Up Selling và Cross Selling là hai chiến lược đẩy sale và tăng doanh số hiệu quả được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Vậy là sao để tận dụng hiệu quả Upselling và Cross Selling khi Dropshipping?Trong bài viết này, cùng BurgerPrints khám phá cách áp dụng Upselling và Cross Selling khi Dropshipping tối ưu nhất.
Upselling là gì? Cross selling là gì?
1. Upselling là gì?
Upselling, hay còn gọi là bán thêm, là kỹ thuật bán hàng khuyến khích khách hàng chọn mua sản phẩm/dịch vụ phiên bản cao cấp với giá cao hơn. Việc này giúp khách hàng nhận được nhiều giá trị hơn từ đơn hàng hiện tại và nhà bán hàng cũng tăng thêm doanh số và tối ưu chi phí bán hàng.
2. Cross selling là gì?
Cross selling là bán chéo, một kỹ thuật bán hàng nhằm gợi ý khách hàng mua thêm các sản phẩm liên quan hoặc bổ trợ cho sản phẩm họ đang chọn. Mục tiêu của cross selling là mang đến giải pháp toàn diện hơn cho khách hàng. Các sản phẩm gợi ý cần có sự liên quan và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
Hai kỹ thuật Upselling và Cross Selling không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn nâng cao trải nghiệm khách hàng khi họ nhận được thêm giá trị từ sản phẩm hoặc dịch vụ. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như bán lẻ, F&B, thương mại điện tử, và dịch vụ, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận trên từng khách hàng.
Tại sao nên ứng dụng Upselling và Cross selling khi Dropshipping?
Upselling và Cross Selling được rất nhiều nhà bán hàng ứng dụng khi kinh doanh Dropshipping. Hai chiến lược này không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng.
1. Tăng giá trị đơn hàng trung bình
Lợi ích dễ thấy nhất Upselling và Cross Selling là tăng giá trị đơn hàng trung bình (AOV). Khi khuyến khích khách hàng mua sắm nhiều sản phẩm hơn hoặc nâng cấp lên các phiên bản hoặc gói dịch vụ cao cấp sẽ khiến khách hàng chi tiêu nhiều hơn. Như vậy, nhà bán hàng có thể tăng AOV đáng kể.
Theo nghiên cứu của Practical Ecommerce, 26% doanh thu của cửa hàng Dropshipping của họ đến từ việc bán thêm và bán chéo các sản phẩm liên quan đến sản phẩm chính.
2. Nâng cao lợi nhuận
Hai chiến lược này không chỉ giúp tăng AOV mà còn cải thiện lợi nhuận Dropshipping một cách rõ rệt. Việc bán các sản phẩm có biên lợi nhuận cao hơn hoặc kết hợp các gói sản phẩm giúp nhà bán hàng tận dụng tối đa giá trị từ mỗi giao dịch. Bạn sẽ không cần tốn thêm chi phí vận hành hay mở rộng đối tượng khách hàng.
3. Giảm chi phí tiếp thị
Chiến lược Upselling và Cross selling chủ yếu tập trung vào khách hàng hiện tại. Như vậy, các nhà bán hàng Dropshipping sẽ không cần liên tục tìm kiếm khách hàng mới. Việc này sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí quảng cáo, tiếp thị.
4. Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi
Việc gợi ý các sản phẩm liên quan dựa trên nhu cầu cụ thể của khách hàng giúp họ dễ dàng tìm thấy những lựa chọn phù hợp, thúc đẩy quyết định mua sắm nhanh chóng hơn. Từ đó, nhà bán hàng không chỉ tăng tỷ lệ chuyển đổi mà còn tối ưu giá trị đơn hàng trên mỗi lượt mua hàng.
5. Tối ưu hóa kho hàng
Bằng việc kết hợp Upselling và Cross Selling, bạn có thể khéo léo đưa các sản phẩm bán chậm hoặc ít được chú ý vào các gói bán hàng hay chương trình khuyến mãi đi kèm. Từ đó, nhà bán hàng vừa tăng doanh số bán hàng, vừa giải phóng tồn kho hiệu quả và giảm chi phí lưu trữ.
6. Xây dựng lòng trung thành của khách hàng
Khách hàng thường có xu hướng quay lại với các cửa hàng Dropshipping cung cấp trải nghiệm mua sắm tốt và dịch vụ chu đáo. Khi Upselling và Cross Selling tạo ra những giá trị thực sự và cá nhân hóa cho khách hàng, họ sẽ cảm nhận được sự quan tâm và ưu ái, từ đó tăng lòng trung thành với các sản phẩm hay thương hiệu của bạn.
6 bí kíp tối ưu doanh thu với Upselling và Cross selling khi Dropshipping
Upselling và Cross Selling không phải là chiến lược mới trong Dropshipping, nhưng khi được áp dụng đúng cách, chúng sẽ giúp các nhà bán hàng thu về doanh thu đáng kể. Dưới đây là 6 bí kíp giúp các nhà bán hàng Dropshipping có thể tối ưu doanh thu với Upselling và Cross selling.
1. Đề xuất các sản phẩm và dịch vụ cao cấp
Khi khách hàng chọn một sản phẩm, bạn có thể gợi ý phiên bản cao cấp hơn với những tính năng nổi bật như bền hơn, chất liệu tốt hơn hoặc nhiều tiện ích bổ sung. Hãy đưa ra 2-3 lựa chọn khác nhau xem họ có sẵn sàng chi thêm để nhận được sản phẩm có các tính năng vượt trội hay không.
Lưu ý rằng nếu những tính năng bổ sung không thực sự quan trọng, việc upsell sẽ khó thành công. Vì vậy, hãy tập trung chỉ ra rõ ràng sự khác biệt giữa sản phẩm hiện tại và phiên bản cao cấp mà bạn đề xuất để khách hàng thấy được giá trị thực sự của việc chi thêm tiền cho những sản phẩm cao cấp đó.
2. Gợi ý sản phẩm bổ sung
Khi khách hàng mua một sản phẩm, bạn có thể giới thiệu thêm các sản phẩm bổ sung có liên quan để nâng cao trải nghiệm sử dụng. Ví dụ, nếu khách hàng mua một chiếc điện thoại, bạn có thể gợi ý thêm ốp lưng, kính cường lực hoặc bộ sạc nhanh. Đây chính là sức mạnh của Cross Selling khi giúp khách hàng thấy rằng việc mua thêm sẽ mang lại tiện ích và giá trị thực tế hơn.
Để chiến lược này hiệu quả, bạn cần nắm rõ nhu cầu và sở thích của khách hàng để đưa ra gợi ý phù hợp. Tuy nhiên, đừng đưa ra quá nhiều lựa chọn cùng lúc, vì điều này có thể khiến khách hàng bối rối và không muốn mua thêm.
3. Tạo gói sản phẩm
Một trong những cách nhiều nhà bán hàng áp dụng Upselling và Cross Selling khi Dropshipping là tạo ra các gói sản phẩm (bundle). Đây là cách kết hợp nhiều món hàng liên quan vào một đơn mua duy nhất với mức giá ưu đãi hơn so với việc mua lẻ từng sản phẩm.
Ví dụ, nếu khách hàng mua một trò chơi điện tử, bạn có thể giới thiệu gói 3 trò chơi trong cùng một series với mức giá tiết kiệm. Đây chính là cách Cross Selling thông qua hình thức tạo gói sản phẩm.
Phương pháp này không chỉ giúp bạn bán được nhiều sản phẩm hơn mà còn tạo giá trị cộng thêm, khiến khách hàng cảm thấy mình nhận được một ưu đãi hấp dẫn. Tuy nhiên, hãy đảm bảo các sản phẩm trong gói có sự liên kết và thật sự hữu ích để đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
4. Hiển thị những gì người khác đã mua
Một cách Upselling và Cross Selling được rất nhiều nền tảng thương mại điện tử lớn như Amazon, eBay,… áp dụng là hiển thị các sản phẩm mà người khác đã mua sau khi mua sản phẩm tương tự. Các nhà bán hàng Dropshipping cũng có thể học hỏi cách Upselling và Cross Selling khi Dropshipping này để giúp khách hàng cảm thấy an tâm hơn khi thấy rằng sản phẩm của bạn đã được nhiều người tin dùng.
Tại cửa hàng Dropshipping bạn hãy để hiển thị danh sách “Khách hàng đã mua sản phẩm này cũng mua” hoặc “Sản phẩm liên quan” ngay dưới sản phẩm chính. Điều này có thể thúc đẩy khách hàng mua thêm sản phẩm khác mà họ chưa nghĩ đến.
5. Hiển thị đánh giá sản phẩm
Đánh giá sản phẩm là yếu tố quyết định giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn khi đưa ra quyết định mua hàng. Bạn có thể tận dụng những đánh giá tích cực từ khách hàng cũ để khuyến khích những khách hàng mới mua thêm sản phẩm hoặc nâng cấp sản phẩm hiện tại.
6. Tung ra các khuyến mãi đặc biệt
Khuyến mãi đặc biệt là cách hiệu quả để Upselling và Cross Selling khi Dropshipping và thúc đẩy khách hàng ra quyết định nhanh hơn. Bạn có thể tạo các chương trình ưu đãi đặc biệt giới hạn về thời gian, hoặc giảm giá cho đơn hàng có giá trị cao, hoặc tặng kèm sản phẩm khi khách hàng mua thêm.
Bên cạnh đó, hãy tận dụng các dịp đặc biệt như Black Friday, Tết hoặc các ngày lễ lớn để tung ra khuyến mãi hấp dẫn. Những ưu đãi này không chỉ tạo cảm giác cấp bách mà còn khiến khách hàng cảm thấy mình đang “săn” được một món hời và không muốn bỏ lỡ cơ hội.
Thời điểm lý tưởng Upselling và Cross selling khi Dropshipping
Thời điểm áp dụng chiến lược Upselling và Cross Selling cho cửa hàng Dropshipping là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công. Dưới đây là 3 mốc thời gian lý tưởng mà các nhà bán hàng Dropshipping có thể áp dụng chiến lược này:
1. Trước khi mua hàng
Khoảnh khắc khách hàng đang xem xét và lựa chọn sản phẩm chính là thời điểm lý tưởng để giới thiệu các sản phẩm bổ sung hoặc phiên bản nâng cấp. Lúc này, khách hàng đang trong trạng thái so sánh và tìm kiếm giá trị tốt nhất. Nếu bạn khéo léo đưa ra những gợi ý hấp dẫn với lợi ích rõ ràng, họ sẽ dễ dàng bị thuyết phục và đưa ra quyết định mua hàng.
Ví dụ, khi bạn mua một chiếc laptop trên trang web của Dell, họ thường hiển thị các cấu hình khác nhau của cùng một dòng máy. Bằng cách so sánh trực tiếp các tính năng và thông số kỹ thuật, Dell giúp khách hàng dễ dàng nhận thấy sự khác biệt và giá trị của từng phiên bản.
2. Khi thanh toán
Giai đoạn khách hàng đang tiến hành thanh toán là một thời điểm then chốt để thúc đẩy họ mua thêm sản phẩm. Đây là lúc khách hàng đã quyết định mua sản phẩm chính, nên việc giới thiệu thêm các sản phẩm bổ sung hoặc phiên bản nâng cấp sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn.
Bạn có thể gợi ý các combo sản phẩm hoặc các sản phẩm liên quan ngay trong giỏ hàng hoặc trang thanh toán. Hãy hiển thị rõ ràng các thông tin khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt khi mua kèm, hoặc nhấn mạnh vào mức giá “hời” so với việc mua riêng lẻ.
Ví dụ, khi mua một chiếc laptop trên trang web của Dell, trong quá trình thanh toán, khách hàng sẽ thấy tùy chọn “tùy chỉnh” hoặc “thêm thông tin”. Đây chính là cách Dell áp dụng chiến lược Upsell. Khi nhấp vào đó, khách hàng có thể tìm hiểu thêm về các tùy chọn nâng cấp cấu hình, ví dụ như bộ vi xử lý mạnh hơn, card đồ họa cao cấp hơn, hoặc dung lượng RAM lớn hơn.
Ngoài ra, ngay sau khi khách hàng thêm sản phẩm vào giỏ hàng, Dell cũng thường gợi ý các phụ kiện tương thích, chẳng hạn như chuột chơi game, bàn phím cơ, tai nghe, hoặc balo đựng laptop.
3. Sau khi mua hàng
Sau khi khách hàng hoàn tất đơn hàng, bạn vẫn có thể tiếp tục áp dụng Upselling và Cross Selling khi Dropshipping bằng cách đưa ra ưu đãi cho lần mua sắm tiếp theo.
Bạn có thể áp dụng phương pháp này theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như dành ưu đãi cho khách hàng trung thành hoặc cho những khách hàng đã mua sắm nhiều lần. Điều này sẽ cực kỳ hiệu quả vì khách hàng thường rất hứng thú với các chương trình giảm giá hay quà tặng sau mua hàng, từ đó tạo cơ hội để họ quay lại mua sắm.
Tạm kết
Như vậy BurgerPrints đã hướng dẫn chi tiết cách áp dụng Upselling và Cross Selling khi Dropshipping một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với các nhà bán hàng đang kinh doanh theo hình thức Dropshipping. Đừng quên theo dõi BurgerPrints để xem thêm các thông tin hữu ích về hình thức kinh doanh này nhé!