connect-telegram

Cross border là gì? Những điều cần biết về Thương mại điện tử Xuyên biên giới

Trong thời đại công nghệ số bùng nổ, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh mua sắm phổ biến trên toàn cầu. Bên cạnh TMĐT nội địa, Thương mại điện tử xuyên biên giới (Cross border eCommerce) nổi lên như một xu hướng mới để các doanh nghiệp lớn nhỏ hiện thực hóa mục tiêu chinh phục thị trường quốc tế. Trong bài viết này, cùng BurgerPrints tìm hiểu rõ hơn về cross border là gì và tiềm năng của TMĐT xuyên biên giới nhé!

Cross Border là gì?

Cross border eCommerce (Thương mại điện tử xuyên biên giới) là quá trình mua bán và trao đổi hàng hóa/dịch vụ qua mạng Internet giữa các quốc gia khác nhau. Hiểu đơn giản là người tiêu dùng (người mua) và doanh nghiệp (người bán) có thể tiến hàng giao dịch mua bán trực tuyến trên phạm vi quốc tế.

Một số hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới phổ biến hiện nay là việc kinh doanh POD (Print-on-Demand), Dropshipping hay Selling on Online/MMO trên các sàn thương mại điện tử và nền tảng thương mại điện tử quốc tế.

cross border là gì

Lợi ích của thương mại điện tử cross border

Thương mại điện tử xuyên biên giới giúp các nhà bán hàng mở rộng thị trường quốc tế, xây dựng thương hiệu toàn cầu, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa doanh thu.

  • Mở rộng tệp khách hàng: Thương mại điện tử xuyên biên giới giúp người bán tiếp cận với các thị trường mới, với nhiều khách hàng tiềm năng tại các quốc gia, châu lục khác chứ không chỉ một tệp khách hàng nhỏ trong nước. Điều này giúp các doanh nghiệp (nhà bán hàng) có thêm cơ hội phát triển kinh doanh.
  • Xây dựng thương hiệu toàn cầu: Với khả năng tiếp cận khách hàng trên toàn cầu, các doanh nghiệp có cơ hội để quảng bá thương hiệu của mình đến nhiều người hơn.
  • Tăng khả năng cạnh tranh: Với thương mại điện tử xuyên biên giới, doanh nghiệp có thể tận dụng ưu thế về giá cả, độc quyền sản phẩm và tạo ra sự khác biệt trên thị trường nước ngoài.

Bằng cách sử dụng công nghệ và các công cụ tiếp thị kỹ thuật số, doanh nghiệp có thể tăng cường trải nghiệm khách hàng. Đồng thời, cung cấp sản phẩm/dịch vụ tốt hơn và đáp ứng nhanh chóng sự thay đổi của thị trường. Điều này tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trong nước và quốc tế.

  • Tối đa hóa doanh thu: Cross-border eCommerce cho phép người bán tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận thông qua việc mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia, tiếp cận với lượng khách hàng toàn cầu, và tận dụng các lợi thế cạnh tranh về giá cả và sản phẩm đặc biệt.

Hơn nữa, khi bán hàng trên thị trường quốc tế, doanh nghiệp có thể nhận được những khoản thanh toán bằng các đơn vị tiền tệ khác nhau. Trong trường hợp giá trị của đơn vị tiền tệ quốc gia đó cao hơn so với đơn vị tiền tệ trong nước, doanh nghiệp sẽ thu về doanh thu cao hơn.

cross border ecommerce là gì

Xu hướng của cross-border eCommerce

Cùng với sự phát triển của kỷ nguyên công nghệ số, thương mại điện tử xuyên biên giới đã phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong những năm gần đây.

Trên thế giới

Theo Statista, thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới toàn cầu đạt giá trị 797,73 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 1.736,45 tỷ USD vào năm 2031, với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 13,84% trong giai đoạn dự báo.

Trong đó, Dropshipping đang là một trong những hình thức Cross border eCommerce đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Theo báo cáo của Market Data Forecast, dự kiến tỷ lệ tăng trưởng thị trường Dropshipping hàng năm đạt 32% (kể từ năm 2021 đến 2026). Còn theo báo cáo từ Statista năm 2022, quy mô toàn cầu của thị trường Dropshipping dự kiến đạt 621 tỷ USD vào năm 2028.

Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng và những con số dự báo tích cực, có thể thấy rằng thương mại điện tử xuyên biên giới là một thị trường đầy tiềm năng với nhiều cơ hội cho nhà bán hàng.

Tại Việt Nam

Hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới cũng rất phát triển. Điều này được chứng minh qua sự lớn mạnh của các cộng đồng như Cộng đồng Amazon Sellers chia sẻ kinh nghiệm tại Việt Nam với 107 nghìn thành viên hay Cộng đồng Check Out Ebay – Amazon – Walmart Việt Nam với 22 nghìn thành viên.

Nội dung liên quan:  [:vi]Cinco de Mayo (5/5) - Những thông tin seller P.O.D cần biết[:]

Cùng với sự tăng trưởng của các nhà bán hàng xuyên biên giới, các nền tảng và sàn thương mại điện tử quốc tế như Amazon, eBay, Alibaba đã mở rộng hoạt động tại Việt Nam, cung cấp nhiều công cụ và hỗ trợ để giúp người bán Việt Nam tiếp cận thị trường toàn cầu.

Bên cạnh đó là sự tham gia của các dịch vụ logistics và thanh toán quốc tế, giúp việc vận chuyển hàng hóa và giao dịch xuyên biên giới trở nên thuận tiện và an toàn hơn. Điều này như một tín hiệu tích cực, cho thấy môi trường kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam đang ngày càng phát triển và hội nhập.

Cùng với sự phát triển của thế giới, thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, mang lại nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp và cá nhân.

thương mại điện tử xuyên biên giới

2 cách kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới phổ biến hiện nay

Để tham gia kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới, bạn có thể bắt đầu với sàn thương mại điện tử quốc tế và nền tảng thương mại điện tử.

1. Kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử quốc tế

Sàn thương mại điện tử quốc tế (Marketplace) là các nền tảng trực tuyến cho phép doanh nghiệp bán sản phẩm của họ cho khách hàng ở các quốc gia khác nhau. Nói cách khác, đây là những “chợ” trực tuyến khổng lồ, cung cấp các mặt hàng từ tiêu dùng thiết yếu như thực phẩm, đồ gia dụng, thời trang… đến các sản phẩm cao cấp, độc đáo và khó tìm mua ở địa phương. Người mua tìm kiếm sản phẩm, thêm vào giỏ hàng và thanh toán trực tiếp trên sàn thương mại điện tử.

Giống như ở Việt Nam có Shopee, Lazada thì ở quốc tế cũng có các sàn thương mại điện tử lớn như:

  • Amazon: Đứng đầu trong danh sách các trang thương mại điện tử quốc tế với hơn 310 triệu người dùng hoạt động trên toàn cầu và 197 triệu người dùng truy cập mỗi tháng.

Nền tảng này cung cấp một loạt các dịch vụ điện toán đám mây linh hoạt, mạnh mẽ và đáng tin cậy cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, giúp họ xây dựng và vận hành các ứng dụng, hạ tầng IT một cách dễ dàng và hiệu quả.

  • Walmart: Nổi tiếng với mô hình kinh doanh giá rẻ và những chiến lược tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giúp họ cung cấp hàng hóa với giá cả cạnh tranh và thu hút hàng triệu khách hàng trên toàn cầu.
  • eBay: Là một trong những trang thương mại điện tử quốc tế lớn trên thế giới. eBay cung cấp môi trường giao dịch đáng tin cậy và an toàn, cho phép người dùng mua sắm và kinh doanh trực tuyến một cách thuận tiện.
  • Etsy: Nền tảng dành riêng cho các sản phẩm thủ công, sáng tạo và độc đáo.

Nếu bạn là newbie thì có thể chọn sàn thương mại điện tử quốc tế để bắt đầu vì khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn và dễ dàng quản lý. Tuy nhiên, cần lưu ý khi kinh doanh trên sàn bởi vì mức độ cạnh tranh cao, phí hoa hồng và yêu cầu về thủ tục.

Ưu điểm Nhược điểm
– Có sẵn lượt truy cập lớn từ các sàn thương mại điện tử quốc tế, từ đó tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ trên toàn thế giới.

– Dễ dàng quản lý, hầu hết các sàn thương mại điện tử đều cung cấp các công cụ và dịch vụ giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý hoạt động bán hàng, tiếp thị và chăm sóc khách hàng.

– Sự uy tín và tin cậy từ các sàn TMĐT lớn giúp người bán dễ dàng xây dựng niềm tin với khách hàng hơn, đặc biệt là những người mua lần đầu.

– Cạnh tranh cao vì có rất nhiều người bán hàng cùng một loại sản phẩm, dẫn đến việc khó nổi bật và thu hút khách hàng.

– Phí hoa hồng cao, có thể dao động từ 2% đến 20%, tùy thuộc vào sàn và ngành hàng.

– Phụ thuộc vào chính sách của sàn, các chính sách của sàn thương mại điện tử có thể thay đổi bất kỳ lúc nào, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của người bán.

cross border là gì

2. Sở hữu website bán hàng riêng

Khác với các sàn thương mại điện tử quốc tế, website bán hàng cho phép bạn kiểm soát hoàn toàn về thương hiệu, trải nghiệm khách hàng và dữ liệu khách hàng. Điều này mang lại nhiều lợi ích như tăng cường nhận diện thương hiệu, tùy chỉnh giao diện và tối ưu hóa các chiến dịch marketing theo nhu cầu riêng.

Để xây dựng website bán hàng riêng, các nhà bán hàng có thể:

  • Tự thiết kế website tùy chỉnh
  • Sử dụng các giải pháp xây dựng website thương mại điện tử có sẵn như Shopify, WooCommerce, Wix…

Trong đó, sử dụng các nền tảng có sẵn sẽ là lựa chọn phổ biến hơn vì các nền tảng TMĐT đã tích hợp sẵn các tính năng cần thiết để bán hàng.

Ưu điểm Nhược điểm
– Khả năng kiểm soát cao, doanh nghiệp tự do kiểm soát về giao diện, thiết kế, và trải nghiệm người dùng, giúp tạo dấu ấn thương hiệu mạnh mẽ và độc đáo.

– Không phải trả các khoản phí hoa hồng cho sàn thương mại điện tử, giúp tăng lợi nhuận.

– Khả năng tùy chỉnh, bạn có thể tích hợp các công cụ chat trực tuyến, hệ thống hỗ trợ khách hàng và các tính năng tùy chỉnh khác để nâng cao trải nghiệm mua sắm.

– Chi phí ban đầu cao, bên cạnh phí sử dụng dịch vụ, nhà bán hàng còn phải trả các chi phí phát sinh như bảo trì, hosting…

– Không có nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên và cần đầu tư vào SEO, quảng cáo để thu hút khách hàng.

– Tự quản lý toàn bộ quá trình từ vận hành website, xử lý đơn hàng, dịch vụ khách hàng đến quản lý kho hàng.

– Xây dựng uy tín và lòng tin của khách hàng mới có thể mất nhiều thời gian, đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới hoặc nhỏ.

thương mại điện tử cross border

Thách thức của thương mại điện tử cross border

Thương mại điện tử xuyên biên giới giúp các nhà bán hàng mở ra kinh doanh toàn cầu và mang về doanh thu lớn. Tuy nhiên, quá trình này không đơn giản. Để kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới thành công, người bán cần:

1. Hiểu thị trường quốc tế

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và thích nghi với các thói quen mua sắm, sở thích của khách hàng từ các quốc gia khác nhau. Có những sản phẩm bán chạy ở thị trường này, nhưng không bán được ở thị trường khác vì sự khác biệt về văn hóa, khí hậu, thu nhập và sở thích tiêu dùng.

Ví dụ, bạn kinh doanh sản phẩm làm đẹp và chăm sóc da. Các sản phẩm làm trắng da rất phổ biến ở nhiều nước châu Á, nơi làn da trắng được coi là tiêu chuẩn đẹp. Ngược lại, ở các nước phương Tây, các sản phẩm tạo làn da rám nắng hoặc tự nhiên hơn lại được ưa chuộng hơn.

2. Rào cản ngôn ngữ

Khó khăn thứ hai khi kinh doanh quốc tế là rào cản ngôn ngữ.  Đối với người bán ở Việt Nam, việc giao tiếp và cung cấp thông tin sản phẩm bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác có thể gặp khó khăn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc tiếp cận khách hàng mà còn làm giảm độ tin cậy và trải nghiệm mua sắm của họ.

Trong khi đó, người mua quốc tế có thể gặp khó khăn trong việc hiểu rõ thông tin sản phẩm, chính sách mua hàng và hỗ trợ sau bán hàng nếu không được cung cấp bằng ngôn ngữ của họ.

Lời khuyên là các doanh nghiệp nên đầu tư vào dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp để tạo các nội dung quảng cáo, mô tả sản phẩm và hướng dẫn sử dụng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Đồng thời, bạn cũng nên tích hợp các công cụ hỗ trợ ngôn ngữ trên website, chẳng hạn như tính năng tự động dịch hoặc lựa chọn ngôn ngữ, để khách hàng dễ dàng tìm kiếm và mua sắm sản phẩm.

3. Phương thức thanh toán

Một trong những khó khăn khi bán hàng xuyên biên giới mà người bán ở Việt Nam có thể gặp phải là phương thức thanh toán. Các sàn thương mại điện tử quốc tế chủ yếu chấp nhận thanh toán qua thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng như Visa, Mastercard… hoặc một số ví điện tử quốc tế phổ biến như PayPal, Apple Pay, Google Pay. Tuy nhiên, không phải tất cả người bán ở Việt Nam đều có khả năng tiếp cận hoặc sử dụng các phương thức thanh toán này một cách thuận tiện.

Đối với người bán ở Việt Nam, việc thiết lập và sử dụng các tài khoản thanh toán quốc tế có thể gặp nhiều khó khăn do các rào cản về pháp lý, phí giao dịch cao, và quy trình phức tạp. Trong khi đó, người mua quốc tế thường mong đợi các phương thức thanh toán tiện lợi và bảo mật, và họ có thể ngần ngại mua hàng nếu không có các tùy chọn thanh toán quen thuộc và đáng tin cậy.

cross border là gì

4. Vận chuyển quốc tế

Khó khăn tiếp theo là vấn đề vận chuyển quốc tế. Thứ nhất là chi phí vận chuyển cao. Vận chuyển hàng hóa quốc tế thường đòi hỏi chi phí lớn, đặc biệt đối với các mặt hàng cồng kềnh hoặc nặng. Điều này có thể làm tăng giá thành sản phẩm và giảm tính cạnh tranh của người bán.

Thứ hai là thời gian giao hàng. Việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia có thể mất nhiều thời gian hơn so với vận chuyển trong nước, đặc biệt khi phải qua các thủ tục hải quan phức tạp. Điều này có thể làm giảm sự hài lòng của khách hàng và ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh.

Chưa kể đến các rủi ro khác như mất mát, hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Các rủi ro này không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn ảnh hưởng đến uy tín của người bán trên thị trường quốc tế.

5. Chính sách hậu mãi

Hoàn hàng và chăm sóc khách hàng cũng là một trong những thách thức của thương mại điện tử xuyên biên giới. Như đã đề cập ở trên, hai yếu tố chi phí vận chuyển cao và thời gian giao hàng dài đều ảnh hưởng đáng kể đến quy trình hoàn hàng và chăm sóc khách hàng.

Ngoài ra, việc quản lý hoàn hàng quốc tế phức tạp hơn nhiều so với nội địa do các quy định hải quan và thuế quan của từng quốc gia. Điều này có thể làm cho quá trình hoàn hàng kéo dài và tốn kém hơn, gây bất tiện cho cả người bán và người mua.

Chăm sóc khách hàng cũng gặp khó khăn do sự khác biệt về múi giờ và ngôn ngữ. Việc đảm bảo hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả có thể trở nên thách thức khi phục vụ khách hàng từ nhiều quốc gia khác nhau.

kinh doanh cross border ecommerce

Bán Print on Demand thành công với cross-border eCommerce

Trong các hình thức bán hàng cross border, bán Print on Demand là một hình thức được nhiều người lựa chọn bởi nó giảm thiểu tối đa các hạn chế của bán hàng xuyên biên giới như chi phí tồn kho, quản lý kho hàng và rủi ro về vận chuyển.

Chưa kể, lợi nhuận từ việc bán Print on Demand cũng tương đối cao. Theo Statista, thị trường Print on Demand (POD) toàn cầu dự kiến đạt 23,9 tỷ USD vào năm 2025. Lợi nhuận từ việc kinh doanh POD có thể dao động từ 20% đến 50% tùy sản phẩm.

Mô hình Print on Demand cho phép bạn bán các sản phẩm cá nhân hóa như áo thun, cốc, poster và nhiều sản phẩm khác mà không cần phải giữ hàng tồn kho. Bạn chỉ cần thiết kế sản phẩm, và nhà cung cấp sẽ in và vận chuyển sản phẩm đó khi có đơn hàng.

Vậy cần chuẩn bị những gì khi kinh doanh Dropshipping POD xuyên biên giới?

1. Xác định niche và nghiên cứu thị trường

Việc đầu tiên bạn cần làm là xác định ngách (niche). Bước này giúp bạn định hình được cửa hàng cũng như các sản phẩm bạn sẽ trưng bày trên cửa hàng.

Print on Demand cũng có rất nhiều ngách như áo thun, áo hoodie, ốp điện thoại, cốc… Bạn có thể lựa chọn một trong những ngách trên, hoặc đi vào một sản phẩm cụ thể để gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Ví dụ, thay vì bán tất cả các loại quần áo, bạn có thể tập trung vào bán đồ bơi cho nữ.

Sau khi đã xác định được một số ngách tiềm năng, bước tiếp theo là thể nghiên cứu thị trường. Mục đích của nghiên cứu thị trường là giúp bạn hiểu rõ về nhu cầu, mong muốn hay hành vi của khách hàng mục tiêu. Đồng thời, xác định quy mô thị trường dropshipping POD, tiềm năng phát triển và phân tích đối thủ cạnh tranh.

Một số yếu tố cần lưu ý khi nghiên cứu thị trường:

  • Mức độ cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ bạn muốn cung cấp. Nếu thị trường đã có nhiều nhà cung cấp, bạn cần tìm cách để tạo sự khác biệt cho sản phẩm/dịch vụ của mình.
  • Hiểu về khách hàng tiềm năng. Họ thường mua sản phẩm ở đâu? Kênh nào? Họ quan tâm tới điều gì? Đồng thời lắng nghe ý kiến của khách hàng về sản phẩm bạn định bán.
  • Lợi nhuận tiềm năng cho sản phẩm/dịch vụ bạn muốn cung cấp. Đảm bảo rằng bạn có thể kiếm được lợi nhuận sau khi trừ đi các chi phí như vận chuyển, marketing…

cross border là gì

2. Tận dụng các mùa lễ hội mua sắm lớn

Ở các quốc gia Âu Mỹ, hàng năm có rất nhiều ngày lễ, sự kiện lớn như Black Friday, Halloween, Mother’s Day (Ngày của Mẹ), Father’s Day (Ngày của Bố), Giáng sinh…  Vào những ngày này, nhu cầu tiêu dùng thường tăng đột biến. Theo Mintel Store, chỉ tính riêng tại Mỹ, doanh số bán hàng trong những ngày lễ cuối năm 2023 đạt tới 1.07 nghìn tỷ USD, tăng 5.4% so với năm trước.

Đây là cơ hội bạn nên nắm bắt để tăng doanh thu gấp nhiều lần ngày thường.

3. Cung cấp đa dạng phương thức thanh toán

Như đã đề cập, không phải quốc gia nào cũng dùng chung một phương thức thanh toán nên bạn bắt buộc phải cung cấp đa dạng tùy chọn thanh toán cho khách hàng.

Sở hữu một tài khoản giao dịch quốc tế như PayPal hay Stripe là một bước mà bạn nên chuẩn bị khi bắt đầu bán POD.

BurgerPrints – Dịch vụ POD Fulfillment tốt nhất hiện nay

Thương mại điện tử xuyên biên giới có những khó khăn nhất định. Tương tự với làm Dropshipping POD. Dịch vụ POD fulfillment được sinh ra để giúp các nhà bán hàng hoàn tất đơn hàng in ấn theo yêu cầu mà không cần phải lo lắng về các khâu như in ấn sản phẩm, đóng gói và vận chuyển.

Nếu bạn là seller Việt Nam mới dấn thân vào mô hình Print on Demand và đang tìm kiếm một dịch vụ fulfillment phù hợp thì BurgerPrints sẽ là lựa chọn hoàn hảo:

  • Sản phẩm phong phú, chất lượng in cao cấp, an toàn với người dùng từ công nghệ in tiên tiến Kornit Digital
  • Hệ thống 50+ xưởng sản xuất trải rộng trên các thị trường trọng điểm như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam, đảm bảo thời gian sản xuất và giao hàng nhanh chóng
  • Cung cấp dịch vụ Order With Label, thích hợp cho các seller bán trên các nền tảng yêu cầu dán shipping label như TikTok Shop, Walmart
  • Hỗ trợ Embroidery-On-Demand, giúp đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Với dịch vụ POD fulfillment của BurgerPrints, bạn có thể tập trung vào việc sáng tạo, marketing và tối ưu hóa lợi nhuận. Liên hệ BurgerPrints ngay hôm nay để nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader