần thiết để bạn xây dựng và vận hành một cửa hàng trực tuyến theo mô hình Dropshipping. Hiểu một cách đơn giản, nó giúp bạn tạo ra một website bán hàng mà bạn không cần phải lưu trữ hàng tồn kho.
Khi khách hàng mua sản phẩm trên website của bạn, bạn sẽ chuyển đơn hàng đó cho nhà cung cấp (thường là một nhà sản xuất hoặc nhà phân phối), và họ sẽ trực tiếp vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng.
Hiện nay, có 2 loại nền tảng chính phổ biến gồm:
- Nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có tích hợp Dropshipping như Shopify, WooCommerce (trên WordPress), BigCommerce… cho phép bạn tạo cửa hàng trực tuyến và tích hợp các ứng dụng hoặc plugin Dropshipping để kết nối với nhà cung cấp.
- Nền tảng chuyên biệt về Dropshipping như SaleHoo, Spocket, Dropified… tập trung vào việc kết nối với nhà cung cấp và tự động hóa quy trình Dropshipping.
Ưu nhược điểm khi sử dụng nền tảng website Dropshipping?
So với các chợ marketplace thì khi sử dụng nền tảng website Dropshipping cũng sẽ có những ưu, nhược điểm riêng, cụ thể:
Ưu điểm
- Xây dựng thương hiệu riêng vì bạn toàn quyền kiểm soát giao diện, thiết kế và trải nghiệm người dùng trên website. Điều này khó thực hiện trên marketplace, nơi bạn phải tuân theo quy định chung.
- Tùy chỉnh mọi thứ từ giao diện, chức năng, đến các chiến dịch marketing theo ý muốn. Khả năng tùy chỉnh này hạn chế trên marketplace.
- Kiểm soát dữ liệu khách hàng từ (email, số điện thoại, địa chỉ…), cho phép bạn thực hiện các chiến dịch marketing trực tiếp và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Marketplace thường giới hạn quyền truy cập vào dữ liệu này.
- Linh hoạt về sản phẩm và nhà cung cấp
- Ít bị cạnh tranh trực tiếp về giá và dễ dàng điều chỉnh dựa trên giá trị thương hiệu và chất lượng dịch vụ của mình.
- Tối ưu SEO tốt hơn để thu hút khách hàng từ Google và các công cụ tìm kiếm khác.
Hạn chế
- Chi phí ban đầu cao, bởi bạn phải đầu tư cho website như tên miền, hosting, thiết kế website, chi phí SEO…
- Yêu cầu nhiều kỹ năng từ thiết kế website, quản trị website, marketing online, SEO hoặc sẽ phải thuê thêm nhân sự thực hiện.
- Khó tiếp cận khách hàng ban đầu, đây là 1 nhược điểm khi sử dụng nền tảng làm website dropshipping so với bán hàng trên marketplace đã có sẵn lượng khách hàng lớn.
- Quản lý website phức tạp hơn từ kỹ thuật, nội dung, đến marketing và chăm sóc khách hàng.
Top 7 nền tảng làm website dropshipping phổ biến nhất hiện nay
1. Shopify
Shopify là một trong những nền tảng e-Commerce phổ biến nhất hiện nay hỗ trợ cho việc bán hàng trực tuyến và trực tiếp, từ website, xử lý thanh toán, vận chuyển, đến tiếp thị và quản lý khách hàng. Tính đến cuối năm, đã có hơn 4,7 triệu website thương mại điện tử hoạt động trên Shopify, trong đó có gần 6.000 website là của các doanh nghiệp, cá nhân tại Việt Nam.
Các tính năng chính:
- Cung cấp các theme (giao diện) đa dạng, dễ tùy chỉnh để tạo website bán hàng chuyên nghiệp mà không cần kiến thức lập trình.
- Quản lý sản phẩm như thêm, chỉnh sửa, phân loại sản phẩm, quản lý kho hàng và theo dõi tồn kho.
- Xử lý đơn hàng tự động từ khi khách đặt hàng đến khi giao hàng thành công.
- Tích hợp nhiều cổng thanh toán phổ biến như PayPal, thẻ tín dụng, giúp khách hàng thanh toán dễ dàng.
- Cung cấp các công cụ SEO, email marketing, quảng cáo trên mạng xã hội và các kênh khác để thu hút khách hàng.
- Báo cáo và phân tích dữ liệu về doanh số, khách hàng, hành vi mua hàng để giúp bạn hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh.
- Bán hàng đa kênh từ Facebook, Instagram, Amazon,…
Ưu điểm:
- Dễ sử dụng bởi giao diện thân thiện, dễ thao tác, kể cả người mới sử dụng cũng không gặp khó khăn.
- Tạo cửa hàng trực tuyến nhanh chóng, chỉ trong vài giờ.
- Tính năng đầy đủ, cần thiết cho việc bán hàng trực tuyến.
- Tính bảo mật cao, đảm bảo an toàn cho dữ liệu và thông tin thanh toán của khách hàng.
- Đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình, sẵn sàng giải đáp thắc mắc của người dùng.
Hạn chế:
- Tính phí dịch vụ hàng tháng và những khoản phí xử lý thanh toán, vận chuyển…
- Có phát sinh phí giao dịch nếu bạn không sử dụng Shopify Payments.
- Dễ bị phụ thuộc vào Shopify và các chính sách của họ.
- Mặc dù có thể tùy chỉnh giao diện, nhưng vẫn có những giới hạn nhất định so với việc tự code.
2. Magento
Magento là một nền tảng thương mại điện tử, cung cấp cho người dùng khả năng tùy chỉnh cao, linh hoạt trong việc xây dựng và quản lý các cửa hàng trực tuyến phức tạp. Magento hướng đến khách hàng là những doanh nghiệp vừa và lớn, các nhà bán lẻ trực tuyến có nhu cầu tùy chỉnh cao.
Cũng giống như Shopify, Magento sở hữu nhiều tính năng hỗ trợ kinh doanh dropshipping vô cùng mạnh mẽ như:
- Quản lý sản phẩm với số lượng lớn, thuộc tính sản phẩm phức tạp, phân loại sản phẩm, quản lý kho hàng và tồn kho.
- Quản lý danh mục đa dạng, dễ phân cấp nhóm sản phẩm.
- Quản lý khách hàng từ lưu trữ thông tin, phân nhóm khách hàng, quản lý lịch sử mua hàng.
- Xử lý đơn hàng, theo dõi trạng thái đơn hàng, tạo hóa đơn và phiếu giao hàng.
- Cung cấp các công cụ SEO, email marketing, tạo mã giảm giá, chương trình khách hàng thân thiết.
- Báo cáo và phân tích doanh số, khách hàng, sản phẩm, giúp người dùng theo dõi hiệu quả kinh doanh.
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ và đa tiền tệ, phù hợp cho việc kinh doanh quốc tế.
- Cho phép tích hợp với các hệ thống CRM, ERP.
Ưu điểm của Magento:
- Khả năng tùy chỉnh cao, đây là ưu điểm nổi bật nhất của Magento. Người dùng có thể tùy chỉnh mọi khía cạnh của cửa hàng trực tuyến, từ giao diện đến chức năng.
- Nhiều tính năng hỗ trợ tốt việc quản lý và vận hành cửa hàng trực tuyến.
- Thiết kế tối ưu cho SEO, giúp cải thiện thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm.
- Thân thiện với thiết bị di động như iPhone, iPad, Android,… Bên cạnh đó Magento còn cung cấp PWA Studio cho phép nhà bán nâng cao trải nghiệm người dùng.
- Bảo mật cao với khả năng kiểm soát hệ thống thường xuyên, đề xuất các giải pháp bảo mật, nâng cao tính bảo mật cho quản trị viên,….
Nhược điểm của Magento:
- Khó sử dụng và cần người am hiểu về kỹ thuật về lập trình và quản trị hệ thống. Không phù hợp với người mới bắt đầu.
- Chi phí cao triển khai và duy trì Magento có thể khá cao, đặc biệt là với phiên bản Adobe Commerce.
- Yêu cầu tài nguyên máy chủ cao để hoạt động ổn định và hiệu quả.
- Nếu không được tối ưu đúng cách, Magento có thể gặp vấn đề về hiệu suất và tốc độ tải trang.
3. WooCommerce
WooCommerce là một plugin mã nguồn mở miễn phí dành cho WordPress, biến một website WordPress thông thường thành một cửa hàng trực tuyến đầy đủ tính năng. WooCommerce cực kỳ phổ biến, được sử dụng bởi hàng triệu cửa hàng trực tuyến trên toàn cầu và chiếm một thị phần lớn trong số các nền tảng thương mại điện tử.
WooCommerce phù hợp với nhiều đối tượng người dùng từ cá nhân, doanh nghiệp nhỏ, những người sở hữu website WordPress muốn thêm chức năng bán hàng…
Những tính năng chính của WooCommerce:
- Quản lý sản phẩm dễ dàng từ việc thêm sản phẩm, quản lý các biến thể (kích thước, màu sắc), đặt giá, kho hàng và trạng thái tồn kho…
- Tích hợp nhiều cổng thanh toán phổ biến như PayPal, Stripe, chuyển khoản ngân hàng
- Tùy chọn vận chuyển linh hoạt từ phí cố định, vận chuyển miễn phí, tính phí theo trọng lượng).
- Quản lý đơn hàng từ lúc giao đến giao thành công, cập nhật tình trạng hoàn trả, hủy…
- Hỗ trợ Marketing và khuyến mãi từ tạo mã giảm giá, email marketing, SEO.
- Theo dõi doanh số, khách hàng và các số liệu thống kê khác.
- Mở rộng với plugin và tùy chỉnh giao diện cửa hàng.
Ưu điểm của WooCommerce:
- Miễn phí sử dụng.
- Dễ sử dụng.
- Tích hợp với WordPress giúp quản lý nội dung và SEO.
- Nhiều plugin và theme, mở rộng chức năng và tùy chỉnh giao diện.
- “Thừa hưởng” khả năng SEO mạnh mẽ của WordPress.
Nhược điểm của WooCommerce:
- Để tùy chỉnh sâu và tối ưu WooCommerce, cần có kiến thức về WordPress, PHP, HTML, CSS.
- Chi phí phát sinh cho hosting, tên miền, theme trả phí, plugin trả phí…
- Tự quản lý website, bao gồm cập nhật phần mềm, bảo mật, sao lưu dữ liệu.
- Không tích hợp sẵn bảo mật, phải mua SSL cho tên miền của mình.
- Hiệu suất của WooCommerce phụ thuộc vào chất lượng hosting bạn sử dụng.
4. BigCommerce
BigCommerce là một nền tảng thương mại điện tử được phát triển dành cho những doanh nghiệp B2B. Khác với WooCommerce, BigCommerce hoạt động độc lập, cung cấp đầy đủ các tính năng từ hosting, bảo mật, công cụ bán hàng, marketing… giúp người dùng tập trung vào việc kinh doanh mà không cần lo lắng về vấn đề kỹ thuật.
Tính năng chính của BigCommerce:
- Cung cấp nhiều theme (giao diện) chuyên nghiệp, dễ tùy chỉnh, hỗ trợ thiết kế responsive trên di động hỗ trợ việc xây dựng cửa hàng trực tuyến.
- Quản lý sản phẩm dễ dàng từ việc nhập số lượng lớn sản phẩm, thuộc tính sản phẩm phức tạp, phân loại, quản lý kho hàng và tồn kho, hỗ trợ sản phẩm biến thể.
- Quản lý đơn hàng từ lúc khách đặt hàng đến giao hàng hoàn thành, bao gồm cả hoàn hàng hay trả hàng.
- Thanh toán đa dạng, hỗ trợ nhiều loại tiền tệ.
- Phí vận chuyển tính theo thời gian thực, tích hợp với nhiều dịch vụ vận chuyển.
- Cung cấp các công cụ SEO, email marketing, tạo mã giảm giá, chương trình khuyến mãi, tích hợp mạng xã hội, quảng cáo trên Google Shopping.
- Báo cáo và phân tích doanh số, khách hàng, sản phẩm, hiệu suất marketing.
- Bán hàng đa kênh từ Facebook, Instagram, Amazon, eBay.
- Tích hợp với các hệ thống khác như CRM, ERP.
- Hỗ trợ bán hàng B2B (Quản lý giá theo khách hàng, báo giá tùy chỉnh, cổng thông tin khách hàng).
Ưu điểm của BigCommerce:
- Cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết cho việc bán hàng trực tuyến, từ đơn giản đến nâng cao.
- Hiệu suất và bảo mật cao nhờ khả năng tự quản lý hosting và bảo mật, đảm bảo an toàn.
- Hỗ trợ khách hàng tốt, bạn có thể liên lạc qua email, điện thoại và live chat. Đội ngũ hỗ trợ khách hàng tận tình và đáp ứng các yêu cầu của người dùng nhanh chóng và hiệu quả.
- Dễ dàng tích hợp với các ứng dụng marketing, kế toán, vận chuyển.
- Đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp B2B.
Nhược điểm của BigCommerce:
- Chi phí cao, không phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc những cá nhân không mạnh về nguồn vốn.
- Ít tùy chỉnh giao diện hơn so với Magento hoặc WooCommerce.
- Tính năng, giao diện của BigCommerce có thể hơi phức tạp đối với người mới làm quen với thương mại điện tử.
5. Squarespace
Squarespace là một nền tảng xây dựng website chuyên nghiệp, đẹp mắt mà không cần kiến thức lập trình. Nền tảng này nổi tiếng với những mẫu template đa dạng, hiện đại và tập trung vào trải nghiệm người dùng. Squarespace
Tính năng chính:
- Giao diện trực quan, dễ sử dụng, bạn chỉ cần kéo thả các thành phần để tạo bố cục website.
- Mẫu thiết kế chuyên nghiệp, đẹp mắt, hiện đại, tương thích với nhiều thiết bị.
- Dễ dàng tạo và quản lý nội dung website, bao gồm bài viết blog, trang tĩnh, thư viện ảnh.
- Tính năng để bán hàng trực tuyến, bao gồm quản lý sản phẩm, đơn hàng, thanh toán, vận chuyển.
- Công cụ hỗ trợ SEO, email marketing, mạng xã hội để quảng bá website.
- Cung cấp tên miền miễn phí (với một số gói) và hosting ổn định.
- Bảo mật SSL đảm bảo an toàn cho website và thông tin người dùng.
Ưu điểm của Squarespace:
- Thiết kế đẹp mắt, mang tính thẩm mỹ và hiện đại.
- Giao diện trực quan, dễ thao tác, không yêu cầu kiến thức lập trình.
- Squarespace cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết để xây dựng và duy trì một website, bao gồm hosting, bảo mật, tên miền.
- Lợi thế khi sử dụng là Squarespace tập trung vào trải nghiệm người dùng.
Nhược điểm của Squarespace:
- Khả năng tùy chỉnh giao diện và chức năng bị hạn chế hơn so với các nền tảng mã nguồn mở như WordPress.
- Hạn chế về plugin/tiện ích mở rộng hơn so với WordPress.
- Hạn chế về khả năng mở rộng cho thương mại điện tử quy mô lớn hoặc có nhu cầu phức tạp về quản lý sản phẩm, kho hàng.
6. Wix
Một trong những nền tảng làm website dropshipping phổ biến nhất trên thế giới, được sử dụng bởi hàng triệu người dùng truy cập chính là Wix. Wix cung cấp một loạt các công cụ và tính năng để tạo ra các trang web chuyên nghiệp, từ website cá nhân, blog, đến cửa hàng trực tuyến và website doanh nghiệp.
Những tính năng chính nổi bật của Wix:
- Trình chỉnh sửa kéo và thả giúp người dùng dễ dàng thêm, di chuyển và chỉnh sửa các thành phần trên trang web một cách trực quan.
- Kho giao diện mẫu đa dạng, phù hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Tự động tạo website dựa trên thông tin người dùng cung cấp với tính năng Wix ADI.
- Tính năng Wix App Market cung cấp hàng trăm ứng dụng mở rộng tính năng cho website.
- Wix Stores giúp tạo cửa hàng trực tuyến với đầy đủ các tính năng quản lý sản phẩm, đơn hàng, thanh toán.
- Wix Blog tạo blog với các tính năng quản lý bài viết, bình luận, SEO.
- Quản lý hosting và bảo mật cho website của người dùng.
Ưu điểm của Wix:
- Giao diện trực quan, dễ thao tác, phù hợp với người không có kiến thức về lập trình.
- Tạo website trong thời gian ngắn với các giao diện mẫu và công cụ kéo và thả.
- 900 mẫu giao diện đẹp mắt và chuyên nghiệp.
- Tích hợp nhiều tính năng từ blog, cửa hàng trực tuyến đến email marketing.
Nhược điểm của Wix:
- Hạn chế tùy chỉnh, không được đánh giá cao như WordPress.
- Khó chuyển đổi nền tảng, không phù hợp với các cửa hàng lớn, số lượng lớn.
- Tốc độ tải trang chậm, đặc biệt là với các website có nhiều nội dung hoặc ứng dụng.
7. Opencart
OpenCart là một hệ thống được thiết kế đặc biệt cho việc xây dựng các cửa hàng trực tuyến, cho phép người dùng tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến, bao gồm quản lý sản phẩm, đơn hàng, khách hàng, thanh toán và nhiều tính năng khác.
Tính năng chính của OpenCart:
- Quản lý sản phẩm như thêm, chỉnh sửa, phân loại sản phẩm, quản lý kho hàng, thiết lập giá khuyến mãi, sản phẩm biến thể (kích thước, chất liệu, màu sắc).
- Tạo và quản lý danh mục sản phẩm.
- Quản lý đơn hàng từ xử lý đơn hàng, tạo hóa đơn, quản lý hoàn trả.
- Lưu trữ thông tin khách hàng, quản lý lịch sử mua hàng.
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ và đa tiền tệ, phù hợp với việc bán hàng quốc tế.
- Đa dạng thanh toán.
- Hỗ trợ việc Marketing, SEO, mã giảm giá…
- Hệ thống mở rộng bằng extension (tiện ích mở rộng) bằng cách cài đặt các extension từ OpenCart Marketplace.
Ưu điểm của OpenCart:
- Sử dụng miễn phí, tiết kiệm chi phí.
- Dễ sử dụng so với một số nền tảng mã nguồn mở khác.
- Hoạt động khá nhanh và nhẹ, không đòi hỏi nhiều tài nguyên máy chủ.
- Nhiều extension miễn phí và trả phí để mở rộng tính năng.
Nhược điểm của OpenCart:
- So với Magento: thì OpenCart hạn chế hơn về khả năng tùy chỉnh.
- Chất lượng extension không đồng đều, cần lựa chọn kỹ.
- SEO không mạnh bằng một số nền tảng khác và cần tối ưu nhiều để đạt kết quả tốt.
Các yếu tố cần xem xét khi chọn nền tảng làm website Dropshipping
Để kinh doanh dropshipping hiệu quả, mang đến lợi nhuận cao thì việc lựa chọn nền tảng website phù hợp là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số yếu tố then chốt mà bạn cần lưu ý khi chọn nền tảng cho website dropshipping.
- Thân thiện với người dùng: Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý cửa hàng, sản phẩm và đơn hàng, đồng thời mang lại trải nghiệm mua sắm tốt cho khách hàng.
- Khả năng tích hợp tốt: Đa dạng từ cổng thanh toán, dịch vụ vận chuyển và các công cụ marketing khác giúp tự động hóa quy trình bán hàng, tiết kiệm thời gian và công sức.
- Khả năng tùy chỉnh: Từ giao diện, bố cục và chức năng của website giúp tạo ra một cửa hàng trực tuyến phù hợp với thương hiệu và sản phẩm của mình.
- Thời gian thiết lập: Ưu tiên càng nhanh càng tốt, nên ưu tiên các nền tảng có quy trình cài đặt và cấu hình đơn giản.
- Công cụ marketing tích hợp: Tích hợp SEO, email marketing, quảng cáo trên mạng xã hội giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng.
- Chi phí phù hợp với ngân sách, đừng vì ham rẻ mà chọn nền tảng khó sử dụng. Bạn cần cân nhắc các yếu tố như các khoản phí đi kèm, giao diện, bảo mật…
Trên đây là những thông tin về ưu, nhược điểm của nền tảng làm website dropshipping cũng như giới thiệu đến bạn những nền tảng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng với những gợi ý trên sẽ giúp bạn chọn lựa được nền tảng làm website dropshipping hiệu quả, tiết kiệm chi phí cũng như mang lại lợi nhuận cao hơn. Và đừng quên theo dõi BurgerPrints để xem thêm các thông tin hữu ích về Dropshipping nhé!