connect-telegram

5 cách tối ưu hóa Google Shopping Feed của bạn

5 CÁCH TỐI ƯU HÓA GOOGLE SHOPPING FEED CỦA BẠN

Google Merchant Center là công cụ tuyệt vời giúp doanh nghiệp đưa thông tin về cửa hàng và sản phẩm của mình lên Google. Nhờ vậy, khi tìm kiếm trên một sản phẩm của Google, khách hàng có thể tìm thấy toàn bộ thông tin về cửa hàng và sản phẩm của bạn.

Tuy nhiên, để chiến dịch Google Shopping luôn thành công thì sản phẩm chất lượng cao vẫn chưa đủ, seller còn phải lên kế hoạch tối ưu hóa, lên chiến lược giá thầu, và quan trọng không kém là nâng cao chất lượng Shopping Feed

Dưới đây là một số mẹo hữu ích và quan trọng giúp Shopping Feed của bạn trở nên thu hút hơn, góp phần giúp chiến dịch thành công rực rỡ. 

1. NGHĨ ĐẾN KHÁCH HÀNG

Hãy vạch ra Customer Journey từ lúc quảng cáo cho đến thanh toán 

Có một sự thật là: Một Shopping Feed sẽ giữ chân khách hàng của bạn tốt hơn khi được giảm thiểu những tác vụ, hoặc điều hướng không cần thiết. Khách hàng cũng có xu hướng mua nhiều hơn nếu họ nhanh chóng tìm thấy những món đồ mà họ đang tìm kiếm và có thể hoàn tất giao dịch nhanh chóng. 

Vì vậy, điều cần thiết là phát hiện ra những cơ hội tạo nên trải nghiệm mua sắm tuyệt vời của khách hàng, đồng thời cải thiện dữ liệu sản phẩm, landing page và giảm thiểu các quy trình không cần thiết. 

Ưu tiên các sản phẩm giá trị nhất

Bạn có thể chuyển trọng tâm vào các sản phẩm có tác động nhiều nhất đến hiệu suất trong khi đang phân bổ các nguồn lực. Hãy đảm bảo rằng các thông tin bạn cung cấp đầy đủ và chính xác để tránh gây hiểu nhầm cho khách hàng. Google sẽ kiểm tra tính xác thực của Shopping Feed và có thể xóa sản phẩm của bạn khỏi Google Shopping nếu phát hiện bất kỳ lỗi nào. 

Nội dung liên quan:  [:vi]Checklist không thể bỏ qua nếu muốn reg GMC thành công[:]
Chạy thử nghiệm để xác định các phương pháp tối ưu hóa

Phân tích dữ liệu hiệu suất quảng cáo của bạn nếu chúng không hiệu quả như bạn mong đợi và sau đó tối ưu hóa lại. 

Bạn cũng nên phân tích tất cả các khía cạnh dữ liệu trước khi tiêu quá nhiều tiền vào nó trước và sau đó xác định các bước tiếp theo. Đây cũng là một trong những cách thông thường để đảm bảo lợi ích tối đa từ quảng cáo mua sắm. 

Tận dụng các cơ hội để tạo sự khác biệt cho Shopping Ads

Hãy tạo sự khác biệt cho quảng cáo của bạn với các khuyến mãi, xếp hạng sản phẩm, đánh giá khách hàng Google … Google Merchant Center cho phép các doanh nghiệp sử dụng hoặc tạo các mã khuyến mãi như giảm giá, ưu đãi bán hàng, giao hàng miễn phí, v.v. để nhận được nhiều lượt clicks hơn vào shopping ads và thu hút khách hàng.

 

2.  NỔI BẬT CÁC CHI TIẾT QUAN TRỌNG CỦA SẢN PHẨM

 

Các thuộc tính quan trọng

Có thể là tên thương hiệu, giới tính, kích thước, màu sắc, nhóm tuổi, tùy chọn cá nhân hóa hoặc các chi tiết trực quan như họa tiết, thiết kế và chất liệu. Chìa khóa ở đây là cung cấp cho khách hàng thông tin có liên quan nhất về sản phẩm của bạn để đối sánh các truy vấn tìm kiếm tốt hơn và nâng cao hiệu suất quảng cáo. 

Tuy nhiên, bạn cũng không nên để tiêu đề của bạn quá 150 ký tự, Google sẽ không chấp thuận quảng cáo và bạn có thể bị phạt. Vậy nên hãy tối ưu hóa tiêu đề vừa đủ nổi bật, vừa không quá dài nhé. 

Các chi tiết chính ở phía trước tiêu đề sản phẩm

Google rút ngắn tiêu đề sản phẩm trong quảng cáo, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn hiển thị nội dung hấp dẫn nhất ở đầu tiêu đề để khách hàng cảm thấy bị thu hút và phải nhấp vào trang web của bạn. Đặc biệt là các chi tiết quan trọng nhưng lại không hiển thị trong hình ảnh quảng cáo thì các doanh nghiệp cũng nên ưu tiên đặt lên hàng đầu 

Nội dung liên quan:  [:vi]Cách tạo Google Shopping chi tiết cho người mới[:]

Tối ưu hóa tiêu đề sản phẩm có thể tác động tích cực đến hiệu suất bằng cách tạo ấn tượng tốt và giúp tăng doanh thu mua sắm.

 

3. SỬ DỤNG HÌNH ẢNH CHẤT LƯỢNG CAO

 

Hình ảnh sản phẩm của bạn nên đúng với các thông số kỹ thuật như màu sắc, kích thước, mẫu mã… Bạn nên sử dụng những hình ảnh đẹp nhất để tạo ấn tượng mong muốn, như vậy sẽ cải thiện hiệu suất của sản phẩm. 

Điều quan trọng là đặt hình ảnh hấp dẫn, nổi bật, khiến khách hàng click ngay khi họ nhìn thấy.  Một tip khá hay là bạn có thể sử dụng các ảnh chụp sản phẩm thật thay vì ảnh từ nhà sản xuất. Google dường như cũng ưu tiên những ảnh gốc như vật, tạo cảm giác chân thật và tin tưởng cho khách hàng. 

Chú ý:

  • Cung cấp hình ảnh ở độ phân giải cao nhất. Khách hàng có thể muốn phóng to sản phẩm để xem cho tiết ở mọi góc độ. 
  • Tránh placeholder images, những hình ảnh có thông điệp dài hoặc có watermark. Các hình ảnh ấy vừa không chuyên nghiệp, vừa không thu hút khách hàng click vào sản phẩm của bạn. 

 

4. BAO GỒM CÁC DỮ LIỆU CHÍNH XÁC NHẤT 

 

Luôn cập nhật giá sản phẩm và tình trạng còn hàng

Bao gồm cả chi phí vận chuyển và thuế để khách hàng không bị mất hứng khi mua hàng. Ngoài ra hãy đảm bảo rằng bạn cập nhật tình trạng còn hàng của sản phẩm để khách hàng có thể được thông báo chính xác liệu sản phẩm bạn đặt mua có còn hàng hay không. Bạn càng cung cấp nhiều chi tiết, cơ hội để sản phẩm của bạn phù hợp với các truy vấn tìm kiếm cũng tăng lên.

Product Type chi tiết nhất có thể

Google ngày càng chú trọng nhiều hơn vào Product Type, góp phần vào “điểm chất lượng” tổng thể của shopping feed. Bạn cần cung cấp các giá trị Product Type chi tiết nhất và sử dụng các giá trị Google Product Category sâu ít nhất 2-3 levels.

Nội dung liên quan:  [:en]GMC Auto Feed[:vi]Tính năng Auto Feed cho GMC[:]

Product Category là cách Google phân loại các sản phẩm trong Google Shopping. Sắp xếp Product Type của bạn theo cách bắt đầu bằng một nhóm rộng và kết thúc bằng một nhóm cụ thể. Ví dụ: Apparel & Accessories> Clothing> Outerwear> Coats & Jackets> Denim Jackets.

Cung cấp GTIN cho sản phẩm của bạn

GTIN (viết tắt của từ Global Trade Item Number ) hay còn gọi Mã số sản phẩm thương mại toàn cầu. GTIN là giá trị nhận dạng duy nhất và được quốc tế công nhận cho một sản phẩm. GTIN (nếu có) sẽ xuất hiện bên cạnh mã vạch trên bao bì của sản phẩm

GTIN  ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tối ưu hóa. Bằng cách cung cấp GTIN cho Google, Shopping Ads của bạn sẽ được trình bày phù hợp với người dùng và sẽ xuất hiện ở nhiều nơi hơn trên Google, YouTube và các trang web đối tác khác. GTIN giúp bạn có được vị trí với các tìm kiếm như “Tốt nhất” và “Hàng đầu” cũng trích dẫn các đánh giá của khách hàng xác định vị trí quảng cáo của bạn. Những người bán đã thêm GTIN chính xác vào dữ liệu sản phẩm của họ đã nhận thấy số lượt click trung bình tăng 20%.

 

5. KHỚP DỮ LIỆU SẢN PHẨM VỚI LANDING PAGE (HOẶC WEBSITE) CỦA BẠN 

Các doanh nghiệp nên sử dụng cùng tiêu đề và mô tả sản phẩm. Bạn cũng không nên sử dụng từ đồng nghĩa hoặc cụm từ truy vấn tìm kiếm không có trong landing page. Khách hàng sẽ mong thông tin trên landing page phản ánh được thông tin trên shopping ads của bạn. Nếu sử dụng những từ ngữ khác có thể sẽ giảm mức độ kỳ vọng của họ, qua đó tạo trải nghiệm mua sắm kém. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên sử dụng landing page sản phẩm với cùng product variant, hình ảnh và màu sắc. Điều này sẽ tạo được sự đồng nhất, tạo sự chuyên nghiệp và khiến khách hàng không bị bối rối khi vào trang web của bạn. 

Tóm lại: 

Tối ưu hóa Shopping Feed của bạn là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện hiệu suất quảng cáo trên Google với chi phí CPC rẻ và Conversion Rate cao hơn. Doanh thu sản phẩm sẽ trở nên tốt hơn bằng cách tối ưu hóa tiêu đề, sử dụng các thông tin đồng nhất với nhau nhưng cũng không kém phần khác biệt để tăng lượt clicks. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader