Bạn đang có dự định kinh doanh print on demand từ việc bán áo thun? Vậy thì bạn cần nắm rõ những kỹ thuật in áo thun phổ biến nhất hiện nay. Bởi lẽ, công nghệ in ấn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm, bạn sẽ không muốn đơn hàng mà bạn vất vả có được bị trả lại chỉ vì chọn sai kỹ thuật in và xưởng sản xuất đúng không?
Trong bài viết dưới đây, BurgerPrints đã tổng hơp 8 kỹ thuật in áo thun hiện đại nhất năm 2023. Cùng theo dõi để tìm ra những công nghệ in ấn phù hợp với mong muốn của bạn và nhu cầu của khách hàng.
1. Direct to Garments (DTG) – In kỹ thuật số
Direct to Garments hay in kỹ thuật số trực tiếp lên vải được biết đến là một trong những công nghệ hiện đại nhất để in áo thun. Kỹ thuật in này sử dụng một loại máy in chuyên dụng để bơm màu trực tiếp vào sợi vải, tạo sự kết dính giữa mực và vải, từ đó tạo ra một bản in hoàn hảo với cảm giác mềm mại khi chạm vào.
In bằng phương pháp DTG sẽ cung cấp bản in đầy màu sắc, chất lượng cao, rất lý tưởng cho các thiết kế phức tạp hoặc ảnh chụp. Ngoài ra, thành phẩm cũng có khả năng chống phai màu cao hơn các kỹ thuật in khác.
Một số ưu điểm không thể bỏ qua của kỹ thuật in áo thun DTG:
- Thời gian in ấn được rút ngắn nhờ kỹ thuật in trực tiếp lên vải, đồng thời mực in chìm nên vẫn giữ độ mềm của vải.
- Rất phù hợp với print on demand vì không mất thời gian, chi phí thiết lập (setup) hay tạo bản in kéo lụa… nên dễ dàng in áo thun số lượng nhỏ.
- In được màu chuyển sắc, có độ chính xác cao. Đây cũng là ưu điểm nổi bật của phương pháp in này, hình ảnh được in có độ chính xác cực kỳ cao, sắc nét, giống như thật, điều này giúp cho những mẫu thiết kế của bạn trở nên sinh động và đẹp mắt hơn.
- Hình in sắc nét, có độ bền cao, bất kể giặt nhiều lần.
- Có khả năng in trên nhiều chất liệu: ví dụ như vải, giấy, nhựa, thủy tinh, gốm sứ, cao su.
Nhược điểm duy nhất của kỹ thuật in áo thun này chính là chi phí đầu tư và duy trì máy móc cao, tuy nhiên đây lại không phải nỗi lo nếu bạn là người kinh doanh print on demand, việc của bạn chỉ là tìm kiếm các đơn vị fulfillment có xưởng in sử dụng kỹ thuật in này và có base cost hợp lí.
2. Silk screen printing – In lụa
Silk screen printing là một kỹ thuật dựa trên khuôn in, trong đó mực chỉ thấm qua khuôn lưới in một phần, phần còn lại đã bị bịt kín bằng hoá chất chuyên dụng. Đây là phương pháp in phổ biến và đã tồn tại từ lâu đời, trước kia thường được thực hiện thủ công bằng tay, hiện nay đã được nâng cấp lên sử dụng máy móc.
Kỹ thuật in áo thun này sử dụng một loại mực đặc biệt, dày hơn so với các loại mực được sử dụng cho các phương pháp khác, dẫn đến các bản in rất sống động và bền màu. Silk screen printing có thể in trên nhiều loại vật liệu như kim loại, nhựa, ni lông, vải, gỗ, hay in trên giấy, mạch điện tử… với độ sắt nét và chính xác cao.
Và trái ngược với DTG, in lụa chỉ phù hợp với những thiết kế sử dụng ít màu sắc, số lượng đơn hàng lớn. Nếu in hàng với số lượng ít, chi phí sẽ cao hơn bởi phương pháp in này mất chi phí thiết lập (setup), tạo khuôn in. Vậy nên phương pháp này không quá phù hợp với những người muốn kinh doạnh print on demand.
3. Dye Sublimation hay All-Over Printing (AOP) – In toàn bộ
Kỹ thuật in áo thun dye sublimation hay còn được gọi là all-over printing (in toàn bộ) cũng là một công nghệ in phổ biến và rất được ưa chuộng. Hình ảnh thiết kế sẽ được in lên một loại giấy in chuyển nhiệt đặc biệt, sau đó hình sẽ được chuyển lên áo thun bằng cách sử dụng nhiệt.
Kỹ thuật dye sublimation khác với một số phương pháp in chuyển nhiệt khác ở chỗ, kỹ thuật này sử dụng mực thuốc nhuộm (dye-based ink), nó biến thành dạng khí trong quá trình tạo áp lực và nhiệt lên giấy in và áo thun, sau đó trở lại trạng thái rắn.
All-over printing rất phù hợp với các loại vải sợi tổng hợp như polyester, khi mực thuốc nhuộm thấm vào bên trong vải, nó như hoà làm một với sợi vải, tạo ra bản in sống động và bền màu. Tuy nhiên kỹ thuật in áo thun này lại không phù hợp với vải cotton, khi in bị hiện tưởng chảy màu gây nhoè và mờ hình.
Vải có tỉ lệ polyester càng cao thì thành quả in ra càng đẹp, và nó phù hợp nhất với vải màu trắng, các loại vải tối màu sẽ không hiệu quả vì mực khi in sẽ hoà vào sợi vải, nên nếu màu tối thì rất khó lên màu.
Kỹ thuật in áo thun DTG không thể được sử dụng để in lên toàn bộ bề mặt vải, vì vậy khi muốn được thoả sức sáng tạo và in màu lên toàn bộ áo, hãy lựa chọn sử dụng công nghệ dye sublimation.
Và nhắc đến Dye sublimation thì không thể không nhắc đến 3 ưu điểm nổi bật:
- Là một trong những kỹ thuật in áo thun tốt nhất, mực in thấm hoàn toàn vào sợi vải tạo nên hình ảnh sống động, sắc nét.
- Hạn chế được tối đa vấn đề phai màu, nứt vỡ hình in ngay cả sau khi giặt nhiều lần.
- Hình in bao phủ toàn bộ từ bề mặt vải đến đường chỉ, thoả sức sáng tạo để thiết kế ra những sản phẩm như ý.
4. Plastisol Transfers – In chuyển nhiệt plastisol
Trong danh sách các kỹ thuật in áo thun sử dụng phương pháp chuyển nhiệt, thì không thể không nhắc đến plastisol transfers. Đây là một kỹ thuật in lụa (silk screen printing) gián tiếp, cách làm cũng tương tự nhau, tuy nhiên thay vì in trực tiếp lên áo thun, thiết kế sẽ được đưa lên giấy chuyển nhiệt.
Kỹ thuật in này có thể sử dụng trên nhiều loại vải khác nhau, từ cotton, polyester đến cao su non và một số loại nylon. Plastisol transfers cũng được biết đến như là phương pháp thay thể cho silk screen printing và một vài phương pháp in khác bởi nó có giá thành rẻ hơn với những đơn hàng có số lượng ít.
Bước đầu tiên của kỹ thuật in này đặt giấy in chuyên dụng dưới màn hình trên máy in, sau đó các hạt giống như cát sẽ được phân phối trên giấy để ngăn thiết kế bị mờ. Mực plastisol được in trực tiép lên giấy, sau đó căn chỉnh áo phông trên máy ép nhiệt để chuyển thiết kế từ giấy sang áo phông.
Và nhờ loại giấy in chuyên dụng mà trong quá trình chuyển thiết kế sang áo phông, hình in ra sẽ có một số hiệu ứng đặc biệt như có lớp bóng hoặc có kết cấu hoàn thiện (textured finising).
5. Heat Transfer Vinyl – In chuyển nhiệt Vinyl
Heat Transfer Vinvyl là loại kỹ thuật in thường được sử dụng trong in tên, in số cho áo thể thao… Nó không in trực tiếp lên vải mà sử dụng một chiếc máy để cắt các thiết kế trên các tấm vinyl có màu, sau đó ép hình hoàn thiện lên áo thun bằng máy ép nhiệt.
Kỹ thuật in áo thun này đòi hỏi máy cắt chuyên dụng để cắt hình ảnh được thiết kế một cách chính xác. Heat Transfer Vinyl có thể được sử dụng trên bất kỳ loại vải nào, bất kì nơi nào trên quần áo và in số lượng ít hay nhiều đều dễ dàng. Thành phẩm in ra cũng cứng cáp và bền màu nhờ sử dụng nhựa vinyl trong quá trình sản xuất.
6. Direct-to-Film Printing (DTF) – In trực tiếp lên phim
Direct-to-film printing là một trong những công nghệ in áo thun phổ biến nhất hiện nay. Kỹ thuật in áo này in các thiết kế lên màng PET (Polyethylene Terephthalate) rồi chuyển chúng sang áo phông bằng cách sử dụng bột dính và nhiệt.
Bởi vì sử dụng phương pháp truyền nhiệt trong quá trình in nên phương pháp này có thể sử dụng trên bất kỳ loại vải nào. Dù là áo thun cotton hay áo thun polyester thì kết quả in đều tốt như nhau, màu sáng bóng.
Kỹ thuật in này chỉ có thể áp dụng trên các mặt hàng nhỏ như áo thun, vỏ đệm, khẩu trang, và chúng có quá trình in ấn phức tạp hơn so với in DTG và Dye Sublimation.
7. Embroidery – Thêu
Sử dụng phương pháp thêu có thể khiến cho hình thiết kế trở nên tinh xảo hơn so với các phương pháp in thông thường khác. Nếu muốn tạo thiết kế áo phông để thêu thì bạn cần tuân theo một số yêu cầu nghiêm ngặt bởi các thiết kế này được thực hiện bằng máy thêu chứ không phải máy in. Màu sắc cũng như khu vực in đều có những hạn chế nhất định.
Phương pháp này không phù hợp với những thiết kế quá chi tiết, và có chi phí sản xuất cao hơn so với in ấn thông thường. Tuy nhiên phương pháp thêu này lại bền hơn so với các kỹ thuật in áo thun khác.
8. Airbrushing – Phun sơn
Phương pháp này có phần khác biệt hơn hẳn so với các kỹ thuật in áo thun được đề cập phía trên, vì nó không yêu cầu bất kỳ loại giấy chuyển nhiệt hay máy in nào. Bởi Airbrushing làm hoàn toàn thủ công bằng tay. Kỹ thuật in áo thun này được nhiều người ưa chuộng nhờ được thoả sức sáng tạo và kết quả hoàn toàn phụ thuộc vào tay nghệ của người cầm cọ.
Khi vẽ áo thun bằng cọ khí hoặc phun sơn thì bạn cần một căn phòng thông thoáng để thực hiện. Ngoài ra bạn chỉ cần một tấm giấy nến để bảo vệ những phần bạn không muốn dính sơn, sau đó thực hiện phun sơn cho đến khi chiếc áo hoàn thành.
Airbrushing có giá thành rẻ nhưng chỉ phù hợp với những cá nhân thích tự sáng tạo và làm đồ thủ công, phương pháp này không phù hợp cho bán hàng bởi chất lượng in thấp, không bền màu và khó khăn trong sản xuất số lượng lớn.
Vậy đâu là kỹ thuật in áo thun phù hợp với nhu cầu của bạn và khách hàng?
Như đã nói ở trên, kỹ thuật in áo thun chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, bởi lẽ nó liên quan trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Chính vì vậy, việc lựa chọn chính xác đơn vị fulfillment với xưởng và kĩ thuật in phù hợp rất quan trọng với những doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh print on demand.
Trên đây, BurgerPrints đã tổng hợp 8 loại kỹ thuật in áo thun phổ biến và hiện đại nhất, trong đó kỹ thuận in Direct to Garments (DTG) là phương pháp in phù hợp nhất với các sản phẩm 2D và Dye Sublimation hay All-Over Printing là phương pháp hoàn hảo để in các sản phẩm 3D (in toàn bộ).
Bởi lẽ cả hai loại phương pháp in áo thun này đều có chất lượng cao, tuỳ chọn thiết kế đa dạng màu sắc, phù hợp với cả những thiết kế nhiều chi tiết, thời gian sản xuất nhanh chóng, và sản phẩm sau khi in có độ bền cao. Ngoài ra, hai phương pháp này đều có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất số lượng từ thấp đến cao, từ 1 vài chiếc đến hàng ngàn chiếc. Tuy nhiên giá thành của in DTG và Dye Subliamation tương đối cao, nhưng đừng lo, xưởng sản xuất của nhà BurgerPrints sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó.
Hiện nay, BurgerPrints có xưởng in áo thun tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó bao gồm US, EU, India và China. Không chỉ đảm bảo chất lượng in ấn với giá thành hợp lí nhất, mà quá trình sản xuất và giao hàng cũng rất nhanh chóng. Việc của bạn là tập trung vào thiết kế và tiếp thị để có đơn hàng, tất cả các khâu còn lại từ sản xuất, in ấn cho đến đóng gói và vận chuyển cứ đế BurgerPrints lo. Bắt đầu fulfill với BurgerPrints ngay hôm nay: https://seller.burgerprints.com/.
Fanpage: https://www.facebook.com/BurgerPrintsPOD
Group: https://www.facebook.com/groups/BurgerPrints
Telegram: https://t.me/BurgerPrints
Youtube: https://www.youtube.com/@burgerprintsinc8975