connect-telegram

Cách tính thuế và thanh toán thuế Dropshipping cho người mới

Thuế và thanh toán Dropshipping luôn là vấn đề nan giải đối với nhiều chủ shop. Trên thực tế, việc nắm bắt chính xác những khoản thuế cần phải chi trả sẽ giúp bạn đảm bảo tính pháp lý cho cửa hàng, đáp ứng trọn vẹn những nghĩa vụ về đóng thuế. Để làm được điều đó, bạn hãy tham khảo ngay những loại thuế dành cho Dropshipping dưới đây!

Tổng quan về Dropshipping

Dropshipping là hình thức kinh doanh trực tuyến mà người bán có thể phân phối những sản phẩm nhất định, dù họ không sở hữu hay thực sự sở hữu chúng. Các chủ cửa hàng Dropshipping sẽ không giữ sản phẩm của họ trong kho. Thay vào đó, họ sẽ mua những sản phẩm này từ các nhà cung cấp và khi khách hàng chốt đơn, nhà cung cấp sẽ gửi trực tiếp sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Mô hình Dropshipping cho phép người bán sẽ không phải xử lý nhiều vấn đề liên quan đến quản lý sản phẩm, giúp giảm chi phí vận hành cửa hàng, cũng như các rủi ro khi kinh doanh. Doanh thu chính là số tiền chênh lệch giữa mức giá mà họ cần trả cho nhà cung cấp với giá bán sản phẩm trên kênh.

Dropshipping là hình thức kinh doanh trực tuyến thịnh hành trong những năm gần đây
Dropshipping là hình thức kinh doanh trực tuyến thịnh hành trong những năm gần đây

Bạn có cần thanh toán thuế khi kinh doanh Dropshipping không?

Chắc chắn là có, bạn cần phải thanh toán những khoản thuế nhất định khi kinh doanh Dropshipping. Đây chính là nghĩa vụ pháp lý mà bất kỳ cá nhân hay tổ chức doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện.

Những loại thuế cần thanh toán khi kinh doanh Dropshipping

Nhìn chung, sẽ có 4 loại thuế dành cho những người kinh doanh Dropshipping, bao gồm:

1. Thuế thu nhập

Thuế thu nhập là loại thuế được chính phủ thiết lập nhằm đánh vào thu nhập của các cá nhân/ doanh nghiệp trong xã hội. Theo đó, với tư cách là chủ của cửa hàng Dropshipping, thì mức thuế mà bạn cần phải chi trả sẽ phụ thuộc vào lợi nhuận, cũng như khu vực mà bạn đang kinh doanh.

Thuế thu nhập trong Dropshipping sẽ phụ thuộc vào lợi nhuận và khu vực cửa hàng đang kinh doanh
Thuế thu nhập trong Dropshipping sẽ phụ thuộc vào lợi nhuận và khu vực cửa hàng đang kinh doanh

Khi bạn điều hành 1 cửa hàng Dropshipping, bạn sẽ cần phải thanh toán thuế thu nhập cá nhân cho địa phương mà mình sinh sống. Điều này cũng đồng nghĩa với, nếu trụ sở cửa hàng bạn tại Việt Nam, thì bạn sẽ cần thanh toán thuế cho chính phủ Việt Nam. Và ngay cả khi khách hàng của bạn chủ yếu ở Mỹ, thì bạn cũng vẫn cần phải thanh toán thuế thu nhập cá nhân cho chính phủ Việt Nam.

Theo thống kê, mức thuế thu nhập tại Mỹ đang dao động trong khoảng từ 10-37%. Tuy nhiên, số tiền thuế cuối cùng mà các chủ shop cần thanh toán sẽ còn lệ thuộc vào thu nhập hàng năm của bạn.

2. Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng bản chất là một loại thuế tiêu dùng được gọi tắt là VAT. Một trong những lưu ý quan trọng về loại thuế này mà các chủ shop Dropshipping cần biết, đó chính là thuế VAT sẽ được tính cho khách hàng tiêu thụ sản phẩm của bạn.

Nội dung liên quan:  So sánh Drop Surfing và Dropshipping có gì khác biệt?
Thuế giá trị gia tăng bản chất là một loại thuế tiêu dùng được gọi tắt là VAT
Thuế giá trị gia tăng bản chất là một loại thuế tiêu dùng được gọi tắt là VAT

Như vậy, người bán sẽ đóng vai trò là đại lý thu thuế thay mặt cho nhà nước. Tức, thuế VAT chủ yếu là trách nhiệm của người tiêu dùng cuối cùng, nên người bán sẽ không phải chịu thuế. Tại mỹ, khoản thuế này sẽ thay đổi theo từng tiểu bang nơi khách hàng của bạn sinh sống  và có thể dao động từ không có thuế, cho tới mức cao nhất là 11%.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch, người bán cần phải ghi chi tiết về khoản thuế mà người mua cần thanh toán lên hóa đơn, giúp khách hàng nắm bắt được thông tin về khoản thuế mà họ cần phải chi trả.

3. Thuế nguồn Dropshipping

Thuế nguồn Dropshipping là khoản thuế mà bạn cần phải thanh toán cho nhà cung cấp khi bạn mua sản phẩm từ họ. Do vậy, mức thuế cụ thể mà bạn cần phải thanh toán cũng sẽ khác nhau, tùy vào nơi bận nhập hàng. 

Thuế nguồn Dropshipping là khoản thuế chủ shop cần phải thanh toán cho nhà cung cấp khi bạn mua sản phẩm từ họ
Thuế nguồn Dropshipping là khoản thuế chủ shop cần phải thanh toán cho nhà cung cấp khi bạn mua sản phẩm từ họ

Hãy chú ý rằng, thuế nguồn Dropshipping có thể bao gồm cả thuế giá trị gia tăng, thuế bán hàng và thuế dịch vụ (GST). Thông thường, nhà cung cấp sẽ áp dụng mức thuế này dựa theo tổng giá trị đơn hàng của chủ shop Dropshipping và thường dao động trong khoảng 10%.

Để đảm bảo việc thanh toán thuế nguồn Dropshipping diễn ra dễ dàng và minh bạch, tốt nhất bạn nên lựa chọn những đơn vị cung cấp uy tín, đã từng hợp tác, ưu tiên những nhà cung cấp đã tính thuế trong giá trị sản phẩm của họ. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tính toán được lợi nhuận và đảm bảo nộp thuế đúng cách.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng nền tảng, hay những dịch vụ từ bên thứ 3 để xử lý, thanh toán các khoản thuế cho bạn. Phương thức này sẽ đặc biệt hữu ích nếu bạn làm việc với nhiều nhà cung cấp, từ những địa điểm khác nhau, gây khó khăn trong việc theo dõi những điều luật thuế tại từng khu vực.

4. Thuế hải quan Dropshipping

Thuế hải quan là loại thuế áp dụng cho những loại hàng hóa được vận chuyển qua biên giới quốc tế. Loại thuế này có thể được thanh toán bởi chủ shop Dropshipping hoặc người mua, tùy theo phương thức giao dịch của từng đơn vị. 

Thuế hải quan là loại thuế áp dụng cho những loại hàng hóa được vận chuyển qua biên giới quốc tế
Thuế hải quan là loại thuế áp dụng cho những loại hàng hóa được vận chuyển qua biên giới quốc tế

Mức thuế hải quan mà bạn cần thanh toán thường sẽ dao động từ 0-37,5%. Sự thay đổi về mức đóng phí hải quan sẽ liên quan tới những yếu tố như kích thước, trọng lượng và loại sản phẩm, hay quy tắc của quốc gia nơi mà sản phẩm của bạn sẽ được vận chuyển.

Như vậy, người mua cũng có thể sẽ phải chịu trách nhiệm với khoản thuế này. Chính vì vậy, để tránh gây ra xung đột và nhầm lẫn, tốt nhất các chủ shop nên thông báo cho khách hàng của mình loại thuế hải quan mà có thể họ sẽ cần chi trả.

5. Thuế tự doanh

Với tư cách là một người làm Dropshipping, bạn cũng chính là một người đang tự kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với bạn sẽ phải chịu trách nhiệm chịu thuế tự doanh. Đây là loại thuế đánh vào mức thu nhập ròng của những cá nhân tự kinh doanh kiếm được, bao gồm cả phần thuế về an sinh xã hội và y tế của người sử dụng lao động và người lao động.

Nội dung liên quan:  [:vi]Các hình thức Dropshipping hiệu quả người mới không thể bỏ qua[:]
Thuế tự doanh là loại thuế đánh vào mức thu nhập ròng của những cá nhân tự kinh doanh kiếm được
Thuế tự doanh là loại thuế đánh vào mức thu nhập ròng của những cá nhân tự kinh doanh kiếm được

Cần biết, tại một số quốc gia, thuế thu nhập và thuế tự doanh sẽ được tính chung. Song bạn cần phải biết rằng chúng vốn không phải là một và cần phân biệt kỹ.

Cách tính thuế và thanh toán thuế cho Dropshipping như thế nào?

Việc thanh toán thuế khi kinh doanh Dropshipping sẽ phụ thuộc vào đối tượng cụ thể và khu vực.

Nếu bạn là công dân Việt Nam và kinh doanh Dropshipping với tư cách cá nhân hoặc doanh nghiệp có trụ sở tại Việt Nam, bạn sẽ phải đóng thuế ở Việt Nam dù khách hàng của bạn ở trong nước hay nước ngoài. Các loại thuế áp dụng sẽ là thuế GTGT, thuế TNCN, và lệ phí môn bài (nếu doanh thu trên 100 triệu đồng/năm).

Nếu bạn đăng ký công ty ở nước ngoài để kinh doanh Dropshipping, bạn sẽ phải tuân thủ quy định thuế của quốc gia nơi công ty được thành lập. Đồng thời, theo luật Việt Nam, bạn vẫn cần khai báo thu nhập từ nguồn kinh doanh quốc tế và nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu bạn không chứng minh được thuế đã nộp đầy đủ ở nước ngoài).

Mặt khác, cách thức thu và nộp thuế của từng khu vực cũng sẽ có những đặc điểm khác biệt. Đôi khi, bạn sẽ cần phải thu thuế từ khách hàng và thanh toán cho chính phủ. Trong những trường hợp khác, bạn chỉ cần nộp thuế trực tiếp.

Đối tượng Loại thuế Cách thanh toán
Cá nhân hoặc doanh nghiệp tại Việt Nam Thuế GTGT (1% doanh thu), thuế TNCN (0,5% doanh thu), lệ phí môn bài (300k – 1 triệu/năm)* Tự kê khai và nộp qua hệ thống thuế điện tử Việt Nam.
Công ty đăng ký tại nước ngoài Thuế tại quốc gia đăng kí và thuế TNCN Việt Nam (nếu áp dụng) Nộp theo quy định thuế của quốc gia đó và nộp bổ sung tại Việt Nam nếu cần.
Khách hàng thuộc khu vực bắt buộc thu thuế VAT/Thuế GTGT từ khách hàng Thu từ khách hàng và thanh toán cho chính phủ theo quy định.

*Điều kiện đóng thuế ở Việt Nam đối với cá nhân kinh doanh là doanh thu trên 100 triệu đồng/năm, bắt buộc đối với doanh nghiệp. Lệ phí môn bài là sẽ phụ thuộc vào doanh thu.

Nắm bắt cách thức thuế vận hành trong Dropshipping giúp chủ shop đảm bảo quyền lợi của mình
Nắm bắt cách thức thuế vận hành trong Dropshipping giúp chủ shop đảm bảo quyền lợi của mình

Sự khác biệt về cách tính thuế cho Dropshipping tại từng khu vực

Tùy theo từng khu vực kinh doanh Dropshipping mà cách thức tính thuế với cửa hàng của bạn cũng sẽ thay đổi. Dưới đây là một số thông tin về cách tính thuế tại những khu vực như Mỹ, Canada và châu Âu để bạn tham khảo:

Sự khác biệt về cách tính thuế cho Dropshipping tại từng khu vực
Sự khác biệt về cách tính thuế cho Dropshipping tại từng khu vực

1. Thuế Dropshipping tại Mỹ

Tại Mỹ, bạn sẽ không cần phải thanh toán thuế giá trị gia tăng cho nhà cung cấp Dropshipping. Tuy nhiên, để được hưởng đặc quyền này, bạn phải cung cấp được cho chính phủ giấy chứng nhận miễn trừ chính thức.

Những yêu cầu liên quan tới giấy chứng nhận miễn trừ sẽ có sự khác nhau tại từng khu vực tiểu bang. Chính vì thế, bạn nên tìm hiểu ý kiến của chuyên gia thuế trước khi tiến hành nộp những giấy chứng nhận này.

Mặt khác, với những tiểu bang yêu cầu đóng thuế VAT, bạn cần phải tiến hành thu thuế VAT từ khách hàng và nộp cho chính phủ. Một số tiểu bang sẽ áp dụng thuế VAT cho toàn bộ giá bán lẻ của giao dịch, trong khi có những tiểu bang lại chỉ áp dụng thuế VAT cho thuế bán buôn.

Nội dung liên quan:  [:vi]Tazapay là gì? Những điều bạn cần biết về Tazapay[:]

2. Thuế Dropshipping tại EU

Thông thường, trong trường hợp cửa hàng kinh doanh Dropshipping của bạn nằm ngoài khu vực liên minh Châu Âu và bạn lấy nguồn sản phẩm từ nhà cung cấp tại EU, thì bạn sẽ không phải trả thuế VAT.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ phải đăng ký VAT EU và tính thuế cho khách hàng của mình khi vượt quá ngưỡng bán hàng cho phép, nếu cửa hàng của bạn không có trụ sử tại EU. Trái lại, nếu cửa hàng bạn đặt tại EU, bạn sẽ cần tính thuế VAT cho mỗi đơn hàng tại EU.

3. Thuế Dropshipping tại Canada

Tại Canada, thuế giá trị gia tăng được gọi là GST hay thuế hàng hóa và dịch vụ. Nếu cửa hàng Dropshipping của bạn đăng ký tại Canada với số GST/ HST hợp lệ, bạn cần phải thanh toán thuế thông qua cơ chế tính thuế ngược của Canada. Và để đảm bảo tính chính xác, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của kế toán hoặc chuyên gia thuế địa phương.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chú ý về việc tính thuế GST hoặc HST cho khách hàng khi kinh doanh tại Canada, trừ một số trường hợp ngoại lệ.

Một số cách giảm nghĩa vụ thuế một cách hợp pháp khi làm Dropshipping

Không ai muốn bị giảm doanh thu vì phải nộp thuế. Song, cũng không ai muốn bị gặp phải những vấn đề pháp lý vì không đóng thuế đúng kỳ hạn. Vì vậy, việc hiểu biết về cách tính thuế là điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người kinh doanh Dropshipping.

Nếu bạn muốn giảm nghĩa vụ thuế một cách hợp pháp khi làm Dropshipping, hãy thử những chiến lược dưới đây:

Một số cách giảm nghĩa vụ thuế một cách hợp pháp khi làm Dropshipping
Một số cách giảm nghĩa vụ thuế một cách hợp pháp khi làm Dropshipping
  • Giảm trừ chi phí kinh doanh: Đây là cách hiệu quả nhất giúp bạn giảm nghĩa vụ thuế thu nhập. Hãy theo dõi những khoản chi phí như quảng cáo, duy trì hoạt động website, đăng ký nền tảng thương mại điện tử,… và khấu trừ những khoản không cần thiết.
  • Cân nhắc việc thành lập LLC: Loại hình cơ cấu doanh nghiệp này sẽ giúp bạn phân tách giữa thu nhập với chi phí cá nhân và cửa hàng của bạn. Từ đó cho phép bạn có thể tận dụng được nhiều khoản khấu trừ hơn và giảm được nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, bạn cũng cần nghiên cứu yêu cầu pháp lý khi thành lập LLC tại khu vực của mình. Đồng thời duy trì những tài khoản tài chính riêng biệt cho chi phí kinh doanh và chi phí cá nhân, giúp bảo vệ các lợi ích về thuế.
  • Thuê chuyên gia thuế: Đây là cách thức hợp lý để bạn điều hướng thuế Dropshipping của mình. Các chuyên gia sẽ cung cấp cho những thông tin về các khoản khấu trừ, hay tín dụng mà bạn có thể không biết, giúp bạn đảm bảo tuân thủ tất cả luật và quy định về thuế. Mặc dù việc thuê 1 chuyên gia có thể tốn kém, nhưng khoản tiết kiệm thuế tiềm năng và sự an tâm khi tuân thủ quy định sẽ rất xứng đáng để bạn đầu tư.
  • Cân nhắc việc đặt cửa hàng Dropshipping của bạn tại những khu vực không có nghĩa vụ thuế thu nhập như một số tiểu bang của Mỹ là Washington, Texas,…

Tổng kết lại, cách tính thuế và thanh toán thuế Dropshipping là điều các chủ shop nên tìm hiểu thật kỹ khi điều hành cửa hàng của mình. Từ đó giúp bạn tránh nguy cơ gặp phải các khoản phạt bất ngờ và giảm thiếu những nghĩa vụ thuế một cách an toàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader