connect-telegram

Tìm hiểu xu hướng thị trường Print on demand với các công cụ miễn phí từ Google

Muốn nhanh chóng tìm hiểu và nắm bắt xu hướng thị trường nói chung và ngành Print-on-demand nói riêng nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu? BurgerPrints xin gợi ý cho bạn một vài công cụ hoàn toàn miễn phí từ Google giúp cho quá trình nghiên cứu thị trường trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

1. Google Trends

Từ khi ra mắt cho đến nay, Google Trends được xem như một công cụ tuyệt vời giúp nhiều doanh nghiệp tìm hiểu xu hướng thị trường dễ dàng và nhanh chóng. Không chỉ cung cấp thông tin về các từ khoá, chủ đề đang được quan tâm, Google Trends còn có thể đưa ra dữ liệu về tần suất người dùng tìm kiếm trong khoảng thời gian, khu vực khác nhau về một chủ đề cụ thể nào đó. Hoặc so sánh số liệu giữa các cụm từ tìm kiếm với nhau.

Vậy sử dụng Google Trends như thế nào cho hiệu quả? Đầu tiên bạn cần truy cập vào website https://trends.google.com. Ngay ở trang chủ, bạn đã được cung cấp các thông tin phổ biến và được quan tâm nhiều nhất hiện nay trên Google.  Những thông tin này sẽ rất hữu ích với những người nghiên cứu thị trường, giúp họ luôn đón đầu xu hướng và tìm kiếm được những cơ hội mới trong thị trường.

Tiếp theo, để tìm hiểu về những chủ đề đang “hot” trong ngày, bạn kéo xuống rồi ấn vào “Recently trending”. Tại đây, bạn được cung cấp top 20 từ khoá, chủ đề đang được tìm kiểm nhiều nhất trong những ngày gần đây. Ngoài ra còn có số lượng người tìm kiếm, những từ khoá liên quan và những trang web hàng đầu về chủ đề. 

Google-Trends-Cong-cu-tim-hieu-xu-huong-thi-truong-BurgerPrints-00

Bạn hoàn toàn có thể tận dụng những từ khoá này để tìm ra ngách cho sản phẩm của mình. Ví dụ, bạn lựa chọn một từ khoá, sau đó tìm kiếm “từ khoá” + “sản phẩm/ ngành hàng” trên Google, Amazon, Etsy… để xem mức độ cạnh tranh, doanh số của những sản phẩm nổi bật nhất… Với từ khoá có lượng tìm kiếm cao, mức độ cạnh tranh thấp, thì nó hoàn toàn có thể trở thành một ngách tiềm năng và đáng cân nhắc. 

Một công dụng hữu hiệu khác của Google Trends chính là tìm kiếm từ khoá theo nhu cầu. Bạn chỉ cần nhập một từ khoá mà bạn muốn tìm hiểu, Google Trends sẽ đưa ra thông tin chi tiết về mức độ quan tâm theo thời gian, theo khu vực, những chủ đề liên quan, và những cụm từ tìm kiếm có liên quan. 

Bạn hoàn toàn có thể tuỳ chỉnh thời gian, khu vực, danh mục (Thể thao, Games, Giải trí…), cũng như kênh tìm kiếm (Website, Hình ảnh, Tin tức, Google Shopping, Youtube) để những thông tin hiển thị sát nhất với nhu cầu tìm kiếm của bạn. Hơn nữa, bạn cũng có thể so sánh giữ liệu giữa nhiều từ khoá khác nhau bằng cách ấn vào “+ Compare” và nhập từ khoá muốn so sánh.

Google-Trends-Cong-cu-tim-hieu-xu-huong-thi-truong-BurgerPrints-01

Với những thông tin mà Google Trends cung cấp, bạn có thể:

  • Biết được số lượt tìm kiếm, mức độ quan tâm theo thời gian của các từ khoá. Nhờ đó, bạn có thể nắm bắt xu hướng thị trường, khách hàng có đang quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ mà bạn đang cung cấp không, nhu cầu đang có xu hướng tăng hay giảm, thời điểm nào bắt đầu tăng…
  • Xác định khu vực mà từ khoá được ưa chuộng nhất. Google Trends có thể thông tin về các khu vực và mức độ quan tâm đối với từ khoá. Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể dựa vào thông tin này để xác định tệp khách hàng mục tiêu, cũng như lên kế hoạch quảng cáo phù hợp. 
  • Tìm hiểu chủ đề và cụm từ tìm kiếm liên quan đến từ khoá mà thực tế người dùng đang quan tâm. Với những thông tin này, bạn rất có thể tìm ra các thị trường ngách tiềm năng, đồng thời cũng có thể cải thiện SEO web, tập trung vào đúng nội dung mà người dùng đang tìm kiếm từ đó thu hút họ click vào website…

    2. Google Ads

Hai công cụ tìm hiểu xu hướng thị trường dưới đây đều miễn phí, tuy nhiên để sử dụng thì bạn cần có cho mình tài khoản Google Ads.

Nội dung liên quan:  [:vi]E-Commerce là gì? Kiến thức E-commerce cần thiết để bứt phá doanh nghiệp của bạn[:]

2.1. Demand Forecast

Demand Forecast sẽ giúp bạn dự báo những xu hướng có liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Nó sử dụng những dữ liệu có sẵn, để dự báo xu hướng thị trường, cụ thể là các sản phẩm và dịch vụ có thể sẽ nhận được sự quan tâm trong vòng 180 ngày tới. 

Demand Forecast còn cho thấy khi nào nhu cầu thị trường có khả năng bắt đầu tăng, tăng bao nhiêu và trong bao lâu. Bạn cũng có thể khám phá từng xu hướng để xác định yếu tố có thể thúc đẩy nhu cầu của khách hàng, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho những chiến dịch sắp tới. 

Demand-Forecast-Cong-cu-tim-hieu-xu-huong-thi-truong-BurgerPrints

Cách sử dụng cũng rất đơn giản, sau khi truy cập tài khoản Google Ads, chọn Insight, kéo xuống để thấy phần Demand Forecast. Tại đây bạn sẽ thấy được 2 loại thông tin: Account (Tài khoản) – Dự báo cho các quảng cáo hiện có của bạn; và Suggested (Đề xuất) – Dự báo cho các quảng cáo liên quan đến doanh nghiệp của bạn. 

Một số thông tin bạn sẽ có thể tìm hiểu khi sử dụng Demand Forecast là:

  • Thời điểm nhu cầu có xu hướng bắt đầu tăng: Ví dụ như sự kiện Black Friday, đây là một sự kiện lớn và rất quan trọng với doanh nghiệp của bạn. Việc sử dụng Demand Forecast sẽ giúp bạn dự đoán xu hướng thị trường, khi nào thì nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến sự kiện này bắt đầu tăng, và tăng bao nhiêu, để bạn có thể dựa vào đó để lên lịch chạy quảng cáo phù hợp cho mình.
  • Phát hiện những sự kiện mới có liên quan đến doanh nghiệp của bạn: Khi có những sự kiện không quá phổ biến nhưng lại góp phần làm tăng nhu cầu các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, Demand Forecast cũng giúp bạn nhanh chóng nắm bắt và cân nhắc chuẩn bị cho những chiến dịch mới. 
  • Xác định các cơ hội mở rộng sắp tới: Bạn có thể dựa vào thông tin về những sản phẩm, dịch vụ được dự báo sẽ sớm trở thành xu hướng và quyết định xem có nên mở rộng lĩnh vực kinh doanh hay không. 
  • Xem xét lại các xu hướng, nhu cầu trong năm: Nhìn lại các tìm kiếm đang được quan tâm trong năm và xác định xem còn xu hướng mới nào mà bạn có thể chuẩn bị và cập nhật hay không.
  • So sánh hiệu suất quảng cáo: Bạn có thể so sánh hiệu suất của bạn với những nhà quảng cáo khác đã tham gia vào phiên đấu giá giống như bạn, từ đó đưa ra chiến lược cạnh tranh cho các sự kiện sắp tới.

Và đó là những thông tin mà bạn có thể nắm bắt khi sử dụng Demand Forecast, hãy tận dụng tối đa những thông tin này để nhanh chóng nắm bắt xu hướng thị trường, tìm ra những xu hướng, sự kiện nổi bật phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của bạn, cũng như tìm ra những ngách tiềm năng mới.  

2.2. Google Keyword Planner

Google Keyword Planner là công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí, giúp người dùng xác định đối tượng mục tiêu mà họ hướng đến đã và đang tìm kiếm những gì Google. Thực tế, Google Keyword Planner thường được sử dụng với mục tối ưu hoá công cụ tìm kiểu (SEO) và tối ưu các chiến dịch quảng cáo (Google Ads). Tuy nhiên bạn vẫn có thể tận dụng công cụ này để tìm hiểu xu hướng thị trường, khách hàng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm gì và số lượt tìm kiếm hàng tháng… thông qua các tính năng của công cụ. 

Nội dung liên quan:  [:en]5 major phrases to overview a Print on Demand business[:vi]5 cụm từ chính tổng quan về việc kinh doanh in theo yêu cầu[:]

Google-Keyword-Planner-Cong-cu-tim-hieu-xu-huong-thi-truong-BurgerPrints

Để sử dụng Google Keyword Planner, bạn cần truy cập vào tài khoản Google Ads, Click vào mục Tools & Settings (Công cụ và cài đặt), ở phần Planning section thì chọn Keyword Planner. Sau khi truy cập, bạn có thể nhận được một số thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình tìm hiểu thị trường như sau:

  • Khám phá những từ khoá mới: Bạn sẽ nhận được bộ từ khoá đề xuất có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn bằng cách nhập các từ khoá, tên miền hoặc sử dụng nhóm quảng cáo của mình.
  • Xem số lượt tìm kiếm hàng tháng: Dự đoán về số lượt tìm kiếm mà một từ khoá có khả năng nhận được mỗi tháng. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra những từ khoá được quan tâm nhiều nhất.  

Ngoài ra, Google Keyword Planner còn cung cấp thông tin về chi phí cho mỗi lần nhấp chuột, độ khó của từ khoá… để giúp bạn đưa ra được kế hoạch quảng cáo hay SEO tối ưu nhất. Và nếu muốn được hướng dẫn chi tiết hơn cách sử dụng công cụ này thì hãy bình luận ở dưới và tiếp tục theo dõi blog của BurgerPrints để cập nhật thông tin mới nhất nhé. 

3. Google Alert

Google Alerts là một công cụ miễn phí được Google cung cấp nhằm mục đích giúp người dùng có thể đăng ký nhận Email về các thông tin, bài viết mới nhất được google ghi nhận về những chủ để như văn hoá, thể thao, công nghệ, y tế, sức khỏe, làm đẹp… hoặc cụ thể hơn là tin tức mới nhất về các từ khóa mà bạn cài đặt, mong muốn cập nhật tin.

Đây chính là một trong những cách giúp bạn cập nhật xu hướng thị trường nhanh chóng, cũng như không bỏ lỡ bất kì thông tin quan trọng nào đối với lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ mà bạn quan tâm. Google Alert sẽ giúp bạn:

  • Cập nhật, theo dõi các nội dung, chủ đề hoặc từ khoá một cách tổng quan nhất.
  • Góp phần tìm kiếm các ý tưởng, chủ đề đang được quan tâm, từ đó đưa ra được những nội dung bài đăng, sản phẩm hoặc dịch vụ đúng với nhu cầu và xu hướng thị trường.  
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Google Alert như một công cụ để giám sát xem cộng đồng đang nói gì về thương hiệu của bạn, cũng như nghiên cứu, quan sát các hoạt động của đối thủ cạnh tranh. 

Khi đăng ký nhận thông tin từ Google Alert, bạn có thể điều chỉnh Tần suất, Nguồn, Ngôn Ngữ, Vùng, Số lượng, và cuối cùng là địa chỉ nhận mail. Với những công dụng tuyệt vời và hoàn toàn miễn phí, đừng bỏ qua Google Alert khi bạn đang muốn cập nhật liên tục về những xu hướng thị trường mới nhất nhé.

4. Google Search Box

Google Search Box có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người, đây chính là công cụ nghiên cứu xu hướng thị trường đơn giản và dễ sử dụng nhất. Tuy nhiên bạn đã biết cách khai thác hiệu quả công cụ này chưa? 

Đầu tiên khi tìm kiếm một từ khoá bất kì, có một số điểm bạn cần lưu ý. Google sẽ đưa ra một danh sách các từ khoá, cụm từ có liên quan, những từ khoá này đều dựa theo những tìm kiếm của người dùng trước đó và được sắp xếp theo số lượt tìm kiếm, nhiều nhất sẽ được đưa lên trên. Bên cạnh đó, khi kéo đến cuối trang tìm kiếm, Google còn gợi ý thêm cho bạn về những tìm kiếm liên quan. 

Nội dung liên quan:  [:en]Print on Demand with Wicca and Witchcraft niche[:vi]Nhân dịp Halloween cùng khám phá về ‘Thế giới phù thủy’[:]

Và một điểm đáng lưu ý khác chính là phần “People Also Ask”, trong phần này Google sẽ đưa ra các câu hỏi tương tự với câu bạn tìm kiếm, và đây đều là những câu hỏi dựa trên những gì mà người dùng đang tìm kiếm. Điều đặc biệt là các câu hỏi như kéo dài vô tận, bởi khi ấn vào một câu hỏi bất kì, sẽ có nhiều câu hỏi tương tự tiếp tục hiện ra.  

Google-Search-Box-Cong-cu-tim-hieu-xu-huong-thi-truong-BurgerPrints

Lí do cần quan tâm đến những điểm nêu trên là bởi Google Search Box sẽ đưa ra những tìm kiếm có thật từ người dùng, và sắp xếp chúng theo số lượt tìm kiếm. Những kết quả mà bạn nhìn thấy, chính là những vấn đề đang được người dùng quan tâm và tìm kiếm nhiều nhất. Dựa vào đó bạn có thể hiểu thêm về nhu cầu, xu hướng thị trường hiện nay, khách hàng đang quan tâm đến cái gì, chủ đề nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi các đối thủ cạnh tranh khi xem xét các kết quả tìm kiếm hiển thị hàng đầu. 

Dù là một công cụ đơn giản, miễn phí và quen thuộc nhưng đừng quên tận dụng hết khả năng của Google Search Box trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu xu hướng thị trường của mình nhé. 

5. Một số công cụ hữu ích khác

  • Think with Google: Đây là công cụ giúp bạn có thể nghiên cứu thông tin, thực hiện tiếp thị và cập nhật xu hướng, hành vi của người dùng… Trong Think with Google lại có những công cụ nhỏ bao gồm Phát triển cửa hàng (Grow My Store), Điểm chuẩn kỹ thuật (Digital Maturity Benchmark), Xu hướng Google (Market Finder), Doanh mục bán lẻ đang gia tăng (Rising Retail Categories), và Web di động thông minh (Masterful Mobile Web). Mỗi công cụ nhỏ sẽ có những chức năng khác nhau, tuy nhiên đây chắc chắn sẽ là một trợ thủ đắc lực giúp việc nghiên cứu xu hướng thị trường của bạn trở nên dễ dàng. 
  • Google Form: Có gì chính xác hơn khi tìm hiểu thị trường là khảo sát chính đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, từ đó tìm ra nhu cầu, mong muốn, insight… của họ. Và Google Form chính là công cụ giúp bạn có thể tạo ra các form khảo sát nhanh chóng, miễn phí và không giới hạn. Và để thực hiện khảo sát một cách hiệu quả, bạn có thể gửi email tới những khách hàng cũ/ khách hàng quan tâm đến sản phẩm của bạn, đăng lên các trang mạng xã hội hoặc các hội nhóm liên quan…
  • SpyAMZ, Spybadao, Heyetsy, DMMetsy, v.v.: những công cụ này sẽ giúp bạn biết được những chiến dịch, sản phẩm nào đang thành công trên thị trường, thậm chí hỗ trợ bạn trong quá trình tìm thị trường ngách tiềm năng. Bạn cũng có thể xem xét đối thủ cạnh tranh của mình, sản phẩm bán chạy nhất hiện tại là gì, khách hàng của họ là ai, loại nội dung, thông tin mà họ cung cấp, các tùy chọn vận chuyển, giá cả…

Trên đây là những công cụ hoàn toàn miễn phí giúp bạn nghiên cứu xu hướng thị trường nói chung và ngành Print-on-demand nói riêng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu muốn được hướng dẫn chi tiết hơn về công cụ nào, hãy để lại bình luận dưới bài viết này, BurgerPrints sẽ thu thập ý kiến và cung cấp những thông tin hữu ích nhất để gửi đến Seller. Và đừng quên theo dõi BurgerPrints để cập nhật thông tin nhanh chóng nhất về thị trường Print-on-demand nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/BurgerPrintsPOD 

Group: https://www.facebook.com/groups/BurgerPrints 

Telegram: https://t.me/BurgerPrints 

Youtube: https://www.youtube.com/@burgerprintsinc8975 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader