connect-telegram

Cách tính tiền Google Adsense ra sao? Làm sao để nhận tiền?

Google AdSense hỗ trợ bạn có thể tạo nguồn thu nhập thụ động dễ dàng thông qua việc tích hợp quảng cáo tự động và phù hợp với đối tượng truy cập. Thu nhập của bạn sẽ phụ thuộc vào số lượng truy cập trang web và mức độ tương tác của người dùng với các quảng cáo. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết cách tính tiền của Google AdSense và hướng dẫn nhận tiền.

Google Adsense là gì?

Google AdSense là một dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Google, cho phép người sở hữu nền tảng có thể đặt quảng cáo, hiển thị quảng cáo và kiếm tiền từ lưu lượng truy cập. Google sẽ tự động chọn và hiển thị các quảng cáo phù hợp với nội dung nền tảng. Google Adsense có 3 thành phần chính tham gia, đó là:

  • Người xuất bản (Publisher): Đây là những người hoặc tổ chức sở hữu nền tảng có thể đặt quảng cáo, chẳng hạn như trang web, blog, hoặc kênh YouTube. Họ kiếm tiền bằng cách hiển thị quảng cáo trên nền tảng của mình.
  • Nhà quảng cáo (Advertiser): Bao gồm cá nhân, doanh nghiệp, hoặc nhãn hàng muốn quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ. Họ tạo ra các quảng cáo thông qua Google Ads để tiếp cận đối tượng mục tiêu và thu hút khách hàng.
  • Google AdSense: Là trung gian kết nối giữa người xuất bản và nhà quảng cáo, Google AdSense chịu trách nhiệm quản lý quảng cáo, cung cấp nền tảng công nghệ, và đảm bảo thanh toán cho người xuất bản dựa trên hiệu suất quảng cáo. Google cũng tối ưu hóa quảng cáo để đảm bảo tính phù hợp với nội dung của trang web và nhu cầu của người dùng.

AdSense là một công cụ phổ biến trong cộng đồng MMO (Make Money Online).

Cách tính tiền Google Adsense

Google AdSense chia sẻ doanh thu quảng cáo giữa Google và người xuất bản (Publisher) theo tỷ lệ phần trăm cụ thể. Tùy loại tài khoản, người xuất bản sẽ nhận được 51% – 68% doanh thu, trong khi Google giữ lại 32% – 45%. Thu nhập cũng được tính dựa trên hai mô hình chính: Cost Per Click (CPC) – trả tiền khi người dùng nhấp vào quảng cáo, và Cost Per Thousand Impressions (CPM) – trả tiền cho mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo.
Dưới đây là cách tính tiền Google Adsense theo loại tài khoản cụ thể:

Tài khoản Google Adsense AdMob

Google AdSense AdMob là nền tảng quảng cáo của Google dành riêng cho các ứng dụng di động, giúp nhà phát triển (publisher) kiếm tiền từ ứng dụng của họ bằng cách hiển thị quảng cáo trong ứng dụng. AdMob tự động chọn và phân phối quảng cáo phù hợp từ mạng lưới quảng cáo toàn cầu của Google, tối ưu hóa doanh thu cho nhà phát triển.

Nội dung liên quan:  [:vi]Tổng quan về các dịch vụ quảng cáo Google[:]

Về chia sẻ doanh thu, người phát triển ứng dụng thường nhận 68% tổng doanh thu quảng cáo, trong khi Google giữ lại 32, bao gồm cả CPC và CPM.. Doanh thu này sẽ được chi trả khi tài khoản của bạn đạt ngưỡng thanh toán tối thiểu, thường là 100 USD.

Cách tính tiền Google Adsense

Tài khoản Google Adsense Hosted

Google AdSense Hosted là một loại tài khoản AdSense dành riêng cho các nền tảng lưu trữ nội dung của Google, như YouTube và Blogger. Với tài khoản này, bạn có thể kiếm tiền từ nội dung của mình thông qua quảng cáo được hiển thị trên kênh YouTube hoặc blog trên Blogger.

Đối với YouTube, bạn nhận 55% doanh thu quảng cáo, còn Google giữ lại 45% cho cả CPM và CPC. Đối với Blogger và các nền tảng khác, tỷ lệ chia sẻ thường là 68% cho người xuất bản và 32% cho Google. Khi tài khoản đạt ngưỡng tối thiểu 100 USD, bạn sẽ được thanh toán.

Cách tính tiền Google Adsense

Tài khoản Google Adsense Search

Google AdSense for Search là một loại tài khoản AdSense cho phép các chủ sở hữu trang web kiếm tiền bằng cách tích hợp công cụ tìm kiếm của Google vào trang web của họ. Khi người dùng thực hiện tìm kiếm qua công cụ này và nhấp vào quảng cáo xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, chủ trang web sẽ nhận được một phần doanh thu từ Google.

Về chia sẻ doanh thu, tỷ lệ chia sẻ doanh thu giữa bạn và Google thường là 51% cho người xuất bản (chủ trang web), trong khi Google giữ lại 49% trên toàn bộ doanh thu từ CPC.. Điều này có nghĩa là bạn sẽ nhận được 51% tổng số tiền nhà quảng cáo chi trả cho quảng cáo.

Lưu ý, doanh thu Google Adsense chỉ được thanh toán khi tài khoản của bạn đạt ngưỡng tối thiểu 100 USD. Ngưỡng thanh toán này được áp dụng đối với mọi loại tài khoản.

Tài khoản Google Adsense Content

Google AdSense for Content là loại tài khoản AdSense phổ biến nhất, cho phép các chủ sở hữu trang web kiếm tiền bằng cách hiển thị quảng cáo trên nội dung trang web của họ. Quảng cáo sẽ tự động xuất hiện dựa trên ngữ cảnh nội dung trang và sở thích của người dùng, giúp tối ưu hóa doanh thu cho người xuất bản.

Với Google AdSense for Content, tỷ lệ chia sẻ doanh thu giữa bạn và Google là 68% cho người xuất bản (chủ trang web) và 32% cho Google. Điều này có nghĩa là bạn nhận được 68% tổng số tiền mà nhà quảng cáo trả cho quảng cáo hiển thị trên trang của bạn. Doanh thu này được tính trên tổng doanh thu từ cả CPC và CPM.

Lưu ý, doanh thu Google Adsense chỉ sẽ được thanh toán khi tài khoản của bạn đạt ngưỡng tối thiểu 100 USD. Ngưỡng thanh toán này được áp dụng đối với mọi loại tài khoản Google Adsense.

Các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập từ Google Adsense

Thu nhập từ Google Adsense sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động. Sau đây là các yếu tố mà ít nhiều thu nhập từ Google Adsense sẽ bị phụ thuộc gồm:

1. Ad Placement (Vị trí đặt quảng cáo)

Vị trí quảng cáo trên trang web, Blogger hay Video Youtube ảnh hưởng lớn đến khả năng người dùng nhìn thấy và tương tác với quảng cáo.

  • Đối với website, Blogger: việc đặt quảng cáo ở các khu vực dễ nhìn thấy, như phần đầu trang hoặc giữa bài viết, thường mang lại hiệu quả cao hơn.
  • Đối với video Youtube: việc đặt quảng cáo ở đầu video sẽ được người xem xem nhiều hơn.
Nội dung liên quan:  [:vi]Top 10 công ty chạy quảng cáo Google uy tín nhất hiện nay[:]

2. Niche (Thị trường ngách)

Các lĩnh vực khác nhau có mức giá thầu quảng cáo khác nhau. Những niche (thị trường ngách) như tài chính, bảo hiểm, và công nghệ thường có giá thầu cao, giúp tăng doanh thu Google AdSense.

Vì vậy, việc lựa chọn thị trường để xây dựng nền tảng đặt quảng cáo vô cùng quan trọng. Nền tảng, định hướng nội dung được lựa chọn dựa trên mục tiêu mà publisher đặt ra.

3. Ad Units (Đơn vị quảng cáo)

Số lượng và kích thước các đơn vị quảng cáo có thể ảnh hưởng đến thu nhập. Ad Units là các không gian mà bạn chọn để hiển thị quảng cáo trên trang web của mình. Ad units có thể được đặt tại các vị trí khác nhau trên trang, và bạn có thể lựa chọn kích thước, vị trí, và loại quảng cáo hiển thị (văn bản, hình ảnh, video, v.v.). Ví dụ, bạn có thể có một ad unit kích thước banner ở đầu trang, một ad unit kích thước nhỏ trong sidebar (thanh bên), hoặc giữa các đoạn văn bản.

Sử dụng nhiều định dạng quảng cáo như banner, quảng cáo văn bản, hoặc quảng cáo hình ảnh phù hợp với trang web sẽ giúp tối ưu hóa doanh thu.

4. Traffic Volume (Lưu lượng truy cập)

Số lượng người truy cập trang web là yếu tố quan trọng quyết định doanh thu. Khi nhiều người truy cập vào nền tảng, điều này sẽ giúp tăng lượt hiển thị (CPM) và tăng khả năng người dùng nhấp vào quảng cáo (CPC).

Một mẹo nhỏ là lưu lượng truy cập lớn hơn, đặc biệt từ các quốc gia có giá thầu quảng cáo cao, sẽ giúp tăng doanh thu.

5. Ad Formats (Định dạng quảng cáo)

Ad Formats chính là các loại hình thức quảng cáo cụ thể mà Google AdSense hiển thị trong các ad units. Ad formats có nhiều dạng, như:

  • Quảng cáo văn bản: Hiển thị dưới dạng đoạn văn bản liên quan đến nội dung của trang.
  • Quảng cáo hình ảnh: Là các banner hoặc hình ảnh hiển thị trên trang.
  • Quảng cáo video: Quảng cáo dưới dạng video.
  • Quảng cáo đa phương tiện: Kết hợp giữa văn bản và hình ảnh.
  • Quảng cáo đáp ứng: Tự động điều chỉnh kích thước và định dạng để phù hợp với mọi loại thiết bị và không gian trên trang web.

Sự kết hợp giữa các ad units và ad formats giúp tối ưu hóa doanh thu bằng cách tạo ra quảng cáo phù hợp nhất với nội dung và giao diện trang web của bạn.

6. CTR Rates (Tỷ lệ nhấp vào quảng cáo)

Tỷ lệ nhấp (Click-Through Rate) là tỷ lệ người dùng nhấp vào quảng cáo so với số lần quảng cáo được hiển thị. CTR cao sẽ tăng doanh thu, vì vậy việc tối ưu nội dung và vị trí quảng cáo để tăng CTR là rất quan trọng.

Chỉ số CTR cũng là chỉ số giúp người xuất bản (Publisher) lẫn nhà quảng cáo (Advertiser) có cơ sở để đánh giá mẫu quảng cáo đang chạy có hiệu quả không.

7. Place Ads Between Posts (Đặt quảng cáo giữa các bài viết)

Quảng cáo được chèn giữa các bài viết hoặc đoạn văn trong cùng một trang để người dùng có thể thấy quảng cáo ngay trong quá trình họ cuộn trang và đọc nội dung. Đây là một vị trí hiệu quả vì:

Người dùng có xu hướng tập trung nhiều vào phần giữa nội dung, do đó quảng cáo có khả năng được nhìn thấy và nhấp vào cao hơn.

Quảng cáo không quá gây khó chịu, vì quảng cáo được chèn khéo léo vào dòng chảy của nội dung, không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng nhiều như quảng cáo toàn trang hoặc popup.

Nội dung liên quan:  [:vi]Quảng cáo hiển thị là gì? Mọi điều bạn cần biết về Google Display Ads[:]

8. Ad Relevance (Độ liên quan của quảng cáo)

Quảng cáo phù hợp với nội dung trang web / video và sở thích của người dùng có nhiều khả năng thu hút sự chú ý và tăng tỷ lệ nhấp, dẫn đến doanh thu cao hơn.

Các yếu tố tạo nên mức độ liên quan của quảng cáo đến nền tảng đặt quảng cáo, đó là:

  • Nội dung trang web (Content Relevance): Quảng cáo nên phản ánh hoặc có liên quan đến nội dung mà người dùng đang đọc. Google AdSense sử dụng các từ khóa và chủ đề chính của trang web để hiển thị quảng cáo phù hợp.
  • Hành vi và sở thích của người dùng (User Targeting): Google AdSense thu thập thông tin về hành vi duyệt web và sở thích của người dùng dựa trên lịch sử tìm kiếm và các trang web mà họ đã truy cập. Dựa trên dữ liệu này, Google hiển thị quảng cáo có liên quan đến sở thích cá nhân của họ, ngay cả khi quảng cáo đó không trực tiếp liên quan đến nội dung trang web.
  • Ngữ cảnh (Contextual Targeting): Google AdSense phân tích nội dung trang web và hiển thị quảng cáo phù hợp với chủ đề của trang. Đây là cách quảng cáo được liên kết trực tiếp với từ khóa và chủ đề hiện tại của nội dung.

9. Content Quality (Chất lượng nội dung)

Nội dung chất lượng cao giúp giữ chân người dùng lâu hơn trên trang và tạo ra lưu lượng truy cập ổn định. Nội dung hữu ích, hấp dẫn cũng giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, từ đó tăng tỷ lệ tương tác với quảng cáo.

Các yếu tố tạo nên chất lượng nội dung hiệu quả:

  • Nội dung hữu ích và có giá trị.
  • Nội dung gốc và sáng tạo.
  • Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
  • Cập nhật thường xuyên.
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) tốt.
  • Độ dài và chiều sâu của nội dung.

Điều kiện để Google Adsense trả tiền

Khi tham gia Google AdSense, nhà phát hành (Publisher) cần tuân thủ các điều kiện sau đây, để đảm bảo Google Adsense sẽ trả tiền cho bạn:

  • Đạt ngưỡng thanh toán: Ngưỡng thanh toán tối thiểu là 100 USD (hoặc số tiền tương đương trong các loại tiền tệ khác). Khi tài khoản của bạn đạt ngưỡng này, Google sẽ xử lý thanh toán vào cuối tháng.
  • Xác minh địa chỉ (PIN): Khi thu nhập của bạn đạt 10 USD, Google sẽ gửi mã PIN qua đường bưu điện đến địa chỉ bạn đã đăng ký. Bạn cần nhập mã PIN này để xác minh tài khoản. Thông thường, bạn sẽ nhận được mã pin sau 3 tuần. Nếu sau 3 tuần mà bạn không nhận được, bận cần yêu cầu Gửi lại mã PIN ở mục Thanh toán trong Google Adsense.
  • Thiết lập phương thức thanh toán: Sau khi đạt 100 USD, bạn cần thiết lập phương thức thanh toán (chuyển khoản ngân hàng hoặc các phương thức khác tùy theo quốc gia).
  • Tuân thủ chính sách Google AdSense: Nội dung và quảng cáo phải tuân thủ các quy định của Google. Nếu vi phạm, tài khoản có thể bị đình chỉ hoặc hủy thanh toán.

Cách tính tiền Google Adsense

Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng Google Adsense

Về ưu điểm của Google AdSense, đó là miễn phí tham gia, điều kiện đăng ký khá dễ dàng. Bạn có thể tùy chỉnh quảng cáo phù hợp với giao diện trang web. Một tài khoản Google AdSense có thể sử dụng để chạy quảng cáo trên nhiều trang web khác nhau. Bên cạnh đó, Google Adsense có hỗ trợ quảng cáo trên điện thoại và quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu (chủ trang web có thể chỉnh sửa HTML để hiển thị quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu của website, chủ động hơn về vị trí hiển thị quảng cáo).

Về nhược điểm của Google AdSense, đó là Google có thể tự ý chấm dứt tài khoản của bạn nếu bạn vi phạm chính sách. Và đôi khi, Google AdSense trả mức phí thấp hơn so với các chương trình quảng cáo khác.

Sau đây là bảng so sánh chi tiết bốn hình thức Google Adsense để bạn có góc nhìn khái quát hơn.

Google Adsense AdMob Google Adsense Hosted Google Adsense Search Google Adsense Content
Ưu điểm Tính tiền dựa trên CPC và CPM.

Chỉ hiển thị trong ứng dụng điện thoại nên buộc người xem phải xem.

Chia sẻ doanh thu cao (68%)

Tính tiền dựa trên CPC và CPM.

Hiển thị trong video Youtube, buộc người xem phải xem.

Người dùng tìm kiếm từ khóa chính xác liên quan đến quảng cáo mục tiêu, vì vậy tăng khả năng chuyển đổi. Tính tiền dựa trên CPC và CPM.

Chia sẻ doanh thu cao (68%)

Nhược điểm Khả năng chuyển đối thấp. Khả năng chuyển đổi thấp.

Hiển thị trên Blogger không thu hút, hoặc thậm chí có thể gây phiền người xem.

Chia sẻ doanh thu thấp hơn đối với Youtube (55%)

Chỉ tính tiền dựa CPC.

Chia sẻ doanh thu thấp hơn (51%)

Khả năng chuyển đổi thấp.

Hiển thị trên Website không thu hút, hoặc thậm chí có thể gây phiền người xem.

Trên đây là thông tin chia sẻ về cách tính tiền Google Adsense theo bốn loại tài khoản khác nhau. Đồng thời, bài viết cũng đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện để Google Adsense trả tiền. Tùy mục đích phát triển nền tảng đặt quảng cáo mà nhà xuất bản lựa chọn hình thức Google Adsense phù hợp. BurgerPrints thường xuyên cập nhật các thông tin hữu ích về quảng cáo Google, bấm theo dõi ngay để không bỏ lỡ kiến thức hữu ích.

TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ CÙNG BURGERPRINTS!
BẮT ĐẦU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader